Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6294/KH-UBND

Cần Giờ, ngày 03 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN CẦN GIỜ NĂM 2022

Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/ĐH ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Đảng bộ huyện Cần Giờ lần thứ XII;

Căn cứ Công văn số 37670/SLĐTBXH-GDNN ngày 17 tháng 11 năm 2021 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2022;

Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Cần Giờ năm 2022 với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ:

1. Mc tiêu:

- Hỗ trợ người lao động trên địa bàn về đào tạo, việc làm để vượt qua khó khăn trong tình hình dịch bệnh diễn biến còn phức tạp.

- Hoàn thành và giữ vững, nâng chất các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn huyện; thực hiện 03 chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu (chỉ tiêu tạo việc làm mới, chỉ tiêu tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo và chỉ tiêu giảm nghèo), 04 Chương trình trọng điểm (Chương trình nâng cao chất lượng nông thôn mới, Chương trình phát triển kinh tế xã hội xã Thạnh An, Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực) của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

2. Nhiệm v:

- Phấn đấu tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt trên 86,21%.

- Duy trì tỷ lệ lao động có việc làm trên lực lượng lao động trong độ tui có khả năng tham gia lao động đạt từ 95% trở lên.

3. Chỉ tiêu cụ thể: (đính kèm phụ lục 1, 2 và biểu chỉ tiêu năm 2021)

- Đào tạo 1.000 lao động (400 lao động nữ) trong đó có ít nhất 500 lao động diện hộ nghèo, cận nghèo.

+ Đào tạo phân theo trình độ: Trình độ trung cấp, cao đẳng 300 lao động và trình độ đào tạo dưới 3 tháng, sơ cấp nghề 700 lao động.

+ Đào tạo phân theo lĩnh vực: Đào tạo lĩnh vực phi nông nghiệp: 400 lao động (trong đó trung cấp, cao đẳng: 100 lao động, trình độ dưới 3 tháng và sơ cấp 300 lao động). Đào tạo nghề nông nghiệp, lâm, ngư, diêm nghiệp và các ngành nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp: dự kiến đào tạo cho 600 lao động (trong đó trình độ trung cấp, cao đẳng 200 lao động, trình độ dưới 3 tháng và sơ cấp 400 lao động).

- Hỗ trợ 100% đối tượng theo quy định hỗ trợ chi phí học tập, đào tạo nghề theo nhu cầu đối với 100% người lao động có đất bị thu hi để thực hiện các dự án theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản có liên quan.

- Giải quyết việc làm cho 4.000 lao động.

- Tạo việc làm mới cho 1.100 lao động.

- Phấn đấu số người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ít nhất 10 lao động/năm, trong đó có hỗ trợ tư vấn phổ biến pháp luật cho lao động nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất

- Tổ chức Sàn giao dịch việc làm tại huyện.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

1.1. Công tác tuyên truyền, vận động:

- Tổ chức biên soạn tài liệu chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm (dự kiến 5.000 tờ rơi tuyên truyền), kết hợp khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm trong đó tập trung các đối tượng ảnh hưởng bởi các dự án trên địa bàn huyện; phát 2.000 tờ rơi tại sàn giao dịch việc làm tại huyện (hoặc sàn việc làm online nếu dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp).

- Thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, các ấp, khu phố và thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các danh mục nghề nghiệp để người lao động có điều kiện tham gia đăng ký học nghề phù hợp với bản thân. Tổ chức hướng nghiệp cho học sinh chưa hoàn thành bậc trung học cơ sở và nghỉ học tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Thông tin về các gương điển hình ở các lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm, khuyến khích thành lập các tổ hợp tác nghề sau đào tạo và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

1.2. Điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề:

- Tổ chức điều tra, khảo sát 5.200 người có việc làm nhưng chưa qua đào tạo trên địa bàn, qua đó tổ chức đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của người lao động; ngoài ra thực hiện khảo sát 1.726 hộ với 3.141 lao động thuộc Dự án Khu đô thị Du lịch biển Cần Giờ (xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh) để đảm bảo trình tự các bước thực hiện triển khai lập phương án hỗ trợ người lao động.

- Thường xuyên rà soát, chọn lọc danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, bổ sung, xây dựng danh mục nghề để người lao động nông thôn có nhiều lựa chọn trong việc học nghề, tăng cường công tác liên kết đào tạo.

1.3. Phát triển các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, định hướng nghề nghiệp cho lao động bị ảnh hưởng bởi các dự án:

- Tập trung phát huy các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả như nuôi tôm theo chuẩn VietGap, chế biến hải sản khô, các ngành nghề may công nghiệp, thuyền viên tàu cá, sản xuất muối sạch..., phát triển các mô hình, nghề nghiệp mới có hiệu quả như nuôi hàu, nuôi ốc hương, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi tôm xen canh... Gắn các mô hình dạy nghề với mô hình sản xuất tại địa phương, chú trọng đào tạo cho người lao động có tay nghề nhưng chưa có chứng chỉ, chứng nhận trên địa bàn huyện.

- Định hướng, liên kết các chủ dự án các công trình trên địa bàn huyện để người lao động học nghề gắn với việc làm và nhu cầu thị trường lao động các ngành nghề phục vụ du lịch; chế biến thủy, hải sản; homestay, du lịch cộng đồng... Tổ chức nắm bắt nhu cầu việc làm, gắn đào tạo với giải quyết việc làm tại chỗ.

