HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2010/NQ-HĐND |
Nha Trang, ngày 21 tháng 7 năm 2010 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA IV - KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Sau khi xem xét Tờ trình số 3494/TTr-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 12/BC-BKTNS ngày 16 tháng 7 năm 2010 của Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Chức danh không chuyên trách cấp xã gồm 28 chức danh sau:
1. Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy (đối với Đảng bộ có từ 50 đảng viên trở lên) hoặc cán bộ Tổ chức kiêm cán bộ Văn phòng Đảng ủy (đối với tổ chức Đảng có dưới 50 đảng viên);
2. Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra;
3. Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy;
4. Trưởng Khối Dân vận;
5. Cán bộ Văn phòng Đảng ủy (Đảng bộ có từ 50 đảng viên trở lên);
6. Phó Trưởng Công an;
7. Phó Chỉ huy trưởng Quân sự;
8. Cán bộ giao thông - thủy lợi - xây dựng nông thôn mới (đối với xã) hoặc cán bộ môi trường đô thị (đối với phường, thị trấn);
9. Cán bộ lao động - thương binh và xã hội (đối với những đơn vị hành chính cấp xã chưa bố trí đủ 2 công chức văn hóa - xã hội);
10. Cán bộ gia đình và trẻ em;
11. Văn thư - lưu trữ;
12. Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả;
13. Cán bộ bảo vệ rừng;
14. Cán bộ phụ trách Đài truyền thanh;
15. Cán bộ quản lý Nhà văn hóa;
16. Cán bộ nội vụ - dân tộc - tôn giáo - thi đua - khen thưởng;
17. Cán bộ quản lý nông nghiệp (đối với những đơn vị hành chính xã chưa bố trí đủ 2 công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường);
18. Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
19. Phó bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
20. Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ;
21. Phó chủ tịch Hội Nông dân;
22. Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh;
23. Chủ tịch Hội Người cao tuổi;
24. Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;
25. Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên;
26. Trưởng Ban Thanh tra nhân dân;
27. Chủ tịch Công đoàn;
28. Thủ quỹ.
Hai chức danh kiêm nhiệm bắt buộc là Chủ tịch công đoàn và Thủ quỹ. Các chức danh kiêm nhiệm bắt buộc khác, tùy tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể trong số các chức danh nêu trên.
Điều 2. Chức danh không chuyên trách ở thôn
Gồm 3 chức danh sau:
1. Bí thư Chi bộ;
2. Trưởng thôn;
3. Phó trưởng thôn. Đối với thôn được bố trí 02 Phó trưởng thôn thì 01 Phó trưởng thôn phải bố trí kiêm nhiệm bắt buộc.
Điều 3. Số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã:
1. Xã loại 1: Không quá 22 người;
2. Xã loại 2: Không quá 20 người;
3. Xã loại 3: Không quá 19 người.
4. Việc xếp loại đơn vị hành chính cấp xã được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về việc phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
Điều 4. Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở thôn
Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tiêu chí xác định số lượng và thẩm quyền quyết định số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tối đa 3 người/thôn.
1. Chức danh được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 1,0 của mức lương tối thiểu chung gồm 17 chức danh sau:
a) Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy hoặc Cán bộ Tổ chức kiêm Văn phòng Đảng ủy;
b) Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra;
c) Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy;
d) Trưởng Khối Dân vận;
đ) Cán bộ Văn phòng Đảng ủy;
e) Phó Trưởng Công an;
g) Phó Chỉ huy trưởng Quân sự;
h) Cán bộ giao thông - thủy lợi - xây dựng nông thôn mới hoặc cán bộ môi trường đô thị;
i) Cán bộ lao động - thương binh và xã hội;
k) Cán bộ gia đình và trẻ em;
l) Văn thư - lưu trữ;
m) Cán bộ tiếp nhận và trả kết quả;
n) Cán bộ bảo vệ rừng;
o) Cán bộ phụ trách Đài truyền thanh;
p) Cán bộ quản lý Nhà văn hóa;
q) Cán bộ nội vụ - dân tộc - tôn giáo - thi đua - khen thưởng;
r) Cán bộ quản lý nông nghiệp.
2. Chức danh được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 0,71 của mức lương tối thiểu chung là: Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
3. Chức danh được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 0,67 của mức lương tối thiểu chung gồm 06 chức danh sau:
a) Phó bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
b) Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ;
c) Phó chủ tịch Hội Nông dân;
d) Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh;
đ) Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên.
e) Trưởng thôn.
4. Chức danh được hưởng mức phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 0,57 của mức lương tối thiểu chung gồm 05 chức danh sau:
a) Chủ tịch Hội Người cao tuổi;
b) Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;
c) Trưởng Ban Thanh tra nhân dân;
d) Bí thư chi bộ thôn;
đ) Phó trưởng thôn (Phó trưởng thôn thứ 1 đối với đơn vị được bố trí 2 Phó trưởng thôn).
