ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 02 năm 2023 |
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2023
Thực hiện Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Triển khai thực hiện chính sách đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo quy định của Nhà nước, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, gắn đào tạo nghề ngắn hạn với giải quyết việc làm tại từng địa phương.
- Kịp thời trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho người lao động, đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số; tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, chuyển đổi việc làm phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.
- Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của đào tạo nghề trong phát triển kinh tế - xã hội; tạo sự đồng thuận, vào cuộc của doanh nghiệp, người lao động trong thực hiện chính sách đào tạo nghề góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ hội nhập và ứng dụng khoa học công nghệ 4.0.
2. Yêu cầu
- Đào tạo phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương và quy hoạch xây dựng nông thôn mới, gắn với mô hình nông thôn thông minh ở cấp xã.
- Huy động sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội; các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện chính sách đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo quy định.
- Tổ chức đào tạo đảm bảo đúng quy định pháp luật hiện hành và không tổ chức đào tạo nghề cho lao động khi chưa xác định được nơi làm việc và có mức thu nhập với việc làm có được sau học nghề.
- Qua đào tạo giúp người lao động có tay nghề, nhằm tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh và các doanh nghiệp đẩy mạnh, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ; nâng cao chất lượng hàng hóa, ổn định và tăng khả năng cạnh tranh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NGHỀ ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu
- Đào tạo nghề cho khoảng 3.300 lao động nông thôn, trong đó có 2.100 lao động học nghề phi nông nghiệp, chiếm tỷ lệ đạt 64% và có 1.200 lao động học nghề nông nghiệp, chiếm tỷ lệ đạt 36%.
- Tỉ lệ có việc làm sau khi học nghề: Sau khi tốt nghiệp, có từ 85% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.
2. Đối tượng và nguyên tắc hỗ trợ đào tạo
a) Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động (nữ từ đủ 15 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định hiện hành; nam từ đủ 15 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định hiện hành) có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với ngành nghề cần học, bao gồm:
- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.
- Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Lao động nông thôn theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 và Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính: Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã; người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp, đất kinh doanh bị thu hồi; lao động nữ bị mất việc làm; lao động di cư Khu vực I kinh thành Huế; người khuyết tật (nông thôn và thành thị).
Các đơn vị có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng đối tượng quy định đối với từng Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06/9/2022 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về GDNN và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
b) Nguyên tắc hỗ trợ đào tạo nghề
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
3. Nghề đào tạo
a) Nghề nông nghiệp
- Ngành nghề về kỹ thuật, công nghệ ứng dụng và quản lý sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề nuôi trồng đánh bắt, khai thác thủy sản, chế biến nông lâm, thủy sản; các nghề đào tạo để thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường biển.
- Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, tiến tới nông nghiệp thông minh hiện đại, trên cơ sở bám vào các sản phẩm là: sản phẩm nông sản quốc gia, đặc sản địa phương.
- Đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin và dịch vụ nền tảng số vào sản xuất và phân phối các sản phẩm nông nghiệp.
b) Nghề phi nông nghiệp
Tập trung đào tạo các nghề trong lĩnh vực ngành kỹ thuật công nghệ, công nghệ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ để phát triển công nghiệp phụ trợ, đào tạo theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp, làng nghề; đào tạo nghề cho LĐNT vào làm việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; gắn đào tạo nghề với chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
4. Danh mục ngành nghề và đơn vị tham gia đào tạo nghề:
a) Danh mục nghề đào tạo: Phụ lục 1.
b) Danh sách các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo: Phụ lục 2.
1. Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn
- Tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ đối với lao động nông thôn tham gia học nghề, để người dân hiểu rõ lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm để tích cực tham gia học nghề, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.
- Tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.
2. Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn
- Tổ chức điều tra khảo sát, rà soát, cập nhật thông tin nhu cầu học nghề của người lao động; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp; năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn; xây dựng danh mục nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và của người lao động; tập trung xây dựng mô hình điểm để chỉ đạo, rút kinh nghiệm trong xây dựng mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đặc biệt nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả.
