TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 130/KH-TLĐ |
Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2021 |
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 29/7/2021, các ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát động Phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID -19” của Thủ tướng Chính phủ Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức Phong trào thi đua “Công nhân, viên chức, lao động nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID -19” (sau đây gọi tắt là Phong trào thi đua) với các nội dung như sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền, vận động, cổ vũ đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức và người lao động (sau đây gọi tắt là CNVCLĐ) phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, ý chí tự lực, tự cường, đồng cam, cộng khổ, chung sức, đồng lòng thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống đại dịch COVID-19.
- Thể hiện vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn Việt Nam đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp và cả nước trong công tác phòng, chống đại dịch COVID - 19 với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” góp phần sớm kiểm soát và chiến thắng đại dịch COVID - 19, thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép”.
2. Yêu cầu
- Việc tổ chức Phong trào thi đua là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, cần được ưu tiên triển khai ngay trong các cấp công đoàn với cách thức linh hoạt, phù hợp, dễ hiểu, dễ thực hiện; đảm bảo mục tiêu rõ ràng, nội dung thiết thực, sản phẩm cụ thể.
- Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng và lan toả, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, mô hình mới tiêu biểu, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác phòng, chống đại dịch COVID - 19.
Phong trào thi đua được tổ chức từ ngày 01/9/2021 đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát trong phạm vi toàn quốc.
III. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Tuyên truyền trong CNVCLĐ và các cấp công đoàn các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống dịch; về truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước của dân tộc; về hành động có trách nhiệm của công dân vì bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm “ai ở đâu, ở đó” ở những nơi giãn cách.
2. “Mỗi cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ là một chiến sĩ”: chủ động nâng cao nhận thức, tự giác thực hiện và vận động, thuyết phục đồng nghiệp và người thân trong gia đình chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là nguyên tắc 5K, thực hiện giãn cách xã hội và chiến lược tiêm chủng vắc xin; đồng cam, cộng khổ, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, địa phương và đất nước; hỗ trợ, giúp đỡ nhau, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức; tích cực tham gia lao động sản xuất với năng suất cao, chất lượng tốt góp phần sớm ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm và đời sống; không bị kích động, lôi kéo để gây rối và thực hiện các hành vi trái pháp luật.
3. “Mỗi công đoàn cơ sở là một pháo đài, là mái nhà bình yên”: ban chấp hành công đoàn cơ sở tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động đoàn kết, chung sức, đồng lòng, khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo trong phòng, chống dịch COVID - 19 và trong sản xuất, kinh doanh. Phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong vận động đoàn viên, CNVCLĐ nêu cao tinh thần đồng cam, cộng khổ để thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch; bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn tính mạng cho đoàn viên, CNVCLĐ. Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch với tinh thần “An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”, thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc, sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức các hoạt động chăm lo, bảo vệ đoàn viên, người lao động; gắn bó với doanh nghiệp, yên tâm sản xuất, bảo vệ nhà máy tuyệt đối an toàn.
4. Các cấp công đoàn có các hình thức sáng tạo, huy động nguồn lực chăm lo cho đoàn viên, CNVCLĐ khó khăn, nhất là đoàn viên, người lao động trong khu vực bị phong tỏa, cách ly và cán bộ, đoàn viên trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch; có cách làm hay, giải pháp sáng tạo đáp ứng kịp thời, hiệu quả yêu cầu thực tiễn và diễn biến của dịch tại các địa phương. Tăng cường phát huy các mô hình có hiệu quả như: “Tổ an toàn Covid - 19”, “Siêu thị 0 đồng”, “Phiên chợ 0 đồng”, “Nhà trọ 0 đồng:, “ATM gạo miễn phí”, “Nghĩa tình công đoàn”, “Bếp ăn nghĩa tình”..,
5. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức công đoàn các cấp, chủ động, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch; xác định rõ trách nhiệm, nêu cao bản lĩnh của từng cán bộ công đoàn vào thời điểm khó khăn, thử thách với tinh thần “Tất cả vì đoàn viên, người lao động”.