- Duy trì kết quả công tác phổ cập cấp tiểu học, trung học cơ sở; chú trọng công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông theo học các trình độ nghề nghiệp dài hạn, tập trung, chính quy nhằm tạo n định lâu dài về trình độ và chất lượng lao động qua đào tạo.

- Tổ chức liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn huyện cùng tham gia trong quá trình dạy nghề cho lao động nông thôn. Ưu tiên sử dụng lao động của huyện vào các công trình, dự án quy hoạch phát triển huyện.

1.4. Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề công lập:

- Tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng, năng lực đào tạo nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, phát huy hiệu quả 12 ngành nghề thuộc danh mục nghề đào tạo của Trung tâm. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên chủ động thực hiện công tác khảo sát nhu cầu học nghề, thực hiện tự kiểm định chất lượng theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình dạy nghề, xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn.

1.5. Phát triển giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề:

- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để nâng cao chất lượng nhân lực, giáo viên tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành nghề của xã hội.

- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho cán bộ làm công tác đào tạo nghề.

1.6. Đào tạo cán bộ công chức xã, thị trấn: Tiếp tục cử cán bộ, công chức chuyên trách, không chuyên trách xã, thị trấn đào tạo dài hạn, theo yêu cầu của đơn vị.

2. Về công tác giới thiệu việc làm:

- Tổ chức tiếp nhận thông tin ứng tuyển của người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Kịp thời thông báo các thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn, thông tin các thị trường lao động tuyển dụng ớ nước ngoài, hỗ trợ, hướng dẫn người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; quan tâm giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp, lao động nữ và dân tộc thiểu số.

- Tích cực thực hiện công tác phổ biến, triển khai, nhân rộng các mô hình khuyến nông, khuyến ngư, sản xuất kinh doanh tiêu biểu của thanh niên lập nghiệp, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, các mô hình sản xuất có hiệu quả, thu hút nhiều lao động. Triển khai thực hiện các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các công trình phục vụ xây dựng các dự án, nông thôn mới nói riêng. Chú trọng sử dụng lao động địa phương vào các công trình này.

- Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức ít nhất 01 lần đối thoại các doanh nghiệp trên địan để nắm nhu cầu sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu việc làm của người lao động. Phấn đấu tổ chức sàn giao dịch việc làm tại huyện bằng nhiều hình thức, thông báo kịp thời các ngày hội việc làm, sàn giao dịch việc làm tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố đến người lao động.

- Rà soát nắm bắt thông tin về việc làm của bộ đội xuất ngũ, thanh niên sau cai nghiện, tạo việc làm cho bộ đội xuất ngũ, thanh niên sau cai nghiện phù hợp với nhu cầu và ngành nghề địa phương.

3. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện:

- Định kỳ hàng quý, năm, Ban Chỉ đạo Chương trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện tổ chức giao ban đánh giá kết quả thực hiện đào tạo nghề, giải quyết các khó khăn, hạn chế, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn, kịp thời động viên, khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch đối với các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn được giao nhiệm vụ vào tháng 6 và cuối năm 2022; đặc biệt là công tác cập nhật các biu mẫu công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Phối hợp các phòng ban, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn điều tra, khảo sát, cập nhật tình hình lao động nông thôn, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thực hiện công tác điều tra nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác hỗ trợ việc làm, đặc biệt là đi làm việc ở nước ngoài đến các các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người dân do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Phối hợp Phòng Kinh tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phối hợp các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thực hiện công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Chương trình Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, các chính sách về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chính sách việc làm công và một số quy định liên quan tại Bộ Luật Lao động 2019.

- Phối hợp Phòng Tài chính - Kế hoạch dự trù kinh phí, ủy quyền tổ chức đào tạo (nếu có), thực hiện tổ chức đào tạo theo Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Ủy ban nhân dân thành phố.

- Tùy tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19, tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tổ chức sàn giao dịch việc làm hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19,

2. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện:

- Xây dựng chỉ tiêu đào tạo ít nhất 200 lao động trong năm 2022. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng đào tạo theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Chủ động tổ chức tư vấn học nghề, tư vấn việc làm cho người học nghề; tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp.

- Phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề nghiệp theo quy định trên địa bàn huyện. Định kỳ quý, 6 tháng, năm báo cáo Ủy ban nhân dân huyện công tác phối hợp đào tạo của đơn vị.

- Tham mưu kế hoạch tổ chức hướng nghiệp cho học sinh đã hoàn thành bậc trung học cơ sở không tiếp tục theo học trung học phổ thông và học sinh bỏ học trung học phổ thông, vận động các em đăng ký học các lớp đào tạo nghề bậc trung cấp.

- Phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác bổ sung các ngành nghề đặc thù trên địa bàn huyện, mở rộng các ngành nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển của huyện, phối hợp tổ chức sàn giao dịch việc làm.

- Chủ động phối hợp các đơn vị có chức năng giải quyết việc làm để thực hiện hướng nghiệp cho người lao động tham gia học nghề theo 12 ngành nghề trong danh mục của Trung tâm; phối hợp các xã, thị trấn trong việc nắm bắt nhu cầu chuyển đổi nghề của người lao động bị ảnh hưởng bởi các dự án, đặc biệt là dự án Khu đô thị Du lịch biển Cần Giờ.

