CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 144/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2007 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Luật Người lao động Việt
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
2. Vi phạm
hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt
a) Hành vi vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ;
b) Hành vi vi phạm quy định về việc đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
c) Hành vi vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng với người lao động;
d) Hành vi vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động;
đ) Hành vi vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ và tiền dịch vụ; đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước;
e) Hành vi vi phạm quy định về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động ở ngoài nước;
g) Hành vi vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và một số đối tượng liên quan khác.
1. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân Việt Nam có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; trường hợp hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
1. Tình tiết giảm nhẹ:
a) Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;
c) Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra;
d) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
đ) Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
e) Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
g) Vi phạm do trình độ lạc hậu.
2. Tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm có tổ chức;
b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Xúi giục, lôi kéo, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm;
d) Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;
e) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
g) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính;
h) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
i) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.
Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một (01) năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hiệu nói trên mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không tiến hành xử phạt nhưng bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức quy định
phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người
lao động Việt
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép);
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
c) Buộc về nước.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ba (03) tháng đến mười hai (12) tháng;
b) Tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ một (01) tháng đến sáu (06) tháng;
c) Đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động.
Doanh nghiệp, tổ chức sau khi hết thời gian bị tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động, nếu vẫn không khắc phục được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra thì có thể bị đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động;
d) Buộc đưa
người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
đ) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
e) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn từ hai (02) năm đến năm (05) năm.
g) Buộc đóng góp đủ tiền vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định hiện hành.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT
Điều 6. Hành vi vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không công bố Giấy phép theo quy định;
b) Không niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh và bản sao Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chi nhánh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo về việc doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh thực hiện một số nội dung trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, không thực hiện phương án tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
b) Trong thời hạn chín mươi (90) ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, không thực hiện phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
c) Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không có trình độ từ đại học trở lên;
d) Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;
đ) Doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người mà trong thời gian người đó quản lý một doanh nghiệp khác bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
e) Doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ cho chi nhánh không đúng theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện trái quy định một trong các hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sau khi đã nhận được thông báo về việc không được đổi Giấy phép hoặc đã bị đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Không bảo đảm mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật;
c) Doanh nghiệp không trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
d) Chi
nhánh doanh nghiệp dịch vụ thực hiện vượt quá phạm vi nhiệm vụ được giao về hoạt
động đưa người lao động Việt
5. Hình thức xử phạt bổ sung: thu hồi Giấy phép đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3; điểm b và c khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ sáu (06) tháng đến mười hai (12) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này, trừ trường hợp đã bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 và khoản 4 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
b) Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng đã đăng ký theo Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập hoặc đã đăng ký nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Doanh nghiệp nhận thầu, trúng thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, tổ chức sự nghiệp của Nhà nước đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không báo cáo hoặc đã báo cáo nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: thu hồi Giấy phép đối với doanh nghiệp dịch vụ có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ sáu (06) tháng đến mười hai (12) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, trừ trường hợp đã bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng với người lao động
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của hợp đồng theo quy định;
b) Không thanh lý hợp đồng ký với người lao động theo quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không trực tiếp tuyển chọn lao động;
b) Không nêu rõ các quyền và nghĩa vụ về tài chính của các bên trong hợp đồng ký với người lao động theo quy định.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ký hợp đồng với người lao động theo quy định;
b) Nội dung hợp đồng doanh nghiệp ký với người lao động, Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập không phù hợp với Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký;
c) Nội dung hợp đồng tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài ký với người lao động, Hợp đồng lao động không phù hợp với báo cáo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động từ một (01) tháng đến ba (03) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động trong trường hợp sau khi bị tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm b khoản này nhưng vẫn không khắc phục được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
d) Buộc
đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
đ) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao động sau khi tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
c) Không tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài đáp ứng yêu cầu của hợp đồng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động từ một (01) tháng đến ba (03) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động trong trường hợp sau khi bị tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm a khoản này nhưng vẫn không khắc phục được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
c) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với doanh nghiệp dịch vụ có hành vi không đóng góp hoặc đóng góp không đầy đủ vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thu phí tuyển chọn của người lao động;
b) Thu, quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
c) Không nộp bổ sung đủ và đúng hạn số tiền ký quỹ của doanh nghiệp theo quy định đối với doanh nghiệp dịch vụ;
d) Thu, quản lý, sử dụng tiền môi giới không đúng quy định của pháp luật;
đ) Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
e) Không hoàn trả cho người lao động phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng mà phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Thu hồi Giấy phép trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tạm đình chỉ Hợp đồng cung ứng lao động từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động trong trường hợp sau khi bị tạm đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động quy định tại điểm a khoản này nhưng vẫn không khắc phục được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;
c) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này, trừ trường hợp đã bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc đóng góp đủ tiền vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định hiện hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
đ) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo, phối hợp với Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
b) Không kịp thời giải quyết vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
c) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động;
d) Lợi dụng
hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân
Việt
đ) Đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Thu hồi Giấy phép đối với doanh nghiệp dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ sáu (06) tháng đến mười hai (12) tháng đối với doanh nghiệp dịch vụ nếu có một trong các hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này, trừ trường hợp đã bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc
đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
c) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động không đến nơi làm việc theo hợp đồng;
b) Lôi
kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt
4. Hình thức xử phạt bổ sung: buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn hai (02) năm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn năm (05) năm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 13. Thầm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này.
3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ và e khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
Điều 14. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thanh tra viên chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ và e khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, đ và e khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
Điều 15. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
3. Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
3. Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d và đ khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
Điều 17. Thẩm quyền thu hồi Giấy phép
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền quyết định thu hồi Giấy phép.
Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vi phạm quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến mức bị thu hồi Giấy phép thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thu hồi Giấy phép.
Thủ tục xử
phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với những hành vi vi phạm hành chính trong
hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ
Việt
1. Thủ tục lập biên bản:
a) Khi có một trong các căn cứ quy định tại điểm b khoản này thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự trong Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Căn cứ lập biên bản vi phạm hành chính:
- Văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước sở tại về hành vi vi phạm hành chính của người lao động;
- Tố cáo, khiếu nại bằng văn bản sau khi đã được kiểm tra, xác minh;
- Thông báo của người sử dụng lao động, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về hành vi vi phạm hành chính của người lao động sau khi đã được kiểm tra, xác minh;
- Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
c) Nội dung biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, số hộ chiếu, thời hạn của hộ chiếu, nghề nghiệp của người có hành vi vi phạm; ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; lời khai của người vi phạm (nếu có); xác nhận/chứng kiến của người lao động Việt Nam cùng làm việc hoặc xác nhận/chứng kiến của người sử dụng lao động trong trường hợp không có người lao động Việt Nam cùng làm việc.
