ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 133/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 3 năm 2023 |
Thực hiện Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 (sau đây được viết tắt là Kế hoạch) gồm các nội dung cụ thể sau:
1. Mục đích
- Nhằm thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, tạo điều kiện cho thanh niên sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ trở về địa phương được tham gia các lớp đào tạo nghề để có được việc làm ổn định, tạo thu nhập cho bản thân.
- Đào tạo nghề cho quân nhân xuất ngũ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo của địa phương, tạo ra lực lượng lao động có tay nghề, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Việc tổ chức thực hiện Kế hoạch phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố.
- Ngành nghề đào tạo phải đáp ứng nhu cầu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương.
1. Chỉ tiêu
Năm 2023: hỗ trợ đào tạo cho khoảng từ 1.000 đến 1.100 thanh niên có thẻ học nghề; gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đảm bảo trên 90% thanh niên sau khi đào tạo nghề có việc làm phù hợp và thu nhập ổn định.
2. Đối tượng
Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm khi có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ, nhiệm vụ và chưa được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ, nhiệm vụ.
1. Ngành nghề, chính sách hỗ trợ, chương trình đào tạo và giải quyết việc làm
a) Thanh niên được hỗ trợ học các nghề theo Danh mục nghề đào tạo được ban hành kèm theo Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 28/02/2023 của UBND tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 hoặc các ngành, nghề khác tùy theo nhu cầu của người học.
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) chủ động xây dựng dự toán kinh phí đào tạo cho ngành nghề theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng (sau đây được viết tắt là Thông tư số 152/2016/TT-BTC); Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho từng nghề trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với chương trình và thời gian đào tạo.
Về hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho học viên, thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c, khoản 2, Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC.
c) Trình độ đào tạo: Sơ cấp.
d) Thời gian và chương trình đào tạo: Thực hiện theo Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông tư số 34/2018//TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH.
đ) Tạo điều kiện để thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ được tiếp cận các chính sách về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm của Trung ương và địa phương ban hành; tổ chức các hoạt động tư vấn học nghề, việc làm, đào tạo nghề nghiệp; định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; hỗ trợ cho vay vốn để giải quyết việc làm, ưu tiên hỗ trợ đối với người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc, gia đình chính sách để tạo việc làm và sản xuất, kinh doanh sớm ổn định cuộc sống tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
2. Đơn vị và hình thức đào tạo
a) Đơn vị đào tạo: Là cơ sở GDNN và cơ sở có tham gia hoạt động GDNN trên địa bàn tỉnh có đủ năng lực, điều kiện theo quy định. Các đơn vị tham gia đào tạo nghề cho thanh niên theo hướng dẫn tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 34/2018/TT-BLĐTBXH và các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; kết thúc khóa học, các học viên đủ điều kiện được cấp chứng chỉ theo quy định.
b) Hình thức đào tạo: Chính quy.
1. Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội (sau đây được viết tắt là Thanh niên) tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.
Thanh toán chi phí đào tạo cho cơ sở GDNN: căn cứ vào ‘thẻ học nghề’ của học viên.
2. Chi phí đào tạo thực tế của nghề đã học và chứng chỉ đã cấp cho học viên nhưng không cao hơn giá trị của “thẻ học nghề”. Trường hợp chi phí đào tạo của nghề cao hơn giá trị của “thẻ học nghề” thì người học tự trả phần chênh lệch cho cơ sở GDNN.
3. Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp qua thẻ cho thanh niên do ngân sách địa phương đảm bảo, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên, được giao hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm cho thanh niên theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ và các chính sách của tỉnh đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
- Căn cứ quy định của pháp luật, chủ trì, phối hợp với các các sở, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc các cơ sở GDNN, các đơn vị liên quan triển khai hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên qua thẻ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định dự toán kinh phí đào tạo cho ngành nghề theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 152/2016/TT-BTC đồng thời xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí đào tạo cho những ngành, nghề; trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các địa phương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền, định hướng, đăng ký nhu cầu học nghề của thanh niên xuất ngũ trở về địa phương; lập dự toán thực hiện hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt; phân bổ kinh phí, thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên đúng quy định.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác tư vấn học nghề cho thanh niên; giới thiệu việc làm miễn phí, giới thiệu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho thanh niên sau khi hoàn thành khóa học.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề qua thẻ cho thanh niên theo quy định của pháp luật; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chương trình với cấp có thẩm quyền theo quy định.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn đào tạo nghề, hướng nghiệp, việc làm cho Thanh niên; tổng hợp số lượng Thanh niên có nhu cầu học nghề (đã được cấp phát “thẻ học nghề”), lập danh sách gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổ chức triển khai thực hiện.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho Thanh niên qua thẻ tại các đơn vị, cơ sở GDNN.
3. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch theo Luật ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề qua thẻ cho thanh niên (nếu cần thiết).
4. Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tuyên truyền và triển khai thực hiện hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho Thanh niên.
5. UBND các huyện, thị xã và thành phố
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác hỗ trợ đào tạo nghề qua thẻ cho thanh niên; triển khai Kế hoạch này đến các có cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn để phối triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự và Công an huyện, thị xã và thành phố trong việc tuyên truyền, tư vấn cho Thanh niên có nhu cầu học nghề, định hướng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát đánh giá việc triển khai, thực hiện hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho Thanh niên tại các đơn vị, cơ sở GDNN trên địa bàn.
6. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho Thanh niên gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp.
- Tích cực tham gia tổ chức, triển khai hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho Thanh niên qua thẻ tại cơ sở theo các quy định của pháp luật, đảm bảo đúng, đủ, kịp thời và hiệu quả; có trách nhiệm tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên sau khi hoàn thành khóa học.
- Thực hiện thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề qua thẻ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi kết thúc khóa học; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan chức năng có thẩm quyền.
1. Căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đảm bảo công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho Thanh niên được thực hiện kịp thời; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25/11/2023 để tổng hợp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả triển khai thực hiện trước ngày 05/12/2023.
Trên đây là Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện năm 2023. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan chủ động triển khai tổ chức thực hiện. Nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để được kịp thời xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 133/KH-UBND về hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu: | 133/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 29/03/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 133/KH-UBND về hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Chưa có Video