Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 197-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1994

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 197-CP NGÀY 31-12-1994 VIỆC QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ TIỀN LƯƠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trương Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Chương 1:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

Điều 1.

Đối tượng và phạm vi áp dụng tiền lương theo Điều 2 và Điều 3 của Bộ Luật lao động là người lao động làm việc trong các tổ chức sau đây:

1- Doanh nghiệp Nhà nước;

2- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác;

3- Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế;

4- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trạng, đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội và các thành phần kinh tế khác được phép đăng ký hành nghề.

5- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp;

6- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có thuê mướn lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 2.

Đối tượng và phạm vi không áp dụng theo Điều 4 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

1- Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước;

2- Những người giữ chức vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm trong các cơ quan Nhà nước;

3- Những người thuộc các đoàn thể nhân dân và các tổ chức chính trị, xã hội khác theo quy chế của đoàn thể, tổ chức đó; xã viên hợp tác xã;

4- Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang.

Chương 2:

LƯƠNG TỐI THIỂU, HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG

Điều 3.

1- Mức lương tối thiểu theo Điều 56 và Khoản 2 Điều 132 của Bộ Luật lao động là mức lương để trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất (không qua đào tạo) với điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường.

2- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau khi lấy ý kiến Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động, trình Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiếu cho từng thời kỳ.

3- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư và đại diện của người sử dụng lao động trình Chính phủ công bố hoặc Chính phủ uỷ quyền cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố mức lương tối thiểu đối với người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp và các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.

Điều 4.

Thang lương, bảng lương theo Điều 57 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

1- Chính phủ công bố thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương áp dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ, đơn vị sự nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kế toán thuộc thành phần kinh tế quốc doanh.

2- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào chính sách tiền lượng của Nhà nước hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế khác.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG

Điều 5.

Hình thức trả lương theo Điều 58 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:

1- Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế:

Tiền lương tháng là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động;

Tiền lượng tuần là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

Tiền lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho 26 ngày;

Tiền lương giờ là tiền lương trả cho một giờ làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn quy định tại Điều 68 của Bộ Luật lao động.

2- Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lương sản phẩm họ làm ra.

3- Trả lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc phải hoàn thành.

Điều 6.

Trường hợp đặc biệt quy định tại Khoản 1 Điều 59 của Bộ Luật lao động là những trường hợp do sự cố điện, nước; do áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; do di chuyển địa điểm làm việc hoặc do khó khăn trong sản xuất kinh doanh mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không khắc phục được thì được phép trả lương chậm nhưng không quá một tháng và phải đền bù cho người lao động như sau:

Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải đền bù.

Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải đền bù một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.

Điều 7.

Việc khấu trừ vào tiền lương của người lao động theo Khoản 1 Điều 60 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

Căn cứ vào số tiền lương hàng tháng người lao động nhận được sau khi đóng bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế và thuế thu nhập cá nhân, người sử dụng lao động khấu trừ dần những khoản đã tạm ứng theo quy định tại Điều 67 và khoản bồi thường thiệt hại vật chất được quy định tại Điều 89 của Bộ luật lao động.

Điều 8.

Việc trả lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm theo điều 61 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

1- Nếu trả lương theo thời gian thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi làm thêm giờ ngoài giờ tiêu chuẩn.

2- Nếu trả lương theo sản phẩm, lương khoán thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn.

3- Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương làm việc vào ban ngày nếu không thường xuyên làm việc vào ban đêm; ít nhất bằng 35% tiền lương làm việc vào ban ngày nếu thường xuyên làm việc theo ca (chế độ làm việc 3 ca) hoặc chuyên làm việc vào ban đêm.

Điều 9.

Việc trích thưởng từ lợi nhuận còn lại (sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước) để thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ 1 năm trở lên theo Điều 64 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

1- Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, mức tiền thưởng tối đa không quá 6 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp, mức tiền thưởng do hai bên thoả thuận, nhưng không thấp hơn 1 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

3- Đối với doanh nghiệp tư nhân, mức tiền thưởng do hai bên thoả thuận, nhưng mức trích thưởng ít nhất là 10% lợi nhuận.

Điều 10.

Việc tạm ứng tiền lương cho người lao động theo các Khoản 1 và 2 Điều 67 của Bộ lao động được quy định như sau:

1- Khi bản thân hoặc gia đình người lao động gặp khó khăn thì người lao động được tạm ứng tiền lương nhưng ít nhất bằng một tháng lương. Cách trả tiền lương tạm ứng do hai bên thoả thuận, nhưng không được tính lãi đối với số tiền tạm ứng này.

