Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 34/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2008

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Nghị định này quy định việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động và việc sử dụng giấy phép lao động; trách nhiệm của người nước ngoài, người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước trong việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Đối tượng áp dụng của Nghị định này là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam có sử dụng người nước ngoài, cụ thể như sau:

1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau:

a) Thực hiện hợp đồng lao động;

b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam;

c) Thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế;

d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

đ) Chào bán dịch vụ;

e) Người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng người nước ngoài, bao gồm:

a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư;

b) Các nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) nước ngoài nhận thầu tại Việt Nam;

c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế;

d) Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức phi chính phủ;

đ) Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

e) Các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập;

g) Văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam;

h) Văn phòng điều hành của bên hợp danh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam;

i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

k) Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

Các doanh nghiệp, tổ chức nói trên sau đây gọi chung là người sử dụng lao động.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam.

2. Nhà quản lý, Giám đốc điều hành là những người nước ngoài trực tiếp quản lý doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, chỉ chịu sự giám sát hoặc chỉ đạo chung từ hội đồng quản trị hoặc các cổ đông của doanh nghiệp hoặc cấp tương đương; quản lý doanh nghiệp bao gồm việc chỉ đạo doanh nghiệp đó hoặc một phòng, ban hoặc một đơn vị trực thuộc của hiện diện thương mại, giám sát và kiểm soát công việc của các nhân viên chuyên môn, nhân viên quản lý hoặc nhân viên giám sát khác, có quyền thuê và sa thải hoặc kiến nghị thuê, sa thải hoặc các hoạt động về nhân sự khác. Các nhà quản lý, giám đốc điều hành này không trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của hiện diện thương mại.

3. Chuyên gia là người nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao về dịch vụ, thiết bị nghiên cứu, kỹ thuật hay quản lý (bao gồm kỹ sư hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề truyền thống) và người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh và những công việc quản lý.

4. Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Bao gồm nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia nêu trên của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

5. Người nước ngoài chào bán dịch vụ là những người không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện: không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và người chào bán không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.

6. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người nước ngoài làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Những người này đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 (hai) năm và phải đáp ứng các điều kiện đối với "chuyên gia" như khoản 3 Điều 2 nêu trên.

7. Đối tác phía Việt Nam, bao gồm:

a) Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam có ký hợp đồng với phía đối tác nước ngoài để phía nước ngoài cung cấp dịch vụ, chào bán dịch vụ và thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế.

b) Đại diện của các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

8. Hiện diện thương mại là người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài.

Chương 2:

TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Điều 3. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau

1. Đủ 18 tuổi trở lên;

2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 của Nghị định này;

Đối với người nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề.

4. Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

5. Có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.

Điều 4. Tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động

1. Người sử dụng lao động được tuyển người nước ngoài khi người nước ngoài đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này để làm công việc quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài: Người nước ngoài nộp 02 (hai) bộ hồ sơ cho người sử dụng lao động, một bộ do người sử dụng lao động quản lý và một bộ hồ sơ để người sử dụng lao động làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động. Mỗi bộ hồ sơ gồm có:

a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;

c) Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam;

đ) Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài. Đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 05 (năm) kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận;

e) 03 (ba) ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

3. Các giấy tờ quy định trong hồ sơ nêu trên do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Trình tự, thủ tục tuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

a) Trước khi tuyển lao động ít nhất 30 (ba mươi) ngày, người sử dụng lao động phải thông báo nhu cầu tuyển lao động trên báo Trung ương hoặc địa phương (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử) về các nội dung: số lượng người cần tuyển, công việc, trình độ chuyên môn, mức lương, điều kiện làm việc và một số yêu cầu cần thiết khác nếu người sử dụng lao động cần.

Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người nước ngoài thông qua tổ chức giới thiệu việc làm thì không phải thông báo nhu cầu tuyển lao động trên báo Trung ương hoặc địa phương theo quy định nêu trên.

b) Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài vào Việt Nam làm việc; Người nước ngoài phải nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam do người sử dụng lao động cung cấp, đồng thời phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này.

c) Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động nêu tại khoản 2 Điều này cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài khi hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại Nghị định này và phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.

d) Khi được cấp giấy phép lao động, người nước ngoài và người sử dụng lao động phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam; người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng lao động đã giao kết tới cơ quan đã cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đó. Nội dung trong hợp đồng lao động không được trái với nội dung đã ghi trong giấy phép lao động đã được cấp.

Điều 5. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp

1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.

2. Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thì mỗi doanh nghiệp có hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam phải có ít nhất 20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia là công dân Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép có tối thiểu 03 (ba) nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia không phải là người Việt Nam.

3. Đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Người nước ngoài phải nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam do người sử dụng lao động cung cấp.

4. Người nước ngoài phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

5. Đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này trước khi người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.

Điều 6. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để thực hiện các loại hợp đồng (không phải hợp đồng lao động)

1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định này phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này và kèm theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài về việc thỏa thuận người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.

2. Đối tác phía Việt Nam phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài. Người nước ngoài phải nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Người nước ngoài phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

4. Đối tác phía Việt Nam phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này trước khi người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.

Điều 7. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để chào bán dịch vụ

Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 1 của Nghị định này thì phải thông báo trước ít nhất 07 (bảy) ngày khi người nước ngoài đến chào bán dịch vụ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài dự kiến đến chào bán dịch vụ với nội dung: Họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc cụ thể của người nước ngoài.

Điều 8. Người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 của Nghị định này phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.

2. Người nước ngoài phải có trách nhiệm nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Người nước ngoài phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

4. Đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này trước khi người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.

Điều 9. Cấp giấy phép lao động

1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;

b) Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

c) Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

d) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;

đ) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;

e) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;

g) Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Đối với người nước ngoài tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động thì phải có các giấy tờ quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

c) Đối với người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thì phải có các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và kèm theo văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.

d) Đối với người nước ngoài quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định này thì phải có các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và kèm theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.

đ) Đối với người nước ngoài quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 của Nghị định này thì phải có các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ giao kết hoặc thời hạn của phía nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam, trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không theo hợp đồng lao động thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài. Đối với người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thời hạn của giấy phép lao động đối với các trường hợp nêu trên tối đa không quá 36 (ba mươi sáu) tháng.

5. Trình tự cấp giấy phép lao động:

a) Trước thời hạn ít nhất 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam, đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc.

Trường hợp người nước ngoài không làm việc thường xuyên thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động nộp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động.

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Trường hợp không cấp giấy pháp lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và giấy phép đó đang còn hiệu lực nếu có nhu cầu giao kết thêm hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại điểm a, đ khoản 2 Điều 4 và điểm a khoản 3 Điều 9 của Nghị định này và bản sao giấy phép lao động đang còn hiệu lực.

6. Đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không phải cấp giấy phép lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này thì người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải thực hiện việc báo cáo trước 07 (bảy) ngày (kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc) với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc danh sách trích ngang về người nước ngoài, với nội dung: họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc đảm nhận của người nước ngoài, gửi kèm theo các giấy tờ của người nước ngoài quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 của Nghị định này. Đối với các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thì thời hạn báo cáo danh sách trích ngang về người nước ngoài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc.

Điều 10. Gia hạn giấy phép lao động

1. Các trường hợp được gia hạn giấy phép lao động:

a) Người sử dụng lao động đã có kế hoạch và đang đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhận, nhưng người lao động Việt Nam chưa thay thế được và người nước ngoài đó không bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 84 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.

b) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định này mà các công việc đòi hỏi quá 36 (ba mươi sáu) tháng.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động:

a) Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, bao gồm:

- Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong đó phải nêu rõ lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế, họ tên những người Việt Nam đã và đang được đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người lao động nước ngoài;

- Bản sao hợp đồng lao động (có xác nhận của người sử dụng lao động);

- Giấy phép lao động đã được cấp.

b) Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định này, bao gồm:

- Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của đối tác phía Việt Nam theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Bản sao hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;

- Giấy phép lao động đã được cấp.

3. Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động:

Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc tiếp của người nước ngoài cho người sử dụng lao động được xác định trong hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài làm tại Việt Nam hoặc hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.

Thời hạn gia hạn tối đa cho mỗi lần gia hạn là 36 (ba mươi sáu) tháng.

4. Trình tự gia hạn giấy phép lao động:

a) Trước ít nhất 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 11. Cấp lại giấy phép lao động

1. Các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động:

a) Giấy phép lao động bị mất;

b) Giấy phép lao động bị hỏng.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, bao gồm:

a) Đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó phải giải trình rõ lý do bị mất hoặc bị hỏng;

b) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

c) Giấy phép lao động đã được cấp bị hỏng.

3. Nội dung giấy phép lao động được cấp lại: Giấy phép lao động được cấp lại cho người nước ngoài đảm bảo đúng các nội dung như giấy phép lao động đã được cấp.

