Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 90-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 1995

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 90-CP NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 1995 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ HỌC NGHỀ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Cơ sở dạy nghề nói trong Nghị định này gồm:

1. Cơ sở của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dạy nghề, bổ túc nghề cho người có nhu cầu học nghề để tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm;

2. Cơ sở của các doanh nghiệp dạy nghề, bổ túc nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, thay đổi cơ cấu sản xuất hoặc công nghệ của doanh nghiệp;

3. Cơ sở dạy nghề gắn với tạo việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm.

Hệ thống trường nghề chính quy và các cơ sở dạy nghề đào tạo dài hạn, ngắn hạn do Bộ Giáo dục và Đào tạo đang quản lý không thuộc phạm vi áp dụng Nghị định này.

Điều 2.- Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này mở cơ sở dạy nghề, bổ túc nghề cho người lao động, tạo điều kiện cho họ có việc làm và đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội.

Điều 3.- Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề. Những người dưới 13 tuổi, chỉ được học một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN MỞ CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Điều 4.- Điều kiện mở cơ sở dạy nghề theo Khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Cơ sở dạy nghề được tổ chức thành lớp học thì phải có đủ các điều kiện dưới đây:

a. Có phòng học, cơ sở thực hành, thiết bị, phương tiện bảo đảm giảng dạy lý thuyết, thực hành đạt trình độ nghề đã được đăng ký, bảo đảm các điều kiện về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Nếu nhận dạy nghề cho người tàn tật thì phải có thiết bị, phương tiện dạy nghề phù hợp với từng loại khuyết tật của người tàn tật;

b. Người dạy nghề phải có các tiêu chuẩn dưới đây:

Người dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung học kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng lực sư phạm;

Người hướng dẫn thực hành là công nhân có trình độ nghề cao hơn hai bậc trở lên, so với trình độ nghề quy định trong mục tiêu đào tạo, có kỹ năng thực hành nghề thành thạo, hoặc là nghệ nhân, chuyên gia, kỹ sư thực hành;

c. Có chương trình, giáo trình phù hợp với chương trình, giáo trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và mục tiêu đào tạo.

2. Cơ sở dạy nghề có thu học phí theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà phải có đủ điều kiện dưới đây:

a. Địa điểm và trang thiết bị thực hành nghề phù hợp với nghề dạy, bảo đảm các điều kiện về an toàn lao động và vệ sinh lao động;

b. Có người hướng dẫn thực hành thành thạo nghề;

c. Có đủ công cụ và nguyên vật liệu để người học thực hành.

Điều 5.- Cơ sở dạy nghề phải đăng ký nội dung hoạt động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và được cơ quan này cấp giấy phép, trừ những trường hợp sau đây:

1. Cơ sở dạy nghề có dưới 10 người học theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà phải báo cho phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân phường, xã sở tại;

2. Doanh nghiệp mở cơ sở dạy nghề, bổ túc nghề, đào tạo lại nghề cho người lao động của doanh nghiệp để chuyển sang làm nghề khác trong doanh nghiệp; hoặc dạy nghề cho người mới tuyển để sau đó làm việc cho doanh nghiệp mình.

Chương 3:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Điều 6.- Đối với cơ sở dạy nghề có tư cách pháp nhân, giám đốc cơ sở dạy nghề là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ sở dạy nghề.

Giám đốc cơ sở dạy nghề có tư cách pháp nhân hoặc giám đốc doanh nghiệp có cơ sở dạy nghề được quyền cấp chứng chỉ trình độ nghề cho những người đã học nghề sau khoá học trên cơ sở bảo đảm quy chế cấp chứng chỉ và theo mẫu chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Điều 7.- Cơ sở dạy nghề phải hoạt động theo đúng nội dung được đăng ký. Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung hoạt động phải đăng ký bổ sung với cơ quan đã cấp giấy phép hoặc báo lại cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân phường, xã sở tại nếu cơ sở dạy nghề có dưới 10 người học theo hình thức kèm cặp. Khi cơ sở dạy nghề chấm dứt hoạt động, phải báo và trả lại giấy phép cho cơ quan cấp giấy phép.