2- Khi người lao động phải tạm thời nghỉ việc để làm nghĩa vụ công dân từ một tuần trở lên, thì người lao động được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm thời nghỉ việc và được khấu trừ vào tiền lương theo Điều 7 của Nghị định này.

Điều 11.

Việc tạm ứng tiền lương cho người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo Khoản 3 Điều 67 của Bộ luật lao động được quy định như sau:

1- Trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam người lao động được người sử dụng lao động tạm ứng 50% tiền lương theo hợp đồng của tháng trước liền kề.

2- Khi hết hạn tạm giữ, tạm giam, nếu người lao động có lỗi thì cũng không phải hoàn trả khoản tiền lương tạm ứng nói trên; nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải trả đầy đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; nếu do lỗi của cơ quan pháp luật thì cơ quan đó phải được xử lý theo pháp luật.

Điều 12.

1- Tiền lương trả cho người lao động nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, nghỉ về việc riêng có lương được tính theo lương thời gian, bằng lương tháng (lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp chức vụ nếu có) chia cho 26 ngày nhân với số ngày được nghỉ theo quy định.

2- Tiền lương trả cho người lao động khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm được tính tương ứng với hình thức trả lương quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

3- Trong một ca làm việc nếu ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 của Bộ Luật lao động từ 2 giờ trở lên thì được trả lương ngừng việc.

Điều 13.

Tiền lương làm căn cứ để tính các chế độ trợ cấp thôi việc; trợ cấp mất việc làm; chế độ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền trước khi sự việc xảy ra, gồm lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ và phụ cấp chức vụ (nếu có).

Điều 14.

Tiền lương được trả trong thời gian nghỉ theo quy định tại các Điều 41, 53, 62, 73, 74, 76, 77, 78, 92 của Bộ Luật lao động là tiền lương tháng trước liền kề và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.

Chương 4:

MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 15.

Người học nghề, tập nghề theo Khoản 2 Điều 23 của Bộ Luật lao động, nếu trực tiếp làm ra sản phẩm thì được trả lương. Mức lương do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn 70% mức lương cấp bậc của người lao động cùng làm công việc đó.

Điều 16.

Lao động nữ quy định tại Điều 111 của Bộ Luật lao động, nếu cùng làm công việc như nam giới thì được trả lương như nhau. Khi nâng bậc lương, nếu lao động nữ có điều kiện và tiêu chuẩn như nam giới thì ưu tiên nâng bậc lương cho lao động nữ.

Điều 17.

Người lao động chưa thành niên quy định tại Điều 121 của Bộ Luật lao động, nếu cùng làm công việc như người lao động thành niên thì được trả lương như nhau.

Điều 18.

Lao động là người cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc theo Điều 123 của Bộ Luật lao động thì được trả nguyên lương.

Điều 19.

Lao động là người tàn tật quy định tại Điều 125 của Bộ Luật lao động, nếu cùng làm công việc như lao động bình thường thì được trả lương như nhau.

Điều 20.

Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao theo Điều 129 của Bộ luật lao động được áp dụng bảng lương chuyên viên cao cấp, chuyên gia, nghệ nhân trên cơ sở chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn. Doanh nghiệp được quyền xây dựng cơ chế trả lương bảo đảm thu hút lao động này.

Điều 21.

Người lao động là công dân Việt Nam được phép đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu, khoán quy định tại Khoản 2 Điều 134 của Bộ Luật lao động thì trong thời gian làm việc ở nước ngoài được trả một phần tiền lương bằng ngoại tệ của nước sở tại hoặc ngoại tệ quy đổi.

Điều 22.

Căn cứ hướng dẫn của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp được:

1- Xây dựng và áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương, mức lương, phụ cấp lương và quy chế trả lương bảo đảm lợi ích của các bên.

2- Xác định tiền lương của Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và các viên chức chủ chốt khác trong doanh nghiệp để Hội đồng quản trị quyết định.

Điều 23.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ quy định tại Điều 136 của Bộ Luật lao động đối với người làm nghề hoặc công việc đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật trình Chính phủ xem xét quyết định.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.