Trường hợp người lao động có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định này thì nội dung biên bản vi phạm phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại về việc người lao động đã nhập cảnh và xác nhận của người sử dụng lao động về việc người lao động chưa đến nơi làm việc.
d) Biên bản
phải được lập ít nhất thành ba bản, c� chữ ký của người lập biên bản,
người vi phạm (nếu có), người lao động Việt
đ) Trường hợp người vi phạm là đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì người có thẩm quyền lập biên bản hành vi vi phạm và gửi cùng hồ sơ vụ vi phạm cho Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước xem xét ra quyết định xử phạt. Kể từ khi nhận được biên bản vi phạm hành chính cùng hồ sơ nói trên, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm xem xét tiến hành thủ tục xử phạt và thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Quyết định xử phạt:
a) Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười (10) ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn chậm nhất để ra quyết định xử phạt là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Nội dung quyết định xử phạt (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này);
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
b) Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, số hộ chiếu, thời hạn của hộ chiếu, nghề nghiệp của người vi phạm; hành vi vi phạm; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, nếu hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì phải ghi rõ mức phạt tiền bằng tiền Việt Nam đồng; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả; thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt;
Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ người bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.
c) Quyết định xử phạt được gửi cho người có hành vi vi phạm trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người bị xử phạt thì trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày ra quyết định, quyết định xử phạt phải được niêm yết tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, đưa thông tin lên website của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại (nếu có), thông báo cho người sử dụng lao động cuối cùng của người lao động và gửi cho Cục Quản lý lao động ngoài nước để thông báo cho gia đình người lao động hoặc người bảo lãnh (nếu có) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người lao động cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
d) Quyết
định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký. Trường hợp không xác định được nơi cư
trú của người bị xử phạt thì quyết định xử phạt có hiệu lực sau mười (10) ngày,
kể từ ngày niêm yết tại Cơ quan đại diện Việt
3. Chấp hành quyết định xử phạt:
a) Thời hạn để người bị xử phạt tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực;
b) Trong thời hạn quy định tại điểm a khoản này mà người bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Trường hợp người bị xử phạt về các hành vi quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Nghị định này mà không xác định được nơi cư trú, không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt ra thông báo bằng văn bản về việc không chấp hành quyết định xử phạt (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này), niêm yết thông báo đó tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, đưa thông tin lên website của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại (nếu có). Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày ra thông báo về việc không chấp hành quyết định xử phạt, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại phải gửi thông báo cho Cục Quản lý lao động ngoài nước để thông báo cho gia đình người lao động hoặc người bảo lãnh (nếu có) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người lao động cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
c) Sau ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo về việc không chấp hành quyết định xử phạt quy định tại điểm b khoản này mà người bị xử phạt về các hành vi quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Nghị định này nhưng không xác định được nơi cư trú vẫn không chấp hành quyết định xử phạt thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 274 và Điều 275 của Bộ luật Hình sự.
4. Thủ tục phạt tiền:
a) Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt;
b) Người
lao động bị xử phạt tiền ở nước ngoài có thể nộp tiền phạt tại Cơ quan đại diện
Việt
c) Tiền
phạt được thu bằng đô la Mỹ (USD) hoặc bằng tiền của nước mà người lao động vi
phạm làm việc hoặc bằng tiền Việt
Trường hợp thu bằng đô la Mỹ thì áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đôla Mỹ so với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thu tiền phạt.
Trường hợp thu bằng tiền của nước mà người lao động vi phạm làm việc thì áp dụng tỷ giá quy đổi từ đô la Mỹ theo tỷ giá ngân hàng nước sở tại công bố tại thời điểm thu tiền phạt, hoặc theo tỷ giá ngân hàng nơi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại mở tài khoản Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước và được giữ ổn định trong thời gian sáu (06) tháng.
d) Tiền
phạt thu được phải nộp vào Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước tại Cơ quan đại
diện Việt
- Định kỳ, chậm nhất là ngày 15 của tháng, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải nộp hết số tiền phạt của tháng trước vào Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước. Tiền phạt thu bằng đồng tiền nào thì phải nộp vào Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước bằng đồng tiền đó;
- Định kỳ
sáu (06) tháng và một (01) năm Cơ quan đại diện Việt
đ) Trường hợp người lao động vi phạm không tự nguyện chấp hành thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt yêu cầu doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khấu trừ tiền ký quỹ của người lao động để thi hành quyết định xử phạt (nếu có). Sau khi nhận được thông báo không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt và hồ sơ vụ việc, trong thời hạn ba (03) ngày, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm quyết định việc cưỡng chế thi hành và tổ chức thực hiện, thông báo cho các cơ quan, cá nhân liên quan biết và thi hành.
5. Biện pháp đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt:
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cấp giấy tờ cần thiết cho người bị xử phạt về nước theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan chức năng của nước sở tại, doanh nghiệp Việt Nam và gia đình người bị xử phạt mua vé máy bay cho người bị xử phạt về nước trong trường hợp người bị xử phạt không có khả năng tài chính để mua vé máy bay. Người bị xử phạt phải hoàn trả các chi phí liên quan sau khi về nước.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính của người có thẩm quyền.
Công dân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định hành chính trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 21. Xử lý đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng mức, xử phạt vượt thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính
Người bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Điều 24. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
(Ban hành kèm theo Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ)
Tên cơ quan lập biên bản |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-VPHC |
(Địa danh), ngày tháng năm |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
(1)
Hôm nay, hồi... giờ.... ngày….. tháng…… năm…tại…………………;
Người lập biên bản:................................. Chức vụ:................................;
Căn cứ ……… ……………. về việc người lao động vi phạm pháp luật.
Với sự chứng kiến của: (2)
1. Ông (bà):............................................. Nghề nghiệp:.........................;
Là người lao động Việt Nam cùng làm việc tại…………………….... (địa điểm nơi người lao động có hành vi vi phạm xảy ra).
Hộ chiếu số (hoặc giấy tờ tùy thân).................. Ngày cấp:......................;
Nơi cấp:....................................................................................................;
2. Ông (bà):........................................ Nghề nghiệp:................................;
Địa chỉ: ……………………………………………………..………..…;
Là người sử dụng của người lao động có hành vi vi phạm.
3. Ông (bà):....................................... Nghề nghiệp:.................................;
Địa chỉ: …………………………………………………………………...