- Triển khai nhân rộng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả trên địa bàn. Ngoài ra, mở rộng thêm những mô hình đào tạo nghề mới, có hiệu quả để triển khai thí điểm theo hướng gắn đào tạo với sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động sau khi học nghề.
3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nghề đối với các cơ sở GDNN công lập.
- Đánh giá lại năng lực đào tạo của các cơ sở GDNN, đặc biệt là các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập cấp huyện để nhằm phát huy hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đã đầu tư.
- Chỉ đạo các cơ sở GDNN đã được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề tích cực, chủ động tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng nhằm phát huy tốt hiệu quả đầu tư.
- Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị và sửa chữa tài sản phục vụ hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
4. Phát triển chương trình, giáo trình; xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề
- Trên cơ sở chương trình đào tạo nghề sơ cấp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành, các cơ sở GDNN tiếp tục chỉnh sửa, biên soạn lại hoặc xây dựng mới chương trình đào tạo nghề cho phù hợp với ngành nghề thực tế tại địa phương.
- Phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề hoặc định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với tình hình thực tế và quy định hiện hành của Nhà nước.
- Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình đào tạo cho lao động nông thôn theo yêu cầu của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu của người học, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới; bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nghề, kỹ năng nghề và kiến thức bổ trợ.
5. Hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn học nghề
Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng.
6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện
Các sở, ngành, địa phương theo chức năng chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các địa phương và các cơ sở GDNN trong việc tổ chức đào tạo và quản lý, sử dụng kinh phí.
IV. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC, PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ NỘI DUNG CHI
1. Hỗ trợ chi phí đào tạo
Định mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại
a) Đối tượng được hỗ trợ
- Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm.
- Người khuyết tật (thành thị và nông thôn).
b) Mức hỗ trợ
- Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.
- Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
3. Tổ chức đào tạo
- Thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ ban hành Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
- Việc tổ chức đào tạo cho lao động nông thôn chủ yếu dạy thực hành, thời gian đào tạo phù hợp từng nghề, phù hợp nhận thức của người lao động. Trong đó, tập trung tổ chức đào tạo theo vị trí việc làm tại các doanh nghiệp tuyển dụng theo hợp đồng lao động hoặc tổ chức việc làm cho lao động nông thôn theo hợp đồng bao tiêu sản phẩm; đào tạo cho các đối tượng nông dân ở các vùng sản xuất hàng hóa thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; lao động làm việc trong các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với nông dân, đủ điều kiện áp dụng kiến thức nghề sau khi học.
4. Nội dung chi
- Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng và Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016; Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- Thực hiện đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng nội dung đảm bảo hiệu quả và đúng quy định tài chính.
Theo kinh phí đào tạo được thực hiện lồng ghép từ các nguồn đã được phân bổ năm 2023:
1. Ngân sách Trung ương (từ Chương trình mục tiêu quốc gia)
2. Ngân sách địa phương.
3. Nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm hướng dẫn các địa phương, các cơ sở đào tạo lập kế hoạch triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo định kỳ hoặc có yêu cầu đột xuất.
- Trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc lĩnh vực ngành nghề phi nông nghiệp.
- Chịu trách nhiệm lựa chọn các cơ sở GDNN đủ điều kiện đào tạo các nghề phi nông nghiệp mà địa phương có nhu cầu để ký hợp đồng đào tạo.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch triển khai thực hiện đào tạo nghề lao động nông thôn thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
- Báo cáo định kỳ hằng quý, 6 tháng và năm, báo cáo đột xuất theo yêu cầu về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chịu trách nhiệm lựa chọn các cơ sở GDNN đủ điều kiện đào tạo các nghề nông nghiệp mà địa phương có nhu cầu để ký hợp đồng đào tạo.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tăng cường hướng nghiệp cho những học sinh có xu hướng muốn học nghề với những chính sách ưu đãi cho đối tượng là lao động nông thôn; thực hiện công tác phân luồng học sinh vào học tại các cơ sở GDNN.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên cấp huyện tham gia các hoạt động đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn theo kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của từng địa phương.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ sở GDNN và nhóm đối tượng được hưởng chính sách đào tạo, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan chủ quản Chương trình mục tiêu quốc gia, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển cân đối qua ngân sách địa phương thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phương án phân bổ các nguồn vốn theo quy định.
5. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao nguồn kinh phí tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Hướng dẫn các đơn vị được phân công chủ trì thực hiện các nội dung của Kế hoạch trong việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát việc thực hiện và sử dụng kinh phí hỗ trợ và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
6. Sở Công Thương
- Làm đầu mối cung cấp thông tin thị trường tiêu thụ hàng hóa, hàng nông sản cho người dân; kết nối, phổ biến chính sách ưu đãi của ngành công nghiệp đến các doanh nghiệp, hợp tác xã để cùng tham gia đào tạo nghề, tạo việc làm và tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm hàng nông sản, hàng mỹ nghệ,...
- Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại phối hợp phòng chuyên môn lồng ghép thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề theo chương trình khuyến công.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí trung ương, địa phương trên địa bàn tỉnh tuyên truyền về nội dung, các hoạt động triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của đào tạo nghề, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, lồng ghép các chương trình đào tạo lao động nông thôn, đào tạo nghề, khuyến công, khuyến nông, giảm nghèo đảm bảo nâng cao thu nhập cho người lao động, thoát nghèo, giảm nghèo bền vững.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện tại các địa phương và các cơ sở đào tạo đảm bảo việc học nghề, đào tạo nghề lao động nông thôn đúng đối tượng, mục tiêu của Kế hoạch; không chạy theo chỉ tiêu số lượng đào tạo mà không giải quyết được việc làm và không nâng cao thu nhập cho người lao động; chủ động nắm tình hình đề xuất điều chỉnh ngành nghề phù hợp theo nhu cầu thực tế học nghề của người lao động tại địa phương.
- Thống kê các đối tượng được hưởng chính sách người có công, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn đang trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu về việc làm và đào tạo nghề để được tư vấn định hướng đào tạo nghề theo quy định.
- Các địa phương có làng nghề truyền thống chủ động xây dựng kế hoạch phát triển nghề, đào tạo và khôi phục các nghề truyền thống; chủ động phối hợp với các hợp tác xã, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để giới thiệu việc làm cho lao động học nghề.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên
- Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho lao động của tỉnh.
- Phối hợp tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về học nghề, việc làm; tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn vào các nội dung phù hợp theo các chương trình hoạt động của đơn vị.
10. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Tổ chức tuyển sinh và đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015; Thông tư số 43/2015/TTBLĐTBXH ngày 20/10/2015 và Thông tư số 34/2018//TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Thực hiện đầy đủ nội dung, thời lượng chương trình đào tạo; bố trí giáo viên đủ điều kiện; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, đồng thời cung cấp đầy đủ vật tư, nguyên vật liệu, tài liệu học tập theo quy định của chương trình đào tạo.
- Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo nghề lao động nông thôn; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí, báo cáo tình hình, kết quả tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đúng quy định.
- Phối hợp với địa phương và doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau học nghề. Không tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi không xác định được nơi làm việc và mức thu nhập sau học nghề.
- Phối hợp với địa phương có liên quan theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của lao động nông thôn do cơ sở đào tạo sau học nghề.
1. Căn cứ các nội dung của Kế hoạch các sở, ngành, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trước ngày 15/3/2023; gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kết quả thực hiện trước ngày 30/11/2023 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch của các ngành, địa phương; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kết quả thực hiện trước ngày 05/12/2023.
