ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 676/KH-UBND |
Bình Dương, ngày 20 tháng 02 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Công văn số 489/BTTTT-THH ngày 17/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Quyết định số 146/QĐ-TTg); theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 05/TTr-STTTT ngày 18/01/2023;
Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND) tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Dương, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng số cho lãnh đạo, cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo bước đột phá trong triển khai thực hiện các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số của tỉnh.
- Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực để thực hiện hiệu quả Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ, công chức, người lao động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại Quyết định số 146/QĐ-TTg.
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, tránh trùng lắp giữa nội dung Kế hoạch với các chương trình, kế hoạch của tỉnh về Xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng.
- Xác định rõ các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và lộ trình triển khai thực hiện, phân công rõ trách nhiệm đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện; chủ động giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.
- Khuyến khích, tận dụng, phát huy tối đa các nguồn lực xã hội để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đặc biệt là tận dụng sự tham gia có trách nhiệm của cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, chuyên gia chuyển đổi số và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Mục tiêu chung
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu đến năm 2025
- Lãnh đạo các cấp, các ngành trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số để chỉ đạo thực hiện chuyển đối số tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Người dân được cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
- 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước được tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.
- 100% cán bộ chuyên trách, phụ trách về công nghệ thông tin, chuyển đổi số được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số.
- 70% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
- 100% các sở, ban, ngành thuộc tỉnh xây dựng được mạng lưới chuyển đổi số đến tận cấp cơ sở với đội ngũ thành viên được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình chuyển đổi số trong các ngành, các cấp.
- Tuyển chọn, cử cán bộ tham gia Chương trình “Đào tạo được tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương” do Bộ Thông tin và Truyền thông điều phối, để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn.
- Tham gia thí điểm mô hình “Giáo dục đại học số” và triển khai mô hình tại một số cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh, khi mô hình được hoàn thiện, triển khai theo định hướng của bộ, ngành.
- Đào tạo được 30 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh có thể mạnh trong đào tạo chuyển đổi số.
- 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
b) Mục tiêu đến năm 2030
- 90% số người dân trong độ tuổi lao động của tỉnh biết đến các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; thành thạo cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
- Mở rộng triển khai mô hình “Giáo dục đại học số” theo định hướng chung của bộ, ngành.
- Đào tạo được 90 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh có thế mạnh trong đào tạo chuyển đổi số.
- 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhóm các nhiệm vụ về nâng cao nhận thức về chuyển đổi số
a) Xây dựng chiến dịch truyền thông số về chuyển đổi số
Xây dựng chiến dịch truyền thông số về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng; các trang mạng xã hội, trên các cổng/trang thông tin điện tử nội bộ của các cơ quan, đơn vị.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả, sản phẩm: Các chương trình, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và xã hội về vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi số.
b) Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang chuyển đổi số
Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên chuyên mục, chuyên trang chuyển đổi số trên các phương tiện đại chúng; đưa tin, đặt bài, viết bài về chuyển đổi số trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang thông tin điện tử, diễn đàn trực tuyến; tuyên truyền trên cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương
- Đơn vị chủ trì thực hiện: các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
- Kết quả, sản phẩm: Các chuyên mục, chuyên trang, bài viết, tin bài...
c) Xây dựng các chương trình, nội dung thông tin, tuyên truyền
Sản xuất, phát lại các chương trình, phim tài liệu, phóng sự, tin, bài, ảnh, trao đổi, đối thoại, chuyên đề chuyên sâu về chuyển đổi số trên các kênh, nền tảng khác nhau và trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm
- Kết quả, sản phẩm: Các chương trình, sản phẩm truyền thông.
d) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, triển lãm về chuyển đổi số
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm (trực tiếp và trực tuyến), các cuộc triển lãm, trưng bày lưu động về sản phẩm số, giải pháp số, các thành tựu về chuyển đổi số của tỉnh; các cuộc thi tìm hiểu về chuyển đổi số, báo chí viết về chuyển đổi số và Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, các doanh nghiệp công nghệ số và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả, sản phẩm: Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, triển lãm, sản phẩm trưng bày.
đ) Xây dựng các chương trình phát thanh tuyên truyền về chuyển đổi số phù hợp với chủ trương, định hướng chuyển đổi số của từng địa phương
Xây dựng các chương trình phát thanh tuyên truyền về chuyển đổi số phù hợp với chủ trương, định hướng chuyển đổi số của từng địa phương, phục vụ tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thông cơ sở; thực hiện truyền thông về chuyển đổi số qua các mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam.