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về việc người lao động vi phạm quy định trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với:
Ông (bà):...................................................................................................;
Nghề nghiệp:.............................................................................................;
Địa chỉ nơi làm việc:................................................................................;
Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:..............................................................;
Hộ chiếu số (hoặc giấy tờ tùy thân)..........................................................;
Cấp ngày…………………..tại ………………………….…….…………;
Thời hạn của hộ chiếu:..............................................................................;
Đã có hành vi :...........................................................................................;
Ngày….... tháng….. năm…… thực hiện hành vi vi phạm.
Địa điểm xảy ra hành vi vi phạm ………………………………………..;
Là hành vi vi phạm quy định tại Điều ………...khoản ……….... điểm……….. Nghị định số ………../2007/NĐ-CP ngày ……… tháng …….. năm 2007 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính (nếu có mặt tại nơi lập biên bản vi phạm hành chính):........................................................................
……………………………………………………………………………
Ý kiến trình bày của người xác nhận (nếu có):...........................................
…………………………………………………………….………………
Biên bản được lập thành (3) ... bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm một bản (nếu người vi phạm có mặt), một bản gửi cho người bảo lãnh của người lao động tại Việt Nam, một bản gửi cho Cục Quản lý lao động ngoài nước, một bản gửi người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam tại (4)....................................................
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ……………………………………………
…………………………………………………………………………….
Biên bản này gồm…... trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
Người vi phạm |
Người lập biên bản |
Người
chứng kiến (nếu có) |
Lý do người vi phạm (hoặc người xác nhận) không ký biên bản:................
Lý do người vi phạm không có mặt:............................................................
Ghi chú:
(1) Bao gồm: Người lao động, chuyên gia, tu nghiệp sinh đi làm việc ở nước ngoài.
(2) Người chứng kiến (nếu có) có thể là người lao động Việt Nam cùng làm việc với người lao động vi phạm và/hoặc người đại diện của doanh nghiệp Việt Nam, người sử dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại.
(3) Biên bản được lập ít nhất 03 bản.
(4) Ghi tên nước sở tại.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ)
Tên cơ quan ra quyết định |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-XPHC |
(Địa danh), ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Nghị định số …………./2007/NĐ-CP ngày ….. tháng ….. năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do ông (bà):............................................
Chức vụ:........................... Lập hồi:.......................... tại:....................................
Xét hành vi vi phạm hành chính do ông (bà) thực hiện;
Tôi:....................................; Chức vụ:...............................................................;
Đơn vị:..............................................................................................................;
(Trường hợp được ủy quyền thì phải ghi theo văn bản ủy quyền số….ngày..)
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xử phạt ……………………………………… đối với
Ông (bà):...........................................................................................................;
Nghề nghiệp:.....................................................................................................;
Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:.......................................................................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Hộ chiếu số:....................................;
Cấp ngày………………………. tại…………......………………….………...;
Thời hạn của hộ chiếu:................................................;
Hình thức xử phạt bổ sung: Buộc về nước.
Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): ………….......……………………….;
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính…………………….…………………
Quy định tại……điểm….. khoản …………..Điều………… Nghị định số……../2007/NĐ-CP ngày …. tháng ….năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm:...................................
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký (1)
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày Quyết định có hiệu lực, Quyết định này phải được gửi cho: Ông (bà)................................... để chấp hành (2);
Người bị xử phạt phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử phạt trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực; nếu trong thời hạn 30 ngày, người bị xử phạt không chấp hành quyết định xử phạt, sẽ bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Quyết định này gồm………………………….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
|
Người
ra quyết định |
Ghi chú:
(1) Trường hợp không xác định được nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị xử phạt thì Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày niêm yết tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.
(2) Trường hợp không xác định được nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị xử phạt thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày Quyết định có hiệu lực, Quyết định này phải được niêm yết tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, đưa lên website của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, thông báo cho người sử dụng lao động cuối cùng của người bị xử phạt và được gửi cho: Cục Quản lý lao động ngoài nước để thông báo cho gia đình người bị xử phạt hoặc người bảo lãnh (nếu có) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi người bị xử phạt cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
(Ban hành kèm theo Nghị định số 144 /2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ)
Tên cơ quan ra thông báo |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-KCHQĐXP |
(Địa danh), ngày tháng năm |
THÔNG BÁO VỀ VIỆC KHÔNG CHẤP HÀNH QUYẾT ĐỊNH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ Nghị định số …./2007/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
Để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài số…... ngày.…. tháng..... năm……của…..…;
Tôi: …………………….; Chức vụ:.....................................................;
Đơn vị:..................................................................................................;
THÔNG BÁO
Căn cứ quyết định xử phạt vi phạm hành chính số….. ngày… ….. ……. tháng…...năm… của………
Đối với: (họ, tên người bị xử phạt):........................................................;
Nghề nghiệp:...........................................................................................;
Địa chỉ nơi làm việc ở nước ngoài:.........................................................;
Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:.............................................................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Hộ chiếu số:............................................;
Cấp ngày…………………….. tại………………………….…………..;
Thời hạn của hộ chiếu:.............................................................................;
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Thông báo này có hiệu lực, ông (bà)............ phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số…... ngày…. tháng…….. năm….. của………... Hết thời hạn nêu trên, nếu người bị xử phạt không chấp hành quyết định xử phạt (tên Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại) sẽ chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan chức năng tại Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thông báo có……….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
Thông báo này được niêm yết và lưu tại ……………………..(tên Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại), được đưa lên Website của………………………(tên Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại) và được gửi cho:
1. Ông (bà).................................................... để thực hiện (1)
2. Cục Quản lý lao động ngoài nước để thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
|
Người
ra thông báo |
Ghi chú: (1) Nếu xác định được nơi làm việc hoặc nơi cư trú của người bị xử phạt.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 144/2007/ND-CP |
Hanoi, September 10, 2007 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Vietnamese workers working abroad under contract dated November 29, 2006;
Pursuant to the Ordinance on Handling of administrative violations dated July 02, 2002;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. Scope of application
1. The Decree stipulates acts of administrative violations, sanctioning forms and levels, sanction competence, remedies, procedures for sanctioning administrative violations in the sending of Vietnamese workers abroad for employment.
