HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2007/NQ-HĐND |
Hà Giang, ngày 12 tháng 07 năm 2007 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ, CHẾ ĐỘ CHI HỘI NGHỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XV - KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư số: 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 129/TTr-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Hà Giang (có quy định cụ thể kèm theo).
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/7/2007, bãi bỏ Nghị quyết số: 08/2006/NQ-HĐND ngày 10/7/2006 của HĐND tỉnh về việc ban hành chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XV - Kỳ họp thứ 9 thông qua./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
CHẾ
ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ, CHẾ ĐỘ CHI HỘI NGHỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 01/2007/NQ-HĐND ngày 12/7/2007 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)
Áp dụng chế độ công tác phí, chế độ hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, (dưới đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật trong các cơ quan, đơn vị được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác trong nước.
Các cơ quan, đơn vị được phép của cấp có thẩm quyền tổ chức hội nghị theo quy định này.
Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác bao gồm: Tiền tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).
Ngoài mức công tác phí theo quy định này, cơ quan, đơn vị có người đến công tác không được sử dụng ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí khác để chi các khoản công tác phí quy định tại Nghị quyết này cho người đến công tác tại cơ quan, đơn vị mình.
Điều 4. Điều kiện được thanh toán công tác phí
1. Điều kiện để được thanh toán:
a. Có quyết định cử đi công tác của cấp có thẩm quyền.
b. Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao
c. Có đủ các chứng từ để thanh toán.
2. Những trường hợp sau đây không được thanh toán công tác phí:
a. Thời gian điều trị tại bệnh viện, bệnh xá, nhà điều dưỡng, dưỡng sức.
b. Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác.
c. Những ngày học ở trường lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn, đã được hưởng chế độ đối với cán bộ được cơ quan cử đi học.
d. Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải xem xét, cân nhắc khi cử người đi công tác (về số lượng và thời gian đi công tác) bảo đảm kinh phí được sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền giao. Đồng thời xây dựng định mức khoán công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gắn với công việc được giao không được vượt quá các mức tại quy định này.
Điều 5. Các khoản thanh toán công tác phí
1. Đối với người đi công tác từng chuyến theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị:
a. Tiền mua vé tàu xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác;
b. Phụ cấp lưu trú;
c. Tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác.
2. Đối với người phải đi công tác thường xuyên nhưng không đủ điều kiện thanh toán theo ngày thì tiền khoán công tác phí hàng tháng do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định theo điều 9 của quy định này.
Điều 6. Thanh toán tiền tàu xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác
1. Trường hợp đi công tác bằng các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy:
a. Người đi công tác được thanh toán tiền tàu xe theo giá cước thông thường khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng (không bao gồm các dịch vụ khác như: tham quan du lịch, tiền ăn, điện thoại, giặt là và các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu...).
b. Tiền tàu, xe được thanh toán bao gồm: tiền vé tàu, xe, cước qua phà, đò ngang cho bản thân người đi công tác, phí sử dụng đường bộ và cước chuyên chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác (do cơ quan cử đi công tác yêu cầu) mà người đi công tác trực tiếp chi trả.
c. Trường hợp người đi công tác đi bằng xe ô tô cơ quan thì không được thanh toán tiền tàu xe.
2. Thanh toán tiền vé máy bay:
a. Hạng ghế thương gia: áp dụng đối với Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy và các chức danh tương đương có hệ số phụ cấp lãnh đạo từ 1,3 trở lên.
b. Hạng ghế thường: áp dụng đối với các cán bộ công chức còn lại. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định cụ thể từng trường hợp thanh toán vé máy bay trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
3. Thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:
- Người đi công tác có khoảng cách tính từ cơ quan đến nơi công tác trên 10 km, được thanh toán:
+ Người đi công tác thuộc đối tượng được sử dụng phương tiện vận tải của cơ quan mà tự túc phương tiện thì được thanh toán tiền tàu xe gấp 2 lần so với các đối tượng không được trang bị xe.
+ Người đi công tác không thuộc đối tượng sử dụng phương tiện vận tải mà tự túc phương tiện thì được thanh toán tiền tàu xe theo giá cước thông thường.
