CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2008/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2008 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 176 của Bộ luật Lao động được sửa đổi, bổ sung năm 2006 về việc hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động.
Nghị định này áp dụng đối với mọi người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các doanh nghiệp không được đình công theo quy định của Chính phủ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoãn đình công là lùi thời điểm bắt đầu thực hiện cuộc đình công mà Ban Chấp hành Công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động đã ấn định trong bản yêu cầu gửi người sử dụng lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn Lao động cấp tỉnh theo quy định tại Điều 174b của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006 sang thời điểm khác muộn hơn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ngừng đình công là việc tạm thời chấm dứt có thời hạn cuộc đình công đang diễn ra cho đến khi không còn nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân và lợi ích công cộng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Cuộc đình công bị hoãn hoặc bị ngừng khi có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng trong những trường hợp sau đây:
1. Đình công dự kiến tổ chức vào những ngày lễ của quốc gia đã được quy định trong Bộ luật Lao động hoặc tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nơi đang diễn ra hội nghị quốc tế do Nhà nước Việt Nam đăng cai tổ chức.
2. Đình công tại các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích từ 03 ngày trở lên có nguy cơ gây mất an toàn tới sức khoẻ, đời sống của nhân dân trong khu vực quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Đình công tại công trình trọng điểm quốc gia đang thi công.
4. Đình công vào thời điểm xuất hiện tình trạng khẩn cấp do thảm hoạ thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn xảy ra đình công.
5. Cuộc đình công diễn biến không đúng với mục đích tranh chấp lao động như trong bản yêu cầu của tập thể lao động mà Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động (nơi không có tổ chức công đoàn) đã gửi cho người sử dụng lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động cấp tỉnh.
THỦ TỤC HOÃN, NGỪNG ĐÌNH CÔNG VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA TẬP THỂ LAO ĐỘNG
Mục 1. THỦ TỤC HOÃN, NGỪNG ĐÌNH CÔNG
Điều 4. Thủ tục hoãn đình công
1. Khi nhận được thông báo của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động (nơi không có tổ chức công đoàn) về quyết định tổ chức cuộc đình công quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì trong vòng 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được thông báo, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
2. Trong vòng 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được báo cáo của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nếu xét thấy đình công sẽ có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi báo cáo đến Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên doanh nghiệp nơi tập thể lao động dự kiến đình công, địa điểm dự kiến đình công;
b) Thời điểm bắt đầu đình công (ngày …tháng… năm……);
c) Yêu cầu của tập thể lao động;
d) Nguyên nhân đình công;
đ) Tranh chấp lao động về quyền hay về lợi ích;
e) Số lượng người lao động đăng ký tham gia đình công;
g) Nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc gia, lợi ích công cộng;
h) Kiến nghị hoãn đình công, thời hạn hoãn đình công và các biện pháp để thực hiện quyết định hoãn đình công của Thủ tướng Chính phủ.
3. Quyết định về việc hoãn đình công hoặc ý kiến về việc không đồng ý hoãn cuộc đình công của Thủ tướng Chính phủ được thông báo đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
4. Thời hạn hoãn đình công trong Quyết định hoãn đình công của Thủ tướng Chính phủ tuỳ thuộc vào nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng nhưng tối đa không quá 50 ngày.
5. Khi nhận được Quyết định hoãn cuộc đình công của Thủ tướng Chính phủ thì trong vòng một (01) giờ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải công bố kịp thời cho Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động (nơi không có tổ chức công đoàn), người sử dụng lao động biết và tổ chức thực hiện quyết định hoãn đình công theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được Quyết định hoãn đình công, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Quyết định hoãn đình công bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Kết quả thực hiện hoãn đình công;
b) Các biện pháp đã và đang thực hiện để giải quyết yêu cầu của tập thể lao động.
7. Trong thời hạn hoãn đình công được ghi trong Quyết định hoãn đình công của Thủ tướng Chính phủ thì kể từ ngày công bố Quyết định đó, tập thể lao động không được đình công.