Trên đây là Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH MỤC NGHỀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2023 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
1 |
Chủ trang trại |
2 |
Khai thác gỗ rừng trồng |
3 |
Kỹ thuật chăn nuôi bò thâm canh |
4 |
Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gà, lợn |
5 |
Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gia cầm |
6 |
Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho gia súc |
7 |
Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho lợn, bò, gà |
8 |
Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho trâu, bò |
9 |
Kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh dê, thỏ |
10 |
Kỹ thuật dịch vụ dẫn tinh viên |
11 |
Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp bảo vệ thực vật |
12 |
Kỹ thuật dịch vụ quản lý thủy nông, vận hành cấp nước sinh hoạt |
13 |
Kỹ thuật dịch vụ thú ý, thú y thuỷ sản |
14 |
Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt |
15 |
Kỹ thuật nuôi cá nước lợ |
16 |
Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, nước lợ |
17 |
Kỹ thuật nuôi ong lấy mật |
18 |
Kỹ thuật nuôi tôm, tôm sú nước lợ |
19 |
Kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản |
20 |
Kỹ thuật sản xuất giống cây trồng, vật nuôi |
21 |
Kỹ thuật thuỷ sản thâm canh |
22 |
Kỹ thuật trồng các loại hoa (ly, cúc, lay ơn, huệ…) |
23 |
Kỹ thuật trồng các loại nấm ăn, nấm dược liệu |
24 |
Kỹ thuật trồng cây ăn quả (cam, quýt) |
25 |
Kỹ thuật trồng cây ném, kiệu, hành lá |
26 |
Kỹ thuật trồng chuối và cải tạo vườn tạp |
27 |
Kỹ thuật trồng cỏ và chế biến các loại thức ăn cho gia súc |
28 |
Kỹ thuật trồng sen |
29 |
Kỹ thuật trồng rau an toàn |
30 |
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam |
31 |
Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và cạo mủ cao su |
32 |
Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi, thanh trà |
33 |
Kỹ thuật trồng và chế biến cây atisô |
34 |
Kỹ thuật sản xuất cây giống keo lai hom |
35 |
Kỹ thuật ươm cua giống thương phẩm |
36 |
Kỹ thuật ươm giống keo lá tràm |
37 |
Máy trưởng |
38 |
Nhân giống cây ăn quả |
39 |
Nhân giống lúa |
40 |
Nuôi ba ba |
41 |
Nuôi cá lồng bè trên biển |
42 |
Nuôi cá rô đồng |
43 |
Nuôi cua biển |
44 |
Nuôi cua đồng |
45 |
Nuôi dê |
46 |
Nuôi ếch |
47 |
Nuôi lươn |
48 |
Nuôi thỏ |
49 |
Nuôi tôm hùm |
50 |
Nuôi tôm thẻ chân trắng |
51 |
Nuôi tôm trên cát |
52 |
Quản lý và khai thác công trình thủy lợi |
53 |
Quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật |
54 |
Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi |
55 |
Sản xuất, kinh doanh cây giống lâm nghiệp |
56 |
Sản xuất giống và trồng cây tràm gió và các loại cây dược liệu |
57 |
Sơ chế hấp sấy cá, mực |
58 |
Thuyền trưởng |
59 |
Thuyền viên |
60 |
Thuyền viên đánh bắt thuỷ sản |
61 |
Trồng cây thanh long ruột đỏ |
62 |
Trồng hồ tiêu |
63 |
Trồng hoa lan |
64 |
Trồng hoa Mokara |
65 |
Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy |
66 |
Trồng ngô |
67 |
Trồng nguyên liệu, chưng cất dầu tràm |
68 |
Trồng thâm canh rừng cây gỗ lớn |
69 |
Trồng tre lấy măng |
70 |
Trồng và chăm sóc bưởi, thanh trà |
71 |
Trồng và khai thác một số loài cây dưới tán rừng |
72 |
Trồng và sơ chế gừng, nghệ |
73 |
Sản xuất giống cây lâm nghiệp |
74 |
Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp |
75 |
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây |
1 |
Biểu diễn ca Huế |
2 |
Bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp |
3 |
Cắt, gọt kim loại (tiện) |
4 |
Chạm khắc hoa văn phù điêu |
5 |
