CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 196-CP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1994 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Các doanh nghiệp Nhà nước;
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn sử dụng từ 10 lao động trở lên;
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp;
Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê mướn từ 10 lao động là người Việt Nam trở lên, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;
Các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ có hạch toán độc lập của các đơn vị hành chính, sự nghiệp được áp dụng một số điểm quy định tại Điều 2 của Nghị định này để thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể.
2. Đối tượng và phạm vi không áp dụng thoả ước lao động tập thể:
Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước;
Những người làm việc trong các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội;
Những người làm việc trong các doanh nghiệp đặc thù của Lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
NỘI DUNG THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
1. Nội dung chủ yếu của thoả ước lao động tập thể theo Khoản 2 Điều 46 của Bộ Luật Lao động bao gồm:
a) Việc làm và bảo đảm việc làm: các biện pháp bảo đảm việc làm; loại hợp đồng đối với từng loại lao động, hoặc loại công việc; các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động; các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp tạm ngừng việc; nâng cao tay nghề, đào tạo lại khi thay đổi kỹ thuật hay tổ chức sản xuất; các nguyên tắc và thời gian tạm thời chuyển người lao động làm việc khác.
b) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: các quy định về độ dài thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; bố trí ca kíp; thời giờ nghỉ giải lao phù hợp với từng loại nghề, công việc; ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ; chế độ nghỉ hàng năm kể cả thời gian đi đường; nghỉ về việc riêng; nguyên tắc và các trường hợp huy động làm thêm giờ.
c) Tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng: tiền lương tối thiểu hoặc lương trung bình (lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ); thang bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp; biện pháp bảo đảm tiền lương thực tế, phương thức điều chỉnh tiền lương khi giá cả thị trường biến động; nguyên tắc trả lương (lương thời gian, lương sản phẩm hoặc lương khoán); nguyên tắc xây dựng và điều chỉnh đơn giá tiền lương; nguyên tắc và điều kiện nâng bậc lương; các loại phụ cấp lương; thời gian trả lương hàng tháng; thanh toán tiền nghỉ hàng năm, tiền tàu xe; tiền lương trả cho giờ làm thêm; tiền thưởng (thưởng đột xuất, thưởng tháng, thưởng cuối năm, thưởng chất lượng, thưởng từ lợi nhuận) và các nguyên tắc chi thưởng (có thể kèm theo quy chế).
d) Định mức lao động: các nguyên tắc, phương pháp xây dựng định mức, áp dụng thử, ban hành, thay đổi định mức; loại định mức áp dụng cho các loại lao động; các định mức trung bình, tiên tiến được áp dụng trong doanh nghiệp; biện pháp đối với những trường hợp không hoàn thành định mức; nguyên tắc khoán tổng hợp cả lao động và vật tư (nếu có).
đ) An toàn lao động, vệ sinh lao động: các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; tiêu chuẩn và việc cung cấp phương tiện phòng hộ lao động; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật; các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (có thể kèm theo quy chế).
e) Bảo hiểm xã hội: các quy định về trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đóng góp, thu nộp, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Ngoài những nội dung nói trên, các bên có thể thoả thuận thêm những nội dung khác như: thể thức giải quyết tranh chấp lao động; ăn giữa ca; phúc lợi tập thể; trợ cấp việc hiếu, hỷ...
THỦ TỤC THƯƠNG LƯỢNG, KÝ KẾT, ĐĂNG KÝ THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
1. Bên đề xuất yêu cầu thương lượng để ký kết thoả ước tập thể phải thông báo bằng văn bản các nội dung thương lượng cho bên kia.
Nội dung thương lượng của bên tập thể lao động do Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời đưa ra.
2. Bên nhận được yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và chủ động gặp bên đề xuất yêu cầu để thoả thuận về thời gian, địa điểm và số lượng đại diện tham gia thương lượng.
3. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức để hai bên tiến hành thương lượng.
Kết quả thương lượng là căn cứ để xây dựng thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp, đơn vị.
4. Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức Công đoàn lâm thời tổ chức lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung của thoả ước lao động tập thể.
Nếu có trên 50% số lao động trong tập thể lao động tán thành thì hai bên tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể.
