Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 24-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 1960 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LƯƠNG THUỘC KHU VỰC SẢN XUẤT

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong kỳ họp ngày 26 và 27 tháng 04 năm 1960 về cải tiến chế độ lương và tăng lương năm 1960 đối với công nhân, viên chức, cán bộ;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Công nhân, viên chức, cán bộ thuộc các xí nghiệp của Nhà nước được sắp xếp vào các thang lương và các bảng lương dưới đây: (1)

a) 7 thang lương và 14 bảng lương cho công nhân và nhân viên sản xuất:

- Về thang lương:

1. Thang lương 7 bậc với chênh lệch giữa khởi điểm và tối đa là: 1 – 2,50;

2. Thang lương 6 bậc với chênh lệch giữa khởi điểm và tối đa là: 1 – 2,40;

3. Thang lương 7 bậc với chênh lệch giữa khởi điểm và tối đa là: 1 – 2,20;

4. Thang lương 6 bậc với chênh lệch giữa khởi điểm và tối đa là: 1 – 2,10;

5. Thang lương 6 bậc với chênh lệch giữa khởi điểm và tối đa là:           1 – 1,90;

6. Thang lương 5 bậc với chênh lệch giữa khởi điểm và tối đa là:           1 – 1,80;

7. Thang lương 5 bậc với chênh lệch giữa khởi điểm và tối đa là:           1 – 1,65;

- Về bảng lương:

1. Bảng lương công nhân lái ô tô vận tải hàng hóa;

2. Bảng lương công nhân lái ôtô hàng khách;

3. Bảng lương công nhân lái ôtô con;

4. Bảng lương công nhân lái máy kéo;

5. Bảng lương thợ lặn;

6. Bảng lương công nhân nông giang;

7. Bảng lương công nhân lái xe hỏa;

8. Bảng lương công nhân bảo quản, đặt và sửa chữa đường sắt;

9. Bảng lương nhân viên nhà ga và nhân viên công tác trên xe hỏa;

10. Bảng lương công nhân và nhân viên tàu thủy;

11. Bảng lương công nhân tàu và thuyền đánh cá;

12. Bảng lương thủy thủ và công nhân lái ca-nô kèm phà;

13. Bảng lương công nhân và nhân viên ngành Bưu điện;

14. Bảng lương nhân viên mậu dịch quốc doanh .

b) Bốn bảng lương chức vụ cho cán bộ quản lý xí nghiệp:

1. Bảng lương chức vụ cán bộ quản lý xí nghiệp công nghiệp.

2. Bảng lương chức vụ cán bộ quản lý xí nghiệp kiến thiết cơ bản;

3. Bảng lương chức vụ cán bộ quản lý các nông trường, lâm trường, ngư trường:

4. Bảng lương chức vụ cán bộ quản lý ngành Mậu dịch.

c) Một bảng lương chức vụ cho nhân viên kỹ thuật không giữ chức vụ lãnh đạo.

Điều 2. – Mức lương khởi điểm (bậc 1) của mỗi thang lương hoặc bảng lương được ấn định theo trình độ phức tạp về kỹ thuật, điều kiện lao động và tính chất quan trọng của mỗi ngành, mỗi nghề trong nền kinh tế quốc dân. Đối với những việc làm ở những nơi độ nóng cao hoặc quá lạnh, hoặc có hại đến sức khỏe của công nhân, mức lương định cao hơn so với mức lương của những vật liệu ở những nơi bình thường; quy định này thay thế các khoản phụ cấp hao mòn sức khỏe đã ban hành từ trước đến nay.

Điều 3. – Tiêu chuẩn kỹ thuật của công nhân, tiêu chuẩn công tác của nhân viên kỹ thuật và cán bộ quản lý xí nghiệp do các Bộ chủ quản quy định, sau khi thỏa thuận với Bộ Lao động.

