ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 916/KH-UBND |
Lai Châu, ngày 12 tháng 5 năm 2020 |
Căn cứ Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới (gọi tắt là Quyết định số 416/QĐ-TTg); Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày 27/11/2019 của Tỉnh ủy Lai Châu về thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư (khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới (gọi tắt là Chương trình hành động số 37- CTr/TU). Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả Chỉ thị số 37- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới; xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động; củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức công đoàn trong hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của người lao động; hỗ trợ doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh; hạn chế tranh chấp lao động, không để xảy ra đình công không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường trách nhiệm phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp lao động tập thể xảy ra trên cơ sở đối thoại, thương lượng, đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi bên.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai thực hiện đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ, đúng quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị số 37-CT/TW; Quyết định số 416/QĐ-TTg; Chương trình hành động số 37-CTr/TU của Tỉnh ủy.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương và toàn thể doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cụ thể hóa thành nhiệm vụ và các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới tại đơn vị.
Phấn đấu đến năm 2025, hệ thống quan hệ lao động của tỉnh cơ bản được xây dựng đồng bộ và đi vào vận hành phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ lao động; tạo nền tảng duy trì và phát triển mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ cho những năm tiếp theo.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung thiết thực để nâng cao và thống nhất nhận thức của đơn vị sử dụng lao động, người lao động, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân trong tỉnh về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết phải xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo việc làm cho người lao động và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện Chỉ thị Chỉ thị số 37-CT/TW; Quyết định số 416/QĐ-TTg; Chương trình hành động số 37-CTr/TU của Tỉnh ủy.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật các quy định của pháp luật về lao động, quan hệ lao động, công đoàn và các quy định khác có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động để nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của mỗi bên, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 719/QĐ-UBND ngày 12/7/2017 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành Chương trình phố biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Kế hoạch số 1919/KH-UBND ngày 18/10/2017 của UBND tỉnh về tiếp tục triển khai Đề án tuyên truyền, phổ pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021; Kế hoạch số 278/KH-UBND ngày 06/3/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 30-CTr/TU ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Kế hoạch số 1836/KH-UBND ngày 19/11/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng bảo hiểm xã hội giai đoạn 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Đổi mới mô hình, cách thức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho các doanh nghiệp; thu hút đông đảo người lao động, người sử dụng lao động quan tâm, thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về quan hệ lao động. Chú trọng phát huy hiệu quả của các phương tiện truyền thông trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động, định hướng cho các phương tiện truyền thông phản ánh những việc làm tích cực trong quan hệ lao động; lên án những hành vi tiêu cực, nhằm vận động, tập hợp người lao động, người sử dụng lao lao động thực hiện tốt trong quan hệ lao động; kịp thời ngăn chặn, phản bác, xử lý các thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ lao động và làm mất an ninh chính trị, trật tư, an toàn xã hội.
- Quan tâm hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp; kịp thời biểu dương, khen thưởng những doanh nghiệp, người lao động thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động
2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về lao động
- Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về quan hệ lao động từ tỉnh đến cơ sở theo đúng Kế hoạch số 122- KH/TU, ngày 22/01/2018 của Tỉnh ủy Lai Châu về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
- Phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh, hòa giải viên cơ sở.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức đại diện người lao động và quản lý, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động; nghiên cứu, tham mưu xây dựng phương án bố trí biên chế để thực hiện thí điểm mô hình giải quyết tranh chấp lao động với việc bố trí một số hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động chuyên trách vừa thực hiện giải quyết tranh chấp, vừa hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về lao động các cấp, nhất là cấp huyện thông qua: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng; tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước về lao động, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể; xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền tại các doanh nghiệp.
2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động
- Nâng cao năng lực hoạt động của thanh tra chuyên ngành về lao động cấp tỉnh; củng cố lực lượng thanh tra lao động phù hợp với thực tế số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành, thanh tra đột xuất, chuyên đề về chấp hành các quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội trên cơ sở tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra; tránh chồng chéo, trùng lặp gây khó khăn cho doanh nghiệp. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm liên quan đến lao động và quyền lợi hợp pháp của người lao động; yêu cầu người sử dụng lao động khắc phục những sai phạm, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người sử dụng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động phát Phiếu tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp cho người sử dụng lao động hằng năm để doanh nghiệp chủ động rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật lao động và kịp thời khắc phục.
2.3. Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
- Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập tổ chức đại diện người lao động trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của người lao động.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá quan hệ lao động ở các doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm nắm bắt kịp thời các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động của doanh nghiệp để hỗ trợ, hướng dẫn các bên thương lượng, tháo gỡ, tránh tạo thành những điểm nóng về an ninh, trật tự, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của tỉnh.
- Tăng cường thực hiện Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập doanh nghiệp; tăng cường vai trò giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật lao động cũng như tăng cường theo dõi, giám sát được các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động kết nối cung - cầu lao động của Trung tâm dịch vụ việc làm; tăng cường liên kết giữa Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh và doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng lao động, nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động; thực hiện hiệu quả về dự báo tình hình cung - cầu lao động trong ngắn han, dài hạn.