- Phối hợp Phòng Tài chính - Kế hoạch dự trù kinh phí tổ chức đào tạo theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Ủy ban nhân dân thành phố.

3. Phòng Kinh tế:

- Chủ trì thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp. Tổng hợp nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp theo đề xuất của xã, thị trấn; xác định danh mục nghề đào tạo và nhu cầu học nghề nông nghiệp của người lao động trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân huyện thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp năm 2022 trên địa bàn huyện.

- Cung cấp thông tin về các quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện; đề xuất các cơ sở có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện theo quy định, đảm bảo yêu cầu công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thực sự hiệu quả, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm.

- Phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghip trên địa bàn huyện. Căn cứ chỉ tiêu đào tạo nghề nông nghiệp, định kỳ 6 tháng, năm, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện báo cáo kết quả thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

4. Phòng Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ động phối hợp với Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tham mưu Ủy ban nhân dân huyện văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho học sinh lớp 12 được ôn thi đầy đủ, thi đậu tt nghiệp với tỷ lệ cao, tạo tiền đề vững chắc để trúng tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng và đại học.

- Phối hợp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện có kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho học sinh bậc trung học cơ sở đhọc sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động hưởng ứng học tập suốt đời.

- Cung cấp cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn danh sách học sinh bỏ học trung học phổ thông, trung học cơ sở để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các em học nghề và học tiếp các bậc trung cấp, cao đẳng.

- Phối hợp Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổng hợp số liệu học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp để cập nhật danh sách lao động qua đào tạo.

5. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

- Phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện thẩm định kinh phí phục vụ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2022, trình Ủy ban nhân dân huyện. Theo dõi tình hình kinh phí những năm tiếp theo để kịp thời áp dụng cho công tác đào tạo nghề lao động nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế, Phòng Nội vụ, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện hướng dẫn và kiểm tra cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các chính sách, hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận, phân bổ, chuyển trả kinh phí thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện.

6. Phòng Nội vụ:

Tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân huyện cử công chức, cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn tham gia các lớp đào tạo đại học, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ xã, thị trấn.

7. Phòng Văn hóa và Thông tin:

Chủ trì, phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng nội dung, đề cương tuyên truyền, phổ biến nội dung kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giúp các ngành, các cấp và người lao động nông thôn hiểu được chủ trương, chính sách và lợi ích của việc học nghề để giải quyết việc làm, ổn định và nâng dần chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

8. Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện:

- Tăng thời lượng phát thanh, đăng các tin, bài về kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện. Xây dựng các chuyên mục nêu gương người lao động đào tạo nghề thoát nghèo, người lao động đi làm việc ở nước ngoài thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.

- Định kỳ có chương trình thông tin các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của thành phố và huyện về hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện.

- Phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế thông tin tuyên truyền qua Tờ tin, hệ thống truyền thanh và Trang thông tin điện tử huyện về thông báo tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn huyện để người lao động biết và tham gia ứng tuyển; phối hợp tổ chức Sàn việc làm trên địa bàn huyện.

9. Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện:

Tiếp tục thực hiện công tác tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn và liên kết đào tạo dài hạn cho công chức, cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách các xã, thị trấn.

10. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện:

- Hỗ trợ lao động nông thôn vay vốn học nghề theo quy định hiện hành.

- Phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề cho lao động làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề; hỗ trợ lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

- Phối hợp hỗ trợ vốn vay cho các đối tượng theo quy định đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

11. Phòng Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế trong công tác rà soát đối tượng có đất canh tác bị thu hồi, tham gia công tác hỗ trợ người lao động tái định cư, tạo việc làm và đào tạo nghề cho đối tượng bị thu hồi đất trên địa bàn huyện.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể huyện:

Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên và người lao động tham gia các lớp đào tạo nghề; tham gia kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện.

Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện: Tuyên truyền vận động lao động nữ tham gia các lớp đào tạo; phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế, các cơ sở có chức năng đào tạo nghề để tổ chức các lớp học nghề và giải quyết việc làm sau học nghề cho lao động nữ.

Đề nghị Huyện đoàn: Tuyên truyền, vận động người lao động là đoàn viên thanh niên tham gia các lớp đào tạo nghề, đặc biệt là nam thanh niên trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi tham gia các lớp học nghề ngn hạn trên địa bàn huyện. Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tổ chức các mô hình vận động, thu hút nam, nữ thanh niên tham gia học nghề, chuyn giao khoa học kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, xây dựng nông thôn mới.

Đề nghị Hội Nông dân huyện: Tuyên truyền, vận động người lao động là hội viên nông dân tham gia các lớp học nghề, đặc biệt là nam trong độ tui trên 30 đến 60 tuổi; thực hiện công tác tư vấn về học nghề, giới thiệu việc làm cho cán bộ, hội viên. Tiếp tục đẩy mạnh Phong trào Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”; tham gia phối hợp các ngành tổ chức tập hun, dạy nghề cho nông dân.

Đề nghị Liên đoàn Lao động huyện: Chủ động phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong nắm bắt tay nghề của người lao động, tích cực tuyên truyền, giải thích, vận động người lao động trong các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động phù hợp của Chương trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

13. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn năm 2022 và giai đoạn 2021-2025, kèm bảng phụ lục các chỉ tiêu về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo việc làm tăng thêm, bảng đăng ký cụ thể các lớp đào tạo dự kiến trong năm 2022 theo chỉ tiêu được giao gi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đtổng hợp, trình Ủy ban nhân dân huyện trước 07 ngày sau khi kế hoạch ban hành.