Cắt tóc – trang điểm nghệ thuật |
6 |
Chăm sóc da |
7 |
Chăm sóc sắc đẹp |
8 |
Cơ - Điện |
9 |
Cơ khí gò, hàn |
10 |
Công nghệ ô tô |
11 |
Dẫn chương trình |
12 |
Dàn dựng chương trình nghệ thuật quần chúng |
13 |
Đan đệm bàng mỹ nghệ |
14 |
Đan và gia công lưới cước |
15 |
Đan ghế sợi nhựa |
16 |
Đào tạo lái xe ô hạng B2, C, D, E |
17 |
Đào tạo trọng tài điều hành thi đấu các môn thể thao |
18 |
Dệt Zèng (Dệt thổ cẩm) |
19 |
Điện công nghiệp |
20 |
Điện dân dụng |
21 |
Điện dân dụng và công nghiệp |
22 |
Điện nước xây dựng |
23 |
Điều khiển phương tiện thủy nội địa (lái phương tiện hạng nhất và hạng nhì) |
24 |
Gia công thiết kế sản phẩm mộc |
25 |
Gia công, chế tác nữ trang, mỹ nghệ |
26 |
Hàn công nghệ cao |
27 |
Hàn điện |
28 |
Hàn hồ quang tay |
29 |
Hướng dẫn viên thể dục thể thao tại cơ sở |
30 |
“Két-đi” trên sân golf |
31 |
Kế toán máy – Phần mềm kế toán |
32 |
Kế toán tổng hợp thực hành – Kê khai quyết toán thuế - Lập báo cáo tài chính |
33 |
Kỹ năng khởi nghiệp |
34 |
Kỹ thuật cắt may trang phục truyền thống dân tộc |
35 |
Kỹ thuật chế biến món ăn và vệ sinh ATTP |
36 |
Kỹ thuật cốt thép hàn |
37 |
Kỹ thuật điện lạnh |
38 |
Kỹ thuật điêu khắc gỗ |
39 |
Kỹ thuật hàn |
40 |
Kỹ thuật huấn luyện thể hình cá nhân |
41 |
Kỹ thuật làm chổi đót |
42 |
Kỹ thuật làm gốm sứ |
43 |
Kỹ thuật làm hương |
44 |
Kỹ thuật làm nón lá |
45 |
Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí |
46 |
Kỹ thuật mây tre đan, dây điện |
47 |
Kỹ thuật pha chế đồ uống |
48 |
Kỹ thuật phục vụ bàn- bar |
49 |
Kỹ thuật sơ chế mủ cao su |
50 |
Kỹ thuật trồng, tạo dáng và chăm sóc cây cảnh |
51 |
Kỹ thuật xây dựng |
52 |
Lái phương tiện thủy đánh bắt xa bờ |
53 |
Lái xe nâng chuyển |
54 |
Lắp đặt điện cho các cơ sở sản xuất nhỏ |
55 |
Lắp đặt điện nội thất |
56 |
Ngoại ngữ giao tiếp |
57 |
Ngoại ngữ thực hành |
58 |
May công nghiệp |
59 |
May công nghiệp theo nhu cầu doanh nghiệp |
60 |
May dân dụng và công nghiệp |
61 |
May tấm thảm chà chân |
62 |
May trang phục truyền thống kimono |
63 |
Mộc công nghiệp |
64 |
Mộc dân dụng |
65 |
Mộc mỹ nghệ |
66 |
Nề hoàn hiện |
67 |
Nghệ thuật cắm hoa |
68 |
Nghệ thuật chăm sóc và trang trí móng (nails) |
69 |
Nghệ thuật trang điểm |
70 |
Nghiệp vụ hành chính văn phòng – Văn thư lưu trữ |
71 |
Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch |
72 |
Nghiệp vụ Lễ tân-Khách sạn |
73 |
Nghiệp vụ lưu trú |
74 |
Nguội căn bản |
75 |
Nhập môn kế toán |
76 |
Phun xăm thẩm mỹ |
77 |
Quản lý điện nông thôn |
78 |
Quản lý vận hành trạm bơm điện |
79 |
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ |
80 |
Quản trị nhân lực |
81 |
Quản trị khách sạn |
82 |
Quản trị khu resort |
83 |
Quản trị nhà hàng |
84 |
Sản xuất gốm thô (kỹ thuật làm gốm) |
85 |
Sản xuất hàng da, giày, túi xách |
86 |
Sửa chữa bảo trì xe máy |
87 |
Sửa chữa điện thoại di động |
88 |
Sửa chữa điện, điện lạnh ô tô |
89 |
Sửa chữa lắp đặt mạng cấp thoát nước gia đình |
90 |
Sửa chữa máy nổ công suất nhỏ |
91 |
Sửa chữa máy gặt đập liên hợp |
92 |
Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ |
93 |
Sửa chữa máy may công nghiệp |
94 |
Sửa chữa máy nổ |
95 |
Sửa chữa máy tính phần cứng |
96 |
Sửa chữa tivi, đầu VCD, DVD và đầu kỹ thuật số |
97 |
Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ |
98 |
Sửa chữa, lắp ráp máy tính |
99 |
Tài chính doanh nghiệp |
100 |
Tạo mẫu tóc |
101 |
Thêu ren (Thêu thổ cẩm) |
102 |
Thương mại điện tử |
103 |
Thợ máy hạng nhất phương tiện thủy nội địa |
104 |
Thợ sơn……. |
105 |
Sửa chữa động cơ, điện gầm ô tô |
106 |
Thủy thủ phương tiện thủy nội địa |