4. Trình tự cấp lại giấy phép lao động:

a) Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày người nước ngoài phát hiện giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng thì người nước ngoài có trách nhiệm báo cáo người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng, người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động đó;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ Sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 12. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc vô hiệu

1. Giấy phép lao động hết thời hạn.

2. Chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

4. Hợp đồng kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt.

5. Văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thông báo thôi cử người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

6. Giấy phép lao động bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi do vi phạm pháp luật Việt Nam.

7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.

8. Người nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Toà án.

Điều 13. Sử dụng giấy phép lao động

1. Người nước ngoài có trách nhiệm giữ giấy phép lao động đã được cấp khi giấy phép đang còn hiệu lực.

2. Người nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi người nước ngoài đến làm việc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (không phải tỉnh, thành phố mà người nước ngoài làm việc thường xuyên) từ 10 (mười) ngày liên tục trở lên hoặc 30 (ba mươi) ngày cộng dồn trong 01 (một) năm thì người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải thông báo bằng văn bản về người nước ngoài đến làm việc và kèm theo bản chụp giấy phép lao động đã được cấp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài đến làm việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương 3:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định này.

2. Người sử dụng lao động và cá nhân có hành vi vi phạm Bộ luật Lao động, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam mà chưa được cấp giấy phép lao động thì phải làm thủ tục để đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này. Sau 06 (sáu) tháng làm việc tại Việt Nam nếu người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Công an ra quyết định trục xuất khỏi Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Nghị định này về trình tự hợp pháp hoá lãnh sự, lý lịch tư pháp, thẻ tạm trú, thường trú, cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Y tế

Hướng dẫn mẫu, nội dung và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sức khoẻ, thời hạn sử dụng giấy chứng nhận sức khoẻ của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Điều 17. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thu lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt. Nam theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Điều 18. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động và hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

2. Thực hiện cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này.

3. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn quản lý.

4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định này.

Điều 19. Trách nhiệm của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam và tổ chức phi chính phủ nước ngoài

1. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan của Việt Nam.

2. Làm các thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và nộp lệ phí cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện đầy đủ hợp đồng lao động đã giao kết với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Quản lý hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đồng thời phải bổ sung các giấy tờ liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

5. Quản lý người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức.

6. Báo cáo tình hình người sử dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Đối với người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm học sinh, sinh viên, phu nhân, phu quân, người giúp việc gia đình và người nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này có nhu cầu làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì không phải làm hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng người nước ngoài thuộc đối tượng nêu trên phải thực hiện việc báo cáo trước 07 (bảy) ngày (kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc) với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc danh sách trích ngang về người nước ngoài, với nội dung: họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc đảm nhận của người nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Nghị định này thay thế Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sổ điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và bãi bỏ các quy định trái với các quy định tại Nghị định này.

Đối với những người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thì giấy phép lao động đó vẫn còn hiệu lực và không phải đổi giấy phép lao động mới.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

THE GOVERNMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 34/2008/ND-CP

Hanoi, March 25th 2008

 

DECREE

ON EMPLOYMENT AND ADMINISTRATION OF FOREIGNERS WORKING IN VIETNAM

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated 25 December 2001;
Pursuant to the Labour Code dated 23 June 1994 and the Law on Amendment of and Addition to the Labour Code dated 2 April 2002;
Pursuant to the Law on Investment dated 29 November 2005;
On the proposal of the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs ['Minister of Labour"],

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope and applicable entities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decree applies to foreigners working in Vietnam and to enterprises and organizations in Vietnam which employ foreign employees, specifically as follows:

1. Foreigners working in Vietnam in the following forms:

a/ Pursuant to a labour contract;

b/ Internal transfer within an enterprise which has a commercial presence in Vietnam;

c/ Performance of any of the following types of contract, namely economic, commercial, financial, banking, insurance, scientific and technical, cultural, sporting, educational or medical health contracts;

d/ Service providers pursuant to contract;

dd/ People offering services;

e/ Foreigners representing a foreign non-Governmental organization which is permitted to operate pursuant to the law of Vietnam.

