HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2024/NQ-HĐND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 9 năm 2024 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ TRÍCH NGUỒN THU ĐƯỢC ĐỂ LẠI ĐỂ TẠO NGUỒN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP CÓ SỐ THU LỚN DO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUẢN LÝ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA X KỲ HỌP THỨ MƯỜI TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 06 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 33/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Xét Tờ trình số 5640/TTr-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định về tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có số thu lớn do Thành phố Hồ Chí Minh quản lý; Báo cáo thẩm tra số 912/BC-HĐND ngày 26 tháng 9 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định về tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có số thu lớn do Thành phố Hồ Chí Minh quản lý.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp y tế công lập tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện chi trả chính sách theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 19 tháng 9 năm 2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND).
Điều 3. Về tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương
1. Tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương thực hiện như sau:
a) Đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư:
Trích 35% số thu được để lại theo quy định từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác.
Trích 40% số thu được để lại theo quy định với các khoản thu khác ngoài các khoản thu trích 35% nêu trên.
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tự bảo đảm chi thường xuyên:
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bệnh viện) có mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên từ 120% trở lên: trích 16% số thu được để lại theo quy định từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng, dịch vụ y tế khác và thu khác.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bệnh viện) có mức độ tự bảo đảm chi thường xuyên dưới 120% và các đơn vị sự nghiệp y tế công lập còn lại: trích 10% số thu được để lại theo quy định từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng, dịch vụ y tế khác và thu khác.
Ngân sách nhà nước bố trí phần chênh lệch thiếu để chi thu nhập tăng thêm theo cơ chế đặc thù từ nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi các đơn vị đã thực hiện trích lập nguồn cải cách tiền lương theo điểm a, b nêu trên cộng với các nguồn cải cách tiền lương khác theo quy định để thực hiện điều chỉnh tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các nội dung chi phải sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương theo quy định pháp luật hiện hành và chi thu nhập tăng thêm theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND.
2. Trường hợp đơn vị sự nghiệp y tế công lập tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các nội dung chi phải sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương theo quy định pháp luật hiện hành và chi thu nhập tăng thêm theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND mà không đề xuất ngân sách nhà nước cấp để thực hiện chi thu nhập tăng thêm theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND trong suốt thời gian thực hiện cơ chế đặc thù thi đơn vị được quyết định tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương theo nhu cầu của đơn vị.
3. Các đơn vị xác định phạm vi trích lập nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thu được để lại theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở hàng năm.
4. Thời gian áp dụng: từ năm tài chính 2024.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố
a) Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.
b) Quản lý và sử dụng nguồn cải cách tiền lương tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch và hiệu quả theo các nguyên tắc tài chính hiện hành.
c) Có cơ chế kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị được quyết định tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương theo nhu cầu của đơn vị.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 5. Điều khoản thi hành
Nghị quyết này được thực hiện cho đến khi Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực thi hành.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X Kỳ họp thứ mười tám thông qua ngày 27 tháng 9 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 07 tháng 10 năm 2024./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 18/2024/NQ-HĐND quy định về tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có số thu lớn do Thành phố Hồ Chí Minh quản lý
Số hiệu: | 18/2024/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Thị Lệ |
Ngày ban hành: | 27/09/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 18/2024/NQ-HĐND quy định về tỷ lệ trích nguồn thu được để lại để tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có số thu lớn do Thành phố Hồ Chí Minh quản lý
Chưa có Video