+ Trường hợp tuyến đường đi công tác không có phương tiện vận tải công cộng thì giá cước thanh toán do thủ trưởng đơn vị quyết định, tối đa không quá 1.000 đồng/km thực đi.
Căn cứ để thanh toán gồm giấy đi đường của người đi công tác có xác nhận của cơ quan nơi đến công tác và bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt thanh toán.
Được tính từ ngày cán bộ công chức bắt đầu đi công tác đến khi trở về cơ quan đơn vị (cả ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, tết):
+ Ngoại tỉnh: Mức tối đa 70.000 đồng/người/ngày
+ Trong địa bàn tỉnh: Mức tối đa 50.000 đồng/người/ngày.
Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày, khoảng cách từ cơ quan đến nơi công tác trên 10 km): Mức tối đa 40.000 đồng/người/ngày.
Đối với cán bộ công chức đã được hưởng phụ cấp lưu động nếu đi công tác thì chỉ được thanh toán phụ cấp lưu trú cho những ngày trên đường đi đến nơi công tác và trở về cơ quan. Trường hợp đi công tác để dự hội nghị tập huấn, tổng kết... ở cấp trên tổ chức thì được thanh toán công tác phí theo chế độ chung.
Điều 8. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác
1. Cán bộ công chức nhà nước đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác. Mức chi tiền thuê phòng nghỉ theo phương thức khoán nhưng tối đa không quá các mức sau:
a. 150.000 đ /ngày/ người đối với thành phố Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh.
b. 140.000 đ/ngày/người đối với các tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương.
c. 120.000 đ / ngày / người đối với Trung tâm Thị xã Hà Giang.
d. 100.000 đ/ ngày / người đối với các huyện trực thuộc tỉnh.
2. Trường hợp cán bộ công chức đi công tác một mình hoặc trường hợp đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới phải thuê phòng riêng thì mức thanh toán tiền nghỉ theo từng địa bàn tối đa không quá 2 lần mức quy định tại khoản 1 điều này.
3. Trường hợp cán bộ công chức đi công tác phải nghỉ tại các xã không có nhà khách, nhà nghỉ thì được thanh toán với các mức khoán tối đa: 40.000 đồng/ngày/người
4. Trong trường hợp đặc biệt nếu mức khoán nêu trên không đủ để thuê chỗ nghỉ thì tùy từng trường hợp cụ thể thủ trưởng cơ quan và đơn vị sự nghiệp quyết định mức thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hóa đơn hợp pháp) như sau:
a. Trong trường hợp các cơ quan, đơn vị phải thuê chỗ nghỉ cho đối tượng là Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh được thanh toán mức thuê phòng ngủ tối đa là 400.000 đồng/ngày/phòng.
b. Đối với các đối tượng là Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chức danh tương đương được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa không quá 350.000 đồng/ngày/phòng
c. Đối với chức danh cán bộ, công chức còn lại thanh toán giá thuê phòng thực tế của khách sạn thông thường, nhưng mức thanh toán tối đa không vượt quá 300.000 đồng/ngày/phòng 2 người.
d. Chứng từ làm căn cứ thanh toán khoán tiền thuê phòng chỗ nghỉ là giấy đi đường có ký duyệt đóng dấu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác, ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác và hóa đơn hợp pháp trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế.
Điều 9. Tiền khoán phụ cấp công tác phí theo tháng
1. Đối với cán bộ xã thường xuyên đi công tác tại huyện trong năm, có số ngày công tác tại huyện từ 10 ngày đến 15 ngày/ tháng: Mức tối đa không quá: 70.000 đ / người/ tháng.
2. Cán bộ công chức các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đi công tác thường xuyên trên 15 ngày/ tháng (Văn thư đi gửi công văn, cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng, quản lý thị trường, khuyến nông, thanh tra, kiểm tra...): Mức tối đa: 200.000 đ/tháng/ người. Riêng đối với cán bộ chuyên làm công tác thanh tra, kiểm tra thì ngoài mức khoán trên còn được hỗ trợ tiền ăn 10.000đ/1 ngày/1 người.
