BỘ VĂN HOÁ-THÔNG
TIN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2915/2006/HD-BVHTT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2006 |
Căn cứ Thông tư liên
tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của liên tịch Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng
hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc
hại;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2006 của
liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung
khoản 2, Mục II, Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3
năm 1999 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn
thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong
điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
Căn cứ Công văn số 508/LĐ ngày 24 tháng 6 năm 1983 của Bộ Lao động (nay
là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và các Công văn số 2182/TC-CV ngày 02
tháng 8 năm 1995, Công văn số 1664/LĐTBXH-BHLĐ ngày 15 tháng 5 năm 1997 của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội thỏa thuận chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện
vật cho ngành Xiếc và lao động ngành văn hóa – thông tin làm việc trong điều kiện
có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC BỒI DƯỠNG:
Mức bồi dưỡng: Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định xuất cho một ngày làm việc, có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
Mức 1: Có giá trị bằng 4.000 đ cho một ca hoặc 1 ngày làm việc áp dụng đối với những người lao động (kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
1. Săn sóc nuôi dưỡng và vệ sinh chuồng trại cho thú trong các rạp xiếc;
2. Múa balle, múa cổ truyền và hát tuồng;
3. Pha chế, bảo quản các loại hóa chất;
4. Chụp ảnh truyền phim sang kẽm;
5. Sắp chữ điện tử;
6. Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ;
7. Tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng;
8. Làm con rối;
9. Vận hành, sửa chữa máy in opset, typo, máy xén, kẻ giấy;
10. Phơi chế bản (tráng mạ, phơi và sửa bản kẽm);
11. Mạ đồng chì;
12. Đúc chữ máy mônôtip;
13. Nấu keo;
14. Láng giấy hoa;
15. In tráng phim;
16. Hóa ảnh và pha chế thuốc;
17. Tu sửa phim;
18. Sửa chữa điện, cơ khí máy tráng phim;
19. Thủ kho hóa chất, kho phim sống và phim tư liệu, phát hành;
20. Sửa chữa vận hành máy lạnh;
21. Vệ sinh công nghiệp khu vực in tráng phim và cấp thoát nước;
22. Công nhân ắc quy (xúc nạp ắc quy);
23. Thu thanh.
Mức 2: Có giá trị bằng 6.000 đ cho một ca hoặc một ngày làm việc áp dụng đối với những người lao động kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
1. Cán bộ, nhân viên thú y trực tiếp chữa bệnh cho thú;
2. Khảo sát, khai quật khảo cổ;
3. Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị kỹ thuật trong nhà hầm của bảo tàng;
4. Biểu diễn rối nước;
5. Đúc bản chì.
Mức 3: Có giá trị bằng 8.000 đ cho một ca hoặc một ngày làm việc áp dụng đối với những người lao động (kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề) trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
1. Người dạy thú và biểu diễn xiếc thú;
2. Người biểu diễn xiếc đế trụ, xiếc uốn dẽo, xiếc nhào lộn và xiếc trên cao;
3. Láng bóng kim loại trên máy in;
4. Nấu chì hợp kim.
1. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật trên không được phát bằng tiền mà phải tổ chức cho đối tượng được hưởng bồi dưỡng ăn, uống tại chỗ khi giải lao hoặc nghỉ giữa ca. Trường hợp đặc biệt như làm việc phân tán, làm việc lưu động, ít người… thì người sử dụng lao động phát hiện vật cho người lao động tự bồi dưỡng theo quy định.
2. Trường hợp lao động làm việc trong các ngành nghề trên 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ca hoặc ngày làm việc thì được hưởng cả định xuất bồi dưỡng. Nếu làm việc dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ca hoặc ngày làm việc thì được hưởng nửa định xuất bồi dưỡng.
Trường hợp phải làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cũng được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm.
3. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật đối với đơn vị sản xuất kinh doanh được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông; Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tính vào chi phí thường xuyên; Đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề… thuộc cơ quan, đơn vị nào quản lý thì cơ quan, đơn vị đó cấp kinh phí.
Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật nói trên được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 và thay thế Hướng dẫn 1437/VHTT-TCCB ngày 17 tháng 4 năm 1999 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho lao động ngành ngành văn hóa – thông tin làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại./.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG |
Hướng dẫn số 2915/2006/HD-BVHTT về việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho lao động ngành văn hóa – thông tin làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại do Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành
Số hiệu: | 2915/2006/HD-BVHTT |
---|---|
Loại văn bản: | Hướng dẫn |
Nơi ban hành: | Bộ Văn hoá-Thông tin |
Người ký: | Trần Chiến Thắng |
Ngày ban hành: | 28/09/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hướng dẫn số 2915/2006/HD-BVHTT về việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho lao động ngành văn hóa – thông tin làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại do Bộ Văn hóa và Thông tin ban hành
Chưa có Video