Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2012/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 19 tháng 7 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;

Căn cứ Luật Dạy nghề năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 09/12/2009 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề;

Căn cứ Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Xét tờ trình số 40/TTr-UBND ngày 21/6/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - xã hội HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (có tóm tắt Đề án kèm theo), với các nội dung cơ bản sau:

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao chất lượng dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật có đủ năng lực tiếp cận với trình độ khoa học tiến tiến, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

- Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề tại các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh theo hướng chuẩn hoá.

2. Mục tiêu cụ thể

- Năm 2015: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 31,8%; có 63 cơ sở dạy nghề với quy mô tuyển sinh đạt 40.000 người/năm.

- Năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 40%; có 73 cơ sở dạy nghề với quy mô tuyển sinh đạt 46.000 người/năm.

3. Các giải pháp chủ yếu

3.1 Về tổ chức:

- Rà soát tổ chức lại các cơ sở dạy nghề hiện có, thành lập mới các cơ sở dạy nghề phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút giáo viên, học sinh tham gia vào công tác đào tạo nghề.

3.2 Về các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo:

- Quy hoạch, đào tạo nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.

- Đổi mới phương pháp đào tạo; phấn đấu đến năm 2013 áp dụng chương trình dạy nghề đạt chuẩn quốc gia.

- Khuyến khích việc liên kết đào tạo, chuyển giao công nghệ, kết hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng giữa nhà trường và cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3.3 Về đầu tư:

Thực hiện lồng ghép có hiệu quả nguồn lực từ ngân sách Nhà nước với các nguồn lực xã hội khác để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, phù hợp với yêu cầu đào tạo; xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập các cơ sở dạy nghề.

3.4 Về quản lý:

- Kiện toàn hệ thống quản lý dạy nghề các cấp; xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thông tin thị trường lao động.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng đào tạo, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm.

3.5 Về kinh phí thực hiện Đề án:

Tổng kinh phí đầu tư thực hiện Đề án: 563.062 triệu đồng. Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 209.515 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương và các nguồn hỗ trợ khác: 153.547 triệu đồng;

- Nguồn xã hội hoá (ngoài NSNN): 200.000 triệu đồng.

Nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn hỗ trợ khác đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XII, kỳ họp thứ 3 thông qua tại Nghị quyết số: 34/2011/NQ- HĐND ngày 12/12/2011 về việc thông qua Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tỉnh Thái Nguyên.

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Văn hoá - xã hội, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2012./.

 

 

CHỦ TỊCH




Vũ Hồng Bắc

 

TÓM TẮT

ĐỀ ÁN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 13/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

1. Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng mạng lưới trường dạy nghề và các cơ sở dạy nghề khác phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, phục vụ sự phát triển của các địa phương và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Từng bước nâng cao chất lượng dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, khắc phục những bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề, trình độ, chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu thị trường lao động.

- Tạo cơ hội, điều kiện cho người lao động, nhất là lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, thanh niên và người lao động vùng khó khăn được trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực tiếp thu công nghệ mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động để tự tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập nghiệp.

- Từng bước nâng cấp, phát triển cơ sở dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để tăng năng lực, chất lượng, hiệu quả đào tạo; tập trung đầu tư các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề chất lượng cao ở các vùng kinh tế trọng điểm và các khu công nghiệp tập trung cho một số ngành kinh tế mũi nhọn.

2. Mục tiêu cụ thể và phương hướng phát triển

- Đến cuối năm 2015: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 31,8%; toàn tỉnh có 63 cơ sở dạy nghề; quy mô tuyển sinh của toàn tỉnh đạt 40.000 người/năm.

- Đến cuối năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 40%, toàn tỉnh có 73 cơ sở dạy nghề; quy mô tuyển sinh của toàn tỉnh đạt 46.000 người/năm.

- Mỗi khu vực có ít nhất 01 trường cao đẳng nghề hoặc 01 trường trung cấp nghề đạt trình độ cấp quốc gia.

3. Cơ cấu ngành nghề, quy mô tuyển sinh và cấp trình độ đào tạo

- Tăng cường về số lượng và chất lượng đội ngũ lao động qua đào tạo theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh đến năm 2020. Tập trung đào tạo các nghề phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu lao động và một số ngành thu hút được số lượng lớn học viên theo học.