2. Administrative violations in the sending of Vietnamese workers abroad for employment include:
a) Acts of violating regulations on operational conditions of licensed enterprises;
b) Acts of violating regulations on contract registration, reporting on sending of Vietnamese workers abroad for employment;
c) Acts of violating regulations on selecting, signing and liquidating contracts with workers;
d) Acts of violating regulations on skill and foreign language training, necessary knowledge provision for workers;
e) Acts of violating regulations on collecting, paying, managing, using brokerage money, deposit and service money; contribution to the Fund for Overseas employment support;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g) Acts committed by workers under overseas employment contract and other related subjects
Article 2. Subjects of application
1. Companies, State-owned non-profit organizations, off-shore investment organizations and individuals sending Vietnamese workers abroad for employment; Vietnamese organizations, individuals involving in the sending of Vietnamese workers abroad for employment; workers under overseas employment contract intentionally or unintentionally violate regulations on sending Vietnamese workers abroad, which, however, do not constitute a criminal offence and, as stipulated by this Decree, must be administratively sanctioned.
2. Violations on the sending of Vietnamese workers abroad for employment committed by public servants in performing their duties shall be handled according to regulations on public servants; in cases where the violations have signals of criminal offence, they shall be criminally prosecuted under laws and regulations.
Article 3. Extenuating and aggravating circumstances
1. Extenuating circumstances:
a) The violators have prevented or reduced harms caused by the violations or volunteer to take remedies to compensate for damages;
b) The violators have voluntarily reported their violations, honestly repenting their mistakes;
c) Violations are committed where the violators are mentally incited by the illegal acts of the other persons;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) The violators are pregnant women, elderly persons, persons suffering from ailment or disability which restrict their capacity to perceive or to control their acts;
f) Violations are committed due to their particularly difficult plights which were not caused by themselves;
g) Violations are committed due to backwardness.
2. Aggravating circumstances:
a) Violations are committed in an organized manner;
b) Violations are committed repeatedly or relapsed;
c) Inciting, dragging, forcing materially or spiritually dependent persons to commit violations;
d) Violations are committed in the state of being intoxicated by alcohol, beer or other stimulants;
e) Abusing one’s positions and powers to commit violations;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g) Committing violations while serving criminal sentences or decisions on handling of administrative violations;
h) Continuing to commit administrative violations though the competent persons have requested the termination of such acts;
i) After the violations, having committed acts of fleeing or concealing the administrative violations.
Article 4. Time limits for handling of administrative violations
The time limits for sanctioning an administrative violation in the sending of Vietnamese workers abroad for employment shall be one year as from the date such administrative violation is committed; In cases of passing the above-mentioned time limits, no sanction shall be imposed but other remedies prescribed in this Decree shall still be applied.
If the persons with sanctioning competence are at fault in letting the time limits for sanctioning administrative violations expire, they shall be handled according to the provisions in Article 121 of the Ordinance on handling administrative violations.
Article 5. Forms of sanctioning administrative violations and measures to overcome consequences
1. Principle forms of sanctioning administrative violations:
For each administrative violation, the violating individuals or organizations must be subjected to one of the following principal sanctioning forms:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Fine.
Maximum fine for an act of administrative violation in the sending of Vietnamese workers abroad for employment is VND 40,000,000.
2. Additional sanctioning forms:
Depending on the nature and severity of their violations, individuals and/or organizations that commit administrative violations may also be subjected to the application of one or more following additional sanctioning forms:
a) Revocation of licenses for sending workers abroad (hereinafter referred to as License);
b) Confiscation of material evidences, means used to commit administrative violations.
c) Forced repatriation.
3. Apart from the sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the violating individuals and organizations may also be subjected to the application of one or more following remedies:
a) Suspension, with definite term, the sending of Vietnamese workers abroad for employment for the period from 03 months to 12 months;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Suspension the implementation of labour supply contract.
After the temporary suspension of contracts ends, if companies, organizations still cannot take remedies for consequences caused by their violations, their labour supply contracts can be terminated.
d) Forcibly repatriating workers at the request of receiving country or Vietnamese competent authorities;
e) Forcibly compensating damages and bear all arising expenses due to the administrative violations;
f) Banning workers to work abroad in the period from 02 years to 05 years;
g) Forcibly contributing an adequate amount of money to the Fund for Overseas Employment Support according to the current regulations.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION AND SANCTIONING FORMS
Article 6. Acts of violating conditions for operation of service companies
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Failing to publicize the License for sending workers abroad as regulated;
b) Failing to post publicly the Decision of licensed enterprise on assigning tasks to its branch and a copy of its License at its branch’s office.
2. A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,00 shall be applied to the act of not publicizing the enterprise’s assignment to its branch on performing numbers of activities in the overseas employment service provision as stipulated;
3. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Within 30 days from the issuance of the License for sending workers abroad, a licensed enterprise does not implement the plan on organizing its apparatus for sending Vietnamese workers abroad for employment as stipulated;
b) Within 90 days from the issuance of the License for sending workers abroad, a licensed enterprise does not implement the plan on organizing its apparatus for pre-departure orientation for workers;
c) The leader of the licensed enterprise in charge of administering the dispatch of Vietnamese workers for overseas employment does not have university degree or above;
d) The leader of a licensed enterprise in charge of administering the sending Vietnamese workers abroad for employment does not have at least 3 years of experience in the field of sending Vietnamese workers abroad for employment or international relations and cooperation;
e) A licensed enterprise delegates the execution of the dispatch of workers for abroad employment to those who used to be managers of companies whose License were revoked, or those who are in punishment from a caution or higher levels due to their violations on the legal regulations on sending Vietnamese workers abroad for employment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Continuing to perform, in violation of the regulation, one of the activities in dispatching Vietnamese workers for overseas employment after receiving a notice on refusal to renew its license or on termination of its service provision.
b) Failings to acquire adequate legal capital as stipulated
c) Failing to directly perform overseas employment service provision
d) The licensed enterprise’s branch exceeding its authority in performing the assigned task
5. Additional sanctioning forms: Revoking License of licensed enterprises which commit one of the violations prescribed at point a, b, c, d and e of Clause 3; b and c of Clause 4 of this Article.
6. Remedies:
a) A suspension of overseas employment service provision from six (06) months to twelve (12) months shall be applied to enterprise who commit one of the acts prescribed at point e Clause 3 of this Article, except the case of being applied additional sanctioning forms prescribed at Clause 5 of this Article;
b) The violated licensed enterprise shall be forcibly requested to compensate damages and bearing all arising expenses due to its administrative violation to one of the acts prescribed at Point e, Clause 3 and 4 of this Article.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. A caution or a fine from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Failing to report, on a periodical or irregular basis, on the sending of workers abroad for employment at the request of competent authorities;
b) Number of dispatched workers exceeds the number approved by competent authorities in labour supply contract and intern acceptance contract;
2. A fine from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Sending workers abroad without registering labour supply contract or intern acceptance contract with competent authorities or register but not yet approved by competent authorities;
b) Contract winning or receiving companies, off shore investing companies and individuals sending workers abroad without reporting to competent authorities or report but not yet approved by competent authorities.
