CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; bao gồm các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Các nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam hoặc nước ngoài nhận thầu.
3. Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội.
4. Văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty nước ngoài; Văn phòng đại diện của các tổ chức: kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế.
5. Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
6. Các cơ sở y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thể thao.
7. Văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.
8. Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.
9. Hợp tác xã.
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nói trên sau đây gọi chung là người sử dụng lao động.
TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
2. Đối với những người sử dụng lao động quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 1 Nghị định này không quy định tỷ lệ lao động nước ngoài được tuyển dụng, nhưng muốn tuyển lao động nước ngoài phải được sự chấp thuận của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Đủ 18 tuổi trở lên.
2. Có sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc.
5. Có giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ đủ 03 (ba) tháng trở lên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
Điều 5. Hồ sơ, trình tự tuyển lao động nước ngoài.
a) Đơn xin làm việc;
b) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người lao động cư trú cấp. Trường hợp, người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam từ 06 (sáu) tháng trở lên thì ngoài phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn phải có phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;
c) Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và có dán ảnh;
d) Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài. Trường hợp, người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam thì giấy chứng nhận sức khoẻ cấp theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam;
đ) Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn, tay nghề của người nước ngoài, bao gồm: bằng tốt nghiệp đại học hoặc trình độ tương đương trở lên, hoặc giấy chứng nhận về trình độ tay nghề của người lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nước đó.
Đối với người lao động nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ thì phải có bản nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch xác nhận;
e) Ba ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính), ảnh chụp không quá 01 (một) năm.
Các giấy tờ quy định trong hồ sơ nêu trên do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Thủ tục, trình tự tuyển lao động nước ngoài:
a) Đối với người sử dụng lao động:
- Người sử dụng lao động phải đăng trên báo trung ương hoặc địa phương 03 (ba) số liền về nhu cầu tuyển lao động và thông báo đầy đủ các yêu cầu công việc và các quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình tuyển, khi làm việc và khi thôi việc.
- Người sử dụng lao động phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài nộp hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ theo quy định của Nghị định này.
b) Đối với người lao động nước ngoài:
Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam mà người sử dụng lao động cung cấp; đồng thời, phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này.
Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải nộp hồ sơ xin làm việc quy định tại khoản 1 Điều này cho người sử dụng lao động.
c) Khi có giấy phép lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản (trừ đối tượng người lao động nước ngoài do phía nước ngoài cử vào Việt Nam để làm việc), người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng lao động đã giao kết về cơ quan đã cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài đó. Nội dung công việc trong hợp đồng lao động không được trái với nội dung công việc ghi trong giấy phép lao động đã được cấp.
Điều 6. Cấp giấy phép lao động.
- Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc dưới 03 (ba) tháng hoặc để xử lý trong trường hợp khẩn cấp (trường hợp khẩn cấp được quy định là những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nẩy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được).
Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có tư cách pháp nhân.
Người nước ngoài là Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Chi nhánh tại Việt Nam.
Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề Luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, gồm:
Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Hồ sơ xin làm việc của người lao động nước ngoài (quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này).
Đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để thực hiện các loại hợp đồng (trừ hợp đồng lao động) giữa doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở nước ngoài thì doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức ở Việt Nam cũng thực hiện việc báo cáo như đối với người nước ngoài vào làm việc cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam với thời hạn làm việc dưới 03 (ba) tháng.
Điều 7. Gia hạn giấy phép lao động.
1. Gia hạn giấy phép lao động trong trường hợp người sử dụng lao động đã có kế hoạch và đang tiến hành đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế cho công việc mà người lao động nước ngoài đang đảm nhận, nhưng người lao động Việt Nam chưa thay thế được. Không gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 84 của Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động:
a) Người sử dụng lao động làm đơn xin gia hạn giấy phép lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong đó phải nêu rõ lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế, họ tên những người Việt Nam đã và đang đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người lao động nước ngoài.
b) Bản sao hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài tiếp tục làm việc ở Việt Nam (có xác nhận của người sử dụng lao động).
c) Giấy phép lao động đã được cấp.
3. Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động:
Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc tiếp của người lao động nước ngoài cho người sử dụng lao động được xác định trong hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài tiếp tục làm việc ở Việt Nam, thời hạn gia hạn tối đa là 36 (ba mươi sáu) tháng. Đối với các trường hợp hết thời hạn gia hạn lần thứ nhất, mà vẫn chưa đào tạo được người lao động Việt Nam thay thế thì giấy phép lao động được tiếp tục gia hạn nếu được sự chấp thuận của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đóng trụ sở chính.
Điều 8. Giấy phép lao động được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hỏng:
1. Người lao động nước ngoài phải làm đơn xin cấp lại giấy phép lao động và nêu rõ lý do bị mất hoặc bị hỏng, có xác nhận của người sử dụng lao động gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động và kèm theo giấy phép lao động bị hỏng.
2. Giấy phép lao động được cấp lại cho người lao động nước ngoài đúng như giấy phép lao động đã được cấp.
Điều 9. Giấy phép lao động hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Hợp đồng lao động chấm dứt trước thời hạn.
3. Công việc trong hợp đồng lao động không đúng với công việc đã đề nghị xin cấp giấy phép lao động.
4. Giấy phép lao động bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi do vi phạm pháp luật Việt Nam.
5. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.
6. Người lao động nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.
Điều 10. Sử dụng giấy phép lao động.
1. Người lao động nước ngoài giữ giấy phép lao động đã được cấp khi giấy phép đang còn hiệu lực. Trong thời hạn 03 (ba) ngày, trước ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người lao động nước ngoài phải nộp giấy phép lao động cho người sử dụng lao động; người sử dụng lao động có trách nhiệm nhận giấy phép lao động và trong thời gian 07 (bảy) ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động, người sử dụng lao động phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép lao động.
2. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
1. Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động và hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp giấy phép lao động, xin gia hạn giấy phép lao động và xin cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp, không cấp giấy phép lao động, không gia hạn giấy phép lao động và không cấp lại giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình lao động nước ngoài làm việc ở các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn quản lý.
4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định này.
5. Thu hồi giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động:
1. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan của Việt Nam.
2. Làm các thủ tục để xin cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài và nộp lệ phí cấp giấy phép lao động theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Thực hiện đầy đủ hợp đồng lao động đã giao kết với người lao động nước ngoài.
4. Nhận giấy phép lao động đã hết hiệu lực của người lao động nước ngoài và nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép lao động đó.
5. Quản lý hồ sơ xin làm việc của người lao động nước ngoài, đồng thời phải bổ sung các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài.
6. Quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
7. Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đối với những người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thì giấy phép lao động đó vẫn còn hiệu lực và không phải đổi giấy phép lao động mới.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 105/2003/ND-CP |
Hanoi, September 17, 2003 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the
December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 23, 1994 Labor Code and the April 2, 2002 Law Amending and
Supplementing a Number of Articles of the Labor Code;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
...
...
...
2. Contractors
(principal contractors, subcontractors), being Vietnamese or foreign economic
organizations with legal person status.
3. Business and
service organizations of State administrative agencies, people’s armed forces,
mass organizations, political organizations, socio-political organizations or
social organizations.
4. Representative
offices and branches of foreign companies; representative offices of economic,
trading, financial, banking, insurance, scientific and technical, cultural,
sport, education, medical' organizations.
5. The State's
non-business units.
6. Medical, cultural,
education, training and sport establishments.
7. Vietnam-based
offices of foreign or international projects.
8. Branches of foreign
lawyers' organizations, licensed to operate in Vietnam.
9. Cooperatives.
The above-said
enterprises, agencies and organizations are collectively referred to as
employers.
...
...
...
EMPLOYMENT
AND MANAGEMENT OF FOREIGN LABORERS WORKING IN VIETNAM
2. For the employers
prescribed in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9, Article 1 of this Decree, the
percentage of foreign laborers employed is not stipulated, but if wishing to employ
foreign laborers, they must obtain the approval of the presidents of the
provincial/municipal People's Committees.
Article
4.- Employers may employ foreign laborers
who fully meet the following conditions:
1. Being aged 18 years
or more.
2. Being physically
fit to the working requirements.
3. Possessing high
professional or technical qualifications (including engineers or people with
equivalent degrees; craftsmen of traditional crafts), many experiences in the
profession, production administration, management or managerial jobs which
Vietnamese laborers have not yet been able to perform.
...
...
...
