Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ LAO ĐỘNG
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4781/KH-SLĐTBXH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 03 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC KỲ THI TAY NGHỀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018 VÀ CHUẨN BỊ THAM GIA KỲ THI TAY NGHỀ QUỐC GIA LẦN THỨ X

Căn cứ Công văn số 4706/LĐTBXH-TCGDNN ngày 09 tháng 11 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tổ chức Kỳ thi tay nghề Quốc gia lần thứ X năm 2018;

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch tổ chức Kỳ thi tay nghề thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 và chuẩn bị tham gia Kỳ thi tay nghề cấp Quốc gia năm 2018, cụ thể như sau:

I. KỲ THI TAY NGHỀ CẤP THÀNH PHỐ

1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích:

- Tôn vinh lực lượng lao động trẻ có tay nghề cao; tạo phong trào thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng tại các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp (cơ sở GDNN); nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trẻ có kỹ năng nghề trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm tay nghề giữa các lao động trẻ đang làm việc và các học sinh, sinh viên đang học tập.

- Tuyển chọn thí sinh đủ tiêu chuẩn để thành lập đội tuyển Thành phố tham gia Kỳ thi tay nghề quốc gia, chuẩn bị thi Kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ XII tại Thái Lan.

1.2. Yêu cầu:

- Tùy theo điều kiện và khả năng, các cơ sở GDNN, doanh nghiệp, tự tổ chức thi tuyển cấp cơ sở hoặc tuyển chọn những công nhân, học viên giỏi nghề của đơn vị mình để cử tham dự Kỳ thi tay nghề cấp Thành phố.

- Kỳ thi được tổ chức một cách công bằng, minh bạch và phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp, các trường đại học, cơ sở GDNN nhằm thu hút đông đảo người lao động và sinh viên, học sinh tham gia.

2. Nội dung

2.1. Đối tượng tham gia:

- Thí sinh dự thi là công dân Việt Nam có kỹ năng nghề, đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác hoặc là người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn và Hiệp hội nghề nghiệp chưa từng tham gia dự Kỳ thi tay nghề quốc gia các năm trước và có độ tuổi không quá 22 tuổi tính đến năm tổ chức thi (có ngày sinh từ 01/01/1996 trở lại đây). Riêng đối với nghề Cơ điện tử và nghề Lắp cáp mạng thông tin, thí sinh dự thi không quá 25 tuổi tính đến năm tổ chức thi (có ngày sinh từ 01/01/1993 trở lại đây).

- Các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập danh sách những công nhân giỏi, học viên giỏi của đơn vị mình (theo Mẫu 1) - kèm bản sao giấy chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân) của công nhân, học sinh, sinh viên, học viên tham gia gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh theo thời gian ghi trong mẫu. Ban Tổ chức sẽ gửi phiếu báo, địa điểm thi và lịch thi đến cơ sở 07 ngày trước khi thi.

2.2. Thể lệ tham gia:

- Các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chỉ đăng ký tối đa 02 thí sinh dự thi trên mỗi nghề.

- Các nghề thi theo đội (nghề Cơ điện tử, Tự động hóa công nghiệp, Bảo trì máy CNC và Robot di động): mỗi đội gồm 02 thí sinh và mỗi đơn vị dự thi đăng ký 01 đội tham dự.

- Nguyên vật liệu và thiết bị do Ban Tổ chức cung cấp. Thí sinh mang theo công cụ, dụng cụ cá nhân theo thông báo chi tiết trong từng đề thi.

2.3. Nội dung đề thi và các ngành nghề tổ chức thi:

- Thực hành làm ra sản phẩm theo yêu cầu của đề thi cho trước.

- Đề thi tay nghề Thành phố được xây dựng trên cơ sở đề thi quốc gia được công bố trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (http://gdnn.gov.vn/), Ban Tổ chức Kỳ thi tay nghề cấp Thành phố sẽ xây dựng đề thi và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (http://www.sldtbxh.hochiminhcity.gov.vn) trước 30 ngày bắt đầu khai mạc Kỳ thi.

- Trước khi thi, các thí sinh sẽ nhận được các thông tin chi tiết về đề thi (nếu có thay đổi), các tiêu chí đánh giá, chấm điểm và các tiêu chuẩn, quy định về an toàn khi thi.

- Đề thi tay nghề thành phố Hồ Chí Minh của mỗi nghề được biên soạn có thời gian làm bài thi không quá 08 giờ và tối thiểu không ít hơn 4 giờ (tối đa không quá 05 mô-đun).

