Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 03 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHO LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2019 - 2023

Thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII ban hành Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa năm 2019 và 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Đào tạo tiếng Anh cho lao động ngành du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2019-2023 với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh cho lao động ngành du lịch Thanh Hóa trong phục vụ khách du lịch quốc tế; góp phần chuẩn hóa nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

2. Yêu cầu

Các nhiệm vụ đảm bảo tính khả thi; chương trình, nội dung đào tạo phù hợp với trình độ, năng lực ngoại ngữ của lao động trong ngành du lịch tại Thanh Hóa; công tác triển khai kế hoạch khoa học, cụ thể; đảm bảo đúng quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng.

II. NỘI DUNG

1. Mc tiêu

1.1. Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành du lịch cho người lao động trong ngành du lịch Thanh Hóa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu theo vị trí công việc.

1.2. Mc tiêu cthể

Đến năm 2023 đào tạo được 1.140 lao động trong ngành du lịch sử dụng tiếng Anh giao tiếp thành thạo, trong đó:

- 25 lớp với 750 nhân viên tại các doanh nghiệp du lịch.

- 03 lớp với 90 hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

- 10 lớp với 300 lao động cộng đồng làm du lịch.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

2. Nhiệm vụ

2.1. Đào tạo tiếng Anh cho lao động tại các doanh nghiệp du lịch

2.1.1. Đối tượng: Lao động đang làm việc tại các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh.

2.1.2. Thời gian đào tạo: 03 tháng/lớp

- Tiếng Anh giao tiếp trong du lịch: 105 tiết (07 tín chỉ).

- Tiếng Anh chuyên ngành du lịch: 120 tiết (08 tín chỉ).

2.1.3. Số lượng: 25 lớp, dự kiến 30 học viên/lớp

2.1.4. Địa điểm tổ chức: Tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và tại các khách sạn - nhà hàng du lịch.

2.1.5. Hình thức đào tạo: Phù hợp với nhu cầu của học viên và theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2.1.6. Nội dung đào tạo

- Tiếng Anh giao tiếp trong du lịch: 105 tiết (07 tín chỉ), đảm bảo người học sử dụng tiếng Anh giao tiếp thành thạo tương đương cấp độ A1 (theo chuẩn đầu ra được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định).

- Tiếng Anh chuyên ngành du lịch: 120 tiết (08 tín chỉ), đảm bảo người học sử dụng tiếng Anh giao tiếp thành thạo ở 04 kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, nói, đọc, viết trong lĩnh vực du lịch (theo chuẩn đu ra được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định).

2.1.7. Đội ngũ giảng viên, giáo viên: Các giảng viên, giáo viên có học hàm, học vị thạc sỹ, tiến sỹ, giảng viên chính có uy tín và nhiu kinh nghiệm giảng dạy về tiếng Anh chuyên ngành du lịch; các chuyên gia tiếng Anh trong ngành du lịch.

2.2. Đào tạo tiếng Anh cho hướng dẫn viên du lịch tại các khu, điểm du lịch

2.2.1. Đối tượng: Các hướng dẫn viên du lịch đang làm nhiệm vụ hướng dẫn viên tại Ban quản lý các khu, điểm du lịch, di tích lịch sử, bảo tàng... trên địa bàn tỉnh.

2.2.2. Thời gian đào tạo: 03 tháng/lớp

- Tiếng Anh giao tiếp trong du lịch: 105 tiết (07 tín chỉ)

- Tiếng Anh chuyên ngành hướng dẫn du lịch: 120 tiết (08 tín chỉ)

2.2.3. Số lượng: 3 lớp, dự kiến 30 học viên/lớp

2.2.4. Địa điểm tổ chức: Tại các địa phương trọng điểm du lịch và thực hành tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

2.2.5. Hình thức đào tạo: Không tập trung.

2.2.6. Nội dung đào tạo:

- Tiếng Anh giao tiếp trong du lịch: 105 tiết (07 tín chỉ), đảm bảo người học sử dụng tiếng Anh giao tiếp thành thạo tương đương cấp độ A1 (theo chuẩn đầu ra được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định).

- Tiếng Anh hướng dẫn viên du lịch: 120 tiết (08 tín chỉ), đảm bảo cho người học sử dụng tiếng Anh thành thạo, đặc biệt là 02 kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, Nói để thuyết minh, hướng dẫn tại các tuyến, điểm du lịch (theo chuẩn đầu ra được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định).

2.2.7. Đội ngũ giảng viên, giáo viên: Các giảng viên, giáo viên có học hàm, học vị thạc sỹ, tiến sỹ, giảng viên chính có uy tín và nhiều kinh nghiệm giảng dạy về tiếng Anh chuyên ngành du lịch; các chuyên gia tiếng Anh trong ngành du lịch.

2.3. Đào tạo tiếng Anh cho cộng đồng làm du lịch

2.3.1. Đối tượng: Lao động cộng đồng có tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

2.3.2. Thời gian đào tạo: 03 tháng/lớp;

Tiếng Anh giao tiếp trong du lịch: 105 tiết (07 tín chỉ).

2.3.3. Số lượng: 10 lớp, dự kiến 30 học viên/lớp.

2.3.4. Địa điểm tổ chức đào tạo: Tại các địa phương có phát triển loại hình du lịch cộng đồng.

2.3.5. Hình thức đào tạo: Không tập trung.

2.3.6. Nội dung đào tạo: Tiếng Anh giao tiếp trong du lịch: 105 tiết (07 tín chỉ), đảm bảo người học sử dụng tiếng Anh giao tiếp thành thạo tương đương cấp độ A1 (theo chuẩn đu ra được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định).