Điều 5. Thủ tục ngừng đình công
1. Khi xét thấy cuộc đình công đang diễn ra có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng thuộc một trong các quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 3 Nghị định này thì trong thời gian 24 giờ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về cuộc đình công đó.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sau khi nhận được báo cáo về cuộc đình công, nếu xét thấy cuộc đình công có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi báo cáo đến Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc ngừng đình công bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên doanh nghiệp đang diễn ra đình công, địa điểm đình công;
b) Thời điểm bắt đầu đình công (ngày…tháng…năm……);
c) Phạm vi đình công;
d) Nguyên nhân đình công;
đ) Số lượng người lao động đang tham gia đình công;
e) Yêu cầu của tập thể lao động;
g) Tranh chấp lao động về quyền hay về lợi ích;
h) Nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế, lợi ích công cộng;
i) Kiến nghị về việc ngừng đình công, thời hạn ngừng đình công và các biện pháp để thực hiện Quyết định ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ.
3. Quyết định về việc ngừng cuộc đình công hoặc ý kiến không đồng ý ngừng cuộc đình công của Thủ tướng Chính phủ được thông báo ngay đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
4. Thời hạn ngừng đình công trong Quyết định ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ tùy thuộc vào nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng nhưng tối đa không quá 60 ngày.
5. Khi nhận được Quyết định ngừng cuộc đình công của Thủ tướng Chính phủ, trong vòng 01 giờ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ngừng cuộc đình công với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động (nơi không có tổ chức công đoàn) và người sử dụng lao động.
6. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được Quyết định ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực hiện ngừng cuộc đình công.
Báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Quyết định ngừng đình công bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Kết quả ngừng đình công;
b) Tình hình an ninh trật tự của doanh nghiệp và khu vực;
c) Các biện pháp đã và đang thực hiện để giải quyết yêu cầu của tập thể lao động theo quy định của pháp luật lao động.
7. Trong thời hạn ngừng đình công được ghi trong Quyết định ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ thì kể từ thời điểm công bố quyết định đó, tập thể lao động không được đình công.
Điều 6. Thi hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Tổ chức công đoàn, đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ. Người có hành vi kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người tham gia đình công trái với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì tùy theo mức độ vi phạm bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Mục 2. GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA TẬP THỂ LAO ĐỘNG
Điều 7. Giải quyết yêu cầu của tập thể lao động
1. Khi Thủ tướng Chính phủ quyết định hoãn hoặc ngừng đình công, nếu nguyên nhân đình công xuất phát từ tranh chấp về quyền thì Thủ tướng Chính phủ giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo quy định của pháp luật, nếu nguyên nhân đình công xuất phát từ tranh chấp về lợi ích thì Thủ tướng Chính phủ giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu các bên thương lượng, hoà giải có sự tham gia của cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động cấp tỉnh để giải quyết thoả đáng các yêu cầu hợp pháp của tập thể lao động.
2. Hết thời hạn hoãn hoặc ngừng đình công theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà người sử dụng lao động không giải quyết thoả đáng yêu cầu hợp pháp của tập thể lao động theo sự giải quyết và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền thì tập thể lao động có quyền tiếp tục thực hiện cuộc đình công.
Điều 8. Giải quyết quyền lợi của tập thể lao động trong thời gian hoãn, ngừng đình công
Quyền lợi của người lao động trong thời gian ngừng đình công được giải quyết theo quy định tại Điều 174d của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006.
Điều 9. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 10. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
|
No. 12/2008/ND-CP |
Hanoi, January 30, 2008 |
DECREE
DETAILING AND GLIDING THE IMPLEMENTATION OF ARTICLE 176 OF THE LABOR CODE ON POSTPONEMENT OR SUSPENSION OF STRIKES AND SETTLEMENT OF LABOR COLLECTIVE INTERESTS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government:
Pursuant to the June 23, 1994 Latbor Code; the April 2, 2002 Law Amending and
Supplementing a Number of Articles of the Labor Code; and the November 29, 2006
Law Amending and Supplementing a Number of A nicies of the Labor Code:
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
Chapter 1
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope and subjects of application
...
