ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12060/KH-UBND |
Khánh Hòa, ngày 25 tháng 10 năm 2024 |
Thực hiện Quyết định số 916/QĐ-TTg ngày 27/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030” (sau đây viết tắt là Đề án); xét Công văn số 1866/STP-VP ngày 04/10/2024 của Sở Tư pháp, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với các nội dung sau:
1. Mục đích
- Xây dựng đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, chuyên môn phù hợp, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước; đáp ứng các yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 224-KH/TU ngày 16/9/2024 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về việc thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, Công văn số 3547-CV/TU ngày 17/9/2024 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Qua đó, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Xác định nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
2. Yêu cầu
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật, bám sát Đề án, bảo đảm phù hợp, thiết thực, khả thi, hiệu quả.
- Xác định đầy đủ, chính xác các nội dung, nhiệm vụ; đảm bảo nguồn lực để thực hiện; phân công cụ thể trách nhiệm thực hiện, thời gian, tiến độ hoàn thành; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện.
1. Tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các sở, ban, ngành, địa phương đối với công tác xây dựng pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
2. Tham gia xây dựng, góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về: Tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; thu hút, trọng dụng người có tài năng, tạo cơ hội để thu hút người có tài năng làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật.
3. Đảm bảo nguyên tắc Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
4. Phấn đấu đến năm 2027 đạt 70% và đến hết năm 2030 đạt 100% cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức, kỹ năng xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
5. Trên cơ sở biên chế được giao, đến năm 2027, toàn tỉnh có tối thiểu 02 công chức và đến năm 2030, toàn tỉnh có tối thiểu 03 công chức làm công tác nghiệp vụ tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có đủ kiến thức, năng lực vượt trội và kinh nghiệm để trở thành lực lượng nòng cốt bồi dưỡng, dẫn dắt, phát triển nguồn nhân lực tham mưu xây dựng pháp luật tại tỉnh Khánh Hòa.
- Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị về tầm quan trọng của công tác tham mưu xây dựng pháp luật; vị trí, vai trò của cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật và trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ này.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật; không để bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh nhằm cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
- Ưu tiên chọn cử cán bộ, công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng xây dựng pháp luật phù hợp hoặc có kinh nghiệm trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật tham gia tổ biên tập, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật; không để xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện quy định của pháp luật về: Tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; thu hút, trọng dụng người có tài năng trong các ngành, lĩnh vực đảm bảo hiệu quả, đúng quy định, góp phần đảm bảo chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật.
3. Thu hút, tuyển dụng, trọng dụng người có tài năng vào làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật
- Tìm kiếm, lựa chọn người có phẩm chất đạo đức, lối sống chuẩn mực, có khát vọng cống hiến, phụng sự Tổ quốc và Nhân dân, có trình độ năng lực sáng tạo, vượt trội để thu hút, tuyển dụng vào làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
- Có chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng thuộc khu vực ngoài Nhà nước vào làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
- Khuyến khích, đề cao trách nhiệm của người phát hiện, giới thiệu, tiến cử người có tài năng vào làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hợp tác, liên kết với các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước và nước ngoài để đào tạo, bồi dưỡng người có tài năng làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật theo yêu cầu của từng cơ quan, đơn vị.
4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật
- Xác định chất lượng nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật là một trong những đột phá để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật; sử dụng, phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật; phát triển đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu xây dựng pháp luật kế cận, bảo đảm tính kế thừa.
- Xây dựng, duy trì đội ngũ công chức, đến năm 2027 có tối thiểu 02 công chức và đến năm 2030 có tối thiểu 03 công chức có đủ kiến thức, năng lực vượt trội và kinh nghiệm trong công tác xây dựng pháp luật để trở thành lực lượng nòng cốt bồi dưỡng, dẫn dắt, phát triển nguồn nhân lực tham mưu xây dựng pháp luật tại tỉnh Khánh Hòa.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch; đổi mới phương pháp; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ.
+ Tăng dung lượng kiến thức, kỹ năng xây dựng pháp luật trong chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.
+ Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức tham mưu xây dựng pháp luật, tăng cường kỹ năng nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị. Việc bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cần căn cứ vào nhu cầu thực tế, xử lý các vấn đề đặt ra trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật.
+ Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn có cơ cấu nội dung hợp lý, kết hợp học lý thuyết và trao đổi, thảo luận, thực hành tình huống; kết hợp học trên lớp và tìm hiểu thực tiễn.
+ Xây dựng, hoàn thiện các bộ tài liệu, sổ tay, bài giảng điện tử về kiến thức, kỹ năng xây dựng pháp luật.
+ Tổ chức hội thảo khoa học, khảo sát tình hình thực tế để nghiên cứu xây dựng khung chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn đáp ứng yêu cầu.
- Tăng cường hợp tác với các cơ sở đào tạo, tổ chức quốc tế có uy tín để xây dựng các chương trình tập huấn có chất lượng về kỹ năng xây dựng pháp luật; thúc đẩy việc kết nối, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng pháp luật.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin và các công nghệ khác của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc hỗ trợ công tác xây dựng pháp luật; tham gia xây dựng và hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Cơ sở dữ liệu Điều ước quốc tế bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, cập nhật, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận.
- Đẩy mạnh thông tin, truyền thông về Đề án, Kế hoạch này, vai trò của nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật; xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về xây dựng pháp luật trên một số phương tiện thông tin đại chúng.
Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng theo quy định đối với các gương điển hình tiên tiến trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật nhằm tạo động lực cho cán bộ, công chức phát huy trí tuệ, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Chi tiết tại Phụ lục “Phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” (ban hành kèm theo Kế hoạch này).
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật và kinh phí huy động từ các nguồn lực tài chính hợp pháp khác (nếu có).
Các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật.
1. Yêu cầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan
- Căn cứ Kế hoạch này, chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình, điều kiện thực tiễn, quán triệt, phổ biến về Đề án và Kế hoạch; tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch tại cơ quan, đơn vị; kịp thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
- Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch (khi có yêu cầu), gửi về Sở Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.
2. Giao Sở Tư pháp
- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện Kế hoạch này.
- Kịp thời báo cáo, đề xuất, tham mưu triển khai các nội dung phát sinh thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình thực hiện Đề án; tổng hợp, tham mưu việc báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện chất lượng, hiệu quả, thiết thực. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời có văn bản, gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết.
(Đính kèm:
- Quyết định số 916/QĐ-TTg ngày 27/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ;
- Phụ lục: Phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC THAM MƯU XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ
ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Kế hoạch số 12060/KH-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2024 của UBND tỉnh
Khánh Hòa)
STT |
NHIỆM VỤ |
CƠ QUAN CHỦ TRÌ |
CƠ QUAN PHỐI HỢP |
THỜI GIAN THỰC HIỆN |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN |
I |
NHIỆM VỤ CHUNG |
||||
|
Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nhiệm vụ chung nêu tại Phần III Kế hoạch số 12060/KH-UBND ngày 25/10/2024 của UBND tỉnh. Đồng thời, chú trọng thực hiện Kế hoạch số 11632/KH-UBND ngày 16/10/2024 của UBND tỉnh về triển khai Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. |
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh |
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan |
Thường xuyên |
Văn bản triển khai thực hiện; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện (khi có yêu cầu) |
II |
NHIỆM VỤ CỤ THỂ |
||||
1 |
Tham mưu UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý nhà nước về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đảm bảo chất lượng, hiệu quả. |
Sở Tư pháp |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
Văn bản tham mưu theo quy định |
2 |
Tham mưu UBND tỉnh về việc thực hiện các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. |
Sở Tư pháp |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
Văn bản tham mưu theo quy định |
3 |
Tham mưu UBND tỉnh về việc xây dựng, duy trì đội ngũ công chức, đến năm 2027, toàn tỉnh có tối thiểu 02 công chức và đến năm 2030, toàn tỉnh có tối thiểu 03 công chức làm công tác nghiệp vụ tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có đủ kiến thức, năng lực vượt trội và kinh nghiệm để trở thành lực lượng nòng cốt bồi dưỡng, dẫn dắt, phát triển nguồn nhân lực tham mưu xây dựng pháp luật tại tỉnh Khánh Hòa. |
Sở Tư pháp |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
Văn bản tham mưu theo quy định |
4 |
Tham mưu UBND tỉnh về công tác phối hợp với Bộ Tư pháp về việc: - Hướng dẫn chuyên sâu về các kỹ năng xây dựng pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật tại địa phương; - Tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức và kỹ năng xây dựng pháp luật cho cán bộ, công chức tham mưu xây dựng pháp luật. |
Sở Tư pháp |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Hàng năm |
Các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn được tổ chức |
5 |
Tham mưu UBND tỉnh về việc tăng cường hợp tác với một số cơ sở đào tạo có uy tín để xây dựng các chương trình tập huấn có chất lượng về kỹ năng xây dựng pháp luật; thúc đẩy việc kết nối, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong nước và quốc tế. |
Sở Tư pháp |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
Văn bản tham mưu theo quy định |
6 |
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xây dựng pháp luật cho cán bộ, công chức; tổ chức các hội nghị, buổi tọa đàm nhằm khảo sát tình hình thực tiễn công tác tham mưu xây dựng pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; qua đó, kịp thời nắm bắt, rà soát, đề xuất nội dung bồi dưỡng, tập huấn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. |
Sở Tư pháp |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Hàng năm |
Các lớp tập huấn, hội nghị, buổi tọa đàm được tổ chức |
7 |
Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án. |
Sở Tư pháp |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
Văn bản triển khai; báo cáo tình hình, kết quả thực hiện. |
8 |
Sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh về việc báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh. |
Sở Tư pháp |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Theo quy định hoặc khi có yêu cầu |
Dự thảo Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện |
9 |
Triển khai các quy định của pháp luật về: Tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức; thu hút, trọng dụng người có tài, góp phần phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ. |
Sở Nội vụ |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
Văn bản tham mưu theo quy định |
10 |
Triển khai, thực hiện các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý (trong đó chú trọng đến kỹ năng xây dựng pháp luật). |
Sở Nội vụ |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
Văn bản tham mưu theo quy định |
11 |
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số và các công nghệ khác của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong công tác xây dựng pháp luật. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
Báo cáo kết quả thực hiện |
12 |
Đẩy mạnh thông tin, truyền thông về: Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật”, vai trò của nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật; xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về xây dựng pháp luật trên một số phương tiện thông tin đại chúng. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Thường xuyên |
Các nội dung được thông tin, tuyên truyền đa dạng bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả |
13 |
Bố trí kinh phí thường xuyên trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm cho các cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan để triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh. |
Sở Tài chính |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
Hàng năm |
Ngân sách được cấp theo quy định |
Kế hoạch 12060/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu: | 12060/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký: | Nguyễn Tấn Tuân |
Ngày ban hành: | 25/10/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 12060/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Chưa có Video