Điều 4. – Để thực hiện lương chức vụ cho cán bộ quản lý xí nghiệp, nay chia các xí nghiệp ra làm nhiều loại và nhiều hạng khác nhau:

a) Chia các xí nghiệp công nghiệp làm ba loại: loại xí nghiệp khai khoáng; loại xí nghiệp cơ khí, điện, vật liệu xây dựng; loại xí nghiệp công nghiệp nhẹ. Mỗi loại xí nghiệp này chi làm sáu hạng:

b) Chia các xí nghiệp kiến thiết cơ bản làm năm hạng;

c) Chia các nông trường, lâm trường, ngư trường làm bốn hạng;

d) Chia các Công ty và cửa hàng Mậu dịch làm bốn hạng.

Việc chia hạng đối với các xí nghiệp trên đây căn cứ vào các yếu tố: vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân; tính chất phức tạp của kỹ thuật (hoặc chuyên môn); tổng giá trị sản lượng.

Các Bộ chủ quản quy định tiêu chuẩn cụ thể và xếp hạng cho các xí nghiệp thuộc Bộ, sau khi thỏa thuận với Bộ Lao động.

Điều 5. – Chức vụ của cán bộ quản lý và viên chức các xí nghiệp gồm ba hệ thống:

a) Cán bộ quản lý xí nghiệp: Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng; Quản đốc, Phó quản đốc phân xưởng; Trưởng ngành sản xuất hoặc chức vụ tương đương.

b) Nhân viên kỹ thuật và nghiệp vụ (không giữ chức vụ lãnh đạo): kỹ sư, kỹ thuật viên, nhân viên giúp việc kỹ thuật; chuyên viên, cán sự, nhân viên kế hoạch, tài vụ, lao động tiền lương, v.v...

c) Nhân viên hành chính quản trị và nhân viên phục vụ khác trong xí nghiệp.

Điều 6. – Việc quy định mức lương chức vụ cho cán bộ quản lý xí nghiệp và viên chức nói trên căn cứ vào những nguyên tắc sau đây:

a) Mức lương của cán bộ lãnh đạo nói chung cao hơn mức lương của người bị lãnh đạo trực tiếp trong cùng một đơn vị.

b) Mức lương của cán bộ quản lý xí nghiệp phải tùy thuộc vào việc phân loại, phân hạng xí nghiệp và dựa trên mức lương của trưởng ngành sản xuất hoặc chức vụ tương đương để quy định.

c) Mức lương của trưởng ngành sản xuất hoặc chức vụ tương đương phải dựa trên mức lương của công nhân sản xuất trong mỗi ngành. Mức lương của trưởng ngành sản xuất hoặc chức vụ tương đương nói chung cao hơn mức lương của công nhân có cấp bậc cao nhất trong đơn vị đó, tối đa không quá 10%; nhưng mức lương của trưởng ngành cao nhất nói chung không được cao hơn mức lương của Phó quản đốc phân xưởng trực tiếp lãnh đạo.

d) Mức lương của Quản đốc và Phó quản đốc phân xưởng phải tùy thuộc vào việc phân hạng phân xưởng phải tùy thuộc các việc phân hạng phân xưởng và nói chung phải cao hơn mức lương của Trưởng ngành sản xuất trong phân xưởng, nhưng không cao hơn mức lương của Phó giám đốc xí nghiệp đó.

đ) Mức lương của Quản đốc, Phó quản đốc phân xưởng và Trưởng ngành sản xuất hoặc chức vụ tương đương trong mỗi xí nghiệp sẽ do Bộ chủ quản dựa vào những nguyên tắc nói ở điểm a, b, c, d, mà quy định. Ủy ban hành chính các cấp sẽ quy định mức lương cho các cán bộ này trong các xí nghiệp thuộc diện thi hành cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương năm 1960 do địa phương quản lý.

c) Mức lương cao nhất của Giám đốc xí nghiệp hạng 1 nói chung không được cao hơn mức lương của Phó cục trưởng cao nhất của Cục Quản lý xí nghiệp đó.