...
...
This Decree applies to all laborers working under labor contracts; enterprises, organizations and individuals employing laborers under labor contracts in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Enterprises which are not allowed to go on strike under government regulations are not governed by this Decree.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Postponement of a strike means delaying the time to start a strike set by trade union executive committees or labor collective representatives in their written request to employers and provincial-level labor agencies and Labor Federations under Article 174b of the Labor Code, which was amended and supplemented in 2006, to another later time under the Prime Ministers decision.
2. Suspension of a strike means temporary stoppage of an ongoing strike for a certain time until this strike no longer poses risks of causing serious damage to the national economy and/or public interests under the Prime Ministers decision.
Article 3. A strike shall be postponed or suspended when it poses risks of causing serious damage to the national economy and/or public interests in the following cases:
1. A strike which is scheduled to be held on national holidays prescribed by the Labor Code or in urban and rural districts, towns or provincial cities where an international conference hosted by the Vietnamese Suite is taking piace
2. A strike at an enterprise supplying public service products for 3 days or more which threatens to cause unsafely to the health and life of inhabitants in urban and rural districts, towns or provincial cities.
...
...
...
4. A strike at a time a state of emersencv is imposed due to natural disaster or epidemic on the locality where it takes place.
5. A strike not for the purpose of labor dispute as stated in the written request by a labor collective which is sent by a grassroots trade union executive committee or labor collective representatives (where exists no trade union organization) to employers, and provincial-level labor agencies and Labor Federations.
Chapter 2
PROCEDURES FOR STRIKE
POSTPONEMENT AND SUSPENSION AND SETTLEMENT OF LABOR COLLECTIVE INTERESTS
Section 1. PROCEDURES FOR STRIKE POSTPONEMENT AND SUSPENSION
Article 4. Procedures for strike postponement
1. Within 24 hours from the time of receiving a notice of a strike prescribed in Clause 1, Article 3 of this Decree from a grassroots trade union executive committee or labor collective representatives (where exists no trade union organization), directors of provincial/municipal Labor. War Invalids and Social Affairs Services shall report it to presidents of provincial/municipal PeopIes Committees (below referred to as provincial-level Peoples Committee presidents).
2. Within 24 hours irom the time of receiving a report from directors of provincial/municipal Labor. War Invalids and Social Affairs Services, provincial-level Peoples Committee presidents shall submit a report to the Prime Minister and simultaneously to the Minister of Labor. War Invalids and Social Affairs and the president of the Vietnam General Confederation of Labor if considering that the strike threatens to cause serious damage to the national economy and/or public interests.
The report of a provincial-level Peoples Committee president must include the following major contents:
...
...
...
b/ Time of starting the strike (date... month... year...);
c/ Requests of the labor collective;
d/ Causes of the strike;
e/ Right- or interest-related labor dispute;
f/ Number of laborers registering to go on strike;
g/ Risks of causing serious damage to the national economy and/or public interests:
h/ Proposal on the strike postponement, the postponement time and measures to implement the Prime Ministers strike postponement decision.
3. The Prime Ministers decision on. or his opinion disapproving, the strike postponement shall be notified to provincial-level Peoples Committee presidents and sent to the Minister of Labor. War Invalids and Social Affairs and the president of the Vietnam General Confederation of Labor.
4. The strike postponement time under the Prime Ministers decision depends on the risks of causing serious damage to the national economy and/or public interests, but must not exceed 50 days.
...
...
...
6. Within 48 hours from the time of receiving a strike postponement decision, provincial-level Peoples Committee presidents shall report to the Prime Minister on strike postponement results.
A report on the implementation of a strike postponement decision from a provincial-level Peoples Committee president to the Prime Minister must include the following major contents:
a/ Strike postponement results;
b/ Measures which have been and are being taken to respond to the labor collectives requests.
