ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2211/LĐTBXH.HD |
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 6 năm 2005 |
Căn cứ Chương III về “Quản lý
lao động” Quy chế quản lý cư trú và lao động của người tạm trú có thời hạn tại
thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 90/2005/QĐ-UB ngày 30
tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố hướng dẫn việc cấp, quản lý và sử dụng Sổ lao động, thẻ lao động, thẻ đăng ký tìm việc làm và tuyển dụng đối với người lao động tạm trú tại thành phố như sau:
I. CẤP, QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG SỔ LAO ĐỘNG:
Việc cấp, quản lý và sử dụng Sổ lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 183 Bộ Luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2002 và Điều 9 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm.
1. Đối tượng được cấp sổ lao động:
Người lao động, nam từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi từ các tỉnh, thành phố khác đến thành phố làm việc theo hợp đồng lao động ở tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân.
2. Thủ tục cấp, quản lý và sử dụng Sổ lao động:
- Sổ lao động được cấp theo đúng mẫu quy định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát hành.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân tại thành phố sử dụng lao động theo hợp đồng lao động có trách nhiệm thực hiện đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố để cấp Sổ lao động cho người lao động. Chi phí in ấn và phát hành sổ lao động do người lao động được cấp sổ chi trả.
- Quy trình, thủ tục đăng ký cấp, quản lý và sử dụng Sổ lao động thực hiện theo Công văn số 883/HD-LĐTBXH ngày 23/3/2004 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn cấp sổ lao động trên địa bàn thành phố.
- Doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân là nơi trực tiếp quản lý Sổ lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị.
- Trường hợp người lao động từ các tỉnh, thành phố khác đã được cấp Sổ lao động thì đơn vị sử dụng lao động thực hiện việc đăng ký chuyển Sổ lao động đến theo quy định.
II. CẤP, QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG THẺ LAO ĐỘNG:
1. Nội dung Thẻ lao động:
- Thẻ lao động được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố quy định mẫu thống nhất (kèm theo văn bản này).
- Nội dung của Thẻ lao động bao gồm các thông tin về tên, tuổi, nghề nghiệp, trình độ, nơi làm việc, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi đăng ký tạm trú tại thành phố của người lao động.
2. Đối tượng cấp Thẻ lao động:
Người lao động, nam từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi từ các tỉnh, thành phố khác đến thành phố hoạt động sản xuất kinh doanh cá thể do người lao động tự làm chủ phương tiện và tự làm việc độc lập; làm những công việc lao động tự do mà pháp luật không cấm, các công việc dịch vụ, phục vụ như: giúp việc nhà, buôn bán lẻ, các hoạt động phục vụ nhu cầu gia đình và xã hội.
3. Thủ tục cấp, quản lý và sử dụng Thẻ lao động:
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện là cơ quan thực hiện việc cấp Thẻ lao động, Phòng Lao động - TBXH (Văn hoá - Xã hội) quận, huyện cập nhật quản lý những người được cấp Thẻ lao động và báo cáo định kỳ hàng quý (vào ngày 15 tháng cuối quý) với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình cấp thẻ lao động trên địa bàn quản lý (theo biểu số 1 đính kèm).
- Người lao động thuộc đối tượng được cấp Thẻ lao động tạm trú tại quận, huyện nào thì được cấp Thẻ lao động tại Ủy ban nhân dân quận, huyện đó.
- Người lao động xin cấp thẻ làm phiếu đăng ký cấp thẻ lao động có xác nhận tạm trú của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (theo mẫu đính kèm).
- Người được cấp Thẻ lao động chịu trách nhiệm trả chi phí in ấn và phát hành Thẻ lao động. Chi phí in ấn phát hành thẻ lao động và phiếu đăng ký cấp thẻ lao động là 2000 đồng một người.
- Trường hợp người lao động đã được cấp Thẻ lao động sau đó chuyển sang công việc làm đủ điều kiện cấp Sổ lao động thì được cấp Sổ lao động theo quy định và cơ quan cấp Sổ lao động thu hồi Thẻ lao động nộp về nơi đã cấp thẻ lao động.
- Trường hợp mất thẻ lao động thì người lao động làm thủ tục với Quận, Huyện đã cấp thẻ để cấp lại thẻ mới.
III. CẤP, QUẢN
LÝ VÀ SỬ DỤNG THẺ ĐĂNG KÝ TÌM VIỆC LÀM.
1. Nội dung Thẻ đăng ký tìm việc làm:
- Thẻ đăng ký tìm việc làm được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố quy định mẫu thống nhất (kèm theo văn bản này)
- Nội dung của Thẻ đăng ký tìm việc làm bao gồm các thông tin về tên, tuổi, nghề nghiệp, trình độ, ngày đến thành phố, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi tạm trú tại thành phố của người lao động đang tìm việc làm.