3. Additional sanctioning forms: Revoking license of enterprise who commits one of the acts prescribed at point a Clause 2 of this Article.
4. Remedies:
a) A suspension of overseas employment service provision from six (06) months to twelve (12) months shall be applied to a licensed enterprise which commits acts prescribed at point a Clause 2 this Article, except for cases where the enterprise is being applied additional sanctioning form prescribed at Clause 3 of this Article;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 8. Violations on selection of workers, signing and liquidating contracts with workers
1. A caution or a fine from VND 2,000,000 to VND 5,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Failing to publicly notice, provide workers with adequate information on quantity, selection criteria and conditions of the contracts as stipulated;
b) Failing to liquidate contracts with workers as stipulated.
2. A fine from VND15,000,000 to VND 20,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Failing to directly select workers;
b) Failing to state clearly financial rights and responsibilities of parties in contracts signed with workers as stipulated;
3. A fine from VND 25,000,000 to VND 35,000,000 shall be applied to one of the following violations:
a) Failing to sign contracts with workers as stipulated;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Content of the contract signed between workers and state owned non-profit organisations, contract winning or receiving companies, off shore investing organizations and individuals and the employment contracts are not in conformity with reports on sending workers abroad for employment as stipulated;
4. Remedies;
a) A temporary suspension of labour supply contract from one (1) month to three (03) months shall be applied to licensed enterprise who commits one of the violating acts prescribed in Clause 2 of this Article;
b) A temporary suspension of labour supply contract from three (03) months to six (06) months shall be applied to licensed enterprise who commits one of the violating acts prescribed at Clause 3 this Article;
c) A suspension of the implementation of labour supply contract in cases where after the temporary suspension of labor supply contract ends as prescribed at Point b this Clause, the remedies have not been taken.
d) A forcible repatriation of workers at the request of receiving country or Vietnamese competent authority shall be applied to one of the violations prescribed at Point a Clause 3 this Article;
e) A forcible compensation for damages and bearing all arising expenses due to administrative violation shall be applied to one of the violations prescribed at Clause 1,2 and 3 of this Article.
1. A fine from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be applied to one of the following violations:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Failing to perform or fully perform the testing and issuing certificates of attendance for workers after attending pre departure orientation provision course;
c) Failing to organize or coordinate with vocational training centers, education centers to train skills and foreign language for workers on overseas employment in order to meet requirements of the contract.
2. Remedies:
a) A temporary suspension of labour supply contract from one (01) month to three (03) months shall be applied to licensed enterprise who commits one of the violations prescribed at Clause 1 of this Article;
b) A suspension of labour supply contract in cases where after the labor supply contract suspension period ends, the licensed enterprise does not overcome consequences caused by its violations;
c) A forcible compensation of damage and bearing all arising expenses due to the administrative violation shall be applied to one of the violations prescribed Clause 1 of this Article.
1. A fine from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be applied to licensed enterprises which fail to contribute or fully contribute to the Fund for Overseas Employment Support as stipulated.
2. A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be applied to one of the following violations:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Failing to abide by regulations on collecting, managing and using deposit of workers;
c) Failing to make supplement payment, in an adequate and timely manner, the deposit of licensed enterprise in conformity with regulations on deposit of licensed enterprise;
d) Failing to abide by regulations on collecting, managing, using brokerage money;
e) Failing to pay the worker the remaining of service charge equivalent to the remaining time of the contract for sending workers for overseas employment in cases where the worker had paid service charge for the whole contractual period and had to prematurely return not due to the worker’s fault.
3. Additional sanctioning forms:
a) Revoking License in the case prescribed at Point c Clause 2 this Article;
b) A confiscation of means and evidence used for the violation shall be applied to one of the violations prescribed at point a, b, d and e Clause 2 of this Article
4. Remedies:
a) A temporary suspension of labour supply contract from three (03) months to six (06) months shall be applied to licensed enterprise who commits violating acts prescribed at point a Clause 2 this Article;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) A suspension of overseas employment service provision from three (03) months to six (06) months shall be applied to licensed enterprise who commit one of the violating acts prescribed at point b and c Clause 2 this Article, except the cases where the licensed enterprise has been applied additional sanctioning forms prescribed at point a Clause 3 this Article;
d) A forcible contribution of due amount to the Fund for Overseas Employment Support according to current regulations for the violation prescribed at Clause 1 this Article;
e) A forcible compensation of damages and bearing all arising expenses for the violation prescribed at Clause 2 this Article.
1. A fine from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be applied to acts of not reporting, coordinating with Vietnamese diplomatic mission, consular in managing and protecting legitimate rights and interests of Vietnamese workers during their overseas employment.
2. A fine from VND 25,000,000 to VND 40,000,000 shall be applied to one of the following acts:
a) Failing to organize the management and protection of legitimate rights and interests of workers dispatched as stipulated;
b) Failing to timely solve arising problems in cases the workers die, having had occupational accidents or risks, occupational diseases, or have their life, health, honor, dignity or property abused and settle of disputes relating to workers which affects legitimate rights and interests of the workers;
c) Abusing the sending workers abroad for employment in order to select, train and collect money from workers;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e) Sending workers to work in zones, business lines prohibited by Vietnamese Government or by receiving countries.
3. Additional sanctioning forms:
a) Revoking License of service companies who commit one of the violations prescribed at point c, d and e Clause 2 of this Article;
b) Confiscating means and evidences used for administrative violations prescribed at point c, d, e Clause 2 of this Article;
4. Remedies:
a) A suspension of overseas employment service provision from six (06) months to twelve (12) months shall be applied to a licensed enterprise if it commits one of the violations prescribed at point c, d and e Clause 2 of this Article, except the cases where the licensed enterprise is being applied additional sanctioning measures prescribed at point a Clause 3 of this Article;
b) A forcibly repatriation of workers at the request of the receiving country or Vietnamese competent authority for one of the violations prescribed at Clause 2 this Article;
c) A forcible compensation of damages and bearing all arising expenses due to administrative violations to one of the violation acts prescribed at Clause 1 and 2 this Article.
Article 12. Violations of workers under overseas employment contracts and other relating subjects
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. A caution or a fine from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be applied to one of the following acts:
a) Staying illegally at receiving country after the expiration of labor contract;
b) Running away from the workplace;
3. A fine from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be applied to one of the following acts:
a) Not going to the work place under employment contract after entering receiving country
b) Dragging, seducing, forcing, cheating Vietnamese workers to stay illegally at receiving country, which does not constitute a criminal offense to be prosecuted.