Điều 8.-

1. Cơ sở dạy nghề có thể tổ chức dạy nghề theo một hoặc nhiều hình thức: tổ chức học lý thuyết và thực hành theo lớp; kèm cặp tại xưởng, tại nhà, lấy thực hành là chính, vừa học vừa làm; chuyển giao công nghệ; phổ biến kiến thức khoa học công nghệ mới và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.

Các hình thức và nội dung dạy nghề trên được thực hiện theo hợp đồng ký giữa người học, đơn vị cử người đến học với cơ sở dạy nghề.

2. Cơ sở của các doanh nghiệp dạy nghề, bổ túc nghề, đào tạo lại nghề cho người lao động của doanh nghiệp có thể ký hợp đồng với các cơ sở dạy nghề khác để dạy nghề, bổ túc nghề, đào tạo lại nghề cho người lao động. Hoạt động dạy nghề trên phải tuân theo những quy định chung đối với cơ sở dạy nghề.

Điều 9.- Cơ sở dạy nghề và người học nghề trong quá trình thực hiện hợp đồng học nghề phải thực hiện đúng những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Bộ luật Lao động và Nghị định số 06-CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Điều 10.-

1. Cơ sở dạy nghề có thu nhận người tàn tật, người dân tộc thiểu số, đối tượng tệ nạn xã hội, hoặc cơ sở dạy nghề ở những nơi có nhiều người thiếu việc làm, mất việc làm, cơ sở dạy nghề truyền thống được xét giảm thuế.

2. Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số, đối tượng tệ nạn xã hội; dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà được miễn thuế.

Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xét giảm, miễn thuế nói trên.

Điều 11.- Doanh nghiệp được sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp để chi cho việc dạy nghề, bổ túc nghề, đào tạo lại nghề cho những người lao động của doanh nghiệp phải chuyển sang làm nghề khác do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sản xuất hoặc công nghệ; dạy thêm nghề dự phòng cho lao động nữ và không được thu học phí của người học.

Điều 12.- Cơ sở dạy nghề được thu học phí theo thoả thuận ghi trong hợp đồng với người học hoặc với đơn vị cử người đến học. Người học nghề là Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, con của liệt sĩ, con của thương binh, con của người bệnh binh và con của người hưởng chính sách như thương binh được miễn hoặc giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29-4-1995 của Chính phủ. Người học nghề là người tàn tật được miễn hoặc giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 81/CP ngày 23-11-1995 của Chính phủ.

Điều 13.- Cơ sở dạy nghề có thu nhận người tàn tật vào học nghề được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ việc làm cho người tàn tật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi có dự án dạy nghề.

Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số được Chính phủ đầu tư xây dựng trường, lớp; mua sắm thiết bị, phương tiện dạy học; đào tạo đội ngũ thầy giáo và được vay vốn với lãi suất thấp.

Điều 14.- Cơ sở dạy nghề được xây dựng dự án hoạt động dạy nghề để thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; được tổ chức xưởng sản xuất, dịch vụ tận dụng nguyên vật và máy móc thiết bị nhằm tạo thuận lợi cho việc thực tập nghề. Hoạt động sản xuất, dịch vụ có doanh thu phải tuân theo quy định của pháp luật.

Điều 15.- Cơ sở dạy nghề của các Trung tâm dịch vụ việc làm được xây dựng dự án đề nghị cơ quan quản lý quỹ quốc gia về việc làm cho vay hoặc cấp một phần kinh phí.

Chương 4:

HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ

Điều 16.- Cơ sở dạy nghề phải ký hợp đồng học nghề với người học, đơn vị cử người đến học bằng văn bản và làm thành hai bản như nhau, mỗi bên giữ một bản. Trường hợp thời gian học nghề dưới 15ngày, có thể giao kết bằng miệng.