2. Enterprises and organizations employing foreign employees, comprising:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Foreign contractors (head contractors and sub-contractors) awarded with a contract in Vietnam;

c/ Representative offices and branches of economic, commercial, financial, banking, insurance, scientific and technical, cultural, sporting, educational, and medical health organizations;

d/ Socio-political, social, socio-occupational and socio-occupational-political organizations; and non-Governmental organizations;

dd/ State professional units;

e/ Medical health, cultural, educational and sporting establishments permitted to be established by the competent body;

g/ Offices of foreign or international projects in Vietnam;

h/ Operating offices of foreign partners pursuant to business co-operation contracts in Vietnam;

i/ Organizations practising law in Vietnam in accordance with the law of Vietnam;

k/ Co-operatives and co-operative groups established and operating pursuant to the Law on Cooperatives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Interpretation of terms

In this Decree, the following terms shall be construed as follows:

1. Foreigner means a person without Vietnamese nationality in accordance with the Law on Vietnamese Nationality.

2. Manager [or] executive director means a foreigner directly managing a foreign enterprise which has established a commercial presence in Vietnam, and who is only subject to general supervision or direction by the board of management or shareholders of the enterprise or equivalent level. Management of an enterprise comprises instructing such enterprise or any office, section or subsidiary unit of the commercial presence; supervising and controlling the work of specialized staff, managers or other supervisors; having the right to hire and dismiss or to recommend the hiring and dismissal of or [managing the] activities of other staff. Managers [and] executive directors shall not directly carry out work related to provision of services by the commercial presence.

3. Expert means a foreigner with specialist and highly technical qualifications regarding services; and regarding research, technical knowledge or management of equipment (and includes engineers or people with qualifications equivalent to the level of engineer or higher; and includes artisans in traditional occupations and trades) and [means] people with considerable experience in an occupation or trade, in operating production and business and in managerial work.

4. Foreigner internally transferring within an enterprise comprises any of the above-mentioned managers, executive directors and experts of a foreign enterprise which has already established a commercial presence within the territory of Vietnam who temporarily transfer within the enterprise to the commercial presence within the territory of Vietnam and who have been employed by the foreign enterprise for at least twelve (12) months prior to such transfer.

5. Foreigner offering services means a person who does not live in Vietnam and who does not receive remuneration from any source in Vietnam, and who participates in activities relating to representation of a service supplier in order to negotiate the sale [or consumption] of services of such supplier, on condition that he or she does not directly sell such services to the public and does not directly participate in the provision of services.

6. Service provider pursuant to a contract means a foreigner working in a foreign enterprise which does not have a commercial presence in Vietnam. Such person must have worked for the foreign enterprise without a commercial presence in Vietnam for at least two (2) years, and must satisfy the same conditions which apply to experts as stipulated in clause 3 of this article.

7. Vietnamese parly comprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The representative of a foreign enterprise or organization which has already established a commercial presence within the territory of Vietnam in accordance with the law of Vietnam.

8. Commercial presence means a service provider bearing the nationality of any one country who goes to a second country and establishes a legal entity within and provides services in such second country. For example, a commercial bank opens a branch overseas.

Chapter II

RECRUITMENT AND ADMINISTRATION OF FOREIGN EMPLOYEES WORKING IN VIETNAM

Article 3.- Foreigners must satisfy all of the following conditions in order to work in Vietnam:

1. Must be eighteen (18) years of age or older.

2. Must be in good health as necessary to satisfy the job requirements.

3. Must be a manager, executive director or an expert as stipulated in clauses 2 and 3 of article 2 of this Decree.

Foreigners applying to work in a private medical or pharmaceutical practice or to directly carry out medical examination and treatment in Vietnam, or to work in the educational and occupational training sectors must satisfy all conditions stipulated by the law of Vietnam in relation to private medical or pharmaceutical practice, or education and occupational training.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Must have a work permit issued by the authorized State body of Vietnam, except in the cases stipulated in article 9.1 of this Decree where a work permit is not required.

Article 4.- Recruitment of foreigners to work in Vietnam pursuant to a labour contract

1. An employer shall be permitted to recruit foreign workers who fully satisfy the conditions stipulated in article 3 of this Decree in order to work as managers, executive directors and experts where Vietnamese workers are not yet able to satisfy such production and business requirements.