Điều 25.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 197-CP

Hanoi, December 31, 1994

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES ON WAGES OF THE LABOR CODE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
Pursuant to the Labor Code on the 23rd of June 1994;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

OBJECTS AND SCOPE OF REGULATION

Article 1.- The objects and scope of regulation by Articles 2 and 3 of the Labor Code in terms of wages are laborers working in the following organizations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Businesses of other economic sectors;

3. Public service units operating according to the loss-profit accounting system;

4. Business and service organizations belonging to administrative and public service agencies, the armed forces, mass organizations, political and social organizations and other economic sectors which are allowed to register for operation;

5. Business with foreign investments, business in export processing zones, industrial parks;

6. Foreign agencies and organizations, international organizations based on Vietnamese territory and hiding laborers who are Vietnamese, except otherwise provided for in international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

Article 2.- The following objects and scopes are not regulated by Article 4 of the Labor Code:

1. Public employees and functionaries in administrative and public service agencies of the State;

2. The persons holding elected, appointed or assigned posts in State agencies;

3. The persons belonging to mass organizations and other political and social organizations under the statutes of these organizations; members of cooperatives;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

MINIMUM WAGES, SYSTEM OF WAGE SCALES AND TABLES

Article 3.-

1. The minimum wage as defined in Article 56 and Item 2 of Article 132 of the Labor Code is the wage paid to the laborer doing the most simple job (without training) in formal labor conditions and environment.

2. Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, after consulting the Vietnam General Confederation of Labor and the representative of the employer, shall submit the minimum wage for each period to the Government for decision and publication.

3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, after consulting the Vietnam General Confederation of Labor, the State Committee for Cooperation and Investment, and the representative of the employer, shall submit to the Government for announcement, or the Government shall empower the Ministry to announce, the minimum wage of Vietnamese laborers working in foreign-invested businesses, export processing zones, industrial parks, or foreign or international agencies and organizations in Vietnam.

Article 4.- The application of the wage scale and table under Article 57 of the Labor Cod is defined as follows:

1. The Government shall announce the wage scale and table, and the regime of allowances organizations, and public service units operating according to the loss-profit accounting and accountancy system in the State-owned economic sector.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall bas itself on the wage policy of the State to guide the implementation of the wage regime in the businesses and the production, business and service organizations belonging to other economic sectors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE REGIME OF WAG AND BONUS PAYMENT

Article 5.- The forms of wage payment under Article 58 of the Labor Code are defined as follows:

1. The time wage is the form of payment to the laborers based on the real working time;

- The monthly wage is the fixed wage paid monthly on the basis of the labor contract;

- The weekly wage is the wag paid for a working week based on the monthly wage multiplied by 12 months and divided to 52 weeks;

- The daily wage is the wage paid for a working day based on the monthly wage divided to 26 days;

- The hourly wage is the wage paid for a working hour based on the daily wag divided to the number of standard hours defined at Article 68 of the Labor Code.

2. Piecework payment is payment to the laborers based on the quantity and quality of their products.

3. Package payment is payment to the laborers based on the volume and quality of the work they have to complete.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- He shall have to make no compensation if the delay is less than 15 days.

- If the delay is from 15 days upward, the compensation shall represent at least the pay in arrears multiplied by the monthly interest rate for current bank deposit announced by the State Bank at the time of wage payment.

Article 7.- The deduction from the wage of the laborer under Item 1 of Article 60 of the Labor Code is defined as follows:

Basing himself on the monthly wage received by the laborer after payment of his social insurance and medical insurance premiums and his personal income tax, the employer shall gradually deduct the advance payment made under Article 67 and also deduct the compensations for material damage stipulated at Article 89 of the Labor Code.

Article 8.- Payment for overtime and night-time work under Article 61 of the Labor Code is defined as follows:

1. If payment is made according to the working time, the laborer shall be paid for his work outside the regulatory hours.

2. If payment is mad on the basis of piecework or package work, the laborer shall be paid for his overtime work, when the employer has the need to produce a grater quantity and volume of products than the quantity or volume to be achieved during the regulatory time.

3. The laborer working in night shift shall be paid additional wage representing at least 30% of the daytime pay if the night work is not regular, and at least 35% of the day-time pay if the work is done in regular night-shift (three-shift working regime) or is done regularly at nigh time.