Điều 17.-

1. Hợp đồng học nghề ở các cơ sở dạy nghề cần ghi rõ:

a. Tên nghề học;

b. Mục tiêu học: Trình độ nghề phải đạt được; những việc phải làm được; những sản phẩm có thể làm ra sau khi học xong;

c. Thời gian học lý thuyết và thực hành;

d. Loại máy móc thiết bị dùng cho thực tập, cách tổ chức thực tập, phương tiện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

đ. Nơi học và thực tập;

e. Số học phí phải trả; mức học phí được miễn, hoặc giảm (nếu có), cách trả học phí;

g. Việc làm sau khi học xong do cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm hoặc do người học tự lo;

h. Bồi thường phí học nghề khi vi phạm hợp đồng học nghề theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.

2. Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc cho doanh nghiệp thì người học không phải đóng học phí. Trong trường hợp này, hợp đồng học nghề không có điểm e, g tại khoản 1 Điều này và phải bổ sung thêm:

a. Thời gian phải làm việc cho doanh nghiệp sau khi học xong;

Mức tiền công trả cho người học nghề khi họ trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian học nghề. Mức tiền công được xác định căn cứ vào giá trị làm lợi và do hai bên thoả thuận.

3. Hợp đồng học nghề ở các cơ sở dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà, ngoài nội dung nêu ở khoản 1 Điều này, cần ghi rõ thời gian bắt đầu trả công và mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian. Mức tiền công được xác định căn cứ vào giá trị làm lợi và do hai bên thoả thuận.

Điều 18.-

Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì không được lấy lại học phí đã nộp. Nếu vì lý do như: Đi làm nghĩa vụ quân sự, bị bệnh tật, chết hoặc do cơ sở dạy nghề không thực hiện đúng hợp đồng học nghề và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật thì được lấy lại phần học phí của thời gian học còn lại.

2. Nếu cơ sở dạy nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về học nghề biết rõ nguyên nhân. Nếu cơ quan này xác nhận là do nguyên nhân bất khả kháng thì cơ sở dạy nghề không phải trả lại cho người học nghề số học phí đã nhận. Nếu do các nguyên nhân khác thì cơ sở dạy nghề phải trả lại cho người học nghề toàn bộ học phí đã nhận.

Điều 19.- Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc cho doanh nghiệp:

1. Nếu người học nghề tự ý bỏ không học hết khoá, hoặc học xong không làm việc hoặc làm việc không đủ thời hạn đã cam kết với doanh nghiệp thì người học phải bồi thường phí dạy nghề. Phí dạy nghề gồm các khoản chi phí cho thầy dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị và vật liệu thực hành. Mức bồi thường do doanh nghiệp tính, được thoả thuận trước và ghi rõ trong hợp đồng học nghề;

2. Trong trường hợp doanh nghiệp không giao kết hợp đồng lao động với người học nghề thì người học nghề không phải bồi thường phí dạy nghề và được quyền ký hợp đồng lao động với người khác;

3. Người học nghề là nữ, trong quá trình thực hiện hợp đồng học nghề với doanh nghiệp mà có thai, nếu có giấy chứng nhận của thầy thuốc về việc thực hiện hợp đồng học nghề sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì không phải bồi thường phí dạy nghề, khi chấm dứt hợp đồng.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20.- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng quy hoạch hệ thống các cơ sở dạy nghề theo Nghị định này và quy định của Bộ luật lao động.

Điều 21.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Những quy định trước đây đối với các cơ sở dạy nghề trái với Bộ luật Lao động và Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 22.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
---------

No: 90-CP

Hanoi, December 15, 1995

 

DECREE

GIVING DETAILED STIPULATIONS AND GUIDANCE ON THE IMPLEMEN- TATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE ON VOCATIONAL TRAINING

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government on September 30, 1992;
Pursuant to the Labor Code of June 23, 1994;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The job-training establishments mentioned in this Decree are:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Establishments of enterprises to give job training or supplementary job training to laborers to meet the demand for development of production and trade, for restructuring of production or technology of enterprises;

3. Job-training establishments of Job Placement Centers.

The system of regular vocational schools and establishments for long-term and short-term job training managed by the Ministry of Education and Training does not fall within the ambit of this Decree.

Article 2.- The Government encourages the enterprises, organizations and individuals qualified under Article 4 of this Decree to open job-training and supplementary job-training establishments for laborers, to create conditions for them to find a job and meet social demand for labor.