Để thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu và nội dung thi đua đã đề ra, các cấp công đoàn cần tập trung một số giải pháp sau:
1. Triển khai ngay Phong trào thi đua với những nội dung, tiêu chí cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng, lĩnh vực công tác, gắn với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn tại các địa phương, ngành.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đoàn viên bằng nhiều cách thức, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, huy động các kênh truyền thông trong công tác phát động, tuyên truyền, triển khai thực hiện Phong trào. Kịp thời cung cấp thông tin về kết quả công tác phòng, chống dịch và nỗ lực chăm lo, hỗ trợ của các cấp công đoàn đối với đoàn viên, người lao động.
3. Chủ động nắm bắt thông tin, tình hình đời sống, việc làm của đoàn viên, người lao động; thường xuyên phối hợp, trao đổi và thống nhất với người sử dụng lao động, thủ trưởng cơ quan, đơn vị về các giải pháp đảm bảo an toàn, ổn định đời sống, duy trì việc làm cho đoàn viên, người lao động và hoạt động của doanh nghiệp; tham gia giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
4. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, quy định để kịp thời huy động tất cả các nguồn lực trong và ngoài tổ chức Công đoàn, ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch. Quan tâm các chế độ, chính sách đặc thù hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động đang trong khu vực bị phong tỏa, cách ly và cán bộ, đoàn viên trực tiếp tham gia tuyến đầu chống dịch.
5. Kịp thời phát hiện, biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc, cách làm sáng tạo, hiệu quả và có nhiều thành tích đóng góp trong công tác phòng, chống dịch; thêm sáng kiến trong lao động sản xuất mang lại hiệu quả làm lợi cho doanh nghiệp; quan tâm động viên, khen thưởng đối với cán bộ, đoàn viên trực tiếp tham gia chống dịch tại tuyến đầu, tại các khu vực dịch bệnh diễn biến phức tạp, tập trung đông công nhân lao động; các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực ủng hộ công tác phòng, chống dịch. Thực hiện các thủ tục đơn giản trong công tác khen thưởng đảm bảo kịp thời, đúng mục đích, ý nghĩa tôn vinh.
6. Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai, phân công rõ trách nhiệm cho các thành viên Hội đồng theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc và giám sát thực hiện Phong trào thi đua đảm bảo các hoạt động thiết thực, hiệu quả.
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Ban hành Kế hoạch tổ chức, đôn đốc, giám sát thực hiện Phong trào thi đua trong các cấp công đoàn; kịp thời xem xét sửa đổi, bổ sung nội dung Phong trào thi đua cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Hướng dẫn và thực hiện công tác khen thưởng theo thẩm quyền.
- Giao Văn phòng Tổng Liên đoàn là bộ phận thường trực tham mưu triển khai, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Phong trào thi đua, thực hiện các thủ tục khen thưởng kịp thời, hàng tháng báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc thực hiện Kế hoạch này.
- Giao Ban Tài chính, Ban Quan hệ Lao động và Ban Chính sách - Pháp luật Tổng Liên đoàn rà soát, nghiên cứu, tham mưu sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách để hỗ trợ đoàn viên, người lao động, góp phần thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua.
- Giao Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn tham mưu, hướng dẫn công tác truyền thông cho Phong trào thi đua trong các cấp công đoàn.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức Phong trào thi đua, cụ thể hóa các nội dung, mục tiêu, phương thức phù hợp với điều kiện thực tiễn để triển khai có hiệu quả Phong trào; chủ động, sáng tạo, linh hoạt về cách làm; có cơ chế khuyến khích các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Phong trào ở cấp mình.
- Xét khen thưởng theo thẩm quyền và đề nghị Tổng Liên đoàn khen thưởng hoặc trình cấp cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu.
- Phân công rõ trách nhiệm thành viên của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trong việc tổ chức, triển khai Phong trào thi đua; thực hiện tốt công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát; thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo kết quả Phong trao thi đua theo yêu cầu của Tổng Liên đoàn.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Tổng Liên đoàn (qua Văn phòng) để tổng hợp báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
|
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 130/KH-TLĐ năm 2021 về tổ chức Phong trào thi đua “Công nhân, viên chức, lao động nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 130/KH-TLĐ |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam |
Người ký: | Nguyễn Đình Khang |
Ngày ban hành: | 01/09/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 130/KH-TLĐ năm 2021 về tổ chức Phong trào thi đua “Công nhân, viên chức, lao động nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Chưa có Video