ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5235/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 07 tháng 11 năm 2024 |
Căn cứ Quyết định số 2899/QĐ-BYT ngày 30/9/2024 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2024-2030”,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025-2030”, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung: Nâng cao sức khỏe, giảm tình trạng mắc các bệnh về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, góp phần tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Mục tiêu cụ thể 1:
Tăng cường sự cam kết của UBND các huyện, thành phố, tổ chức công đoàn và các bên liên quan nhằm tạo môi trường thuận lợi cho chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản của công nhân lao động.
Chỉ tiêu đến năm 2030:
- 100% UBND các huyện, thành phố tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành việc thực hiện các chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn và có báo cáo phản hồi.
- 100% các huyện, thành phố ban hành kế hoạch của địa phương thực hiện Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2025-2030”.
2.2 Mục tiêu cụ thể 2:
Tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động.
Chỉ tiêu đến năm 2030:
- Trên 50% số doanh nghiệp có quy định chế độ, chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản có lợi hơn cho người lao động trong thỏa ước lao động tập thể, đồng thời tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội trong chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động.
- 90% doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền các chế độ, chính sách của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động.
- 90% doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức truyền thông, tư vấn kết hợp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với điều kiện sinh hoạt và thời gian làm việc của công nhân lao động, giá cả phù hợp và bảo đảm chất lượng theo quy định của Bộ Y tế.
- 90% cơ sở y tế tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được tập huấn về nội dung các chính sách trong chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động.
2.3 Mục tiêu cụ thể 3:
Nâng cao năng lực cho hệ thống y tế trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với điều kiện sinh hoạt và thời gian làm việc của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Chỉ tiêu đến năm 2030:
- 80% các cơ sở cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập từ có đủ năng lực tổ chức thực hiện tư vấn và cung cấp các gói dịch vụ cơ bản trong chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- 100% người cung cấp dịch vụ chuyên khoa phụ sản biết và thực hiện đúng các bước khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ theo quy định của Bộ Y tế.
2.4 Mục tiêu cụ thể 4:
Nâng cao nhận thức và tăng cường khả năng tiếp cận của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp.
Chỉ tiêu đến năm 2030:
- 95% công nhân lao động nắm được các chính sách cơ bản liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.
- 95% công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được truyền thông thay đổi hành vi, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục.
- 90% công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, bao gồm các dịch vụ dự phòng, sàng lọc các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư đường sinh sản.
- 90% công nhân lao động chuẩn bị kết hôn được tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân.
- 95% lao động nữ mang thai biết các biện pháp dự phòng, sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lây truyền từ mẹ sang con (HIV, viêm gan B và giang mai).
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN TRIỂN KHAI
1. Phạm vi:
Kế hoạch được triển khai trên toàn tỉnh, bao gồm các cơ sở lao động, người sử dụng lao động, công nhân lao động, lao động nữ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
2. Đối tượng:
- Đối tượng hưởng thụ: công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Đối tượng tác động:
+ Cấp ủy, chính quyền các cấp và người sử dụng lao động tại các các khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Cán bộ y tế, công đoàn các cấp tại các địa phương có các khu công nghiệp, khu chế xuất.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2025 đến năm 2030.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành ở địa phương, giữa các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong triển khai thực hiện các mục tiêu của kế hoạch.
b) Cập nhật và triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
c) Triển khai và áp dụng hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
d) Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong công tác truyền thông về tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng đối với công nhân lao động.
đ) Tạo môi trường xã hội thuận lợi cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động, lao động nữ.
e) Thực hiện thí điểm các mô hình can thiệp chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
g) Tăng cường sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ người sử dụng lao động để công nhân lao động, lao động nữ được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
a) Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế, kể cả người làm công tác y tế trong doanh nghiệp và cán bộ công đoàn các cấp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất về tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động, lao động nữ.
b) Đầu tư trang thiết bị, vật tư phục vụ tổ chức khám sức khỏe định kỳ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
c) Tổ chức khám sức khỏe định kỳ: khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung, sàng lọc ung thư vú,… nhằm phát hiện và có hướng điều trị kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư vú,…; dự phòng vô sinh, hiếm muộn; làm mẹ an toàn…
a) Triển khai thực hiện các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với công nhân lao động về thời gian, địa điểm như: Tổ chức phòng khám lưu động hoạt động phù hợp với điều kiện sinh hoạt, thời gian làm việc của công nhân lao động tại địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất; Tổ chức các đợt tư vấn kết hợp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động, tư vấn tiền hôn nhân trong các ngày hội sức khỏe, tháng công nhân; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thân thiện đặc thù cho công nhân lao động tại các cơ sở y tế địa phương. Nội dung tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tập trung vào các chủ đề như: Tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục trong đó có tình dục an toàn; tư vấn tiền hôn nhân; kế hoạch hóa gia đình; khám, chữa các bệnh phụ khoa thông thường; sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú và ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư đường sinh sản khác; dự phòng vô sinh, hiếm muộn; làm mẹ an toàn...