- Trên cơ sở nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tham mưu Đảng Ủy ban hành Nghị quyết lãnh đạo việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2022 và giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người lao động tham gia các lớp đào tạo nghề trên địa bàn.

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể huyện tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng lao động - việc làm, nhu cầu học nghề; đồng thời cập nhật danh sách lao động trên địa bàn quản lý đang học nghề dưới 3 tháng, sơ cấp, trung học, cao đẳng, hướng dẫn người lao động nông thôn làm đơn đăng ký học nghề, tạo điều kiện về mọi mặt cho người lao động tham gia học nghề, chủ động sàng lọc các lao động đã được hưởng chính sách đào tạo nghề, tránh trùng lắp. Việc khảo sát nhu cầu học nghề phải có phân các đối tượng liên quan như: bộ đội xuất ngũ, người nghèo, cận nghèo, người dân tộc, người cai nghin ma túy trở về địa phương, người bị ảnh hưởng bởi Dự án Khu đô thị Du lịch biển Cần Giờ.

- Phối hợp các ngành chức năng xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm có hiệu quả ở địa phương, thường xuyên thông tin về chương trình và chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn; định hướng học nghề, giúp người lao động tìm hiểu, biết trước các thông tin về đặc điểm của nơi sử dụng lao động dự kiến làm việc.

- Tích cực triển khai thực hiện các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các công trình xây dựng nông thôn mới nói riêng (do xã làm chủ đầu tư); chú trọng sử dụng lao động địa phương vào các công trình này; định kỳ có báo cáo thực hiện.

- Vận động người lao động tham gia sàn giao dịch việc làm.

14. Tiếp tục phân công các cá nhân là thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 tiếp tục nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025 phụ trách các xã, thị trấn:

- Ngoài các nhiệm vụ chủ yếu theo chức năng nêu trên, các thành viên Ban Chỉ đạo huyện được phân công phụ trách địa bàn có trách nhiệm tham gia phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong quá trình tổ chức tuyên truyền, vận động và mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

(Kèm Phụ lục 3 - Bảng phân công)

- Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có ý kiến bằng văn bản gửi về Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) đtổng hợp, trình Ủy ban nhân dân huyện.

IV. DỰ TOÁN KINH PHÍ:

* Đối với kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên: Kinh phí dự kiến: 2.254 tỷ đồng, cụ thể:

- Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối cho lao động nông thôn: 2 triệu đồng.

- Hoạt động điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn: 40 triệu đồng.

- Hoạt động hỗ trợ học nghề: 2.209 tỷ đồng.

- Hoạt động kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề: 3 triệu đồng.

* Đối với kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng: Thực hiện từ nguồn kinh phí theo quy định hỗ trợ cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách min, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2021-2022 đến năm học 2024-2025, các văn bản hướng dẫn giai đoạn. Riêng đối với người có đất bị thu hi theo quy định thì thực hiện từ kinh phí đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm và được tính trong tổng kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được phê duyệt.

IV. CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THÔNG TIN BÁO CÁO:

(Kèm theo đề cương báo cáo)

- Căn cứ yêu cầu và nhiệm vụ được phân công, thủ trưởng các ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của kế hoạch này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện, gửi Ủy ban nhân dân huyện, thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, thời gian cụ thể như sau:

- Báo cáo quý I: gửi trước ngày 05/3, tổng hợp trình Ban Chỉ đạo huyện để gửi Ban Chỉ đạo thành phố trước ngày 10/3.

- Báo cáo 6 tháng: gửi trước ngày 05/6, tổng hợp trình Ban Chỉ đạo huyện để gửi Ban Chỉ đạo thành phố trước ngày 10/6.

- Báo cáo 9 tháng: gửi trước ngày 05/9, tổng hợp trình Ban Chỉ đạo huyện để gửi Ban Chỉ đạo thành phố trước ngày 10/9.

- Kiểm tra, giám sát các đơn vị, các xã, thị trấn trong Quý II hoặc Quý IV.

- Báo cáo năm: gửi trước ngày 20/11, tổng hợp trình Ban Chỉ đạo huyện để gửi Ban Chỉ đạo thành phố trước ngày 30/11.

Trên đây là kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Cần Giờ năm 2022.

 


Nơi nhận:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Sở Tài chính;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Chi cục Phát triển nông thôn;
- Thường trực Huyện ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện;
- Thường trực Ủy ban nhân dân huyện;
- Thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện;
- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn;
- VP: CVP, PVP/TH;
- Lưu: VT, P.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Xuân

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG PHÂN BỔ CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ NĂM 2022
(Đảm bảo Tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm 2022 đạt 86,21%)
(Đính kèm Kế hoạch s
ố 6294
/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện)

CHỈ TIÊU ĐỐI VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, THỊ TRẤN:

Đơn vị tính: người

STT

Xã, thị trấn

Tổng số

Chỉ tiêu đào tạo phân theo lĩnh vực

Chỉ tiêu phân theo đối tượng nghèo, cận nghèo

Chỉ tiêu đào tạo phân theo trình độ

Lĩnh vực phi nông nghiệp

Lĩnh vực nông nghiệp

Trình độ trung cấp, cao đng

Đào tạo thường xuyên (dưới 3 tháng) và sơ cấp

Đào tạo trình độ sơ cấp

Đào tạo thường xuyên có thời gian từ 100 giờ tr lên

Đào tạo theo hình thức cấp chứng nhận hoàn thành khóa học, các hình thức có cấp chứng nhận khác