2. Đối tượng cấp Thẻ đăng ký tìm việc làm:
Thẻ đăng ký tìm việc làm được cấp cho những người lao động, nam từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi từ các tỉnh, thành phố khác đến thành phố đã đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định có nhu cầu tìm việc làm tại thành phố.
3. Cơ quan cấp, quản lý và sử dụng Thẻ đăng ký tìm việc làm:
- Ủy ban nhân dân các Phường, Xã, Thị trấn là cơ quan thực hiện việc cấp Thẻ đăng ký tìm việc làm và cập nhật quản lý những người được cấp Thẻ đăng ký tìm việc làm và báo cáo định kỳ hàng quý (vào ngày 10 tháng cuối quý ) với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện về tình hình cấp thẻ đăng ký tìm việc làm (theo biểu số 2 đính kèm).
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện tổng hợp và báo cáo về tình hình cấp thẻ đăng ký tìm việc làm trên địa bàn quận, huyện cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hàng quý (vào ngày 15 tháng cuối quý) (theo biểu số 1).
- Người lao động thuộc đối tượng cấp Thẻ đăng ký tìm việc làm đang tạm trú tại Phường, Xã, Thị trấn nào thì tiến hành làm phiếu đăng ký cấp Thẻ đăng ký tìm việc làm tại Ủy ban nhân dân Phường, Xã, Thị trấn đó (theo mẫu đính kèm).
- Người được cấp Thẻ đăng ký tìm việc làm chịu trách nhiệm trả chi phí in ấn và phát hành Thẻ đăng ký tìm việc làm. Chi phí in ấn phát hành thẻ đăng ký tìm việc làm và phiếu đăng ký tìm việc làm là 2000 đồng một người.
- Trường hợp người lao động đã được cấp Thẻ đăng ký tìm việc làm sau đó có việc làm đủ điều kiện cấp Thẻ lao động hoặc đủ điều kiện cấp Sổ lao động thì được cấp Thẻ lao động, cấp Sổ lao động theo quy định và trả Thẻ đăng ký tìm việc làm cho Ủy ban nhân dân phường, xã nơi tạm trú.
IV. QUYỀN LỢI
VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TỪ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ KHÁC ĐẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.
Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 7 Quy chế quản lý cư trú và lao động của người tạm trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau:
1. Người lao động đến thành phố tìm việc làm thì chậm nhất trong 7 ngày, kể từ ngày đăng ký tạm trú phải đến Ủy ban nhân dân Phường, Xã, Thị trấn nơi đăng ký tạm trú để được cấp thẻ đăng ký tìm việc làm.
2. Người lao động đến thành phố làm những công việc sản xuất kinh doanh cá thể, công việc lao động tự do thì chậm nhất trong 15 ngày kể từ ngày đến thành phố cần tiến hành đăng ký với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Quận, Huyện nơi đăng ký tạm trú để được cấp thẻ lao động.
3. Người lao động đến thành phố làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân đang hoạt động trên địa bàn thành phố thì người sử dụng lao động được làm thủ tục cấp sổ lao động chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày người lao động được tuyển dụng.
V. TRÁCH NHIỆM
CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHI TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TỪ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ KHÁC.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tuyển dụng lao động từ các tỉnh, thành phố khác được quy định tại Điều 8 của Quy chế quản lý cư trú và lao động của người tạm trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, như sau:
1. Đảm bảo thực hiện đúng thủ tục tuyển lao động theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm;
2. Thực hiện việc khai trình sử dụng lao động theo quy định tại công văn số 3790/LĐTBXH-LĐ ngày 16/11/2004 và công văn số 3883/HD-LĐTBXH-LĐ ngày 23/11/2004 về khai trình sử dụng lao động trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn, cửa hàng ăn uống... của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố và đăng ký Sở Lao động Thương binh và Xã hội để cấp sổ lao động cho người lao động.
3. Hướng dẫn người lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến đang làm việc tại cơ sở, doanh nghiệp của mình thực hiện đầy đủ các quy định về đăng ký tạm vắng, tạm trú.
4. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật lao động, các quy định của pháp luật có liên quan và Quy chế quản lý cư trú và lao động của người tạm trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
5. Đối với người lao động do doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trực tiếp đến các tỉnh, thành phố khác để tuyển dụng nếu sau thời gian thử việc hoặc sau thời gian làm việc, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cho thôi việc mà họ không có nơi cư trú ổn định tại thành phố thì doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm chăm lo điều kiện, phương tiện để người lao động trở về nơi cư trú cũ.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện , Ủy ban nhân dân các Phường, Xã, các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cá nhân có sử dụng lao động là người tạm trú và người lao động đến tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tốt nội dung hướng dẫn này.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh và trao đổi trực tiếp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công, điện thoại 8.205.149 - 8.209.638 ) để được giải thích, hướng dẫn./.
|
KT.