Article 3.- Everybody is free to choose an occupation and an occupational training establishment. The minors under 13 years of age are permitted to learn only a number of occupations defined by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Chapter II

CONDITIONS FOR OPENING JOB-TRAINING ESTABLISHMENTS

Article 4.- The following conditions are required for opening job-training establishments according to Item 2, Article 20, of the Labor Code:

1. Those job-training establishments which organize courses must have the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The occupation trainers must have the following conditions:

- The teachers who give lectures must have at least a certificate of a middle-level technical and professional school and have teaching qualifications;

- Those who give practice guidance must be skilled workers of at least two grades higher than the grade set for the trainees, must be skillful in practicing the occupation, or must be artisans, specialists, or practicing engineers;

c/ Having a curriculum and textbooks conforming to the standard curriculum and textbooks defined by the Ministry of Education and Training, and the aim of training.

2. Those job-training establishments which collect fees for training at workshop or at home must have the following conditions:

a/ A location and equipment for practicing the occupation they teach, and ensuring the conditions on labor safety and labor hygiene;

b/ Skilled trainers who give guidance for practice;

c/ Having enough tools and raw materials for the trainees to do practice.

Article 5.- The job-training establishments must register the contents of their activities with the Labor, War Invalids and Social Affairs Service as stipulated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and have a license granted by this agency, except the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The enterprise which opens an establishment to give job training or supplementary job training, or to re-train its workers to do other jobs in the enterprise; or to give job training to new recruits to work at the enterprise.

Chapter III

THE TASKS AND POWERS OF JOB-TRAINING ESTABLISHMENTS

Article 6.- With regard to those job-training establishments which have a legal person status, the directors must be responsible before the law for all activities of the establishments.

The director of a job-training establishment which has a legal person status or the director of an enterprise which has a job-training establishment is entitled to issue certificates of skills to those who have attended a course of study in compliance with the statute for issuance of certificates and with the form of certificate stipulated by the Ministry of Education and Training.

Article 7.- All job-training establishments must operate in accordance with the contents they have registered. In case an establishment wants to alter or supplement the contents of its activities, it must register the supplementation with the agency which has issued the license, or report it to the Labor, War Invalids and Social Affairs section and the People's Committee at the ward or commune where it is located, if it has fewer than 10 trainees doing practice. When a job-training establishment stops its activities, it must report and return its license to the agency which has issued the license.

Article 8.-

1. A job-training establishment may organize job training in one or many forms: organizing theoretical study and practice in classroom; giving training at the workshop or at home with emphasis on practice, learning while working; transferring technology; disseminating new scientific and technological knowledge and advanced production experiences.

Those forms and contents of job training shall be carried out under a contract signed between the trainees and their units and the job-training establishment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- In the process of carrying out a job-training contract, a job-training establishment and the trainees must strictly comply with the stipulations on labor safety and labor hygiene of the Labor Code and Decree No.06-CP of January 20, 1995 of the Government giving detailed stipulations on a number of articles of the Labor Code on labor safety and labor hygiene.

Article 10.-

1. A job-training establishment which enrolls disabled people, people of ethnic minorities, and culprits of social vices, or the job-training establishments in places with a high rate of unemployment or partial unemployment, and the traditional job-training establishments shall be considered for tax reduction.

2. Those job-training establishments reserved exclusively for disabled people, helpless orphans, people of ethnic minorities, culprits of social vices, which provide job training at the workshop or at home shall be exempted from tax.

The Ministry of Finance shall give concrete stipulations on the reduction and exemption of taxes.

Article 11.- The enterprises can use their reserve fund for severance allowances to provide job training, supplementary job training and re-training to those laborers who must be transferred to other occupations due to the restructuring of production or technology; and to provide training on secondary jobs to female workers free of charge.

Article 12.- The job-training establishments can collect fees as agreed to in the contract from the trainees or their units. Those trainees who are Heroes of the armed forces, Heroes of labor, war invalids, and people under preferential treatment policies like war invalids, children of fallen soldiers, children of war invalids, children of sick soldiers, and children of people beneficiaries of entitlement policies like war invalids are entitled to exemption or reduction of fees as stipulated in Decree No.28-CP of April 29, 1995 of the Government. Disabled trainees are entitled to exemption or reduction of fees as stipulated in Decree No.81-CP of November 23, 1995 of the Government.