5. Possessing work
permits, for foreign laborers working in Vietnam for full 3 (three) months or
longer, granted by competent Vietnamese State bodies, except for the cases
requiring no work permits as prescribed in Clause 1, Article 6 of this Decree.
Article
5.- Dossiers and order for recruitment of
foreign laborers
1. Job application dossiers:
A foreign laborer shall submit 2 (two) dossier sets to the employer, one of
which shall be managed by the employer and the other used by the employer for
carrying out the procedures of application for a work permit. A dossier set
comprises:
a/ The job application;
b/ The judicial
history card, granted by a competent body in the country where the laborer
resides. Where the laborer has resided in Vietnam for 6 (six) months or longer,
apart from the judicial history card granted by a foreign competent body, there
must be also a judicial history card granted by the Vietnamese
provincial/municipal Justice Service of the locality where the foreign laborer
is residing;
c/ The foreign
laborer's resume, made according to a form set by the Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs, stuck with a photo;
d/ The health
certificate granted in the foreign country. Where the foreign laborer is
residing in Vietnam, the health certificate must be granted under the
regulations of the Vietnamese Health Ministry;
e/ Copies of the
foreign laborer's professional qualification and/or skill certificates,
including the university, equivalent- or higher level diploma, or the skill
certificate, granted by competent authorities according to the regulations of
such foreign country.
For foreign laborers
being craftsmen of traditional crafts or persons having experiences in the
professions, production administration or management but having no certificates
thereof, there must be written remarks on their professional, skill and
managerial qualifications, certified by competent authorities of the country of
which such person bears the nationality;
...
...
...
The above-said papers
prescribed in the dossiers, which are granted by foreign authorities or
notarized or authenticated, must be consularly legalized under the Vietnamese
law provisions and translated into Vietnamese. The translations and copies
thereof must be notarized according to Vietnamese law provisions.
2. Procedures and
order for recruitment of foreign laborers:
a/ For employers:
- Employers must
publish in central or local newspapers for three consecutive issues their
employment needs and fully notify the job requirements and benefits of laborers
and employers in the process of recruitment and working and after the laborers
give up their jobs.
- Employers must carry
out the procedures of application for work permits for foreign laborers working
in Vietnam under the provisions of this Decree, after the foreign laborers
submit dossiers comprising all the papers prescribed by this Decree.
b/ For foreign
laborers:
- Foreigners wishing
to work in Vietnam must thoroughly study the Vietnamese law provisions supplied
by the employers, and, concurrently, prepare all necessary papers in accordance
with the provisions of this Decree.
- Foreigners wishing
to work in Vietnam must submit job application dossiers as prescribed in Clause
1 of this Article to the employers.
c/ After receiving the
work permits, the laborers and their employers must enter into written labor
contracts (with the exception of foreign laborers sent by the foreign sides to
work in Vietnam). The employers shall have to send copies of the signed labor
contracts to the agencies which have granted work permits to the foreign
laborers. The contents of the jobs in the labor contracts must not be contrary
to those inscribed in the granted work permits.
...
...
...
1. Foreign laborers
working for enterprises, agencies or organizations in Vietnam must have work
permits, excluding the following subjects:
- Foreign laborers
entering Vietnam to work for less than 3 (three) months or to handle emergency
cases (emergency cases are defined as complicated technical or technological
incidents which affect or threaten to affect production or business activities
and cannot be handled by Vietnamese experts or foreign experts currently
working in Vietnam).
- Foreigners being
Managing Board members, general directors, deputy general directors, directors
or deputy directors of the enterprises which are set up under the Vietnamese
law provisions and have the legal person status.
- Foreigners being
chiefs of Vietnam-based representative offices or branches.
- Foreign lawyers
granted permits by the Ministry of Justice for the practice of lawyer's
profession in Vietnam according to law provisions.
2. The
provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall grant
work permits to foreign laborers according to a form set by the Ministry of
Labor, War Invalids and Social Affairs.
3. A dossier of
application for a work permit comprises:
- The employer's
written request for a work permit, made according to a form set by the Ministry
of Labor, War Invalids and Social Affairs.
- The foreign
laborer's job application dossier (prescribed in Clause 1, Article 5 of this
Decree).
...
...
...