3. Đối với cán bộ công chức hưởng công tác phí khoán theo tháng nếu có mặt và công tác liên tục trên 15 ngày / tháng tại nơi đến công tác có phụ cấp khu vực cao hơn phụ cấp khu vực nơi trụ sở cơ quan đóng thì được thanh toán thêm chênh lệch giữa phụ cấp khu vực của nơi đến công tác.
4. Riêng đối với cán bộ công chức làm nhiệm vụ lái xe tại các cơ quan, đơn vị thì tùy theo tính chất công việc của các đợt đi công tác, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quyết định hình thức thanh toán công tác phí theo ngày hoặc mức khoán theo tháng.
5. Trường hợp đi công tác theo đoàn công tác liên ngành, liên cơ quan thì cơ quan đơn vị chủ trì đoàn công tác chi cho những công việc chung của đoàn, Cơ quan đơn vị cử người đi công tác thanh toán tiền công tác phí cho cán bộ được cử đi.
Điều 10. Quy định chung về chế độ chi tiêu hội nghị
1. Các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ và triển khai công tác định kỳ hàng năm với quy mô toàn tỉnh phải được phép bằng văn bản của Thường trực Tỉnh ủy (đối với các cơ quan Đảng, đoàn thể) và Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh (đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp).
Hội nghị tổ chức với quy mô toàn huyện phải được phép bằng văn bản của Thường trực Huyện ủy (đối với các cơ quan Đảng, đoàn thể) và Thường trực Ủy ban nhân dân huyện (đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp).
2. Các cơ quan, đơn vị khi tổ chức hội nghị phải nghiên cứu sắp xếp địa điểm hợp lý, kết hợp nhiều nội dung và chuẩn bị nội dung có chất lượng, cân nhắc thành phần số lượng đại biểu dự đảm bảo thiết thực theo nội dung cần triển khai.
3. Đại biểu dự hội nghị tự trả tiền ăn nghỉ bằng tiền công tác phí và một phần tiền lương của mình; Cơ quan tổ chức hội nghị trợ cấp tiền ăn, nghỉ, tiền tàu xe đi lại cho những đại biểu được mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Không hỗ trợ tiền ăn, nghỉ đối với đại biểu được mời là cán bộ công chức, viên chức nhà nước, đại biểu từ các doanh nghiệp.
4. Cơ quan Tài chính, Kho bạc có trách nhiệm kiểm tra việc chi tiêu hội nghị của đơn vị bảo đảm chi đúng chế độ quy định.
Điều 11. Thời gian tổ chức hội nghị
1. Họp tổng kết công tác năm không quá 1 ngày;
2. Họp sơ kết, tổng kết chuyên đề từ 1 đến 2 ngày tùy theo tính chất và nội dung của chuyên đề; cấp tỉnh không quá 2 ngày, cấp huyện, thị không quá 1 ngày, cấp xã không quá 1/2 ngày.
3. Họp tập huấn, triển khai nhiệm vụ công tác từ 1 đến 3 ngày tùy theo tính chất và nội dung của chuyên đề.
Các lớp tập huấn từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước; từ nguồn kinh phí thuộc các chương trình, dự án, thì thời gian mở lớp tập huấn thực hiện theo chương trình tập huấn của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với các cuộc họp khác thì tùy theo tính chất và nội dung mà bố trí thời gian tiến hành hợp lý, nhưng không quá 2 ngày.
Các cơ quan, đơn vị khi tổ chức hội nghị phải thực hiện theo đúng chế độ chi tiêu tại quy định này và sử dụng kinh phí trong phạm vi dự toán năm của cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không phô trương hình thức, không được tổ chức tiệc liên hoan, chiêu đãi, không chi các hoạt động kết hợp tham quan, nghỉ mát, không chi quà tặng, quà lưu niệm, chụp ảnh ngoài quy định.
Điều 12. Nội dung chi của các cơ quan tổ chức hội nghị
1. Tiền thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị (trong trường hợp cơ quan tổ chức hội nghị không có địa điểm phải thuê).
2. Tiền in tài liệu cho đại biểu dự hội nghị phù hợp với số đại biểu chính thức được mời. Nếu đại biểu có nhu cầu thêm tài liệu cơ quan tổ chức hội nghị thực hiện bán thu tiền bù đắp chi phí theo giá không tính lãi.