1

Cần Thạnh

210

125

85

105

65

30

55

60

2

Bình Khánh

210

125

85

105

65

30

55

60

3

Tam Thôn Hiệp

70

40

30

35

20

0

25

25

4

An Thới Đông

200

120

80

100

60

30

50

60

5

Thạnh An

50

30

20

25

15

0

15

20

6

Long Hòa

200

120

80

100

60

30

55

55

7

Lý Nhơn

60

40

20

30

15

0

25

20

 

Toàn huyện

1000

600

400

500

300

120

280

300

 

BẢNG CHỈ TIÊU ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ, ĐOÀN THỂ:

STT

Đơn vị

Chỉ tiêu

I. Chỉ tiêu phối hợp tổ chức thực hiện

1.000

1

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

200

2

Phòng Kinh tế

300

3

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên

200

Phòng Giáo dục và Đào tạo (hỗ trợ xã, thị trấn thống kê người tốt nghiệp đào tạo trung cấp, cao đẳng)

300

II. Phối hợp vận động ra lớp:

1.000

1

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện

400

2

Huyện đoàn

300

3

Hội Nông dân huyện

300

 

PHỤ LỤC 2:

BẢNG PHÂN BỔ CHỈ TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM - TẠO VIỆC LÀM TĂNG THÊM NĂM 2022
(Duy trì mức lao động có việc làm trong các năm đạt 95% trở lên)
(Đính kèm Kế hoạch số 6294
/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân huyện)

Đơn vị tính: người

Xã, thị trấn

Lao động có việc làm hết năm 2021

Lao động có việc làm dự kiến năm 2022

Chỉ tiêu tạo việc làm mới

Chỉ tiêu giải quyết việc làm

Chỉ tiêu phấn đấu người lao động tham gia lao động ở nước ngoài theo hợp đồng

Tng

Hộ nghèo, cận nghèo

Tng

Hộ nghèo, cận nghèo

Cần Thạnh

7.018

7.248

230

800

400

2

01

Bình Khánh

9.154

9.384

230

900

450

2

01

Tam Thôn Hiệp

2.788

2.868

80

300

150

1

01

An Thới Đông

6.997

7.227

230

800

400

2

01

Thạnh An

2.505

2.555

50

200

100

1

01

Long Hòa

5.211

5.431

220

800

400

1

01

Lý Nhơn

3.529

3.589

60

200

100

1

01

Tổng cộng

37.202

38.302

1.100

4.000

2.000

10

07

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG PHÂN CÔNG THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO PHỤ TRÁCH CÁC XÃ, THỊ TRẤN
(Đính kèm Kế hoạch số 6294/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2021 ca Ủy ban nhân dân huyện)

Xã, thị trấn

Thành viên phụ trách

Trách nhiệm chính

Thị trấn Cần Thạnh

- Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện

- Phòng Kinh tế

Phòng Kinh tế

Xã Long Hòa

- Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện

- Phòng Nội vụ

Phòng Nội vụ

Xã Thạnh An

- Hội Nông dân huyện

- Phòng Tài chính - Kế hoạch

Phòng Tài chính - Kế hoạch

Xã Bình Khánh

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

- Trung tâm GDNN-GDTX huyện

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Xã Tam Thôn Hiệp

- Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Đài Truyền thanh huyện

Đài Truyền thanh huyện

Xã An Thới Đông

- Huyện đoàn

- Liên đoàn Lao động huyện

- Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo

Xã Lý Nhơn

- Ngân hàng Chính sách xã hội huyện

- Phòng Văn hóa và Thông tin

Phòng Văn hóa và Thông tin

 

ĐỀ CƯƠNG ĐỊNH HƯỚNG BÁO CÁO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THÁNG/QUÝ/NĂM 2021

(Dành cho các Thành viên Ban chỉ đạo)

* Các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo các nội dung:

1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Tổng hợp báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch.

2. Phòng Nội vụ:

- Tổng số cán bộ công chức xã, thị trấn (phân ra công chức chuyên trách, không chuyên trách), trình độ cán bộ công chức xã, thị trấn.

- Tổng số cán bộ công chức xã, thị trấn đạt chuẩn, và chưa đạt.

- Số cán bộ công chức xã, thị trấn đã được đào tạo (bậc dài hạn)/tổng số CBCC đã cử đi đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn tại thời điểm báo cáo

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã, thị trấn (kế hoạch, kinh phí thực hiện)

- Một số tình hình khác về đào tạo bồi dưỡng CBCC xã, thị trấn

- Thuận lợi khó khăn

- Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng năm 2022 cho bao nhiêu CBCC và kinh phí thực hiện.

- Đề xuất kiến nghị.