2.3.7. Đội ngũ giảng viên, giáo viên: Giảng viên, giáo viên được lựa chọn để đào tạo là giảng viên, giáo viên có học hàm, học vị thạc sỹ, tiến sỹ, giảng viên chính có uy tín và nhiều kinh nghiệm giảng dạy về tiếng Anh chuyên ngành du lịch hoặc các chuyên gia tiếng Anh trong ngành du lịch.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí

- Ngân sách tỉnh: Hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn Chương trình phát triển du lịch tỉnh hàng năm.

- Nguồn xã hội hóa và các nguồn huy động khác.

2. Nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách tỉnh

- Htrợ kinh phí biên soạn nội dung giáo trình, giáo án.

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp đào tạo tiếng Anh cho các hướng dẫn viên du lịch tại các khu, điểm du lịch (đối tượng là cán bộ, lao động tại Ban quản lý các khu, điểm du lịch, di tích lịch sử, bảo tàng) và các lớp đào tạo tiếng Anh cho cộng đồng làm du lịch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp với Sở Văn hóa, Ththao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch cùng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho lao động ngành du lịch Thanh Hóa; đánh giá chất lượng đu vào và cấp chứng nhận cho các học viên hoàn thành khóa học theo quy định. Lựa chọn giảng viên có trình độ chuyên môn, uy tín, trách nhiệm tham gia giảng dạy các khóa đào tạo. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với từng khóa đào tạo, tng nghiệp vụ chuyên sâu, đáp ứng tốt nhất nhu cầu giảng dạy và học tập của học viên và giảng viên.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Theo dõi, giám sát, đôn đốc trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Kế hoạch, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

- Hướng dẫn trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm và tổng hợp vào kế hoạch chung, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định. Định kỳ tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết qutriển khai thực hiện kế hoạch đào tạo.

3. S Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định dự toán kinh phí và tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ để triển khai thực hiện Kế hoạch hàng năm.

4. SKế hoạch và Đầu tư: Tham mưu cho UBND tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí từ Chương trình phát triển doanh nghiệp và đào tạo khởi nghiệp doanh nghiệp để hỗ trợ triển khai thực hiện Kế hoạch.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại Trưng Đại học Văn hóa, Th thao và Du lịch; chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng các chương trình đào tạo đảm bảo yêu cầu theo quy định; hỗ trợ, phối hợp với Trường Đại học Văn hóa, Ththao và Du lịch trong việc thẩm định chương trình đào tạo tiếng Anh phù hợp với từng đối tượng lao động trong ngành du lịch Thanh Hóa.

6. Hiệp hội Du lịch

- Tích cực phối hợp, hỗ trợ trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động, chiêu sinh, tổ chức khóa đào tạo tiếng Anh cho lao động ngành du lịch Thanh Hóa.

- Khuyến khích, vận động các doanh nghiệp du lịch chđộng, quan tâm đào tạo, bồi dưng, nâng cao năng lực tiếng Anh cho người lao động; tạo điều kiện về thời gian, có chính sách hỗ trợ học phí, tiền lương thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp tham gia vào các khóa đào tạo tiếng anh cho lao động ngành du lịch Thanh Hóa; phối hợp, tạo điều kiện trong quá trình trường Đại học Văn hóa, Ththao và Du lịch tổ chức các chương trình thực hành thực tế tại doanh nghiệp.

7. Các huyện, thị xã, thành phố có khu, điểm du lịch

Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Trường Đại học Văn hóa, Th thao và Du lịch trong quá trình tổ chức các khóa đào tạo tiếng Anh cho lao động làm du lịch trên địa bàn quản lý; phổ biến, khuyến khích lao động tại các khu, điểm du lịch cộng đồng của địa phương tham gia các khóa học, đảm bảo số lượng, thành phần, chất lượng theo quy định.

8. Ban quản lý các khu, điểm du lịch, Ban Quản lý các di tích lịch sử, Bảo tàng tỉnh

- Phối hợp, hỗ trợ, tạo điều điện cho Trường Đại học Văn hóa, Thể thao tổ chức các chương trình thực hành, khảo sát thực tế tại khu, điểm du lịch do đơn vị quản lý;

- Tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác hướng dẫn của đơn vị tham gia khóa đào tạo tiếng Anh cho lao động ngành du lịch Thanh Hóa; phối hợp với Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý học viên, đảm bảo thời gian và chất lượng theo quy định;

Trên đây là Kế hoạch Đào tạo tiếng Anh cho lao động ngành du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2019-2023; yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và Trường Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện có hiệu quả./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/c);
- Sở: VHTTDL, TC, KHĐT, GDĐT (đ
ể t/h);
- Trườ
ng ĐHVH, TT&DL (để t/h);
- UBND các huyện, TX, TP;
- HHDL t
nh;
- Lưu VT, KTTC (VA7720).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thị Thìn

 

PHỤ LỤC

SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN DỰ KIẾN ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2019 - 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Đối tượng đào tạo

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

TNG SỐ

 

TNG

210

240

210

240

240

1.140

1

Nhân viên khách sạn - nhà hàng (30 HV/lớp, 5 lp/năm)

150

150

150

150

150

750

2

Hướng dẫn viên du lịch (30 học viên/lớp, 1 lớp/năm)

 

30

 

30

30

90

3

Cộng đồng làm du lịch (30 học viên/lớp, 2 lớp/năm)

60

60

60

60

60

300

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2019 về đào tạo tiếng Anh cho lao động ngành du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2019-2023

Số hiệu: 70/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
Người ký: Lê Thị Thìn
Ngày ban hành: 25/03/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2019 về đào tạo tiếng Anh cho lao động ngành du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2019-2023

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…