Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 19 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2024

Thực hiện Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 2068/QĐ- UBND ngày 12/12/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 01/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022 - 2025; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 23/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh năm 2024. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2024 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa địa bàn, khu vực.

- Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo nhằm tăng thu nhập cho lao động nông thôn, giảm nghèo bền vững; chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Tập trung đào tạo các nghề nông nghiệp phục vụ sản xuất, chế biến nhằm nâng cao giá trị cho các nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, nhóm sản phẩm chủ lực địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới. Đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp.

- Thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của hợp tác xã, doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, xác định các giải pháp cụ thể để tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động nông thôn bảo đảm mục tiêu đề ra.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả triển khai và thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho 4.175 người, cụ thể:

- Đào tạo sơ cấp nghề Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp cho khoảng 385 người (mỗi huyện, thành phố tổ chức được ít nhất 01 lớp sơ cấp nghề Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp).

- Đào tạo nghề nông nghiệp dưới 3 tháng cho 3.790 người.

(Có Biểu giao chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị kèm theo Kế hoạch này).

2. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người tham gia công tác quản lý, giảng dạy nghề nông nghiệp.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác thông tin, tuyên truyền

Đổi mới, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến, cung cấp đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình mỗi xã một sản phẩm; lồng ghép tuyên truyền, tư vấn học nghề thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn, các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử,... để cung cấp thông tin cho người học về ngành nghề, các cơ chế chính sách về đào tạo nghề nông nghiệp.

2. Công tác khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề; hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Thường xuyên tổ chức khảo sát, cập nhật, bổ sung nhu cầu học nghề của người dân, nhu cầu đào tạo nghề cho lao động của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, đào tạo nghề gắn với các dự án/mô hình hỗ trợ sản xuất giảm nghèo, mô hình khuyến nông, trên địa bàn quản lý để kịp thời tham mưu, đề xuất, hỗ trợ đào tạo theo địa chỉ.

Chú trọng đào tạo, liên kết đào tạo các ngành nghề mới, nhất là các ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất công nghệ cao gắn với quy hoạch các sản phẩm chủ lực, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nghề sơ cấp Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp,... khuyến khích, tạo điều kiện cho học viên sau học nghề tham gia Hợp tác xã để tiếp cận kiến thức mới, hỗ trợ hướng dẫn sản xuất, gắn kết tiêu thụ sản phẩm.

3. Tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nghiệp cho người lao động; gắn kết với doanh nghiệp đào tạo có địa chỉ

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo đồng bộ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và yêu cầu của thị trường lao động; nhất là các cơ sở đào tạo nghề nghiệp cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, lao động nông thôn.

Thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo có địa chỉ; đào tạo theo vị trí việc làm trong doanh nghiệp, làng nghề, hợp tác xã; gắn với thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm - Chương trình OCOP”, liên kết sản xuất, tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo.

4. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cập nhật kiến thức cho cán bộ tham gia hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp

Tổ chức rà soát, thống kê nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo tham gia công tác giảng dạy nghề nông nghiệp tại các địa phương. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức, cán bộ phụ trách, người trực tiếp tham gia công tác đào tạo nghề nông nghiệp và các đơn vị tham gia dạy nghề nông nghiệp.

5. Xây dựng, phát triển chương trình, giáo trình đào tạo; xây dựng danh mục nghề và định mức chi phí ngành nghề

Cập nhật, bổ sung các kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình, giáo trình, những thay đổi trong các môn học, mô đun hoặc nội dung chuyên môn để phù hợp với thực tiễn sản xuất nông nghiệp; thường xuyên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

Tổ chức rà soát nhu cầu, danh mục các nghề đào tạo để cập nhật, bổ sung, đăng ký mới danh mục nghề nông nghiệp khả thi, đáp ứng nhu cầu của người lao động nông thôn.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp theo quy định và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

6. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình thực hiện

Căn cứ chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề nông nghiệp trên địa bàn quản lý. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đảm bảo theo quy định.