Article 13.- Those job-training establishments which enroll disabled people for training can apply for low-interest loans from the job generation fund for disabled people of the provinces and cities directly under the Central Government when there is a job training project.

Those job-training establishments reserved exclusively for disabled people, helpless orphans, and people of ethnic minorities shall get investment from the Government for building schools and classrooms; buying teaching equipment and means; and training the teaching staff, and can apply for low-interest loans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- The job-training establishments of the Job Placement Centers can outline a project and request the agency in charge of the national fund for job generation to grant them a loan or partial funding.

Chapter IV

JOB-TRAINING CONTRACTS

Article 16.- The job-training establishments must sign a job-training contract with the trainees and their units which is done in duplicate with each side keeping a copy of it. If the time for job training is less than 15 days, a verbal arrangement may be made.

Article 17.-

1. A job-training contract made at job-training establishments must write clearly:

a/ Name of the target occupation;

b/ Aim of the training: The occupational level that must be obtained; the work that can be done; the products that can be produced after the training;

c/ The time for theoretical study and practice;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ The place for study and practice;

f/ The rate of fees that must be paid; the percentage of fees that is exempted or reduced (if any), the mode of paying the fees;

g/ Whether the job-training establishment is responsible for finding job for the trainees or the latter have to find it by themselves.

h/ The settlement of the training fees when the training contract is infringed on is defined in Article 18 and Article 19 of this Decree.

2. When an enterprise enrolls new recruits for training and later working for it, the trainees do not have to pay the training fees. In this case, the training contract does not include Points (e) and (g) in Item 1 of this Article, but it must include the following:

a/ The time the trainees must work for the enterprise after the training;

b/ The rate of payment paid to the trainees when they directly make or take part in making products for the enterprise during the time of training. The rate of payment shall be fixed on the basis of profit and mutually agreed upon by both sides.

3. With regard to a training contract at the job-training establishments for training at the workshop or at home, apart from the stipulations in Item 1 of this Article, it must write clearly the time when the trainees begin to be paid and the rate of payment for them in each period of time. The rate of payment shall be fixed on the basis of profit and mutually agreed upon by both sides.

Article 18.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. If the job-training establishment unilaterally terminates the contract before the expiry date, it must report the reason to the State management agency in charge of job training. If this agency affirms that it is a case of force majeure, the job-training establishment shall not have to return to the trainees the fees it has collected. For other reasons, the job-training establishment must return to the trainees all the fees it has collected.

Article 19.- In case the enterprise enrolls new recruits for training and later working for it:

1. If a trainee deliberately drops out of the course before finishing it, or refuses to work after finishing the course, or works for a shorter period than he/she is committed to, he/she must compensate the enterprise for the cost of training. This cost of training includes spendings for the teachers, textbooks, classrooms, machines and equipment, and raw materials for doing practice. The rate of compensation shall be fixed by the enterprise, agreed upon in advance and clearly written in the training contract.

2. In case the enterprise does not sign a labor contract with the trainee, the latter shall not have to compensate it for the cost of training, and can sign a labor contract with others;

3. If during the process of carrying out her training contract with the enterprise, a female trainee is pregnant, and if she gets a doctor's certification that implementing the training contract would badly affect her pregnancy, she can terminate her contract without having to compensate the enterprise for the cost of training.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 20.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to work with other Ministries, branches and localities in planning a system of job-training establishments according to this Decree and to the provisions of the Labor Code.

Article 21.- This Decree takes effect from the date of its signing. All stipulations made earlier for job-training establishments which are contrary to the Labor Code and to this Decree are now annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT,
FOR THE PRIME MINISTER,
DEPUTY PRIME MINISTER,




Phan Van Khai

 

 

;

Nghị định 90-CP năm 1995 hướng dẫn Bộ Luật lao động về học nghề

Số hiệu: 90-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 15/12/1995
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 90-CP năm 1995 hướng dẫn Bộ Luật lao động về học nghề

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [3]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…