- Các nghề tổ chức thi cấp Thành phố: 20 nghề

STT

Tên nghề

1

Cơ điện tử (Mechatronics)

2

Thiết kế kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering - CAD)

3

Công nghệ Hàn (Welding Technology)

4

Tự động hóa công nghiệp (Industrial Automation)

5

Robot di động (Mobile robotics)

6

Điện tử (Electronics)

7

Bảo trì máy CNC (CNC Maintenance)

8

Thiết kế và phát triển trang Web (Web Design and Development)

9

Giải pháp phần mềm Công nghệ thông tin (IT Software Solutions for Business)

10

Lắp cáp mạng thông tin (Information Network Cabling)

11

Thiết kế đồ họa (Graphic Design Technology)

12

Công nghệ thời trang (Fashion Technolory)

13

Công nghệ ô tô (Automobile Technology)

14

Lắp đặt điện (Electrical Installations)

15

Điện lạnh (Refregeration and Air Conditioning)

16

Quản trị hệ thống mạng CNTT (IT Network Systems Administration)

17

Chăm sóc sắc đẹp (Beauty Therapy)

18

Thiết kế các kiểu tóc (Hair Dressing)

19

Dịch vụ nhà hàng (Restaurant Service)

20

Nấu ăn (Cooking)

- Các nghề tổ chức xét tuyển: 02 nghề:

STT

Tên nghề

1

Ốp lát tường và sàn (Wall and Floor Tiling)

2

Xây gạch (Bricklaying)

2.4. Thời gian, địa điểm tổ chức:

- Dự kiến thi: Từ 26/03/2018 - 01/4/2018, Kỳ thi sẽ được tổ chức tại 04 hội đồng, mỗi hội đồng thi từ 04 - 06 nghề.

- Địa điểm thi: tại 05 địa điểm gồm Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Cao đẳng nghề số 7, Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương, Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist và Trung tâm Dạy nghề Tư thục Thẩm mỹ Linh Chi.

* Lưu ý quan trọng:

- Để tổ chức Kỳ thi cấp tay nghề Thành phố, mỗi nghề phải có ít nhất 03 đơn vị đăng ký tham gia và số thí sinh ít nhất là 5 người.

- Đối với nghề mà 2 điều kiện trên không đạt thì không tổ chức thi cấp Thành phố. Việc đặc cách chọn thí sinh tham gia Kỳ thi cấp quốc gia sẽ do Ban Tổ chức quyết định.

2.5. Tổ chức - Thực hiện:

2.5.1. Ban Tổ chức

a) Thành phần: gồm 13 người

- Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng ban;

- Ông Đặng Minh Sự, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng ban thường trực;

- Ông Huỳnh Minh Hổ, Trưởng phòng Kế hoạch và Tài chính Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng ban;

- Ông Vũ Đình Thắng, Phó Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng ban;

- Ông Nguyễn Phi Hổ, Phó Ban Chính sách Pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố, Pho Trưởng ban;

- Ông La Thanh Tuấn, Phó Ban Thanh niên Trường học Thành Đoàn, Phó Trưởng ban;

- Ông Ngô Huy Phương, Chuyên viên phòng Giáo dục nghề nghiệp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thư ký;

- Ông Nguyễn Thành Công, Chuyên viên Văn phòng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành viên;

- Ông Nguyễn Chí Thành, Chuyên viên phòng Giáo dục nghề nghiệp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành viên;

- Bà Đoàn Thảo Nguyên, Chuyên viên phòng Giáo dục nghề nghiệp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành viên;

- Ông Bùi Phạm Duy Trường, Chuyên viên phòng Giáo dục nghề nghiệp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thành viên;

- Ông Bùi Đình Tiền, Phó Trưởng Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành viên;

- Ông Tô Huỳnh Thiên Trường, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương, Thành viên.

b) Nhiệm vụ:

Nghiên cứu nội dung, yêu cầu thi theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức Kỳ thi tay nghề cấp Thành phố; tuyển chọn thí sinh để huấn luyện chuẩn bị Kỳ thi tay nghề cấp quốc gia.

2.5.2. Ban Giám khảo (có Quyết định riêng): gồm các giảng viên, giáo viên, chuyên gia kinh nghiệm trong các nghề tổ chức thi; phụ trách ra đề thi, biểu điểm; yêu cầu về thiết bị, vật tư và tổ chức không gian thi; đánh giá kết quả thi của thí sinh theo đáp án và thang điểm của đề thi. Đề xuất thí sinh đoạt giải và đội tuyển Thành phố thi quốc gia.

2.5.3. Các Hội đồng thi (có Quyết định riêng):

a) Thành phần:

- Lãnh đạo Hội đồng: Chủ tịch, Phó Chủ tịch.

- Tổ Kỹ thuật: gồm các chuyên viên kinh nghiệm của các cơ sở GDNN trong các nghề tổ chức thi; phụ trách tổ chức các địa điểm thi, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết cho kỳ thi theo yêu cầu của Chuyên gia và Giám khảo.

- Tổ Tài chính - Hậu cần: phụ trách công tác tài chính, phục vụ kỳ thi (gồm kế toán, y tế, lái xe, bảo vệ,...).

- Tổ thư ký: phụ trách công tác hồ sơ thi, danh sách đăng ký dự thi, nội quy thi, theo dõi và ghi biên bản kỳ thi, tổng hợp kết quả thi và báo cáo; phục vụ lễ khai mạc và tổng kết kỳ thi.

b) Số lượng: 04 Hội đồng

- Hội đồng thi số 1: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (06 nghề)

- Hội đồng thi số 2: Trường Cao đẳng nghề số 7 (04 nghề)

- Hội đồng thi số 3: Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương (06 nghề)

- Hội đồng thi số 4: Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist (02 nghề) và Trung tâm Dạy nghề Tư thục Thẩm mỹ Linh Chi (02 nghề).