Các cơ sở dạy nghề tiến hành tổ chức khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác dạy nghề sau khi kết thúc khóa học để kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung chương trình phù hợp với nhu cầu thực tế cũng như kiến nghị những giải pháp có hiệu quả để triển khai thực hiện trong năm tiếp theo.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương được phân bổ thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia tại Quyết định số 2068/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và các nguồn huy động hợp pháp khác cho các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (nếu có).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch này; thực hiện chế độ báo cáo 6 tháng và báo cáo năm về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục rà soát bổ sung danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp theo quy định, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan có liên quan căn cứ khả năng nguồn ngân sách tỉnh tham mưu, cân đối bảo đảm kinh phí cho thực hiện Kế hoạch này; theo dõi việc thực hiện giải ngân của các đơn vị, kịp thời tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, điều hòa nguồn kinh phí thực hiện công tác đào tạo nghề theo quy định.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tham mưu, điều chỉnh, bổ sung danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo nghề nông nghiệp bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá và củng cố hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn.

- Phối hợp tham gia kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình triển khai kế hoạch này.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Đôn đốc, định hướng các cơ quan báo chí truyền thông xây dựng, duy trì, cập nhật các chuyên trang, chuyên mục, thường xuyên đăng tải các tin, bài tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm, các chính sách ưu đãi đối với lao động nông thôn. Chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú các hoạt động truyền thông về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác giám sát theo quy định.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Khẩn trương xây dựng, ban hành kế hoạch của đơn vị để tổ chức thực hiện bảo đảm hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

- Ưu tiên đầu tư các trang thiết bị, hạ tầng và kinh phí cho các cơ sở để phục vụ công tác đào tạo nghề.

- Giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế thành phố là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện; theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch; báo cáo định kỳ 6 tháng, hằng năm về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

- Rà soát, đánh giá, củng cố hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn. Ưu tiên đầu tư các trang thiết bị, hạ tầng cho các cơ sở để phục vụ công tác đào tạo nghề nông nghiệp.

- Huy động lực lượng tham gia đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông, nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân, thợ giỏi và lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại sử dụng lao động đã qua đào tạo; đặt hàng các cơ sở đào tạo theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp tại địa phương.

- Chỉ đạo các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện việc rà soát và xây dựng các chương trình, giáo trình phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, sản xuất theo chuỗi an toàn, các nghề dịch vụ nông nghiệp; khảo sát nhu cầu học tập nghề của lao động nông thôn, tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề đảm bảo theo chương trình đơn đặt hàng đã được phê duyệt; đổi mới phương pháp đào tạo theo hình thức bắt tay chỉ việc, đào tạo thực hành là chính, đào tạo tại nơi sản xuất; tổ chức linh hoạt các hình thức đào tạo từ trực tiếp sang trực tuyến, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn. Phối hợp với các địa phương tổ chức hoặc liên kết đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh ký hợp đồng với các đơn vị sử dụng lao động để tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu, có địa chỉ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo giáo dục nghề nghiệp các trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng được nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Thông tin, báo cáo chính xác, kịp thời về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn về cơ quan chức năng quản lý theo quy định.

UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện tốt các nội dung trong kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các Sở, ngành: KHĐT, TC, NNPTNT, LĐ-TBXH, TTTT, CT, KHCN, GDĐT;
- Ban Dân tộc;
- VPĐP CTXD NTM tỉnh;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- C, PVP UBND tỉnh, các phòng CM, Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, KT(PVĐ).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Lương Trọng Quỳnh

 

BIỂU PHÂN BỔ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2024
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 44/KH-UBND ngày 19/02/2024 của UBND tỉnh)

TT

Các huyện, thành phố

Dự kiến số lớp

Số người

Ghi chú

1

Thành phố Lạng Sơn

4

140

 

2

Cao Lộc

11

385

 

3

Lộc Bình

12

420

 

4

Đình Lập

10

350

 

5

Chi Lăng

8

290

 

6

Hữu Lũng

10

350

 

7

Bình Gia

18

630

 

8

Bắc Sơn

11

385

 

9

Văn Quan

10

350

 

10

Tràng Định

9

315

 

11

Văn Lãng

16

560

 

 

TỔNG CỘNG

119

4.175

 

Ghi chú:

Tổng 119 lớp (bao gồm: 11 lớp đào tạo sơ cấp nghề Giám đốc HTX nông nghiệp; 108 lớp nghề nông nghiệp, mỗi huyện, thành phố tổ chức được ít nhất 01 lớp sơ cấp nghề Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp) các địa phương có thể đào tạo thêm các lớp sơ cấp nghề Giám đốc HTX nông nghiệp theo nhu cầu thực tế.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 44/KH-UBND đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Số hiệu: 44/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
Người ký: Lương Trọng Quỳnh
Ngày ban hành: 19/02/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 44/KH-UBND đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…