b) Triển khai kết nối giữa mạng lưới truyền thông công đoàn cơ sở/tổ công nhân tự quản, cơ sở y tế của doanh nghiệp với các cơ sở y tế địa phương nhằm hình thành mạng lưới tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với công nhân lao động.
4. Xây dựng mô hình điểm và nhân rộng
- Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các mô hình hiện có tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Xây dựng mô hình điểm về tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất (trong hệ thống y tế công lập và xã hội hóa...).
Bao gồm các nguồn kinh phí: từ Ngân sách Nhà nước được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; phúc lợi của các doanh nghiệp; hỗ trợ giảm giá các nhà cung cấp dịch vụ y tế; ngân sách của Liên đoàn lao động các cấp; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, đơn vị, cơ sở liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở lao động tăng cường công tác tuyên truyền hưởng ứng về: Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ từ ngày 01/8 đến ngày 07/8 hằng năm để giảm sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, đặc biệt tập trung vào hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ đối với người lao động, lao động nữ để giảm bất bình đẳng trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, giảm tử vong trẻ em; Tuần lễ Làm mẹ an toàn từ ngày 01/10 đến ngày 07/10 hằng năm nhằm nâng cao nhận thức của người lao động, lao động nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhằm giảm tỷ lệ thai nghén nguy cơ cao, giảm tai biến sản khoa, giảm tình trạng tử vong mẹ, tử vong sơ sinh và trẻ em.
c) Quản lý danh sách nhân lực làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại cơ sở lao động và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp đồng với các cơ sở lao động trên địa bàn.
d) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị trong ngành về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, vô sinh, hiếm muộn,...
đ) Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác giám sát về tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Củng cố và hoàn thiện các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
e) Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao đời sống công nhân, lao động trên hệ thống các phương tiện truyền thông của ngành Y tế; kịp thời việc triển khai các chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người lao động; cấp phát tờ rơi, sách nhỏ… liên quan đến lĩnh vực Y tế.
g) Xây dựng Kế hoạch kiểm tra các hoạt động chuyên môn về công tác quản lý về tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Thường xuyên thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch tại các đơn vị y tế và các cơ sở sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.
h) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo đúng quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
b) Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương thực hiện Bộ luật Lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động, và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.
c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch từ dự toán đầu năm theo quy định và trong khả năng cân đối ngân sách của tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Y tế vận động, huy động các nguồn tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện Kế hoạch.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn tỉnh.
6. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh:
a) Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo Liên đoàn lao động các huyện, thành phố triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động.
b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế tổ chức tập huấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động; thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động của các cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền phát động các phong trào thi đua tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các cơ quan, đơn vị, cơ sở lao động.
7. Ban Quản lý các Khu công nghiệp:
a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế tổ chức tập huấn cho người sử dụng lao động, người làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp.
b) Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý.
c) Quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt các quy định pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động.
d) Tổng hợp, báo cáo về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động của các cơ sở có sử dụng người lao động trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên: Phối hợp với các sở, ban, ngành trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Căn cứ tình hình thực tế của địa phương xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của địa phương.
b) Chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý thực hiện nghiêm các quy định về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động.
c) Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tăng cường thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động.
10. Các cơ sở sử dụng lao động:
a) Tổ chức thực hiện đúng quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
b) Tích cực tham gia các hoạt động triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động theo Kế hoạch này và chỉ đạo của cơ quan chức năng.
c) Quan tâm đầu tư kinh phí cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động; chấp hành tốt công tác tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tổ chức tư vấn và khám sức khỏe sinh sản cho người lao động; thực hiện nghiêm túc việc báo cáo định kỳ về tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động cho các cơ quan chức năng.
Căn cứ Kế hoạch này, đề nghị các Sở, ban ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được phân công; Định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện (và báo cáo đột xuất (nếu có) qua Sở Y tế để tổng hợp. Giao Sở Y tế làm đầu mối hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nội dung Kế hoạch này, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 5235/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025-2030”
Số hiệu: | 5235/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Lê Huyền |
Ngày ban hành: | 07/11/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 5235/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025-2030”
Chưa có Video