107 |
Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa (Giấy CNKNCM thuyền trưởng hạng tư) |
108 |
Tin học ứng dụng |
109 |
Vận hành máy cẩu |
110 |
Vận hành máy công trình |
111 |
Vận hành máy lu- đầm |
112 |
Vận hành máy múc |
113 |
Vận hành máy san ủi |
114 |
Vận hành máy thi công cơ giới |
115 |
Vận hành máy xúc, đào |
116 |
Vận hành xe nâng hạ |
117 |
Vật lý trị liệu |
118 |
Xây dựng cầu đường |
119 |
Xoa bóp, bấm huyệt |
120 |
Y tế thôn bản |
121 |
Lái tàu thuyền trên sông (Công suất nhỏ) |
122 |
Vận hành máy nông nghiệp |
123 |
Kỹ thuật dịch vụ thú y |
124 |
Biểu diễn nhạc khí phương Tây |
125 |
Biểu diễn Thanh nhạc |
126 |
Biểu diễn nhạc cụ dân tộc |
127 |
Kỹ năng chuyển đổi số |
128 |
Bán hàng online và kỹ năng giao dịch thương mại điện tử |
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2023 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
I |
Trường Cao đẳng |
1 |
Trường Cao đẳng Du lịch Huế |
2 |
Trường Cao đẳng Nghề Thừa Thiên Huế |
3 |
Trường Cao đẳng Y tế Huế |
4 |
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế |
5 |
Trường Cao đẳng Giao thông Huế |
6 |
Trường Cao đẳng Âu Lạc - Huế |
II |
Trường Trung cấp |
1 |
Trường Trung cấp Công nghệ số 10 |
2 |
Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế |
3 |
Trường Trung cấp Thể dục Thể thao Huế |
4 |
Trường Trung cấp Kinh tế- Du lịch Duy Tân |
III |
Các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp |
1 |
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục nghề nghiệp huyện Phong Điền |
2 |
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục nghề nghiệp thị xã Hương Trà |
3 |
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục nghề nghiệp huyện Phú Vang |
4 |
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục nghề nghiệp huyện A Lưới |
5 |
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục nghề nghiệp huyện Nam Đông |
6 |
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục nghề nghiệp huyện Phú Lộc |
7 |
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục nghề nghiệp huyện Quảng Điền |
8 |
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục nghề nghiệp thị xã Hương Thủy |
9 |
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục nghề nghiệp thành phố Huế |
10 |
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Tâm An |
11 |
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp đào tạo lái xe ô tô - mô tô Masco |
IV |
Các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp |
1 |
Học viện âm nhạc Huế |
2 |
Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế |
3 |
Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) |
4 |
Trung tâm Hỗ trợ nông dân |
5 |
Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên |
6 |
Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và PTNT) |
7 |
Chi cục thuỷ sản |
8 |
Chi cục Chăn nuôi và Thú y |
9 |
Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho người tàn tật |
10 |
Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho người mù |
11 |
Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho người khuyết tật và trẻ em khó khăn Hy Vọng |
13 |
Trung tâm Bảo trợ xã hội (Sở Lao động – TB và XH) |
V |
Các trường cao đẳng, trung cấp và trung tâm, doanh nghiệp có đủ điều kiện đào tạo các ngành nghề liên quan |
Kế hoạch 65/KH-UBND đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023
Số hiệu: | 65/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 28/02/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 65/KH-UBND đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023
Chưa có Video