2. An application file to register the proposed recruitment of a foreigner: the foreigner shall lodge two sets of an application file with the employer, the employer shall administer one set and the other set shall be retained by the employer to conduct procedures for registration for issuance of a work permit. Each set of the application file shall comprise:

a/ Registration slip regarding the proposed recruitment of the foreigner on the standard form prescribed by the Ministry of Labour.

b/ Legal record issued by the authorized body of the country where the foreigner resided prior to coming to Vietnam. If the foreigner has currently resided in Vietnam for six (6) months or more, then there need only be a legal record issued by the Vietnamese Department of Justice of the locality where the foreigner is residing.

c/ Curriculum vita of the foreigner on the standard form prescribed by the Ministry of Labour.

d/ Health certificate issued overseas or health certificate issued in Vietnam in accordance with the regulations of the Ministry of Health.

dd/ Copies of certificates of specialist lor] highly technical qualifications of the foreigner. A foreigner who is an artisan in a traditional occupation or trade or who has experience in an occupation or trade or in operating production or in managerial work and who does not possess certificates or diplomas must have a document from the authorized body of the country of his or her nationality certifying that he or she has at least five years' experience in an occupation or trade, in operating production or in managerial work.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Any documents prescribed for the above file which are issued, certified or notarized by a foreign body or organization must be consularized in accordance with the law of Vietnam and translated into Vietnamese; and the translations and any copy documents must also be notarized in accordance with the law of Vietnam.

4. Order and procedures for employing foreigners to work in Vietnam:

a/ At least thirty (30) days prior to recruiting employees, the employer must publish its need to recruit employees in a central or local newspaper (in written, oral, pictorial or electronic form) notifying the following matters: the number of employees to be recruited, the work, the specialist qualifications, the salary level, the working conditions and other necessary items which the employer requires.

It shall not be necessary to publish the above-mentioned notice in a central or local newspaper if the employer recruits employees via a recruitment agency.

b/ Employers must provide complete information about the provisions of the law of Vietnam relating to rights and obligations of foreigners entering Vietnam to work; and foreigners must fully research such provisions of the law of Vietnam as supplied by the employer, and at the same time they must prepare the necessary documents and correctly comply with the provisions of this Decree.

c/ A foreigner wishing to work in Vietnam must submit to the employer the application file for registration for recruitment stipulated in clause 2 of this article. An employer shall receive such file if it contains all the documents required by this Decree, and the employer shall then conduct procedures in accordance with this Decree to apply for issuance of a work permit for the foreigner to work in Vietnam.

d/ After issuance of a work permit, the foreigner and the employer must sign a written labour contract in accordance with the labour law of Vietnam, and the employer shall be responsible to forward a copy of the signed labour contract to the body which issued the work permit for such employee. The contents of the labour contract must not be inconsistent with the contents of the issued work permit.

Article 5.- Foreigners entering Vietnam to work in the form of internal transfer within an enterprise

1. Any foreigner working in Vietnam pursuant to article 1.1(b) of this Decree must have a letter from the foreign enterprise appointing him or her to come to Vietnam to work at the commercial presence of such foreign enterprise in the territory of Vietnam, and must satisfy the conditions stipulated in article 3 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The representative of a foreign enterprise which has established a commercial presence within the territory of Vietnam in accordance with the law of Vietnam shall be responsible to provide complete information about the provisions of the law of Vietnam relating to the rights and obligations of foreigners working within the territory of Vietnam, and foreigners must research and fully comply with the provisions of the law of Vietnam as supplied by the employer.

4. Foreigners must prepare all the documents stipulated in sub-clauses (b), (c). (d), (dd) and (e) of article 4.2 of this Decree.

5. The representative of a foreign enterprise which has established a commercial presence within the territory of Vietnam shall conduct procedures requesting issuance of a work permit for a foreigner to work in Vietnam pursuant to this Decree, prior to such foreigner coming to Vietnam to work.

Article 6.- Foreigners entering Vietnam to perform contracts (other than labour contracts)

1. Any foreigner working in Vietnam pursuant to sub-clauses (c) and (d) of article 1.1 of this Decree must satisfy all the conditions stipulated in article 3, and must have a contract signed between the Vietnamese party and the foreign party agreeing on the foreigner coming to Vietnam to work.

2. The Vietnamese party must provide complete information about the provisions of the law of Vietnam relating to rights and obligations of foreigners entering Vietnam to work; and foreigners must research and fully comply with the provisions of the law of Vietnam.

3. Foreigners must prepare all the documents stipulated in sub-clauses (b), (c), (d), (dd) and (e) of article 4.2 of this Decree.

4. The Vietnamese party shall conduct procedures requesting issuance of a work permit for a foreigner to work in Vietnam pursuant to this Decree, prior to such foreigner coming to Vietnam to work.

Article 7.- Foreigners entering Vietnam to work in order to offer services

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Foreigners being representatives of foreign non-Governmental organizations permitted to operate pursuant to the law of Vietnam

1. Any foreigner working in Vietnam pursuant to sub-clause (e) of article 1.1 of this Decree must satisfy all the conditions stipulated in article 3 of this Decree.