3. Phòng Kinh tế:

- Các văn bản đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện trong công tác đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp

- Slao động nông thôn được đào tạo nghề lĩnh vực nông nghiệp tại thời điểm báo cáo, chi tiết tình hình: đào tạo được cấp chứng chỉ (phân ra đối tượng như Quyết định 1956/QĐ-TTg kể cả đối với công tác tập huấn cấp chứng chỉ) và đào tạo không cấp chứng chỉ

- Số lượng các cuộc hội thảo, hội nghị và số lượng người tham dự ghi rõ nội dung, thời gian, đơn vị phối hợp tổ chức tập huấn, hội thảo, hội nghị;

- Một số mô hình có hiệu quả tại thời điểm báo cáo

- Hiệu quả sau khi đào tạo (bao nhiêu người có việc làm sau đào tạo và chưa có việc làm)

- Kinh phí thực hiện đào tạo cho lao động nông thôn (từ nguồn đơn vị nào)

- Thuận lợi khó khăn

- Kế hoạch năm 2022

- Đề xuất kiến nghị.

4. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

- Báo cáo tình hình kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng các nguồn kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo, việc làm, mua sắm trang thiết bị dạy nghề, và các nguồn kinh phí khác liên quan vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Dự trù kinh phí trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Các công tác khác về quản lý kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn.

- Thuận lợi khó khăn

- Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

- Đề xuất kiến nghị.

5. Phòng Giáo dục và đào tạo

- Số lượng học sinh thi đậu tốt nghiệp THPT

- Số lượng học sinh thi đậu vào các trường THCN, Cao đẳng, Đại học

- Công tác hướng nghiệp các em học sinh thi đậu tốt nghiệp THPT

- Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn.

- Phối hợp Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, thống kê sinh viên tốt nghiệp ra trường các bậc trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

- Công tác phân luồng học sinh bỏ học trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Thuận lợi khó khăn

- Kế hoạch năm 2022

- Đề xuất kiến nghị.

6. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên:

- Số buổi và số người tham dự các cuộc tư vấn học nghề cho lao động nông thôn.

- Số tờ rơi, tờ bướm thực hiện tuyên truyền.

- Số người được Trung tâm đào tạo có cấp chứng chỉ nghề (số lượng nhập học và số lượng tốt nghiệp, ghi rõ ngành nghề, đối tượng; thuộc diện hỗ trợ nào)

- Số người đào tạo bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghề (nếu có và công tác liên quan).

- Báo cáo tài chính về công tác thực hiện mua sắm máy móc thiết bị

- Số giáo viên và trình độ giáo viên của trung tâm. Bao nhiêu giáo viên có kỹ năng sư phạm. Hiện Trung tâm đang liên kết bao nhiêu ngành nghề.

- Điển hình nghề có hiệu quả được áp dụng từ ngành nghề trực thuộc trung tâm.

- Các công tác khác phục vụ cho sự phát triển của công tác Đào tạo nghề

- Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn.

- Báo cáo tình hình thực hiện các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.

- Thuận lợi khó khăn

- Kế hoạch năm 2022

- Đề xuất kiến nghị.

7. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện:

- Báo cáo tình hình vay vốn sau đào tạo nghề

- Tình hình các nguồn vay vốn khác (nguồn học sinh sinh viên, các Quỹ hỗ trợ....) tạo việc làm cho người lao động (nguồn nào, slượng người vay, tổng số tiền; Ví d: nguồn vay vốn đào tạo nghề cho người có đất thu hồi, quỹ XĐGN slượng vay quý/năm …… ___ người với số tiền là ______ triệu đồng.

- Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn.

- Thuận lợi khó khăn

- Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

- Đề xuất kiến nghị.

8. Phòng Văn hóa và Thông tin:

- Các hoạt động thông tin, cổ động, tuyên truyền, vận động học nghề, giải quyết việc làm;

- Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn.

- Công tác phối hợp mở lớp đào tạo (nếu có)

- Thuận lợi khó khăn

- Kế hoạch năm 2022 về công tác tuyên truyền trong lĩnh vực đào tạo nghề

- Đề xuất kiến nghị.

9. Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện:

- Số lượng bài viết nói về công tác Đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn trên Đài Truyền thanh, Tờ tin;

- Số lượng tin và thời lượng phát thanh nói về công tác Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

- Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn.

- Các hoạt động tuyên truyền liên quan đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm khác

- Thuận lợi khó khăn

- Kế hoạch năm 2022

- Đề xuất kiến nghị.

10. Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện:

- Số lớp và số lượng công chức xã, thị trấn được đào tạo, bồi dưng chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm bồi dưỡng chính trị.

- Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn.

- Thuận lợi khó khăn

- Kế hoạch năm 2022

- Đề xuất kiến nghị.

11. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện:

- Công tác tuyên truyền, vận động học nghề đối với lao động nông thôn

- Tình hình phối hợp, giám sát hoạt động đào tạo, việc làm của lao động nông thôn

- Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn.

- Thuận lợi khó khăn

- Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

- Đề xuất kiến nghị.

12 Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện:

- Công tác tuyên truyền, vận động học nghề đối với lao động nữ;

- Tình hình giám sát, điều tra về nhu cầu đào tạo nghề, việc làm,

- Số lượng người lao động được học nghề có cấp chứng chỉ nghề (chia ra số lượng, ngành nghề phối hợp với Trung tâm GDNN-GDTX và với riêng Trung cấp Lê Thị Riêng. Lưu ý: số lượng, ngành nghề ngoài liên kết với trung tâm dạy nghề gửi danh sách về cho Phòng LĐTBXH); (Đối với các lớp tt nghiệp của Trung cấp nghề Lê Thị Riêng đề nghị Hội cho biết skinh phí đào tạo của từng lớp)

- Công tác giới thiệu việc làm cho lao động nữ

- Các hoạt động khác về công tác đào tạo nghề, GQVL của Hội

- Điển hình trong công tác nghề (người lao động thoát nghèo, tăng năng suất)

- Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn.