4. Additional sanctioning form: A forcibly repatriation shall be applied to one of the acts prescribed at Clause 2 and 3 of this Article.
5. Remedies:
a) A forcible compensation of damages and bearing all arising expenses due to violations prescribed at Clause 2 and Clause 3 this Article;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) A ban on going to work abroad for the period of five (05) years shall be applied to violations prescribed at Clause 3 this Article.
Article 13. Sanctioning competence of Chairman of provincial people’s committee.
1. A caution
2. Fine up to maximum level as stipulated in this Decree.
3. Applying additional sanctioning forms prescribed at point b Clause 2 Article 5 of this Decree.
4. Applying remedies prescribed at e and f Clause 3 Article 5 this Decree.
Article 14. Sanctioning competence of Labor, War Invalids and Social Affairs Inspectorate
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Impose a caution;
b) Confiscate evidences and means used to commit violation acts which values up to VND 2,000,000
2. Chief Inspectors of the Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs have the right to:
a) Impose a caution:
b) Impose a fine level up to VND 20,000,000;
c) Apply additional sanctioning forms prescribed at point b Clause 2 Article 5 of this Decree;
d) Apply remedies prescribed at point e and f Clause 3 Article 5 of this Decree
3. Chief Inspector of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs has the right to:
a) Impose a caution:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Apply additional sanctioning forms prescribed at point b and c Clause 2 Article 5 of this Decree;
d) Apply remedies prescribed at point b, c, e and f Clause 3 Article 5 of this Decree.
Article 15. Sanctioning competence of Director General of DOLAB
1. Impose a caution:
2. Impose a fine up to the maximum prescribed at this Decree;
3. Apply additional sanctioning forms prescribed at point b and c Clause 2 Article 5 of this Decree;
4. Apply remedies prescribed at Clause 3 Article 5 of this Decree.
1. Impose a caution;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Apply additional sanctioning forms prescribed at point b and c Clause 2 Article 5 of this Decree;
4. Apply remedies prescribed at point d and e Clause 3 Article 5 of this Decree.
Article 17. Competence to revoke License
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs has the right to decide the withdrawal of License for sending workers abroad.
In cases where a licensed enterprise violates the Law on Vietnamese workers working abroad under contract and as the result, its License must be withdrawn, the Chairman of Provincial People’s Committee, Chief Inspector of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Director General of the Department of Overseas Labor request Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs to withdraw the License for sending workers abroad.
PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Procedures for sanctioning administrative violations in the sending of workers abroad for employment performed in the territory of Vietnam shall be implemented in conformity with current regulations on handling administrative violations
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Procedures for making reports:
a) In cases specified in point b of this Clause, diplomatic officers, consular officers in Vietnamese Representative missions overseas and the competent sanctioning authorities prescribed in Chapter III of this Decree are responsible for making reports of administrative violations (as Form No. 01, issued together with this Decree);
b) Foundations to make administrative violation reports:
- Written notifications of competent agencies, organizations in receiving countries on administrative violation acts of workers;
- Written denunciations and complaint which have been screened and verified;
- Notices of employers, licensed enterprises and state-owned non-profit entities on administrative violation acts of workers which have been inspected and verified;
- Inspection results of competent bodies.
c) The reports on administrative violations must clearly state the date, location of making report; the full names and positions of the report makers; the full names, addresses, passport numbers and expiry of passports, occupation of violators; the date and location when and where the administrative violations occur; acts of violations; the testimonies of the violators (if any); the attestation/witnesses of the violators’ Vietnamese colleagues or attestation/witnesses of the employers in cases where there are no Vietnamese colleagues working with.
In cases where the workers have violation acts which are prescribed in Point a, Clause 3, Article 12 of this Decree, the administrative violation report must be certified by competent authorities of the receiving countries that the workers have entered and by the employers that the workers have not yet arrived at the workplaces.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A copy of the made report must be given to the violators (if present).
e) In cases where the violators are representatives of service companies, state non-profit entities committed administrative violation acts specified in this Decree outside the territory of Vietnam, the competent persons make the reports of violation acts and send with a dossier of violation to the Director General of The Department of Overseas Labor for consideration of sanctioning decisions. After receiving the reports of the administrative violations with the said above dossiers, the Director General of The Department of Overseas Labor shall be responsible for conducting sanctioning procedures and implements sanctioning decisions under the provisions of Ordinance Handling of administrative violations issued in 2002.
2. The sanction decisions:
a) The time limit for making sanctioning decisions shall be ten (10) days as from the date of making the reports on the administrative violations; in cases where administrative violations involving many complications, the time limit for the decision shall be thirty (30) days. The content of sanctioning decisions is as the Form No. 02, issued together with this Decree;
If the competent persons fail to issue sanctioning decisions, they shall be dealt with as prescribed in Article 121 of the Ordinance on Handling Administrative Violations 2002.
b) The sanctioning decision must clearly state the date, the full names and positions of the decision issuers; the full names, addresses, passport numbers and expiry of passports, occupation of the violators; acts of administrative violation; situation related to the violation settlement; articles and clauses of legal documents to be applied; the principal sanctioning forms; if these sanctions are monetary fines, the decisions must specify the fine amount in Vietnam Dong; the additional sanctioning forms, remedies; duration and places for executing the sanctioning decisions and the signatures of the sanctioning decision issuers.
The sanctioning decisions must clearly state that in case the sanctioned person fail to voluntarily abide by the decision, he/she shall be forced to execute the sanctioning decisions; the right of the sanctioned person to complain and initiate a lawsuit against the sanctioning decisions in conformity with the regulations.
c) The sanctioning decisions shall be addressed to the sanctioned persons within three (03) days from the date of issuance. In case the place of residence of the sanctioned persons cannot be determined, within three (03) days from the date of issuance, sanctioning decisions must be posted at the Vietnam Representative missions in the receiving countries, posted on the website of Vietnam Representative missions in the receiving countries (if any), notified to their latest employers and addressed to the Department of Overseas Labor to inform workers’ families or their guarantors (if any) and the Department of Labor - Invalids and Social Affairs where workers resided prior to going for overseas employment;
d) The sanctioning decisions shall take effect after their signing. In cases where the places of residence of the sanctioned persons cannot be identified, the sanctioning decisions shall take effect after ten (10) days as from the date which the sanctioning decisions are listed at Vietnam diplomatic missions in the receiving countries.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) The sanctioned persons must execute the sanctioning decision within (30) days as from the date which sanctioning decisions take effect;
b) Within the time limit specified in point a of this paragraph, if the sanctioned persons fail to voluntarily execute the sanctioning decisions, he/she shall be subject to coercive execution by competent agencies.