Điều 6. Chế độ bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội
1. Thực hiện đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 4, Điều 1, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại khoản 4 Điều 3 của Nghị quyết này.
2. Hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện bằng hệ số 0,03 mức lương tối thiểu chung đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn quy định tại Điều 4 của Nghị quyết này.
Điều 9. Mức phụ cấp kiêm nhiệm
Trừ các chức danh không được kiêm nhiệm theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn trong số lượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 và Điều 4 của Nghị quyết này, nếu kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách khác thì được hưởng nguyên lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp theo loại xã, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã hoặc mức phụ cấp của chức danh chính thức; ngoài ra còn được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm của chức danh kiêm nhiệm hoặc phụ cấp kiêm nhiệm bắt buộc; kiêm nhiệm nhiều chức danh thì được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm của chức danh kiêm nhiệm có mức phụ cấp cao nhất, cụ thể như sau:
1. Cán bộ, công chức cấp xã, trí thức trẻ tình nguyện về công tác ở xã nếu đã được bố trí vào 01 chức danh chính thức, đồng thời kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách mà giảm được 01 người trong số lượng quy định cho từng xã hoặc từng thôn thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm.
2. Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, nếu kiêm nhiệm chức danh không chuyên trách mà giảm được 01 người trong số lượng quy định cho từng xã hoặc từng thôn thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 70% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm.
Thời gian làm việc theo giờ hành chính của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã đối với mỗi chức danh không chuyên trách bằng một phần hai (½) thời gian làm việc của cán bộ, công chức cấp xã (20 giờ/tuần hoặc 5 buổi/tuần). Không quy định thời gian làm việc hành chính đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn.
1. Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở thôn nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ hưu trí, mất sức, khi nghỉ việc, nếu không vi phạm kỷ luật buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm thì được hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp được tính cứ mỗi năm công tác bằng một phần hai (½) tháng phụ cấp của chức danh đảm nhận chính khi nghỉ việc.
2. Những người hoạt động không chuyên trách ở xã nếu trước kia đã là cán bộ, công chức trong số lượng quy định của Chính phủ được chuyển sang đảm nhận chức danh không chuyên trách mà chưa được hưởng chế độ trợ cấp nghỉ việc, nay tiếp tục hoạt động không chuyên trách thì khi nghỉ việc, được cộng dồn thời gian công tác vào thời gian tính trợ cấp nghỉ việc theo Nghị quyết này.
Điều 12. Chế độ đối với đối tượng liên quan khác
1. Chuyển mức phụ cấp đối với chức danh Trưởng ban Công tác mặt trận thôn và Công an viên quy định tại Nghị quyết số 25/2006/NQ-HĐND ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IV, kỳ họp thứ 6 thành mức tính theo hệ số mức lương tối thiểu chung như sau:
a) Mức trợ cấp hoạt động phí của Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn bằng hệ số 0,57 mức lương tối thiểu chung;
b) Mức phụ cấp của Công an viên bằng hệ số 0,57 mức lương tối thiểu chung cho đến khi có quy định mới về chế độ đối với Công an viên theo Pháp lệnh Công an xã.
2. Áp dụng chế độ làm việc, chế độ nghỉ việc, mức phụ cấp kiêm nhiệm, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định tại Nghị quyết này đối với Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn và Công an viên.
Điều 13. Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho một số tổ chức ở xã
1. Ban thanh tra nhân dân cấp xã:
a) Phường, thị trấn: 3.000.000 đồng/năm
b) Xã đồng bằng: 2.500.000 đồng/năm
c) Xã miền núi, vùng cao: 2.000.000 đồng/năm
2. Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi xã, Ban Tuyên giáo Đảng ủy xã, Ban Công tác Mặt trận thôn: 1.500.000 đồng/năm.
1. Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách theo Nghị quyết này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định phân cấp quản lý ngân sách của tỉnh.
2. Căn cứ số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng liên quan, mức hỗ trợ cho các tổ chức ở xã, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện thí điểm việc khoán kinh phí chi trả phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách và mức khoán kinh phí hoạt động cho các đoàn thể cấp xã, tiến tới thực hiện việc khoán kinh phí trong toàn tỉnh.
1. Mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng liên quan quy định tại Nghị quyết này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.
2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 25/2006/NQ-HĐND ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IV về chế độ, số lượng, mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
4. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này trên các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá IV, kỳ họp thứ 14 thông qua./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 04/2010/NQ-HĐND về chức danh, số lượng, mức phụ cấp và chế độ đối với những người hoạt động không chuyên trách và đối tượng liên quan ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu: | 04/2010/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký: | Trần An Khánh |
Ngày ban hành: | 21/07/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 04/2010/NQ-HĐND về chức danh, số lượng, mức phụ cấp và chế độ đối với những người hoạt động không chuyên trách và đối tượng liên quan ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Chưa có Video