Article 9.- The deduction from the remaining profit (after making the regulatory remittances to the State) as bonus to laborers having worked at the business for on year or more under Article 64 of the Labor Code, is defined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. With regard to the businesses with foreign investment, businesses in the export processing zones and the industrial parks, the bonus shall be mutually aggressed upon, but shall not be lower than one month's wage under the labor contract.

3. With regard to private businesses, the bonus shall be mutually agreed upon, but must not fall below 10% of the profit.

Article 10.- The advance payment to the laborer under Items 1 and 2 of Article 67 of Labor Code is defined as follows:

1. The laborer shall receive payment of his wage when he/she or their family meets with difficulties, the advance payment represents at least one month's wage. The mode of advance payment of wage shall be mutually agreed upon, but this advance pay must not carry interest rate.

2. When the laborer has to temporarily suspend his/her work to discharge his/her citizen duty for one week or more, he/she shall receive advance payment corresponding to the wage of the non-working days, and this advance payment shall be deducted from his/her wage under Article 7 of this Decree.

Article 11.- The advance payment of wage to the laborers under custody or temporary detention under Item 3 of Article 67 of the Labor Code is defined as follows:

1. During the period of his/her temporary custody or detention, the laborer shall receive an advance payment of 50% of his/her wage in the immediately preceding month under the labor contract.

2. After expiry of the term of temporary custody or detention, even if the laborer is found guilty, he/she shall not have to return the above advance payment. If the fault rests with the employer, he must pay fully the wage to the laborer according to the labor contract. If the fault rests with the juridical agency, it must be dealt with according to law.

Article 12.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The payment to the laborers for overtime work and night work corresponds with the payment defined at Article 5 of this Decree.

3. In case of stoppage of work as defined in Item 1 of Article 62 of the Labor Cod, the laborer shall receive work stoppage pay if the stoppage lasts two hours and more.

Article 13.- The wage to serve as basis for calculating the payment according to the regimes of severance allowances, job losing allowances, indemnity for labor accidents and occupational diseases, is the payment according to the labor contract. It represents the average of the six months immediately preceding the occurrence of the affair or accident, and comprises the grade and position wage, area allowance, dearness allowance and position allowance (if any).

Article 14.- The payment during the regulatory paid leave defined at Articles 41, 53, 62, 73, 74, 76, 78 and 92 of the Labor Code is the monthly wage of the immediately preceding month, and corresponds to the form of payment according to the working time defined at Item 1 of Article 5 of this Decree.

Chapter IV

OTHER PROVISIONS

Article 15.- The apprentices and trainees as defined in Item 2 of Article 23 of the Labor Code shall be paid wage if he/she directly manufactures products. The wage is to be mutually agreed upon, but shall not be lower than 70% of the grade wage of the laborer doing the same job.

Article 16.- Women laborers defined at Article 111 of the Labor Code shall be paid the same wage as male laborers for the same job. When a pay rise is to be effected, the woman laborer shall be given priority consideration over a male laborer with the same conditions and standards.

Article 17.- Minor laborers defined at Article 121 of the Labor Code shall receive the same payment as a major laborer doing the same job.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Handicapped laborers as stipulated in Article 125 of the Labor Code shall receive the same pay as an ordinary laborer doing the same job.

Article 20.- The laborer with a high professional standard stipulated at Article 129 of the Labor Code shall enjoy payment according to the wage table for high-level specialists, experts and artists according to their titles and professional norms. The businesses are entitled to effect a mechanism of payment in order to attract this highly professional labor.

Article 21.- The laborers, who are Vietnamese citizens allowed to go and work abroad in the form of contractors or workers on contract as stipulated at Item 2 of Article 134 of the Labor Code, shall receive part of their pay in the currency of the host country or another convertible currency during their working time abroad.

Article 22.- Basing themselves on the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the businesses with foreign investment and the businesses in the export processing zones and the industrial parks are allowed:

1. To work out and apply the system of wage scales and wage tables and the wage levels, wage allowances and the payment regulation which can ensure the interests of all parties.

2. To set the wages of the director (general director), deputy director (deputy general director) and the other key functionaries in the business, and submit it to the Managerial Board for decision.

Article 23.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall base itself on the stipulations at Article 136 of the Labor Code with regard to those working in special jobs in the domain of art, and submit to the Government for consideration and decision.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's Committees in the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

;

Nghị định 197-CP năm 1994 hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về tiền lương

Số hiệu: 197-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 31/12/1994
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 197-CP năm 1994 hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về tiền lương

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [4]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…