2. Foreigners shall be responsible to research and fully comply with the provisions of the law of Vietnam on the rights and obligations of foreigners in Vietnam.

3. Foreigners must prepare all the documents stipulated in sub-clauses (b), (c), (d), (dd) and (e) of article 4.2 of this Decree.

4. The representative of the foreign non-Governmental organization permitted to operate pursuant to the law of Vietnam shall conduct procedures requesting issuance of a work permit for a foreigner to work in Vietnam pursuant to this Decree, prior to such foreigner coming to Vietnam to work.

Article 9.- Issuance of work permits

1. Any foreigner working in Vietnam must have a work permit, except in the following cases:

a/ A foreigner entering Vietnam to work for a period of less than three (3) months.

b/ A foreigner who is a member of a limited liability company with two or more members.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ A foreigner who is a member of the board of management of a shareholding company,

dd/ A foreigner entering Vietnam to offer services.

e/ A foreigner entering Vietnam to work to resolve an emergency situation such as a breakdown or a technically or technologically complex situation arising and affecting, or with the risk of affecting, production [and/or] business and which Vietnamese experts or foreign experts currently in Vietnam are unable to deal with, [but] if for above three months then after working for three months in Vietnam the foreigner must carry out procedures to register for issuance of a work permit in accordance with this Decree.

g/ A foreign lawyer to whom the Ministry of Justice has issued a certificate to practise law in Vietnam in accordance with law.

2. Departments of Labour of provinces and cities under central authority shall issue work permits for foreigners to work in Vietnam on the standard form prescribed by the Ministry of Labour.

3. An application file for the issuance of a work permit shall comprise:

a/ Letter from the employer, Vietnamese party or representative of the foreign non-Governmental organization requesting issuance of a work permit, on the standard form prescribed by the Ministry of Labour.

b/ Foreigners recruited pursuant to a labour contract must have all the documents stipulated in sub-clauses (a), (b), (c). (d), (dd) and (e) of article 4.2 of this Decree.

c/ Foreigners transferring internally within an enterprise must have all the documents stipulated in sub-clauses (b), (c), (d), (dd) and (e) of article 4.2 of this Decree and they must also have a written letter from the foreign enterprise appointing them to come to Vietnam to work at the commercial presence of such foreign enterprise within the territory of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



dd/ Foreigners prescribed in sub-clause (e) of article 1.1 of this Decree must have all the documents stipulated in sub-clauses (b), (c), (d), (dd) and (e) of article 4.2 and they must have a certificate proving that the foreign non-Governmental organization is permitted to operate in accordance with the law of Vietnam.

4. Work permit shall be issued for the same duration as the term of the proposed labour contract to be signed or as set out in the decision of the foreign party on appointment to come to work in Vietnam. In the case of a foreigner entering Vietnam to work other than pursuant to a labour contract, then a work permit shall be issued for the same duration as the term of the contract between the Vietnamese party and the foreign party. In the case of a foreigner who will act as representative of a foreign non-Governmental organization, a work permit shall be issued for the same duration as the term specified in the certificate proving that the foreign non-Governmental organization is permitted to operate in accordance with the law of Vietnam.

The duration of a work permit in any of the above-mentioned cases shall be a maximum thirty six (36) months.

5. Order for issuance of work permits:

a/ The employer, the Vietnamese party or the representative of the foreign non-Governmental organization must lodge the application file requesting issuance of a work permit with the local Department of Labour where the foreigner will work on a regular basis, or if the foreigner will not always work in the same one place then with the local Department of Labour where the employer has its head office, at least twenty (20) days prior to the date on which it is proposed that the foreigner will commence working at the enterprise, body or organization in Vietnam.

b/ The Department of Labour shall issue the work permit for the foreigner within a time-limit of fifteen (15) working days from the date of receipt of a complete and valid application file In a case of a refusal, the Department shall provide a written response specifying its reasons.

c/ In the case of a foreigner who has been issued with a work permit which is currently valid and who wishes to sign another labour contract with another employer, then the application file must contain all the documents stipulated in sub-clauses (a) and (dd) of article 4.2 and in article 9.3(a). together with a copy of the currently valid work permit.