GIÁM ĐỐC |
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN PHÒNG LĐ - TBXH (VH-XH) ------- |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH CẤP THẺ LAO ĐỘNG VÀ THẺ ĐĂNG KÝ
TÌM VIỆC
Quý năm
1. Tổng số lao động được cấp Thẻ lao động : người
Trong đó:
- Nam : người
- Nữ : người
Phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật:
- Chưa qua đào tạo người
- Qua đào tạo nghề nhưng không có chứng chỉ nghề người
- Có chứng chỉ nghề, bằng nghề người
- Công nhân kỹ thuật người
- Trung học chuyên nghiệp người
- Cao đẳng người
- Đại học trở lên người
Phân theo loại hình hoạt động:
- Số lao động tham gia sản xuất người
- Số lao động tham gia kinh doanh người
- Số lao động buôn bán hàng rong người
- Số lao động giúp việc nhà người
- Lao động làm các công việc khác người
2. Lao động được cấp thẻ đăng ký tìm việc
a. Tổng số người được cấp Thẻ đăng ký tìm việc làm tại địa phương : người
Trong đó: Nam : người Nữ: người
Phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật:
- Chưa qua đào tạo người
- Qua đào tạo nghề nhưng không có chứng chỉ nghề người
- Có chứng chỉ nghề, bằng nghề người
- Công nhân kỹ thuật người
- Trung học chuyên nghiệp người
- Cao đẳng người
- Đại học trở lên người
b. Tổng số người được cấp Thẻ đăng ký tìm việc làm đã tìm được việc làm : người
Trong đó: Nam : người Nữ: người
|
TRƯỞNG
PHÒNG |
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN UBND PHƯỜNG, XÃ, THỊ TRẤN ------- |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH CẤP THẺ ĐĂNG KÝ TÌM VIỆC LÀM
1. Tổng số người được cấp Thẻ đăng ký tìm việc làm tại địa phương : người
Trong đó:
- Nam : người
- Nữ : người
Phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật:
- Chưa qua đào tạo người
- Qua đào tạo nghề nhưng không có chứng chỉ nghề người
- Có chứng chỉ nghề, bằng nghề người
- Công nhân kỹ thuật người
- Trung học chuyên nghiệp người
- Cao đẳng người
- Đại học trở lên người
2. Tổng số người được cấp thẻ đăng ký tìm việc làm đã tìm được việc làm : người
Trong đó:
- Nam : người
- Nữ : người
|
Chủ
tịch |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------
PHIẾU
ĐĂNG KÝ CẤP THẺ ĐĂNG KÝ TÌM VIỆC LÀM
Kính gởi: Ủy ban nhân dân phường (xã)
Họ tên : Ngày, tháng, năm sinh : / /
CMND số : Nơi cấp: Ngày cấp:
Dân tộc: Tôn giáo
Trình độ học vấn :
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ :
Nơi đào tạo :
Nơi đăng ký hộ khẩu : Phường (xã)
Quận (huyện) Tỉnh
Địa chỉ nơi đang tạm trú : Phường (xã)
Quận (huyện) Tỉnh
Tôi có nguyện vọng tìm việc làm tại thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị Ủy ban nhân dân phường (xã) cấp thẻ đăng ký tìm việc làm để tạo điều kiện cho tôi tìm kiếm công việc làm phù hợp./.
|
Ngày tháng năm Người
đăng ký |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------
PHIẾU
ĐĂNG KÝ CẤP THẺ LAO ĐỘNG
Kính gởi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận (huyện)
Họ tên : Ngày, tháng, năm sinh : / /
CMND số : Nơi cấp : Ngày cấp
Dân tộc: Tôn giáo
Trình độ học vấn :
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ :
Nơi đào tạo :
Nơi đăng ký hộ khẩu : Phường (xã)
Quận (huyện) Tỉnh
Địa chỉ nơi đang tạm trú : Phường (xã)
Quận (huyện) Tỉnh
Tên công việc đang làm :
Địa điểm làm việc hoặc buôn bán :
Thu nhập bình quân tháng :
Tôi có nguyện vọng được cấp Thẻ lao động, nếu được cấp thẻ tôi sẽ chấp hành tốt các quy định của pháp luật./.
Xác
nhận của UBND Phường (xã) |
Ngày tháng năm Người
đăng ký |
Hướng dẫn 2211/LĐTBXH-HD năm 2005 về quản lý lao động theo quy chế quản lý cư trú và lao động của người tạm trú có thời hạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 2211/LĐTBXH-HD |
---|---|
Loại văn bản: | Hướng dẫn |
Nơi ban hành: | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Đinh Kim Hoàng |
Ngày ban hành: | 03/06/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hướng dẫn 2211/LĐTBXH-HD năm 2005 về quản lý lao động theo quy chế quản lý cư trú và lao động của người tạm trú có thời hạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video