g) Mức lương của cán bộ quản lý các xí nghiệp không đủ tiêu chuẩn xếp vào hạng, thì do các Bộ chủ quản hoặc các Ủy ban hành chính quy định tương đương với mức lương của Quản đốc, Phó quản đốc hoặc Trưởng ngành sản xuất của xí nghiệp cùng loại; nhưng mức lương cao nhất của cán bộ quản lý xí nghiệp này phải thấp hơn mức lương của Giám đốc xí nghiệp ở hạng thấp nhất.

h) Mức lương của nhân viên kỹ thuật không giữ chức vụ lãnh đạo không tùy thuộc vào việc phân hạng xí nghiệp mà chỉ phân biệt như sau: mức lương nhân viên kỹ thuật thuộc ngành Công nghiệp nặng và các ngành tương đương như kiến thiết cơ bản, hàng không, đường sắt, đường thủy, lâm khẩu, v.v... cao hơn mức lương của nhân viên kỹ thuật thuộc ngành Công nghiệp nhẹ và các ngành tương đương như: trồng trọt, chăn nuôi, v.v...

i) Mức lương của viên chức làm công tác nghiệp vụ và hành chính quản trị ở xí nghiệp không tùy thuộc vào việc phân hạng xí nghiệp mà áp dụng thống nhất theo các mức lương quy định cho những viên chức cùng loại công tác ở các cơ quan Nhà nước.

k) Trường hợp phải xếp lương cho cán bộ lãnh đạo xí nghiệp vượt mức lương quy định cho các loại, hạng xí nghiệp, thì Bộ chủ quản đề nghị, Bộ Lao động thông qua.

Điều 7. – Công nhân, viên chức mới tuyển dụng phải qua một thời gian tạm tuyển là 06 tháng; trong thời gian tạm tuyển chỉ được hưởng 85% mức lương bậc khởi điểm.

Đối với những người chưa đạt tiêu chuẩn bậc 1, thì chỉ được hưởng 85% mức lương bậc 1 của tháng lương hoặc bảng lương của nghề đó, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu 27đ30.

Công nhân kỹ thuật mới được tuyển dụng vào các xí nghiệp cũng phải qua thời gian tạm tuyển từ 03 đến 06 tháng. Trong thời gian này chỉ được hưởng 85% mức lương cấp bậc của người trong biên chế cùng việc làm như mình.

Điều 8. – Mức lương của lao động phổ thông làm việc trên các công trường, nông trường dưới 06 tháng và những người thuê mượn tạm thời, theo thời vụ ngay tại địa phương sẽ do Ủy ban hành chính các địa phương quy định, căn cứ theo đời sống của nhân dân và giá công thuê mướn ở địa phương.

Điều 9. – Nghị định này thi hành kể từ ngày 01-05-1960.

Điều 10. – Nay bãi bỏ nghị định số 182-TTg ngày 07-04-1958 quy định chế độ lương cho khu vực sản xuất; trừ điều 10 và điều 12 của nghị định đó.

Điều 11. – Bộ Lao động chịu trách nhiệm quy định các loại công nhân, viên chức, cán bộ được sắp xếp vào các thang lương và bảng lương kèm theo nghị định này; giải thích và hướng dẫn các Bộ thuộc khu vực sản xuất và các Ủy ban hành chính các địa phương thi hành nghị định này. 

 

 

T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 


 
Phạm Văn Đồng

______________________

(1) Các thang lương và bảng lương của công nhân, viên chức, cán bộ ở các loại xí nghiệp ban hành kèm theo nghị định này không đăng trong Công báo.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị định 24-CP năm 1960 quy định chế độ lương thuộc khu vực sản xuất do Hội Đồng Chính Phủ ban hành

Số hiệu: 24-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 01/07/1960
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị định 24-CP năm 1960 quy định chế độ lương thuộc khu vực sản xuất do Hội Đồng Chính Phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…