6. With respect to foreigners entering Vietnam who do not require a work permit as prescribed in clause 1 of this article, the employer or Vietnamese party must provide a report to the local Department of Labour (where the foreigner will work on a regular basis) seven (7) days prior to the date on which the foreign employees will commence work, namely a spreadsheet stating the names, age, nationality and passport numbers of the foreign employees, their dates of commencing and finishing work, and the work to be undertaken; and must enclose the documents of the foreigners prescribed in sub-clauses (b), (c), (d) and (dd) of article 4.2. and must also ensure satisfaction of the conditions stipulated in clauses 1 to 4 inclusive of article 3 of this Decree. In the case of foreigners prescribed in sub-clause (e) of clause 1 of this article, the spreadsheet with the list of foreign employees must be provided to the Department of Labour within a time- limit of thirty (30) days after the date on which such employees commenced working.

Article 10.- Extension of work permits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ When an employer has a plan and is currently training a Vietnamese worker(s) to replace the foreign employee in the work the latter currently does, but a Vietnamese worker is not yet able to be substituted and the foreigner concerned has not been disciplined pursuant to the provisions in article 84.1(b) or (c) of the Labour Code (Amended).

b/ In the case of foreigners entering Vietnam to work as prescribed in sub-clauses (c) and (d) of article 1.1 of this Decree and the time required for such work exceeds thirty six (36) months.

2. An application file for extension of a work permit shall comprise:

a/ In the case of a foreigner working pursuant to a labour contract:

- Request for extension of the work permit on the standard form prescribed by the Ministry of Labour, specifying the reason why it has not been possible to train a Vietnamese worker to replace the foreign employee, the names of the Vietnamese workers who have been trained and who are currently being trained, the costs of the training, the duration of the training, and the location of the training to replace the foreign employee;

- Copy labour contract (certified by the employer);

- Work permit already issued.

b/ In the case of a foreigner working in a form prescribed in sub-clauses (c) or (d) of article 1.1 of this Decree:

- Request by the Vietnamese party for extension of the work permit on the standard form prescribed by the Ministry of Labour;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Work permit already issued.

3. Duration of an extension of a work permit:

The duration of an extension of a work permit shall depend on the additional period for which the foreign employee will continue to work for the employer as stipulated in the labour contract or in the letter of the foreign party appointing the foreign employee to work in Vietnam, or [the term of] the contract between the Vietnamese party and the foreign party.

The maximum duration of each extension shall be thirty six (36) months.

4. Order for extension of a work permit:

a/ The employer or the Vietnamese party must lodge the application file for extension of the work permit with the Department of Labour which issued such work permit, at least thirty (30) days prior to the date of expiry of the work permit.

b/ The Department of Labour shall extend a work permit for a foreigner within a time-limit of fifteen (15) working days from the date of receipt of a complete and valid application file. In a case of refusal, the Department shall provide a written response specifying its reasons.

Article 11.- Re-issuance of work permits [which are lost or damaged]

1. A work permit may be re-issued in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The work permit was damaged.

2. The application file for re-issuance of a work permit shall comprise:

a/ Request for re-issuance of the work permit from the foreigner on the standard form prescribed by the Ministry of Labour, explaining how the work permit was lost or damaged.

b./ Request from the employer, the Vietnamese party or the representative of the foreign non-Governmental organization for re-issuance of the work permit.

c/ The work permit, in a case where the work permit was damaged.

3. The contents of any re-issued work permit must be correct in terms of [similar to] the contents in the previously issued work permit.

4. Order for re-issuance of a work permit:

a/ An employee must notify his or her employer, or the Vietnamese party, or the representative of the foreign non-Governmental organization that the work permit was lost or damaged within at least three (3) days of discovering same, in order for the employer, Vietnamese party or such representative to in turn notify the Department of Labour which issued the work permit. The employer, Vietnamese party or such representative must lodge an application filed for reissuance of the work permit with the Department of Labour which issued such work permit, within at least thirty (30) days after the date the work permit was lost or damaged.

b/ The Department of Labour shall re-issue a work permit within a time-limit of fifteen (15) working days from the date of receipt of a complete and valid application file. In a case of refusal, the Department shall provide a written response specifying its reasons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The work permit expires.

2. The labour contract is terminated.

3. The contents of the labour contract are inconsistent with the contents of the issued work permit.

4. The economic, commercial, financial, banking, insurance, scientific and technical, cultural, sporting, educational or medical health contract is terminated.

5. There is notice from the foreign party terminating the appointment of the foreign employee to work in Vietnam.

6. The authorized State body withdraws the work permit for a breach of the law of Vietnam.

7. The enterprise, organization, Vietnamese party or foreign non-Governmental organization in Vietnam terminates its operation.