5. For the subjects requiring
no work permits as prescribed in Clause 1 of this Article, the employers shall
have to report to the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social
Affairs Services of the localities (where the enterprises, agencies or
organizations are headquartered) on the details of foreign laborers, including
full names, nationalities, passport serial numbers, dates of job commencement
and completion, and job(s) to be done, at least 7 (seven) days before the
concerned foreign laborers start to work.
For foreigners
entering Vietnam to perform assorted contracts (other than labor contracts)
between enterprises, agencies or organizations in Viet-nam and foreign
enterprises, agencies or organizations, the enterprises, agencies and
organizations in Vietnam shall make the reports as required for foreigners
working for less than 3 (three) months for enterprises, agencies or
organizations in Vietnam.
Article
7.- Extension of work permits
1. Work permits may be
extended in cases where the employers have made plans to train and are training
Vietnamese laborers to take over the jobs currently done by foreign laborers
but these Vietnamese laborers are not yet able to substitute such foreign
laborers. Work permits shall not be extended for foreign laborers who are punished
for breaching labor disciplines under the provisions at Points b and c, Clause
1, Article 84 of the Labor Code, which have been amended and supplemented.
2. Dossiers of
application for extension of work permits:
a/ The employers shall
make applications for extension of work permits according to the regulations of
the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, which must clearly
state the reasons for not having trained Vietnamese laborers, full names of the
Vietnamese laborers who have been trained and are being trained, training
expenses, training duration, training places, in order to substitute foreign
laborers.
b/ A copy of the labor
contract or the foreign side's document appointing the foreigner to continue
working in Vietnam (certified by the employer).
c/ The granted work
permit.
3. Extensible duration
of work permits
...
...
...
Article
8.- Work permits re-granted in case of
loss or damage
1. Foreign laborers
shall have to make applications for the re-granting of work permits, which
clearly state the reasons for their loss or damage, and are certified by the
employers, and send them to the provincial/municipal Labor, War Invalids and
Social Affairs Services which have granted such work permits, enclosed with the
damaged work permits.
2. Work permits
re-granted to foreign laborers shall be exactly the same as the granted ones.
Article
9.- Work permits shall be invalidated in
the following cases:
1. Work permits expire.
2. Labor contracts
terminate ahead of time.
3. The jobs inscribed
in the labor contracts are different from the ones proposed for the granting of
work permits.
4. Work permits are
revoked by competent State bodies for violations of Vietnamese laws.
5. Enterprises,
agencies or organizations terminate their operation.
...
...
...
Article
10.- Use of work permits
1. Foreign laborers
shall keep their granted work permits that remain valid. At least 3 (three)
days before their work permits expire, the foreign laborers must hand over them
to the employers. The employers shall have to receive such work permits and, within
7 (seven) days after receiving the work permits, hand them over to the agencies
which have granted such work permits.
2. Foreign laborers
must produce their work permits upon request of competent State bodies.
INSPECTION,
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
...
...
...
1. To receive and
archive dossiers of application for granting, extension, and re-granting of
work permits.
2. Within 15 days
after receiving the complete and valid dossiers of application for granting,
extension or re-granting of work permits from the employers, the
provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall have
to grant, extend or re-grant work permits. In case of refusal to grant, extend
or re-grant work permits, they shall have to issue written replies, clearly
stating the reason(s) therefor.
3. To oversee, sum up
and report on the situation of foreign laborers working in enterprises,
agencies and/or organizations located in the localities under their management.
4. To examine and
inspect the implementation of the Labor Code and this Decree.
5. To revoke expired
work permits.
...
...
...
1. To abide by the
provisions of the labor legislation and other relevant law provisions of
Vietnam.
2. To carry out
procedures of application for granting, extension or re-granting of work
permits to foreign laborers and pay the fee for granting of work permits
according to the regulations of the Ministry of Finance.
3. To fully perform
the labor contracts signed with foreign laborers.
4. To receive the
expired work permits of foreign laborers and hand them over to the agencies
which have granted them.
5. To manage the
foreign laborers' job application dossiers, and concurrently supplement papers
related to the foreign laborers.
6. To manage foreign
laborers working in their enterprises, agencies or organizations.
7. To report on the
situation of their employment of foreign laborers according to the regulations
of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
For foreign laborers
who have been granted work permits which are still valid till the effective
date of this Decree, such work permits shall remain valid and are not required
to be changed for new ones.
...
...
...
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 105/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Số hiệu: | 105/2003/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 17/09/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 105/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Chưa có Video