If the place of residence of the sanctioned persons whose violations prescribed in Clause 2 and 3, Article 12 of this Decree cannot be determined, and the mentioned violators fail to voluntarily execute the sanctioning decisions within three (03) days from the last day of the time limit for them to voluntarily execute the sanctioning decisions, the competent persons shall issue written notices of not abiding by the sanctioning decisions (Form No. 03, issued together with this Decree), list notices at the Vietnam representative missions in the receiving countries, post them on the website of Vietnam diplomatic missions in the receiving countries (if any). Within three (03) days from the date of noticing the failure to abide by the sanctioning decisions, Vietnam representative missions in the receiving countries must address the notice to the Department of Overseas Labour to inform workers’ families or their guarantors (if any) and the Department of Labor – War Invalids and Social Affairs where the workers resided prior to going for overseas employment.
c) After thirty (30) days from the date of noticing the failure to abide by the sanctioning decisions specified at Point b of this clause, if the sanctioned persons whose violations prescribed in Clause 2 and Clause 3 of Article 12 of this Decree and their place of residence cannot be determined, do not still abide by the sanctioning decisions, they may be criminally prosecuted under the provisions of Article 274 and Article 275 of the Criminal Law.
4. Fining procedures:
a) In fining, the specific fine amount for an act of administrative violation shall be the average of the fine range stipulated for such an act; in cases with extenuating circumstances, the fine amount can be reduced but not to below the minimum level of the fine range; in cases with aggravating circumstances, the fine amount may be increased but not beyond the maximum level of the fine range;
b) The workers who are fined abroad can pay at Vietnam representative missions with receipts. Vietnam diplomatic missions are responsible for collecting and remitting fines.
c) The fines are collected in American dollar (USD) or in the currencies of countries where workers are working or in Viet Nam Dong;
If the fines are collected in American dollar, the average exchange rates of the inter-bank foreign currency market of U.S. dollar against the Viet Nam Dong, announced by the State Bank at the time of fine collection is applied.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) The collected fines must be remitted to the temporary keeping Fund of the State budget in Vietnam diplomatic mission and are managed as follows:
- Periodically, at the latest by 15th each month, Vietnam diplomatic missions must remit the full amount of the collected fine of the previous month to the temporary keeping Fund of the State budget. The collected fines must be remitted to the Fund in the currency they had been collected.
- On biannual and annual basis, the Vietnam diplomatic missions must draw the balance sheet of the collected and remitted fines during that period, report to the Ministry of Foreign Affairs. The Ministry of Foreign Affairs shall sum up, draw the balance sheets with the Ministry of Finance on the annual collection.
e) If the violated workers do not voluntarily abide by the decisions, the sanctioning competent agencies shall require licensed enterprises to deduct the workers’ deposits to implement sanctioning decisions (if any). After receiving the notice that the sanctioned workers fail to voluntarily execute the sanctioning decisions with related dossiers, within three (03) days, the Director General of Department of Overseas Labour shall be responsible for deciding forced execution, handling and informing concerned agencies and individuals for execution.
5. Measures to ensure the handling of sanctioning decisions:
Vietnam diplomatic missions shall issue necessary papers for the sanctioned persons to return in accordance with regulations of law; in case the sanctioned workers are financially incapable to purchase air tickets themselves, the Vietnam diplomatic missions shall coordinate with the authorities of the receiving countries, licensed enterprises and the sanctioned workers’ families to purchase air tickets for their return. The sanctioned workers must refund related expenses after their return.
COMPLAINTS, DENUNCIATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 20. Complaints and denunciations
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Citizens shall have the right to denounce illegal acts and administrative decisions of competent persons and agencies on sanctioning administrative violations in the sending of workers abroad for employment.
2. The procedures for making complaints and denunciations, settling complaints and denunciations shall comply with the legislation on complaints and denunciations.
3. The initiation of lawsuits against decisions on sanctioning administrative violations, decisions on application of measures to prevent and ensure the handling of administrative violations in the sending of workers abroad for employment shall comply with the regulations on procedures for settlement of administrative cases.
Article 21. Dealing with persons competent to sanction administrative violations
The competent person to sanction administrative violations in the sending of workers abroad for employment who harass, tolerate, cover up, fail to sanction or sanction improperly, sanction beyond their competence, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or prosecuted for criminal liability; if causing damage to the State, citizens and organizations, they must compensate accordingly as stipulated by regulations of law.
Article 22. Handling of violations committed by persons sanctioned for administrative violations
Persons who are sanctioned for administrative violations under the provisions of this Decree, if committing acts of opposing officials on duty, delaying or evading the execution of decisions, or committing other violations, shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled or prosecuted for criminal liability, if causing damage, they must compensate accordingly as stipulated by regulations of law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Decree takes effect after 15 days from the date of publication on Official Gazette. All previous regulations on sanctioning administrative violations in the sending of workers abroad for employment which are contrary to this Decree shall be annulled.
Article 24. Implementation and Guidance
The Ministers, Heads of Ministerial-level agencies, Heads of agencies affiliated to the Government, Chairmen of People’s Committee of provinces and cities under the central Government shall be responsible to implement this Decree. /.
Sent to:
- Party Central
Committee Secretariat;
- Prime Minister, Deputy Prime Ministers;
- The ministries, ministerial-level agencies,
Government agencies;
- Office of Central Steering Committee for the
prevention and fight against corruption;
- The People's Committees of provinces and; cities directly under
the Central Government;
- The Party Central Office and Committees;
- Office of the
President;
- - Ethnic Council and the Committees of the National
Assembly;
- National Assembly Office;
- Supreme People's
Court;
- Institute of the
Supreme People's
Procuracy;
- State Auditor;
- Central Committee of
Vietnam Fatherland Front;
- The central
agencies of
mass;
- Government Office:
Chairman, Deputy Chairmen,
Website of
the Government, Executive Committee 112, Spokesperson
of the Prime Minister,
- Departments, Units, Gazette;
- Archive: Office, VX
(5b). M
FOR THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Name of organization making the report
No: /BB-VPHC
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
(Place), date…month….year
REPORT ON ADMINISTRATIVE VIOLATION FOR WORKERS ON OVERSEAS EMPLOYMENT
Today, at.... hour .... date…..