5. Thoả ước lao động tập thể phải lập theo mẫu thống nhất.
Kết quả lấy ý kiến phải lập thành biên bản ghi rõ tổng số người được lấy ý kiến, số người tán thành, số người không tán thành, những điều khoản không tán thành và tỷ lệ không tán thành. Biên bản phải có chữ ký đại diện của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
Khi đăng ký thoả ước lao động tập thể với cơ quan lao động phải kèm theo biên bản lấy ý kiến tập thể lao động.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết thoả ước lao động tập thể, người sử dụng lao động phải gửi bản thoả ước lao động tập thể đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tổ chức để đăng ký.
2. Doanh nghiệp trực thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp phải gửi bản thoả ước lao động tập thể đến Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp để đăng ký tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có trụ sở chính của Ban Quản lý đó.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản thoả ước lao động tập thể, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét và thông báo bằng văn bản về về việc đăng ký cho hai bên biết. Nếu trong thoả ước lao động tập thể có những điều khoản trái pháp luật thì chỉ rõ và hướng dẫn cho hai bên sửa đổi để đăng ký lại.
1. Nếu sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp thành viên không có thay đổi về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy thì các thoả ước lao động tập thể đã ký chưa hết hạn vẫn còn hiệu lực thi hành cho đến khi hết hạn hoặc tới khi ký kết thoả ước lao động tập thể mới.
2. Nếu sau khi sáp nhập, các doanh nghiệp thành viên có thay đổi về chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy thì các thoả ước lao động tập thể đã ký không còn hiệu lực thi hành, các bên phải tiến hành thương lượng để ký kết thoả ước lao động tập thể mới trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày sáp nhập.
Các thoả ước lao động tập thể đã ký và đang thực hiện nếu có điều khoản trái với Bộ Luật Lao động và Nghị định này thì phải sửa đổi, trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Những điều khoản cần phải sửa đổi hoặc bổ sung phải được thương lượng, ký kết và đăng ký lại theo thủ tục quy định tại Bộ Luật Lao động và Nghị định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 196-CP |
Hanoi, December 31, 1994 |
DECREE
STIPULATING DETAILED PROVISIONS AND GUIDANCE FOR THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE ON COLLECTIVE LABOR BARGAIN
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on
Organization of the Government on the 30th of September 1992;
Proceeding from the Labor Code on the 23rd of June 1994;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
Chapter I
SUBJECTS AND SCOPE OF REGULATION OF COLLECTIVE LABOR BARGAINS
Article 1.-
...
...
...
- The State-owned enterprises;
- The enterprises of the other economic sectors and the organizations and individuals that employ 10 or more laborers;
- The enterprises having foreign investment; the enterprises belonging to export-processing and industrial zones;
- The foreign or international offices and organizations in Vietnam that employ 10 or more Vietnamese laborers, unless otherwise provided for by international conventions that the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
The independently-financed services of the administrative and public service units are allowed to apply a number of points stipulated in Article 2 of this Decree to negotiate and sign collective labor bargains.
2. The subjects and scope not applicable to collective labor bargain include:
- Public employees and officials working at administrative and public services of the State;
- Employees in people's organizations and social and political organizations;
- Employees in specialized enterprises of the People's Army and People's Security Forces; officers, non-commissioned officers and soldiers of the People's Army and People's Security Forces.
...
...
...
CONTENT OF THE COLLECTIVE ABOR BARGAIN
Article 2.-
1. The main content of the collective labor bargain stipulated in Item 2, Article 46 of the Labor Code includes:
a) Job and job security: the measures for job security; the type of labor contracts for each category of labor or jobs; the circumstances for termination of labor contracts; the allowances for job resignation, severance and suspension; the upgrading of professional skills, the retraining in case of technological changes or production reorganization; the principles and time for temporary assignment of laborers to other jobs.
b) The work and rest time: the provisions on the length of work time during a day and a week; the arrangement of work shifts; the break time suitable for each category of profession and work; the weekly day-off and holiday; the annual leave, including the traveling time; the leave on personal affairs; the principles on and cases of requested overtime work.
c) The salary, salary-indexing allowances and bonuses: the base or average salary (monthly or daily or hourly); the salary scale at the enterprise; the measures to ensure real income and the indexing measures for salaries in face of fluctuating market prices; the principles of salary payment (by time, products or piece-work); the principles for designing and adjusting salaries; the principles and conditions for salary raises; the types of salary-indexing allowances; the time for monthly salary payment; the payment of annual leave and related expenses; the salary for overtime work; the bonuses (irregular, monthly, year-end, high-quality reward, profit reward) and their principles (a specific regulation may be attached).