3. Tiền ăn, tiền thuê chỗ nghỉ, tiền tàu xe của đại biểu không hưởng lương.
4. Chi báo cáo viên, làm thêm giờ: Theo chế độ hiện hành.
5. Chi nước uống: Tối đa không quá mức 5.000 đ/ngày/người.
6. Đóng góp của đại biểu dự hội nghị: Đại biểu dự hội nghị có đăng ký ăn nghỉ với cơ quan tổ chức hội nghị thì nộp đủ tiền ăn, tiền thuê chỗ ngủ cho cơ quan tổ chức hội nghị.
7. Các khoản chi khác như tiền thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí hội trường... theo thực tế phát sinh.
Điều 13. Mức chi cụ thể cho đại biểu là khách mời không hưởng lương
1. Mức tiền ăn:
1.1. Kỳ họp Hội đồng nhân dân:
+ Cấp tỉnh mức: 70.000 đ / ngày / người.
+ Cấp huyện, thị mức: 50.000 đ / ngày / người.
+ Cấp xã mức: 20.000 đ / ngày / người.
1.2. Hội nghị:
+ Cấp tỉnh mức: 50.000 đ / ngày / người.
+ Cấp huyện, thị mức: 40.000 đ / ngày / người.
+ Cấp xã mức: 20.000 đ / ngày / người.
2. Mức tiền thuê chỗ ngủ tối đa cho đại biểu không hưởng lương tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân, hội nghị:
- Tổ chức tại Trung tâm Thị xã Hà Giang: 120.000đ/ngày/người.
- Tổ chức tại huyện: 100.000đ/ngày/người.
3. Chi hỗ trợ tiền tàu xe cho đại biểu là khách mời không hưởng lương theo giá cước vận tải ô tô hành khách công cộng thông thường tại địa phương cho số Km thực đi do thủ trưởng cơ quan tổ chức hội nghị quyết định.
Điều 14. Kinh phí chi cho công tác phí, hội nghị
2. Việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi công tác phí, chi tiêu hội nghị được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác.
Điều 15. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
Có trách nhiệm xây dựng cụ thể nội dung quản lý công tác phí, hội nghị trong quy chế chi tiêu nội bộ, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong việc cử cán bộ đi công tác và tổ chức hội nghị. Thông báo cho Kho bạc Nhà nước, cơ quan Tài chính đồng cấp danh sách các cán bộ thực hiện khoán công tác phí để kiểm soát:
+ Đơn vị hành chính thực hiện tự chủ theo Quyết định số 130/2005 và Đơn vị sự nghiệp được ngân sách đảm bảo toàn bộ hoạt động: Thực hiện tối đa không vượt quá quy định này.
+ Kinh phí không giao quyền tự chủ và đơn vị không thực hiện chế độ tự chủ thanh toán theo mức chi quy định cụ thể tại quy định này.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan tài chính
Cơ quan Tài chính các cấp có trách nhiệm định kỳ thông báo giá cước vận tải hành khách các tuyến cho Kho bạc Nhà nước làm cơ sở kiểm soát thanh toán, kiểm tra quyết toán chi tiêu về công tác phí, chế độ hội nghị đảm bảo đúng quy định và có quyền xuất toán các khoản chi không đúng nội dung, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ ngoài quy định này. Người ra lệnh chi sai, chuẩn chi sai thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, đồng thời có trách nhiệm thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai.
Trường hợp cán bộ, công chức đi công tác được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí chỗ nghỉ mà cán bộ đến công tác không phải trả tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác không được thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ, nếu phát hiện những trường hợp cán bộ đã được cơ quan, đơn vị đến công tác bố trí chỗ nghỉ không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị cơ quan, đơn vị cử đi công tác thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác phải nộp lại số tiền đã thanh toán cho cơ quan, đơn vị đồng thời phải bị xử lý theo quy định của Nhà nước.
Điều 17. Các Công ty nhà nước, Công ty cổ phần có vốn nhà nước, vận dụng tiêu chuẩn định mức quy định trong Nghị quyết này để thực hiện phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị, đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả.
Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐND Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Số hiệu: | 01/2007/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang |
Người ký: | Nguyễn Viết Xuân |
Ngày ban hành: | 12/07/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐND Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Chưa có Video