7. Within the strike postponement time limit specified in the Prime Ministers decision, labor collectives may not go on strike from the date of announcing this decision.
Article 5. Procedures for strike suspension
1. When considering that an ongoing strike threatens to cause serious damage to the national economy and/or public interests in one of the cases specified in Clause 2, 3, 4 or 5, Article 3 of this Decree, presidents of Peoples Committees of urban and rural districts, towns or provincial cities (below referred to as district-level Peoples Committees) shall report on that strike to provincial-level Peoples Committee presidents within 24 hours.
2. Within 24 hours from the time of receiving a report on a strike from district-level Peoples Committee presidents, provincial-level Peoples Committee presidents shall submit a report to the Prime Minister and simultaneously to the Minister of Labor. War Invalids and Social Affairs and the president of the Vietnam General Confederation of Labor if considering that the strike threatens to cause serious damage to the national economy and/or public interests.
A report on the strike suspension from a provincial-level Peoples Committee president must include the following major contents:
...
...
...
b/ Time of starting the strike (date... month... year...):
c/ Scope of the strike;
d/ Causes of the strike;
e/ Number of laborers going on strike;
f/ Requests of the labor collective;
g/ Right- or interest-related labor dispute:
h/ Risks of causing serious damage to the national economy and/or public interests;
i/ Proposal on the strike suspension, the suspension time and measure; to implement the Prime Ministers strike suspension decision.
3. The Prime Ministers strike suspension decision or his opinion disproving the strike suspension shall be promptly notified to provincial-level Peoples Commmittee presidents and sent to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs and the president of the Vietnam General Confederation of Labor.
...
...
...
5. Within one (01) hour from receiving the Prime Ministers strike suspension decision, provincial-level Peoples Committee presidents shall promptly notify it to grassroots trade union executive committees or labor collective representatives (where exists no trade union organization) and employers.
6. Within 48 hours from the time of receiving the Prime Ministers strike suspension decision, provincial-level Peoples Committee presidents shall report to the Prime Minister on strike suspension results.
A report on results of the strike suspension decision implementation from a provincial-level Peoples Committee president to the Prime Minister must include the following major contents:
a/ Strike suspension results;
b/ State of security and order at the enterprise and in the area;
c/ Measures which have been and are being taken to respond to the labor collectives requests according to the labor law.
7. Within the strike suspension time limitspecified in the Prime Ministers decision, labor collectives may not go on strike from the date of announcing this decision.
Article 6. Implementation of the Prime Ministers decisions
Trade union organizations, labor collective representatives and employers shall seriously observe the Prime Ministers decisions on strike postponement or suspension. Those who incite, embroil or force laborers to go on strike: and those going on strike in contravention of the Prime Ministers decisions shall, depending on the severity of their violation, be administratively sanctioned or examined for penal liability according to law.
...
...
...
Article 7. Settlement of labor collective interests
1. When the Prime Minister decides to postpone or suspend a strike, he shall assign provincial-level Peoples Committee presidents to settle it according to law if the strike is prompted by a right-related dispute. If the strike is prompted by an interest-related dispute, the Prime Minister shall assign provincial-level Peoples Committee presidents to request parties to conduct negotiation or conciliation with the participation of provincial- level labor agencies and Labor Federations in order to satisfactorily respond to lawful requests of labor collectives.
2. When the time limit for strike postponement or suspension under the Prime Ministers decision ends, labor collectives may continue going on strike if employers fail to satisfactorily respond to their lawful requests.
Article 8. Settlement of labor collective interests during strike postponement or suspension lime
Laborers interests during the strike suspension shall be handled under Article 174d of the Labor Code, which was amended and supplemented in 2006.
Chapter 3
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 9. This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
Article 10. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal Peoples Committees shall implement this Decree.
...
...
...
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Nghị định 12/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Điều 176 Bộ luật Lao động về hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động
Số hiệu: | 12/2008/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/01/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 12/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Điều 176 Bộ luật Lao động về hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động
Chưa có Video