d) Labor quotas: the principles and methods for designing the quotas, their trial application, formalization and adjustment; the types of quotas for different types of labor; the average and advanced quotas applied in the enterprises; the measures to apply to cases of non-fulfillment of the quotas; the principles for piece-work on labor and materials (if any).
e) Labor safety and hygiene: the measures to ensure labor safety and hygiene; the standards for and the supply of labor-safety instruments; the regimes of in-kind compensation; the measures to improve working conditions; the compensation for labor accidents and occupational diseases (a specific regulation may be attached).
f) Social securities: the provisions on the responsibility and interests of the employer and the laborers in contributing, collecting and paying social insurances.
...
...
...
Chapter III
THE MODALITIES FOR NEGOTIATING, SIGNING AND REGISTERING COLLECTIVE LABOR BARGAINS
Article 3.- The negotiations and signing of collective labor bargains in accordance with Article 45 and Item 1, Article 46, of the Labor Code are conducted according to the following modalities:
1. The party which proposes to negotiate and sign a collective labor bargain shall inform in writing the other party of the content of the proposed bargain.
The content of the collective labor party shall be proposed by the Executive Committee of the local trade union organization, or by the provisional trade union organization.
2. The party to which the proposal is addressed shall accept negotiating and shall take the initiative to meet with the proposing party to agree on the time and location of the negotiation and the number of delegates to it.
3. The employer is responsible for arranging for the two parties to meet and negotiate.
The result of the negotiation shall serve as the basis for designing the collective labor bargain at the enterprise or unit.
4. The local or provisional trade union organization shall organize polls for collective opinions on the content of the proposed collective labor bargain.
...
...
...
5. The collective labor bargain must be prepared in set forms.
Article 4.- The polling of collective opinions on the content of the collective labor bargain shall be conducted through a collection of signatures or a show of hands.
The result of the poll must be recorded in a minute which shall specify the total number of polled people, the yes votes, the no votes, the provisions which are not agreed upon and the percentage of the no votes. The minute must bear the signature of the representative of the Executive Committee of the local trade union organization.
In registering the collective labor bargain with the labor office, this minute must be attached.
Article 5.- The registering of the collective labor bargain in accordance with Article 47 and Item 3, Article 48, of the Labor Code, is provided for as follows:
1. Within 10 days from the date of the signing of the collective labor bargain, the employer shall send the collective labor bargain to the Labor, War Invalids and Social Affairs Service of the province or city directly under the Central Government, where his/her enterprise or organization is located, for registration.
2. The enterprise which belongs to the export-processing or industrial zone shall send this collective labor bargain to the Managing Board of the zone for registration at the Labor, War Invalids and Social Affairs Service of the province or city directly under the Central Government, where the Managing Board is headquartered.
3. Within 15 days from the receipt of the collective labor bargain, the Labor, War Invalids and Social Affairs Service of the province or city directly under the Central Government shall consider and inform in writing both concerned parties of the registration. If the collective labor bargain contains provisions which are contrary to law, the Service shall point them out clearly and guide both parties to make changes to it for registration.
Article 6.- In the event of a merger of enterprises as stipulated in Item 1, Article 52, of the Labor Code, the signed collective labor bargain shall be settled as follows:
...
...
...
2. If the merger leads the member enterprises to a change in their functions, jurisdiction and organizations, the signed collective labor bargains shall cease to apply, and the concerned parties shall start negotiating for a new collective labor bargain within six months from the merger.
Chapter IV
Article 7.- This Decree takes effect from the 1st of January, 1995, and replaces all previous regulations on collective labor bargain.
The collective labor bargains which have been signed and are already in effect but which contain provisions which are contrary to the Labor Code and this Decree shall be amended within six months from the effective date of this Decree. The provisions which have to be amended or supplemented must be agreed upon, signed and registered again in accordance with the modalities defined by the Labor Code and this Decree.
Article 8.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, in coordination with the Vietnam General Confederation of Labor, shall organize pilot cases of signing collective labor bargain within its own office and submit to the Government for approval.
Article 9.- The Ministers, the Heads of the agencies at ministerial level, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, are responsible for the implementation of this Decree.
...
...
...
;
Nghị định 196-CP năm 1994 hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập thể
Số hiệu: | 196-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 31/12/1994 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 196-CP năm 1994 hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập thể
Chưa có Video