- Thuận lợi khó khăn

- Kế hoạch năm 2022

- Đề xuất kiến nghị.

13. Hội Nông dân huyện:

- Công tác tuyên truyền, vận động học nghề, giải quyết việc làm đối với nông dân

- Tình hình giám sát, điều tra về nhu cầu đào tạo nghề các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn.

- Số lượng các cuộc tập huấn, hội thảo, hội nghị và số lượng người tham dự được tập huấn nâng cao kiến thức (ghi rõ nội dung tập huấn, hội thảo, hội nghị) có chứng chỉ, chng nhận hoàn thành khóa học không?

- Số lượng người lao động động được đào tạo nghề (sơ cấp, 3 tháng trở xuống) có cấp chứng chỉ nghề (số lượng, nghề gì, phối hợp với đơn vị nào. Gửi danh sách về cho Phòng LĐTBXH)

- Điển hình trong công tác nghề (người lao động thoát nghèo, tăng năng suất)

- Công tác giới thiệu việc làm cho hội viên

- Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn.

- Thuận lợi khó khăn

- Kế hoạch năm 2022

- Đề xuất kiến nghị.

14. Huyện đoàn:

- Tình hình hướng nghiệp các em học sinh THPT

- Tình hình vay vốn khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm cho thanh niên

- Công tác tuyên truyền, vận động học nghề cho thanh niên

- Số lượng thanh niên học nghề có cấp chng chỉ nghề trình độ tsơ cấp đến Cao đẳng nghề (đính kèm danh sách)

- Số lượng thanh niên được tập huấn bồi dưỡng kỹ năng về lý luận chính trị, kỹ năng sống .v.v...

- Điển hình trong công tác nghề (người lao động thoát nghèo, tăng năng suất)

- Công tác giới thiệu việc làm cho thanh niên

- Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn.

- Thuận lợi khó khăn

- Kế hoạch năm 2022

- Đề xuất kiến nghị.

15. Liên đoàn Lao động huyện:

- Công tác tuyên truyền, vận động học nghề của các công đoàn viên thuộc các đơn vị.

- Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn.

- Thuận lợi khó khăn

- Kế hoạch năm 2022

- Đề xuất kiến nghị.

16. Phòng Tài nguyên và môi trường:

- Số hộ bị thu hồi đất trên địa bàn huyện, trong đó số hộ bị thu hồi đất canh tác

- Công tác phối hợp với các ngành, đoàn thể huyện và UBND xã, thị trấn trong công tác tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất.

- Thuận lợi khó khăn

- Kế hoạch năm 2022

- Đề xuất kiến nghị.

 

ĐỀ CƯƠNG XÃ, THỊ TRẤN

BÁO CÁO THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM ………

A. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ………

1. Cụ thể các chỉ tiêu Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo việc làm tăng thêm, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ lao động có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp.

2. Cụ thchỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã.

B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

I. Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện trong năm ………

Thống kê các văn bản chỉ đạo điều hành thực hiện đề án của địa phương; Kế hoạch triển khai thực hiện; xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo

Đánh giá hoạt động của Ban Chỉ đạo/ Tổ công tác thực hiện đề án. Số đoàn công tác đi hướng dẫn, kiểm tra các xã về triển khai thực hiện Đề án.

II. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1. Hoạt động tuyên truyền; tư vấn học nghề và việc làm:

- Số lượng chuyên mục, chuyên trang, chuyên đề; số lượng tin, bài trên các báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương về Đề án;

- Số lần thực hiện, số lượng lao động nông thôn được tư vấn học nghề và việc làm; hình thức tổ chức thực hiện tư vấn.

- Đánh giá kết quả triển khai hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm trong năm.

2. Hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu đào tạo cho lao động nông thôn

- Số cuộc điều tra khảo sát và rà soát danh mục đào tạo nghề tại địa phương.

- Số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề (nông nghiệp và phi nông nghiệp), nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, năng lực của các cơ sở dạy nghề.

- Đánh giá chất lượng công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn.

3. Các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả

- Nêu mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả (Số lượng, tên các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả; tỷ lệ có việc làm; mức thu nhập) phân tích các yêu cầu và điều kiện để thực hiện nhân rộng những mô hình có hiệu quả.

- Nêu điển hình trong công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn (họ tên người học, địa chỉ, nghề đào tạo, nơi làm việc, thu nhập, những chuyn biến sau khi học nghề hoặc tạo việc làm cho nhiều lao động khác)

4. Hoạt động hỗ trlao động nông thôn học nghề

Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm ………

- Tổng số lớp đào tạo đã tổ chức (nông nghiệp, phi nông nghiệp)

- Tổng số lao động nông thôn được học nghề; phân theo trình độ và đối tượng

- Tổng số lao động nông thôn được học nghề xong, số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề.

- Số hộ được vay vốn sau khi học nghề.

- Số doanh nghiệp/đơn vị tham gia ký hợp đồng 3 bên (đào tạo nghề, tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ khác).

c) Số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề: Số lao động nông thôn thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp...; số lao động nông thôn tự tạo việc làm; số lao động nông thôn được doanh nghiệp tuyển dụng.

- Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề:

Số lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề

Số lao động nông thôn đã tham gia học nghề

- Số hộ gia đình có người tham gia học nghề được thoát nghèo sau 1 năm học nghề.