Hội đồng thi do Ban Tổ chức thành lập, trực tiếp tổ chức triển khai kỳ thi theo quy định và hướng dẫn của Ban Tổ chức.

3. Tiến độ thực hiện:

3.1. Đến 05/3/2018:

- Xây dựng Kế hoạch tổ chức Kỳ thi tay nghề thành phố Hồ Chí Minh và chuẩn bị tham gia Kỳ thi tay nghề Quốc gia lần thứ X.

3.2. Từ 06/3/2018 đến 10/3/2018:

- Thành lập Ban Tổ chức; họp phân công nhiệm vụ.

- Thành lập Tiểu ban Giám khảo, Tổ Chuyên gia soạn thảo đề thi: họp giao nhiệm vụ.

- Thành lập các Hội đồng thi và các địa điểm thi; làm việc với đơn vị đặt hội đồng thi.

- Hoàn chỉnh danh sách các thí sinh của các Hội đồng.

- Hoàn thiện đề thi gửi cơ sở.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, nguyên vật liệu.

3.3. Từ 11/3/2018 đến 23/3/2018:

- Xây dựng các biểu mẫu, quy định kỳ thi.

- Ban Tổ chức tổng kiểm tra các Hội đồng thi và địa điểm thi.

- Chuẩn bị khai mạc.

3.4. Từ 26/3/2018 đến 13/4/2018:

- Khai mạc Kỳ thi cấp tay nghề Thành phố dự kiến ngày 27/3/2018.

- Ngày thi, từ ngày 28/3/2018 đến ngày 30/3/2018.

- Đánh giá kết quả thi.

- Tổng kết kỳ thi; lập đội tuyển Thành phố dự kiến từ ngày 01/4/2018 đến ngày 13/4/2018.

- Gửi danh sách thí sinh và chuyên gia kỹ thuật sẽ tham gia Kỳ thi tay nghề quốc gia năm 2018 về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

II. HUẤN LUYỆN THÍ SINH VÀ THAM DỰ KỲ THI TAY NGHỀ QUỐC GIA.

1. Công tác huấn luyện:

- Số thí sinh: 22 nghề x 02 thí sinh = 44 thí sinh

- Số chuyên gia: 22 nghề x 01 chuyên gia = 22 chuyên gia

2. Nghề dự thi cấp quốc gia: gồm 22 nghề, trong đó: 20 nghề tổ chức thi Thành phố và 02 nghề xét tuyển.

3. Huấn luyện đội tuyển Thành phố: Từ ngày 06/4/2018 đến 10/5/2018.

4. Lập đoàn các bộ, giáo viên, thí sinh dự thi Kỳ thi tay nghề Quốc gia:

- Thành phần: 71 người, bao gồm 01 Trưởng đoàn, 01 Phó trưởng đoàn, 03 cán bộ quản lý, 22 chuyên gia và 44 thí sinh.

- Thời gian: dự kiến từ ngày 14/05 đến 21/05/2018 (không kể thời gian đi lại).

- Địa điểm: Hà Nội và các địa phương khác theo thông báo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

- Phương tiện: Tàu hỏa hoặc các phương tiện khác có giá vé tương đương.

III. KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: theo dự toán kinh phí đã được Sở Tài chính thẩm định với số tiền là 2.828.998.000 (Hai tỷ tám trăm hai mươi tám triệu chín trăm chín mươi tám ngàn đồng) từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước năm 2018 theo Quyết định số 6383/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố về giao chỉ tiêu dự toán thu, chi Ngân sách nhà nước năm 2018) (đính kèm bảng dự toán kinh phí chi tiết).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Phòng Giáo dục nghề nghiệp:

- Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện.

- Phân công cán bộ phụ trách và kiểm tra công tác triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch.

- Phối hợp phòng Kế hoạch - Tài chính Sở thực hiện thẩm tra kế hoạch, dự toán kinh phí và Văn phòng Sở để thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

2. Phòng Kế hoạch - Tài chính: Phối hợp Phòng Giáo dục nghề nghiệp thẩm tra kế hoạch, dự toán kinh phí trình Giám đốc Sở duyệt.

3. Văn phòng Sở:

- Theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.

- Hướng dẫn phòng Giáo dục nghề nghiệp thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Tổng cục GDNN;
- Thường trực UBND.TP;
- Sở Tài chính;
- Thường trực Đảng ủy Sở;
- GĐ, các PGĐ Sở;
- Phòng KHTC, VP Sở;
- Lưu: VT, P.GDNN, (K).

GIÁM ĐỐC




Lê Minh Tấn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 4781/KH-SLĐTBXH về tổ chức Kỳ thi tay nghề thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 và chuẩn bị tham gia Kỳ thi tay nghề Quốc gia lần thứ X do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 4781/KH-SLĐTBXH
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Lê Minh Tấn
Ngày ban hành: 02/03/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 4781/KH-SLĐTBXH về tổ chức Kỳ thi tay nghề thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 và chuẩn bị tham gia Kỳ thi tay nghề Quốc gia lần thứ X do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…