- Quy mô tuyển sinh đạt 40.000 người/năm vào năm 2015 và đạt 46.000 người/năm vào năm 2020.

- Đến năm 2015, tỷ trọng dạy nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề sẽ là 11% và 19%; đến năm 2020 tỷ trọng sẽ là 15% và 25%.

4. Về chương trình, giáo trình

Đến năm 2015, các cơ sở dạy nghề có các chương trình dạy nghề phù hợp với chương trình khung của quốc gia. Định hướng đến năm 2020, các trường có các chương trình, giáo trình đào tạo nghề được xây dựng theo phương pháp tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc gia và tiến tới đạt chuẩn khu vực.

5. Về phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề

Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn trình độ đào tạo. Đến năm 2015, tỷ lệ giáo viên/học sinh đạt khoảng 1/20, có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo; tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% đối với các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập; 50% đối với các trường tư thục và 100% các trung tâm dạy nghề có giáo viên cơ hữu cho các nghề cơ bản.

6. Về đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

- Ưu tiên dành quỹ đất cho việc thành lập mới và mở rộng các cơ sở dạy nghề trong quy hoạch đến năm 2020. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.

- Đến 2015: 70% số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt chuẩn và đến 2020: 100% số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt chuẩn.

7. Các giải pháp chủ yếu

7.1 Về tổ chức:

- Rà soát tổ chức lại các cơ sở dạy nghề hiện có, thành lập mới các cơ sở dạy nghề phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.

- Xây dựng và ban hành các chính sách thu hút đối với giáo viên, học sinh học nghề.

7.2 Về các điều kiện đảm bảo để nâng cao chất lượng đào tạo:

- Đổi mới, hiện đại hoá chương trình đào tạo nghề, giáo trình, phương pháp giảng dạy; tăng cường tính chủ động và tích cực của học sinh; phấn đấu đến năm 2013 áp dụng chương trình dạy nghề đạt chuẩn nghề quốc gia, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề và với các trình độ đào tạo khác.

- Đẩy mạnh phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề đủ về số lượng, đạt chuẩn quốc gia, tiến tới đạt chuẩn quốc tế về chất lượng. Tăng quy mô đào tạo giáo viên dạy nghề ở các trường Sư phạm kỹ thuật và các khoa Sư phạm kỹ thuật tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn.

- Khuyến khích, đẩy mạnh các hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất; kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dạy nghề, trong đó nhấn mạnh vai trò kiểm định đánh giá ngoài đối với các cơ sở dạy nghề, sản phẩm đào tạo nghề có sự tham gia của người sử dụng lao động và xã hội.

7.3 Về đầu tư:

- Quan tâm tăng mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước; tranh thủ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn viện trợ từ các tổ chức quốc tế; tăng cường huy động nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp và mở rộng hình thức liên kết đầu tư với nước ngoài cho phát triển dạy nghề; tập trung đầu tư cho các trường chất lượng cao.

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các đơn vị, cá nhân thành lập các cơ sở dạy nghề.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá phục vụ công tác dạy nghề, đảm bảo phù hợp với yêu cầu đào tạo.

7.4 Về quản lý:

- Kiện toàn hệ thống quản lý; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề các cấp; tăng cường năng lực công tác lập kế hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực và cơ cấu đào tạo của tỉnh và các địa phương trong tỉnh. Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thông tin thị trường lao động.

- Tăng cường quản lý nhà nước các nguồn lực đầu tư cho dạy nghề; đổi mới cơ chế quản lý tài chính để tăng hiệu quả đầu tư.

7.5 Về kinh phí thực hiện Đề án:

- Nguồn ngân sách nhà nước hàng năm (vốn chương trình MTQG và ngân sách địa phương): Thực hiện nâng cấp và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn.

- Huy động các nguồn lực xã hội hoá để thành lập, xây dựng các cơ sở dạy nghề ngoài công lập theo quy định của Nhà nước.

- Tổng kinh phí đầu tư thực hiện Đề án: 563.062 triệu đồng. Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 209.515 triệu đồng;

+ Ngân sách địa phương và các nguồn hỗ trợ khác: 153.547 triệu đồng;

+ Nguồn xã hội hoá (ngoài NSNN): 200.000 triệu đồng./.