- Có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ việc làm góp phần nâng cao hiệu quả công tác chắp nối thông tin thị trường lao động lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động và nhu cầu tìm việc làm của người lao động, đảm bảo quyền, lợi ích các bên trong quan hệ lao động.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân và người lao động có thu nhập thấp để đáp ứng nhu cầu an cư của công nhân, người lao động người có thu nhập thấp, cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động
- Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật cho đoàn viên, người lao động. Chú trọng phát huy vai trò, thế mạnh của các cơ quan báo chí và ứng dụng internet trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động.
- Tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi mà đoàn viên, người lao động quan tâm, mang lại lợi ích cho người lao động, người sử dụng lao động. quan tâm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; phát huy các nguồn lực chăm lo cho người lao động, nhất là lao động thu nhập thấp gắn với đảm bảo an sinh xã hội.
- Đổi mới phương thức và thúc đẩy tuyên truyền, tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động, thu hút người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia vào hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, trong đó ưu tiên có đông người lao động, quan hệ lao động tiềm ẩn những vấn đề phức tạp; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Tiếp tục chỉ đạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp để tổ chức này thực sự là tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động, lấy sự hài lòng của người lao động là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn; tập trung cho cơ sở, đầu tư nguồn lực cho công đoàn doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp có đông công nhân để làm tốt chức năng quan hệ lao động; đổi mới mạnh mẽ hoạt động công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để các tổ chức này thực sự làm chỗ dựa vững chắc hỗ trợ cho công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động; ưu tiên đầu tư cho công tác tham gia xây dựng và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động, công tác đối thoại và thương lượng tập thể.
- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên, cán bộ công đoàn, tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật để cho tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp thực sự vững mạnh để tham gia đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và lợi ích chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp.
- Rà soát, sửa đổi cơ chế quản lý tài chính nguồn kinh phí công đoàn theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
4. Thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể
- Tăng cường đối thoại định kỳ giữa lãnh đạo tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước, Liên đoàn Lao động tỉnh với người lao động để kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện pháp luật của doanh nghiệp; đánh giá khách quan về quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức tốt các cuộc đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động, trên tinh thần tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi bên, giảm thiểu tranh chấp về lao động xảy ra, tạo điều kiện cho người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cống hiến cho doanh nghiệp, hướng tới mục đích giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tao ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, có tính cạnh tranh nhằm cải thiện thu nhập cho người lao động.
- Các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn các cấp phải thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, xây dựng, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể bảo đảm có chất lượng, phản ánh đúng thực chất mối quan hệ giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động, nhằm cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện tiền lương, thu nhập, xây dựng sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với xu thế hội nhập, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
5. Giải quyết tốt tranh cấp lao động và đình công
- Kiện toàn Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh và hòa giải viên lao động cấp huyện, đảm bảo mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 hòa giải viên lao động; nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng trọng tài cấp tỉnh và hòa giải viên lao động cấp huyện để kịp thời giải quyết tranh chấp lao động đảm bảo đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật; phát huy vai trò của thiết chế hòa giải, trọng tài lao động trong hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, ngăn ngừa tranh chấp lao động.
- Xây dựng các quy chế phối hợp liên ngành để giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo pháp luật, giải quyết hài hòa lợi ích các bên.
- Việc giải quyết tranh chấp lao động, đình công phải bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự xã hội; xử lý nghiêm những đối tượng lợi dụng, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động gây rối an ninh, trật tự.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại đơn vị, xây dựng kế hoạch thực hiện; định kỳ trước ngày 05/11 hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai thực hiện (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện của các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp về các nội dung của Kế hoạch; tham mưu tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 10/11.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan chức năng liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành; tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động; hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể bảo đảm thực chất; thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khuyến khích khác trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động hiệu quả, bảo đảm các tranh chấp lao động phải được giải quyết kịp thời, đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong khuôn khổ pháp luật.
- Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định về pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật liên quan đến đời sống, việc làm, thu nhập của công nhân, người lao động, quy chế dân chủ trong doanh nghiệp; xử lý nghiêm minh các vi phạm liên quan đến lao động và quyền lợi hợp pháp của người lao động; không để những đối tượng lợi dụng, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động gây rối an ninh, trật tự.
- Tăng cường phối hợp, tích hợp thông tin dữ liệu giữa các cơ quan liên quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động. Tổ chức tốt công tác thông tin, dự báo, kết nối cung - cầu và phát triển thị trường lao động để các bên có cơ sở đối thoại, thương lượng.
- Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm, dạy nghề, quan hệ lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động; chỉ đạo, hướng dẫn quy trình, thủ tục tuyển chọn hòa giải viên lao động, giải quyết kịp thời các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để xảy ra tranh chấp lao động kéo dài, nguy cơ dẫn đến đình công.
- Hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp các ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo đối với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về tình hình thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, để sử dụng hợp lý lực lượng lao động tại chỗ, điều hòa cung - cầu lao động và phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các địa phương trong tỉnh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu
- Tăng cường tuyên truyền phổ biến các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, bảo đảm thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời để người sử dụng lao động và người lao động nắm bắt và thực hiện đúng quy định.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lao động, tạo sự đồng thuận trong tổ chức triển khai thực hiện. Chú trọng phát huy các phương tiện truyền thông để định hướng, vận động người lao động, người sử dụng lao động trong xây dựng quan hệ lao động hài hòa. Tuyên truyền, phản bác các thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ lao động và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật nhằm củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức đại diện người lao động trong việc thực hiện tốt các chính sách pháp luật về lao động và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Hàng năm, tham mưu đề xuất bố trí ngân sách tỉnh cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trong các loại hình doanh nghiệp; các hợp tác xã. Phối hợp với các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Lồng ghép các chương trình phổ biến pháp luật về Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm thất nghiệp trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho người lao động; hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cơ sở phục vụ người lao động và Nhân dân trên địa bàn.
Phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân và người lao động có thu nhập thấp để đáp ứng nhu cầu an cư của công nhân, người lao động.
Tư vấn phương pháp, hình thức, nội dung thực hiện để cơ quan Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tổ chức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật theo Kế hoạch số 1919/KH-UBND ngày 18/10/2017 của UBND tỉnh về tiếp tục triển khai Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021.
Chủ động nắm tình hình, phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động lợi dụng đình công để kích động, lôi kéo người lao động đình công bất hợp pháp; không để các phần tử xấu lợi dụng để lôi kéo, kích động gây phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn; xử lý nghiêm những đối tượng lợi dụng, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động ngừng làm việc, đình công, gây rối an ninh trật tự. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tập trung vào quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người tham gia. Đảm bảo cho người lao động tiếp cận thông tin một cách đầy đủ và chính xác về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng tới mục tiêu, lộ trình thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động, bảo hiểm y tế toàn dân.
- Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội; phát hiện và đề nghị xử lý các hành vi nợ, gian lận, trốn đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tích cực phối hợp với công đoàn cùng cấp, các ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đến với người sử dụng lao động, người lao động và Nhân dân trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động tại địa bàn.
- Chủ động nắm chắc tình hình và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp lao động dẫn đến đình công; chủ động giải quyết tranh chấp lao động tập thể xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Phối hợp với công đoàn cùng cấp vận động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ việc thành lập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động (thành lập theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, mục đích theo quy định của pháp luật.
12. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh
- Chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, công đoàn cho công nhân, người lao đông; quan tâm, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ xã hội.
- Triển khai thực hiện chương trình phát triển đoàn viên công đoàn và thành lập tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, nhất là doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh; kiện toàn, củng cố và đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn các cấp, nhất là công đoàn trong doanh nghiệp.
- Chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, nhất là thực hiện chức năng đại diện công đoàn trong đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; xây dựng công đoàn thực sự là tổ chức của người lao động; lấy sự hài lòng của người lao động là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn. Kịp thời phối hợp với các ngành chức năng giải quyết tranh chấp lao động, đình công nhằm bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Tham gia thanh tra, kiểm tra liên ngành tình hình thực hiện pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; giải quyết đơn thư của người lao động, công đoàn cơ sở của doanh nghiệp. Đẩy mạnh phối hợp xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện chính sách, pháp luật có liên quan đến lao động và công đoàn. Tăng cường phối hợp trong thực hiện Đề án 31, các Đề án, Chương trình, Kế hoạch cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người lao động.
- Thực hiện quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc khởi kiện ra tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định tại Khoản 8, Điều 10 của Luật Công đoàn.
13. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các quy định liên quan đến quan hệ lao động; chủ động nắm bắt các vấn đề nảy sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã có liên quan đến vấn đề quan hệ lao động; đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, những tồn tại, khó khăn trong thực hiện chính sách lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thực hiện quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Thúc đẩy các hoạt động đối thoại tại nơi làm việc, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc và chất lượng bữa ăn ca cho người lao động. Triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực nâng cao năng lực cho hiệp hội doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng đại diện người sử dụng lao động để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển quan hệ lao động.
14. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tuyển lao động, hợp đồng lao động; trả lương, thưởng, trích nộp bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trích nộp kinh phí công đoàn và thực hiện các chế độ, nghĩa vụ khác theo quy định; không để xảy ra các trường hợp vi phạm về pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh. Thực hiện nghiêm túc các quy định về xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Hỗ trợ tạo điều kiện thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ; phối hợp với các tổ chức đoàn thể và các cơ quan chức năng liên quan chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, giải quyết các tranh chấp lao động ngay tại doanh nghiệp khi mới phát sinh theo đúng quy định.
15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
Tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật lao động, việc làm, công đoàn, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, xây dựng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng và tham gia tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về xây dựng quan hệ lao động, hướng tới quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tất cả các đơn vị sử dụng lao động, góp phần vào sự ổn định, phát triển của doanh nghiệp, duy trì việc làm, thu nhập của người lao động cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị và nội dung Kế hoạch này xây dựng Kế hoạch để triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Kế hoạch 916/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg về kế hoạch thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Lai Châu ban hành
Số hiệu: | 916/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lai Châu |
Người ký: | Tống Thanh Hải |
Ngày ban hành: | 12/05/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 916/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 416/QĐ-TTg về kế hoạch thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Lai Châu ban hành
Chưa có Video