Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 459-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 1957 

 

 

NGHỊ ĐỊNH

ẤN ĐỊNH PHỤ CẤP HÀNG NĂM CHO CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ SINH HOẠT PHÍ HÀNG THÁNG CHO CÁC ỦY VIÊN BAN THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị quyết ngày 24 tháng 01 năm 1957 của Quốc hội về việc kiện toàn Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 650-TTg ngày 30 tháng 12 năm 1955 ban hành chế độ lương mật của cán bộ, công nhân và nhân viên giúp việc Chính phủ;
Sau khi đã được Ban Thường trực Quốc hội thoả thuận.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1 . – Để giúp các đại biểu Quốc hội có thêm phương tiện làm nhiệm vụ, từ nay các đại biểu Quốc hội được hưởng một khoản phụ cấp là 36 vạn đồng mỗi năm. Phụ cấp này trả từng quý một vào đầu các tháng 1, 4, 7, và 10 trong năm.

Điều 2 . - Mỗi khi đi dự khóa họp Quốc hội, trong thời gian họp các đại biểu Quốc hội được hưởng phụ cấp hội nghị theo định suất cao nhất.

Điều 3 . – Các đại biểu Quốc hội, khi đi làm nhiệm vụ ở các địa phương, ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, sẽ dùng các phương tiện vận tải thông thường (tàu hỏa, ô tô, ce-nê ...) và ngồi hạng cao nhất, các phí tổn về tàu xe sẽ do Ban Thường trực Quốc hội thanh toán theo các thể lệ tài chính hiện hành.

Trong trường hợp Ban Thường trục Quốc hội tổ chức những đoàn đại biểu với những nhiệm vụ công tác nhất định, phương tiện vận tải sẽ do Ban Thường trực Quốc hội cung cấp hoặc thanh toán  tiền tàu xe và được hưởng công tác phí theo chế độ hiện hành.

Điều 4. – Khi ốm đau cần được chữa bệnh hoặc nằm điều trị tại bệnh viện, các đại biểu Quốc hội được hưởng chế độ cung cấp thuốc men, nằm nhà thương, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ấn định cho Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh. Đại biểu nào giữ chức vụ cao hơn Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh thì hưởng theo chế độ ấn định cho chức vụ ấy.

Điều 5. – Các ủy viên Ban Thường trực Quốc hội, tùy theo chức vụ, được hưởng một khoản sinh hoạt phí hàng tháng tương đương với các bậc lương sau đây của thang lương 17 bậc:

- Trưởng ban                   bậc 2

- Phó trưởng ban             bậc 3

- Ủy viên chính thức        bậc 4

- Ủy viên dự khuyết         bậc 5

Điều 6. – Khi ốm đau cần được chữa bệnh hoặc nằm điều trị tại các bệnh viện, Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội được hưởng các tiêu chuẩn về y tế tương đương với cấp bậc lương của mình.

Điều 7. – Các Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội chuyên trách một công tác thường xuyên được cung cấp nhà ở hoặc cấp tiền thuê nhà kể cả điện nước. (Hiện nay là 4 vạn đồng một tháng)

Điều 8. – Các Ủy viên Ban Thường trục Quốc hội được sử dụng một nhân viên phục vụ. Nếu không nhận người phục vụ thì được cấp một khoản tiền hàng tháng là 3 vạn đồng để mượn người giúp việc.

Điều 9. – Trưởng ban và Phó trưởng ban Thường trực Quốc hội được sử dụng xe ô tô riêng. Ngoài ra các Ban Thường trực Quốc hội còn được cấp một số xe ô tô để các Ủy viên trong Ban Thương trực Quốc hội sử dụng chung khi đi công tác.

Điều 10. – Ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và ông Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thì hành nghị định này.                  

 

 

KT.THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG

 
 


Phan Kế Toại

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị định 459-TTg năm 1957 về ấn định phụ cấp hàng năm cho các vị đại biểu Quốc hội và sinh hoạt phí hàng tháng cho các Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.

Số hiệu: 459-TTg
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phan Kế Toại
Ngày ban hành: 05/10/1957
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị định 459-TTg năm 1957 về ấn định phụ cấp hàng năm cho các vị đại biểu Quốc hội và sinh hoạt phí hàng tháng cho các Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…