Name of report makers: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Position: ... ... ... ... ...;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
With the presence of: (2)
1. Mr/Ms ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. Occupation: ... ... ... ....;
As Vietnamese workers who are also working at ... ... ... ... ... ... ... ... .... (the location where worker has violation act).
Passport number (or identification number) ... ... ... ... .. Date of issue: ... ... ... ... .. ... ..;
Place of issue: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..;
2. Mr/Ms ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. Occupation: ... ... ... ....;
Address: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. ...; As the employer of worker who has violation acts.
3. Mr/Ms ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. Occupation: ... ... ... ... ... ... ........;
Address: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mr(Ms):……………………………………………………………….;
Occupation: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. ... ....;
Address of working place: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..; Permanent residence address in Vietnam: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .... ... ...; Passport number (or identification) ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...;
Issued on ... ... ... ... ... ... ... .. at ... ... ... ... ... ... ... ... ... .... ... .... ... ... ... ...;
The expiry the passport: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..;
Having committed the acts: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .... ... .... ....;
Date……….of committing violation acts
Location violations occur ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..;
As violation of the provisions of Article ... ... ... Item ……….. Point ... ... ... .. of Decree No. ... ... ... ... ... ... ../2007/ND-CP on April 2007 the Government to regulate on sanctioning administrative violations in the dispatch of Vietnamese workers abroad.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Opinions of the certifying person (if any): ... ... ... ... .. ... ... ... ... ... ....
…………………………………………………………….……………… ... ... ... ... ...
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .... ... ... ... ... ... ...
The reports shall be made in (3)…….. copies, equally in content and value. One copy is given to the violator (if presented), one for the sponsor of workers in Vietnam, one for the Department of Overseas Labor, a copy is sent to the Head of Vietnam Diplomatic missions in (4) ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
After re-reading the reports, the presented persons agreed with the content of the reports, having no other comments and together sign the reports or have different opinions as follows:
Additional comments (if any): ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
……………………………………………………………………………. ... ... ... ... ...
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ....
This report includes ... ... pages which are signed on each page by the presented persons.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The violator
(If present)
(Signature, full names)
Report makers
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(Signature, full names)
Witnesses (if any)
(Signature, full names)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The reason why the violator is absent: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..
Notes:
(1) Includes: Workers, specialists and trainees to work abroad.
(2) The witnesses (if any) may be Vietnamese workers working together with violator and / or representatives of the service companies, the employer, the competent bodies of the receiving countries.
(3) Reports shall be made in at least 03 copies.
(4) Name of the receiving countries.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(Issued with Decree No. 144/2007/ND-CP dated September 10, 2007, of the Government)
Name of decision making agency
No: / QD-XPHC
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
(Place), date…month….year
DECISION ON ADMINISTRATIVE VIOLATION SANCTIONING FOR WORKER ON OVERSEAS EMPLOYMENT
Pursuant to Decree No. ... ... ... ... ... .../2007/ND-CP on date…. month ... .. in the year of 2007 by the Government to sanction administrative violations in the sending of workers for overseas employment;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Considering the administrative violation act done by Mr/Ms ... ... ... ... ... ... ... ;
I: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ....; Position: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ....; Organization ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..;
(In case of being authorized, the number and date of written authorization letter must be mentioned)
DECIDES:
Article 1 .
Sanction ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... for
Mr/Ms ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. .... ... ... ..; Occupation: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ....;
Permanent residence address in Vietnam: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ....; Identity card number / Passport number: ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. ... ... ..;
Issued on ... ... ... ... ... ... ... ... .... at ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .... ... ... ... ...;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Remedial measures (if any): ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ....;
Reason:
- Having committed the following administrative violation acts ... ... ... ... ... ... ... .... ...
... ... ... ... ...
Specified ay point ... ... ... .. Item ... ... ... .Article of Decree No. ... ... ... ../2007/ND-CP day…. month ....year 2007 of the Government on sanctioning administrative violations in the sending of workers for overseas employment.
Circumstances related to the handling of the violations: ... ... ... ... ... ...
Article 2. This decision is effective from the date of signing (1)
Within 03 days from the effective date of decision, this decision must be sent to: Mr. (Mrs.) ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... to be executed (2);
The sanctioned persons must strictly abide by the sanctioning decisions within 30 days as from the date which this Decision takes effect, if within 30 days, the sanctioned persons do not execute the sanctioning decisions, they shall be forced to execute; the right to complain and make lawsuits against administrative sanction decisions are prescribed by law.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Decision-issuer
(Signature, full name and seal)
Notes:
(1) Where the residence or workplace of the sanctioned person cannot be determined, this Decision takes effect 10 days as from the date it is listed at Vietnam diplomatic mission in the receiving countries.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(Issued with Decree No. 144/2007/ND-CP dated September 10, 2007, of the Government)
Name of notifying organization
No: / TB-KCHQDXP
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
(Place), date…month….year
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Pursuant to Decree No. ... ... ... ... ... .../2007/ND-CP on date…. month ... .. in the year of 2007 by the Government to sanction on administrative violations in the sending of workers for overseas employment;
To ensure implementation of administrative violation sanction decisions on the sending of workers for overseas employment number ... ........ date…..;
I: ... ... ... ... ... ... ... ....; Position: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ..; Organization: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...;
NOTIFIES
Base on the administrative violation sanctioning decision Number…dated …
For: (full name of the sanctioned persons): ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ....; Occupation: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. ... ... .... ... ... ... ... ..;
Address of workplace abroad: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...;
Permanent residence address in Vietnam ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ....; Identity card number / Passport number: ... ... ... ... ... .... ... .. ... ... ... ....;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Within 30 days as from the date this notice takes effect, Mr (Mrs.)... ... must strictly comply with the administrative violation sanction decisions Number dated ...
When the above time expired, if the sanctioned person does not execute the sanctioning decisions (name of Vietnam diplomatic mission in receiving countries) will transfer the violation dossier to competent authorities in Vietnam for criminal prosecution as prescribed by law.
This notice takes effect from the date of signing
This notice includes……………..pages, which are sealed between pages.
This notice shall be listed and kept at ... ... ... ... ... ... ... ... .. (name of Vietnam diplomatic mission in receiving countries), posted in the Website ... ... ... ... ... ... ... ... ... (name of Vietnam diplomatic mission in receiving countries) and be sent to:
1. Mr (Mrs.) ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. to execute (1)
2. The Department of Overseas Labor to inform involved agencies, organizations and individuals.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(Signature, full name and seal)
Note: (1) If the workplace or residence of the sanctioned person is determined.
;Nghị định 144/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Số hiệu: | 144/2007/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 10/09/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 144/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Chưa có Video