 

BIỂU TỔNG HỢP KINH PHÍ

ĐỀ ÁN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ DẠY NGHỀ TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 13/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng kinh phí

Trong đó

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

Tổng số

NSTW

NSĐP

Tổng số

NSTW

NSĐP

I

Nguồn ngân sách NN

363.062

213.647

120.900

92.747

149.415

88.615

60.800

1

Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm

200

100

0

100

100

0

100

2

Điều tra khảo sát dự báo nhu cầu học nghề

400

200

0

200

200

0

200

3

Kinh phí Đền bù giải phóng mặt bằng, trang thiết bị dạy nghề, trong đó:

260.662

172.447

120.000

52.447

88.215

88.215

0

3.1

- Đền bù giải phóng mặt bằng (có phụ biểu số 01 kèm theo)

52.447

52.447

0

52.447

0

0

0

3.2

- Mua sắm trang thiết bị dạy nghề (có phụ biểu số 02 kèm theo)

208.215

120.000

120.000

0

88.215

88.215

0

4

Kinh phí xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu

600

400

400

0

200

200

0

5

Kinh phí xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề

700

500

500

0

200

200

0

6

Hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn

100.500

40.000

0

40.000

60.500

0

60.500

II

Nguồn xã hội hoá

200.000

100.000

0

100.000

100.000

0

100.000

 

Tổng kinh phí (I + II)

563.062

313.647

120.900

192.747

249.415

88.615

160.800

 

Phụ biểu số 01

CHI TIẾT KINH PHÍ ĐỀN BÙ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 13/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

I. Tổng kinh phí: 52.447 triệu đồng, gồm các đơn vị sau:

1. Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên: 37.985 triệu đồng để đền bù giải phóng mặt bằng (Quyết định phê duyệt số 2642/QĐ-UBND ngày 31/10/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

2. Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Thái Nguyên: 14.462 triệu đồng để đền bù giải phóng mặt bằng (Quyết định phê duyệt số 2751/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên).

II. Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 là: 52.447 triệu đồng.

 

Phụ biểu số 02

CHI TIẾT KINH PHÍ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 13/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

I. Tổng kinh phí: 208.215 triệu đồng, gồm các đơn vị sau:

1. Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên: 60.000 triệu đồng (Quyết định phê duyệt số: 2642/QĐ-UBND ngày 31/10/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

2. Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Thái Nguyên: 73.215 triệu đồng (Quyết định phê duyệt số 2751/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

3. Các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện đầu tư theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

- Trung tâm Dạy nghề thành phố Thái Nguyên: 9.000 triệu đồng (được thành lập năm 2010 trên cơ sở chuyển từ Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Thái Nguyên).

- Trung tâm Dạy nghề huyện Định Hoá: 5.000 triệu đồng (là huyện miền núi, được cấp đất năm 2009 để đầu tư xây dựng trung tâm).

- Trung tâm Dạy nghề thị xã Sông Công: 3.000 triệu đồng.

- Trung tâm Dạy nghề huyện Phú Lương: 3.000 triệu đồng.

- Trung tâm Dạy nghề huyện Đại Từ: 3.000 triệu đồng.

- Trung tâm Dạy nghề huyện Võ Nhai: 3.000 triệu đồng.

- Trung tâm Dạy nghề huyện Đồng Hỷ: 3.000 triệu đồng.

- Trung tâm Dạy nghề huyện Phú Bình: 3.000 triệu đồng.

- Trung tâm Dạy nghề Thái Nguyên thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

3.000 triệu đồng.

4. 02 Trường trung cấp nghề dự kiến thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện là: 40.000 triệu đồng.

II. Nguồn kinh phí: Chương trình mục tiêu Quốc gia (Ngân sách Trung ương):

208.215 triệu đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là: 120.000 triệu đồng, giai đoạn 2011 - 2015 là: 88.215 triệu đồng.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 13/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

Số hiệu: 13/2012/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
Người ký: Vũ Hồng Bắc
Ngày ban hành: 19/07/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 13/2012/NQ-HĐND thông qua Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…