- Số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ khá (thống kê sau 1 năm học nghề).

- Số doanh nghiệp/đơn vị thực hiện đúng cam kết đã ký.

- Tỷ lệ lao động nông thôn chuyển từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo.

5. Kinh phí thực hiện (Nếu có)

III. Kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trong năm ………:

- Số lượt cán bộ, công chức xã được đào tạo, bồi dưỡng

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã ở địa phương (kế hoạch được b trí; sđã thực hiện và nguồn kinh phí).

C. Công tác giải quyết việc làm:

- Tình hình xác nhận đơn xin việc làm, đơn xin vay vốn tạo việc làm của người lao động trên địa bàn, công tác giải quyết việc làm thường xuyên và không thường xuyên cho người lao động, tình trạng thất nghiệp và mất việc làm trên địa bàn.

- Số lượng doanh nghiệp và lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn

- Tổng số lao động trong độ tuổi trên địa bàn

- Tổng số lao động có việc làm trên địa bàn

- Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

- Tỷ lệ thất nghiệp

- Tình hình người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Phân theo đối tượng, bao nhiêu đối tượng được vay vốn, stiền)

- Báo cáo chỉ tiêu việc làm tăng thêm (theo biểu mẫu quy định) (20/6 và 20/11)

D. ĐÁNH GIÁ (mặt được, chưa được, nguyên nhân)

1. Đánh giá kết quả việc hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, nhân sự, cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn của địa phương (thành lập Ban chỉ đạo, đề ra kế hoạch...)

2. Đánh giá về công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo cấp xã; sự phối hợp với các phòng, ban, cơ quan chuyên môn huyện, xã trong việc thực hiện.

3. Đánh giá kết quả, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Đ. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:

E. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI:

 

MẪU ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, THỊ TRẤN ĐĂNG KÝ LỚP ĐÀO TẠO

Xã, thị trấn

Lớp

Số người

Dự kiến hoàn thành khóa học

Tỷ lệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

BIỂU CHỈ TIÊU, KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG TOÀN ĐỊA BÀN NĂM 2021 VÀ CHỈ TIÊU NĂM 2022

STT

Xã, thị trấn

PHẦN THỐNG KÊ VÀ TÍNH TỶ LỆ NĂM 2021

PHẦN TÍNH TOÁN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022

 

Lao động trong độ tuổi (theo BLLĐ 2019)

Thành phần loại trừ theo quy định

Lao động thất nghiệp

Lao động có việc làm

Lao động qua đào tạo (ch tiêu 14.3)

Tỷ llao động qua đào tạo (chỉ tiêu 14.3)

Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động

Chỉ tiêu Nghị Quyết huyện

Số Lao động có việc làm ước cuối năm 2021

Mức giao việc tạo việc làm tăng thêm 2021

Mức giao giải quyết việc làm dựa trên cột số 14 và chtiêu đạt hàng năm

Tlệ lao động qua đào tạo phấn đấu đạt cuối năm 2021

Lao động qua đào tạo phải đạt cuối năm 2021 để duy trì mức 86,2%

Mức đào tạo để đạt >86,2%

 

Tổng Lao động qua đào tạo trong năm

Trong đó

 

Nội trợ

HSSV

m đau

Lực lượng trang

khác và không có nhu cu

 

Thống kê lao động đã qua đào tạo các trình độ TC, CĐ, ĐH

Mức giao đào tạo trên địa bàn huyện (trình độ dưới 3 tháng, sơ cấp, TC…)

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

22

21

 

1

Cần Thạnh

8.053

216

494

68

82

30

247

7.018

6.041

86,08%

96,60%

Tạo việc làm tăng thêm 1000 (theo NQ và tăng 2,74% số việc làm, mỗi năm tăng 0,2% tỷ lệ đào tạo)

7.248

230

800

86,21%

6.249

210

65

145

 

2

Bình Khánh

11.988

653

1.392

165

175

77

457

9.154

7.885

86,14%

95,25%

9.384

230

900

86,21%

8.090

210

65

145

 

3

Tam Thôn Hiệp

3.944

660

371

45

35

13

124

2.788

2.400

86,08%

95,74%

2.868

80

300

86,21%

2.473

70

20

50

 

4

An Thới Đông

9.590

599

1.362

208

145

90

301

6.997

6.030

86,18%

95,88%

7.227

230

800

86,21%

6.230

200

60

140

 

5

Thạnh An

3.243

370

244

26

37

18

95

2.505

2.157

86,11%

96,35%

2.555

50

200

86,21%

2.203

50

15

35

 

6

Long Hòa

6.969

630

873

77

43

76

259

5.211

4.488

86,13%

95,27%

5.431

220

800

86,21%

4.682

200

60

140

 

7

Lý Nhơn

4.309

114

414

72

24

8

179

3.529

3.036

86,03%

95,17%

3.589

60

200

86,21%

3.094

60

15

45

 

Tổng

48.096

3.242

5.150

661

541

312

1.662

37.202

32.037

86,12%

95,72%

38.302

1.100

4.000

86,21%

33.020

1.000

300

700

 

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 6294/KH-UBND năm 2021 về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

Số hiệu: 6294/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Huyện Cần Giờ
Người ký: Nguyễn Ngọc Xuân
Ngày ban hành: 03/12/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 6294/KH-UBND năm 2021 về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…