8. The foreigner is sentenced to prison, dies, or is proclaimed missing by a court.

Article 13.- Use of work permits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Foreigners shall present their work permits when conducting procedures for entry and exit, and on request by a competent State body.

3. If a foreigner goes to work for a period of ten (10) or more consecutive days or for a total of thirty (30) accumulated days within any one year in a province or city under central authority other than the province or city in which the foreigner works on a regular basis, then the employer, the Vietnamese party or the representative of the foreign non-Governmental organization must provide written notice about the foreigner going to work in such location, enclosing a copy of the issued work permit, to the Department of Labour in the place where the foreigner will work, in accordance with regulations of the Ministry of Labour.

Chapter III

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 14.- Inspections and dealing with breaches

1. Ministries, ministerial equivalent bodies, Government bodies and people's committees at all levels shall be responsible to check and inspect implementation of the provisions of the Labour Code and of this Decree.

2. Any employer or individual breaching any provision of the Labour Code, this Decree or any other relevant law shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to an administrative penalty or criminal prosecution in accordance with the law of Vietnam.

3. Foreigners currently working in Vietnam and who have not yet obtained a work permit must carry out procedures to apply for issuance of a work permit in accordance with this Decree. If after six (6) months working in Vietnam a foreign employee still does not have a work permit, the Department of Labour shall propose that the Minister of Public Security issue a decision on deportation from Vietnam in accordance with law.

Article 15.- Responsibilities of the Ministry of Labour:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To provide guidelines on implementation of this Decree.

Article 16.- Responsibilities of the Ministry of Health:

To provide guidelines on the prescribed standard form, contents of and issuing body for health certificates, and on the use duration of health certificates for foreigners to work in Vietnam.

Article 17.- Responsibilities of people's councils of provinces and cities under central authority:

To issue decisions on collection of fees for issuance of work permits for foreigners to work in Vietnam in accordance with the law on fees and charges

Article 18.- Responsibilities of Departments of Labour:

1. To receive and archive application files for the issuance, extension and re-issuance of work permits.

2. To issue, extend and re-issue work permits in accordance with the provisions of this Decree.

3. To monitor, collate and provide reports on the status of foreign employees working in enterprises, bodies and organizations within their localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Responsibilities of employers and Vietnamese parties:

1. To correctly implement the labour law of Vietnam and the provisions of other relevant laws of Vietnam.

2. To carry out procedures to apply for issuance, extension and re-issuance of work permits for foreigners to work in Vietnam and to pay the fees for issuance of work permits in accordance with law.

3. To fully perform labour contracts signed with foreigners working in Vietnam.

4. To administer application files for registration to recruit foreigners to work in Vietnam, and to supplement documentation relevant to foreigners working in Vietnam.

5. To administer foreigners working in enterprises or organizations.

6. To report on the status of employment of foreigners working in Vietnam in accordance with regulations of the Ministry of Labour.

Chapter IV

IMPLEMENTING PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Foreigners in Vietnam comprising students, spouses, assistants2 and foreigners not within the definition in article 1.1 of this Decree who wish to work for an enterprise, organization or individual in Vietnam shall not be required to complete an application file and conduct procedures for issuance of a work permit. The enterprise, organization or individual employing such foreigners must provide a report, in accordance with regulations of the Ministry of Labour, to the local Department of Labour where the foreigner will work on a regular basis, seven (7) days prior to the date on which the foreign employees will commence work, namely a spreadsheet stating the names, age, nationality and passport numbers of the foreign employees, their dates of commencing and finishing work, and the work to be undertaken

2. This Decree shall be of full force and effect after fifteen (15) days from the date of its publication in the Official Gazette.

This Decree shall replace Decree 105-2003-ND-CP of the Government dated 17 September 2003 with regulations on implementation of the Labour Code with respect to employment and administration of foreign employees working in Vietnam; and Decree 93-2005-ND-CP of the Government dated 13 July 2005 amending Decree 105-2003-ND-CP. Any provisions contrary to this Decree are also hereby repealed.

In the case of foreign employees who have been issued with work permits which are currently valid up until the date on which this Decree takes effect, such work permits shall remain valid and need not be exchanged for new work permits.

Article 21.- Responsibility for implementation

1. The Ministry of Labour shall provide guidelines for implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial equivalent bodies, heads of Government bodies and chairmen of people's committees of provinces and cities under central authority shall be responsible for implementation of this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

;

Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Số hiệu: 34/2008/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 25/03/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [2]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [2]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [2]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [4]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…