Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 11 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯÒI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;

Căn cứ theo đề xuất của các sở, ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và kết quả khảo sát tình hình người dân bị ảnh hưởng do Covid-19 trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đối tượng người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Triển khai hỗ trợ kịp thời giúp người lao động, người sử dụng lao động giảm bớt một phần khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.

2. Yêu cầu:

- Triển khai thực hiện hỗ trợ đảm bảo đúng, đủ, kịp thời; đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.

- Xác định rõ trách nhiệm của các Sở, ngành, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, tránh để trục lợi chính sách.

- Các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tập trung tuyên truyền sâu rộng trong ngành, đơn vị mình và trong nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chính sách này, đồng thời nắm vững nguyên tắc, nội dung, quy trình, thủ tục đề nghị hỗ trợ theo quy định; tổ chức triển khai thực hiện chế độ đồng bộ, kịp thời, công khai, tránh các hiện tượng khai man, lợi dụng để hưởng chính sách.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nội dung hỗ trợ:

- Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;

- Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động;

- Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương;

- Chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc;

- Chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;

- Chính sách hỗ trợ bổ sung người lao động mang thai, nuôi con nhỏ và trẻ em điều trị nhiễm Covid-19;

- Chính sách hỗ trợ tiền ăn đối với người phải điều trị nhiễm Covid-19 (F0), người phải thực hiện cách ly y tế (F1);

- Chính sách hỗ trợ đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn;

- Chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh ngừng hoạt động;

- Chính sách cho vay trả lương người lao động ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.

- Chính sách hỗ trợ người lao động không có hợp đồng lao động mất việc.

2. Nguyên tắc hỗ trợ:

Việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, tránh chi trùng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ.

Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại đim 7, đim 8 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.

3. Đối tượng và mức hỗ trợ:

Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và quyết định của UBND tỉnh, cụ th như sau:

a) Người sử dụng lao động giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mức hỗ trợ theo mức đóng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

b) Người sử dụng lao động và người lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức hỗ trợ theo mức đóng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

c) Người sử dụng lao động hỗ trợ kinh phí đào tạo duy trì việc làm cho người lao động. Mức hỗ trợ tối đa 1.500.000 đồng/người/tháng và tối đa 6 tháng. Kinh phí thực hiện từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp quy định của Luật Việc làm.

d) Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Mức hỗ trợ tối đa: 3.710.000 đồng/người.

đ) Người lao động ngừng việc. Mức hỗ trợ tối đa: 1.000.000 đồng/người.

e) Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Mức hỗ trợ tối đa: 3.710.000.000 đồng/người.

f) Người lao động mang thai, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi bị hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài mức hưởng tại điểm d, đ, e được hưởng thêm mức hỗ trợ tối đa: 1.000.000 đồng/người.

g) Trẻ em phải điều trị do nhiễm Covid-19 hoặc phải cách ly y tế. Ngoài mức hưởng tiền ăn tại điểm g, chi phí điều trị được hưởng thêm mức hỗ trợ tối đa: 1.000.000 đồng/trẻ em.

g) Người dân phải điều trị nhiễm Covid-19 (F0) hoặc cách ly y tế (F1). Mức hỗ trợ tiền ăn tối đa: 80.000 đồng/người/ngày; thời gian hưởng tối đa 45 ngày với F0 và 21 ngày với F1.

h) Đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Mức hỗ trợ tối đa: 3.710.000 đồng/người.

i) Hộ kinh doanh ngừng hoạt động. Mức hỗ trợ tối đa: 3.000.000 đồng/hộ.

k) Người sử dụng lao động vay vốn trả lương cho người lao động ngừng việc, phục hồi sản xuất. Mức hỗ trợ vay tối đa: 3 tháng lương tối thiểu của người lao động tại doanh nghiệp.

l) Người lao động không có hợp đồng lao động (lao động tự do) mất việc. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định về đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ và trin khai sau.

4. Hồ sơ, trình tự thủ tục hỗ trợ:

Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và hướng dẫn các bộ ngành.

UBND tỉnh giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các bộ ngành và Kế hoạch này hướng dẫn các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp thực hiện.

5. Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ:

5.1. Dự kiến số lượng đối tượng hỗ trợ:

a) Nhóm đối tượng được giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, hỗ trợ kinh phí đào tạo duy trì việc làm cho người lao động: Do quỹ bảo hiểm xã hội hỗ trợ.

b) Nhóm đối tượng người lao động:

- Tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương: 20.000 người.

- Người lao động ngừng việc: 20.000 người.

- Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động: 15.000 người.

- Người lao động (hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, chấp dứt hợp đồng lao động, ngừng việc) mà mang thai, nuôi con nhỏ: 3.000 người.

- Đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn, hướng dẫn viên du lịch: 130 người.

c) Nhóm đối tượng người sử dụng lao động vay vốn trả lương cho người lao động ngừng việc, phục hồi sản xuất: (do Ngân hàng CSXH Việt Nam cho vay): 20.000 người.

d) Nhóm hộ kinh doanh ngừng hoạt động: 5.000 hộ.

đ) Nhóm người dân bị điều trị nhiễm Covid-19, cách ly y tế (F1):

- Trẻ em điều trị do nhiễm Covid-19 hoặc phải cách ly y tế (F1): 1.000 người.

- Người dân điều trị nhiễm Covid-19 (F0) hoặc cách ly y tế (F1): 200 người (F0) và 20.000 người (F1).

Riêng nhóm người lao động không có hợp đồng lao động (lao động tự do) mất việc sẽ có quy định và hướng dẫn sau.

5.2. Dự toán kinh phí thực hiện do ngân sách địa phương chi:

a) Kinh phí hỗ trợ cho 8 nhóm đối tượng trên là: 203.652.300.000 đồng

Mức chi dự toán thực hiện tính trên mức cao nhất quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.

Kinh phí trên không bao gồm nguồn hỗ trợ cho lao động tự do và từ Quỹ bảo hiểm xã hội và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

b) Kinh phí phục vụ hoạt động chi trả hỗ trợ cho các đối tượng bao gồm: Vật tư, văn phòng phẩm, hội nghị, xăng xe, công tác phí, làm thêm giờ, thù lao chi trả...theo chế độ quy định hiện hành. (15.000 hồ sơ trả tiền mặt và 70.000 hồ sơ chuyển khoản): 1.645.000.000 đồng

c) Tổng kinh phí hỗ trợ và chi hoạt động (không bao gồm hỗ trợ cho lao động t do): 205.297.300.000 đồng.

(Phụ lục Dự toán chi tiết kèm theo)

6. Nguồn kinh phí thực hiện:

Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã), nguồn cải cách tiền lương còn dư, quỹ dự trữ tài chính địa phương và ngân sách Trung ương hỗ trợ.

7. Phương thức chi trả:

- Thực hiện theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và hướng dẫn của các bộ, ngành.

- Đối với đối tượng lao động không có hợp đồng lao động thực hiện theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành phối hợp các sở ngành để hướng dẫn cho các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp triển khai, thực hiện.

III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN.

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan trên cơ sở Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành để triển khai và hướng dẫn các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp về trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách hỗ trợ; kịp thời đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo nhng khó khăn, vướng mắc phát sinh.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ cho đối tượng người lao động không có hợp đồng lao động (lao động tự do) theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Thông báo số 519/TB-UBND ngày 7/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tiếp nhận, tổng hợp hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho các đối tượng của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, của các cơ sở điều trị, cách ly y tế để tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp nhận, quyết định hsơ đề nghị hỗ trợ đào tạo của doanh nghiệp theo quy định tại Chương III Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tiếp nhận hồ sơ, rà soát, tổng hợp danh sách người lao động chấm dứt hợp đồng lao động xin hỗ trợ, trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với đối tượng là người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định của Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg tại các địa phương; xử lý hoặc báo cáo đề xuất xử lý theo thẩm quyền quy định những vấn đề liên đến việc tổ chức triển khai hỗ trợ cho các đối tượng.

- Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP tại các phiên họp thường kỳ của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Tài chính:

- Đề xuất nguồn vốn, phân bổ kinh phí; hướng dẫn việc sử dụng kinh phí.

- Cấp kinh phí và tổng hợp quyết toán theo quy định.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện tại các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp.

3. Bảo hiểm xã hội tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, người lao động đủ điu kiện được hỗ trợ thực hiện các thủ tục, hồ sơ liên quan đến thực hiện chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động.

- Thực hiện việc xác nhận người lao động tham gia bảo him xã hội đngười sử dụng lao động, người lao động được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.