Tuyên truyền trực quan, sử dụng pa-nô, áp phích, tranh cổ động, đồ họa thông tin, đồ họa chuyển động, các vật dụng được in ấn thông tin tuyên truyền, biểu trưng nhận diện thông điệp tuyên truyền về chuyển đổi số.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; Báo Bình Dương; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả, sản phẩm: Các chương trình phát thanh, tuyên truyền, pa-nô, áp phích, tranh....
e) Cung cấp thông tin để thực hiện đánh giá, xếp hạng tỉnh Bình Dương trong các chỉ số toàn quốc theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả, sản phẩm: Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, số liệu cho Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện đánh giá, xếp hạng.
g) Chia sẻ kinh nghiệm hay trong công tác chuyển đổi số
Giới thiệu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm các mô hình và giải pháp hay trong công tác chuyển đổi số giữa các địa phương, các nước trong khu vực và quốc tế để nhân rộng.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả, sản phẩm: Các mô hình, giải pháp hay về chuyển đổi số được chia sẻ, giới thiệu.
2. Nhóm các nhiệm vụ về phổ cập kỹ năng về chuyển đổi số
a) Tổ chức các chương trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
Tổ chức các chương trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã, trong tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và cơ quan thông tấn, báo chí. Lồng ghép, đưa nội dung nâng cao nhận thức về chuyển đổi số vào chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ cùng các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả, sản phẩm: Các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số được tổ chức theo từng đối tượng phù hợp.
b) Tổ chức phổ cập kỹ năng số cho người dân qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs)
Phối hợp với Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các địa phương tổ chức phổ cập kỹ năng số cho người dân qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (MOOCs), đào tạo theo hướng cá nhân hóa và phát triển kỹ năng số cho người dân thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số của chính quyền và dịch vụ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại,...
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông; UBND cấp huyện.
- Đơn vị phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả, sản phẩm: Các khóa phổ cập kỹ năng số cho người dân qua Nền tảng học trực tuyến mở đại trà.
c) Phối hợp xây dựng và cập nhật phương pháp, tiêu chí đo lường kỹ năng số, khoảng cách số
Phối hợp xây dựng và cập nhật phương pháp, tiêu chí đo lường kỹ năng số, khoảng cách số phù hợp với thông lệ quốc gia theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả, sản phẩm: Phối hợp xây dựng và cập nhật theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Nhóm các nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số
a) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số
Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ cùng các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả, sản phẩm: Các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho các đối tượng.
b) Phối hợp, tham gia Chương trình đào tạo, bồi dưỡng tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số
Phối hợp, tham gia Chương trình đào tạo, bồi dưỡng tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương do Bộ Thông thông tin và Truyền thông tổ chức; tham gia vào mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số quốc gia.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Kết quả, sản phẩm: Đội ngũ cán bộ chuyển đổi số, chuyên trách công nghệ thông tin của tỉnh tham gia Chương trình đào tạo, bồi dưỡng 1.000 chuyên gia chuyển đổi số; tham gia vào mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số quốc gia.
c) Tổ chức đào tạo giáo viên
Tổ chức đào tạo giáo viên dạy các hoạt động giáo dục liên quan đến tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật trong các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông về phương pháp STEM/STEAM.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả, sản phẩm: Các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo phương pháp STEM/STEAM được tổ chức trong các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông.
d) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, sau đại học bổ sung thêm chuyên ngành đào tạo hoặc bổ sung thêm nội dung đào tạo về chuyển đổi số
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, sau đại học ở các lĩnh vực, ngành, nghề mở thêm chuyên ngành đào tạo hoặc cập nhật, bổ sung nội dung đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực ngành, nghề của mình. Đổi mới chương trình đào tạo và tăng chỉ tiêu đào tạo đối với các ngành công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ. Chuẩn hóa các chuyên ngành đào tạo gắn với nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả, sản phẩm: Các chuyên ngành, nội dung đào tạo về chuyển đổi số được mở thêm, cập nhật.
đ) Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thông
Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thông với lộ trình triển khai cụ thể.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả, sản phẩm: Lộ trình và kết quả triển khai Chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thông.
e) Triển khai mạng lưới hệ thống thư viện điện tử
Triển khai mạng lưới hệ thống thư viện điện tử, các nền tảng tài nguyên giáo dục mở; thí điểm xây dựng và triển khai chương trình sách giáo khoa mở cho phép học sinh, sinh viên truy cập trực tuyến miễn phí.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Đơn vị phối hợp: Thư viện tỉnh; các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Kết quả, sản phẩm: Các hệ thống thư viện điện tử, các nền tảng tài nguyên giáo dục mở.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm, Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách và dự toán của các cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung của Kế hoạch, Sở Tài chính tham mưu bố trí kinh phí theo thẩm quyền.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ trước ngày 20/11 hàng năm đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/12.
- Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch Triển khai thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này theo các quy định hiện hành, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, không gây lãng phí, thất thoát ngân sách. Trong quá trình thực hiện nếu khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 676/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu: | 676/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Dương |
Người ký: | Nguyễn Lộc Hà |
Ngày ban hành: | 20/02/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 676/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 146/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do tỉnh Bình Dương ban hành
Chưa có Video