- Thực hiện chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

4. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh:

- Chủ trì triển khai, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cấp vốn và thực hiện chính sách cho vay vốn trả lương ngng việc cho người lao động.

- Định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Y tế:

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ theo quy định tại điểm b khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP đến các doanh nghiệp, đơn vị thuộc đối tượng thụ hưởng trên địa bàn tỉnh.

Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch tổng hợp các đối tượng theo quy định tại khoản 9 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP và thủ tục quy định tại Chương VII, Chương VIII quyết định số 23/2021/QĐ-TTg trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện việc hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định.

6. Kho bạc Nhà nước tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:

- Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định.

- Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với cơ quan Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội cùng cấp và các xã, phường, thị trấn, các đơn vị liên quan sử dụng kinh phí chi trả hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Coivd-19 trên địa bàn.

7. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông tỉnh: Báo Bà Rịa-Vũng Tàu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương thực hiện công tác tuyên truyền đầy đủ, kịp thời về mục đích, ý nghĩa và nội dung của chính sách.

- Hỗ trợ các sở, ngành, địa phương sử dụng công cụ công nghệ thông tin triển khai, giải quyết chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động theo quy định Nghị quyết 68/NQ-CP.

8. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh:

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp về chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp và đối với người lao động.

Phối hợp các địa phương, cơ quan bảo hiểm xã hội, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Xây dựng Kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Triển khai, phổ biến các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ; thủ tục, điều kiện, hồ sơ hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng và Kế hoạch triển khai chính sách hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn quản lý.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng đối tượng, mức hỗ trợ, kịp thời và trình tự, thủ tục theo quy định.

- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của UBND xã phường, doanh nghiệp, người dân và rà soát, tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ theo quy định.

- Báo cáo tình hình triển khai hỗ trợ, những vướng mắc khó khăn và giải pháp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp cùng với các các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ cho người dân. Đồng thời giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ và Kế hoạch này của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh các khó khăn, vướng mắc, các địa phương, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- TTr.TU, TTr.HĐND tỉnh (b/c);
- Bộ Lao động - TBXH (b/c);
- Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
- Sở Lao động - TB&XH;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX5

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tuấn

 

CHI TIẾT DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ 08 NHÓM ĐỐI TƯỢNG THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 68/NQ-CP

(Kèm theo Kế hoạch số: 104/KH-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Đối tượng

Mức hỗ trợ (đồng/người)

Số Iượng (người)

Thành tiền (đồng)

I. Kinh phí hỗ trợ cho 08 nhóm đối tượng

 

84,330

203,652,300,000

1

Tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

3,710,000

20,000

74,200,000,000

2

Người lao động ngừng việc

1,000,000

20,000

20,000,000,000

3

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động

3,710,000

15,000

55,650,000,000

4

Người lao động mang thai, nuôi con nhỏ bị hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương, chấm dứt HĐLĐ

1,000,000

3,000

3,000,000,000

5

Đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn, hướng dẫn viên du lịch

3,710,000

130

482,300,000

6

Nhóm hộ kinh doanh ngừng hoạt động

3,000,000

5,000

15,000,000,000

7

Nhóm người dân bị điều trị nhiễm Covid-19 (F0), cách ly y tế (F1)

 

 

 

7.1

Trẻ em điều trị do nhiễm Covid-19 hoặc phải cách ly y tế (F1)

1,000,000

1,000

1,000,000,000

7.2

Người dân điều trị nhiễm Covid-19 (F0)

80000 đồng/ngày x 45 ngày

200

720,000,000

7.3

Người dân cách ly y tế

80000 đồng/ngày x 21 ngày

20,000

33,600,000,000

II. Kinh phí phục vụ hoạt động chi trhỗ trợ cho các đối tượng

 

1,645,000,000

 

Vật tư, văn phòng phẩm, hội nghị, xăng xe, công tác phí, làm thêm giờ....

7000 đồng/hồ sơ

15,000

105,000,000

 

Phí chuyển khoản ngân hàng

22.000 đồng/hồ sơ

70,000

1,540,000,000

 

Tổng kinh phí (I + II)

 

 

205,297,300,000

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2021 triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu: 104/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký: Trần Văn Tuấn
Ngày ban hành: 11/07/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2021 triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…