TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1762/HD-TLĐ |
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014 |
HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH "NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐOÀN VIÊN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG"
Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”, Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Chương trình số 1464/CTr-TLĐ ngày 08/10/2013 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động”, để việc thực hiện Chương trình có hiệu quả, Tổng Liên đoàn hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện công tác tuyên truyền về Chương trình như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp công đoàn, người sử dụng lao động về trách nhiệm của mình trong việc tiếp tục tổ chức tốt phong trào học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động.
2. Tuyên truyền, vận động để đoàn viên và công nhân lao động thấy rõ việc học tập vừa là quyền lợi, vừa là yêu cầu để đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, vừa là thực hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước.
3. Xây dựng xã hội học tập, từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân, xây dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của tổ chức Công đoàn về nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho công nhân, viên chức, lao động, đoàn viên công đoàn; chủ động tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt, cán bộ Công đoàn các cấp nắm vững chủ trương và các biện pháp nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 có từ 60% trở lên số đoàn viên và người lao động nơi có tổ chức Công đoàn được tham gia học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp.
2. Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng về trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao động, đoàn viên công đoàn; từ kết quả điều tra, khảo sát làm căn cứ để xây dựng kế hoạch, tập trung các nguồn lực phù hợp để triển khai thực hiện Chương trình.
3. Tổ chức thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động về nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động. Đưa nội dung học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động vào nội dung nghị quyết, hội nghị người lao động, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, là một trong các tiêu chí để bình xét thi đua hằng năm.
4. Xây dựng chương trình phối hợp hoạt động với ngành giáo dục đào tạo, ngành lao động thương binh và xã hội về nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề; đẩy mạnh phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” hàng năm.
5. Xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” theo Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 4b/NQ-BCH ngày 06/01/2005 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa IX về “Công đoàn với nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
a) Chỉ đạo các cấp công đoàn thuộc phạm vi quản lý tổ chức rà soát, thống kê số liệu về thực trạng trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động; xây dựng kế hoạch, nội dung, triển khai thực hiện Chương trình 1464/CTr-TLĐ ngày 08/10/2013 của Tổng Liên đoàn về “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động”. (Hoàn thành trước ngày 30/6/2015 theo mẫu báo cáo khảo sát, thống kê và thực hiện Chương trình của Tổng Liên đoàn).
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của đoàn viên công đoàn và người lao động về vai trò và sự cần thiết phải học tập, coi học tập là việc phải làm cả đời để lập thân, lập nghiệp. Tích cực tham gia với nhà nước, chính quyền các cấp xây dựng, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách, điều kiện, tạo động lực để người lao động học tập, gắn đào tạo với thực thi nghiệp vụ, với quá trình đổi mới công nghệ và phát triển sản xuất.
c) Căn cứ Chương trình phối hợp hoạt động số 1583b/CTPH-TLĐLĐVN-BGDĐT ngày 22/10/2014 giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố phối hợp với các sở giáo dục và đào tạo xây dựng, ký kết, triển khai chương trình, tập trung vào một số nội dung, cụ thể như sau:
- Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng trình độ học vấn, xây dựng kế hoạch học tập nâng cao trình độ về mọi mặt cho công nhân lao động; lập kế hoạch, đề xuất các giải pháp bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại phù hợp với những loại hình, đặc thù ngành nghề khác nhau, tăng tỷ lệ công nhân có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
- Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho công nhân, viên chức, lao động về mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của việc học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng xã hội học tập bằng nhiều hình thức.
- Phối hợp với các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường, cơ sở dạy nghề trong và ngoài hệ thống công đoàn tổ chức các lớp học nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, ngoại ngữ, tin học cho công nhân, viên chức, lao động tại doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tập như: phong trào chống tái mù chữ, học tập văn hóa, học tập nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học; đẩy mạnh phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” hàng năm tại doanh nghiệp.
d) Tổng kết, đánh giá kết quả 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 4b/NQ-BCH ngày 06/01/2005 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa IX) và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới.
e) Tham mưu và đề xuất với cấp ủy, phối hợp với chính quyền cùng cấp và người sử dụng lao động hỗ trợ về tài chính và tạo điều kiện về thời gian để đoàn viên, người lao động được tham gia các chương trình đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng nghề.
2. Đối với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở.
a) Thống kê, cập nhật số liệu về trình độ học vấn, tay nghề, trình độ nhận thức chính trị và nhu cầu của công nhân lao động cần phải đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, tay nghề làm cơ sở để xây dựng kế hoạch tổ chức cho đoàn viên và người lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp.
b) Phối hợp với người sử dụng lao động triển khai nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động.
c) Tuyên truyền, vận động công nhân lao động, đoàn viên công đoàn hăng hái tham gia học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp vì việc làm, năng suất, chất lượng, hiệu quả và thu nhập của chính đoàn viên, người lao động.
d) Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” hàng năm tại doanh nghiệp.
Căn cứ hướng dẫn, đề nghị các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, các công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (qua Ban Tuyên giáo).
|
TM. ĐOÀN CHỦ
TỊCH |
BIỂU MẪU TỔNG HỢP VỀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, CHUYÊN MÔN VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO TRONG CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG
Tên đơn vị:
Tổng số CN LĐ |
Trình độ học vấn |
Trình độ lý luận chính trị |
|
Trình độ chuyên môn, nghề nghiệp |
Kết quả đào tạo |
|||||||||||||
Chưa qua đào tạo nghề |
Đào tạo nghề ngắn hạn |
Trung cấp nghề |
Cao đẳng, Cử nhân, kỹ sư |
Bậc thợ |
||||||||||||||
Tiểu học |
THCS |
THPT |
CĐ, ĐH |
Trên ĐH |
Sơ cấp chính trị |
Trung cấp chính trị |
Cao cấp, Cử nhân chính trị |
Từ bậc 1 đến bậc 3 |
Từ bậc 4 đến bậc 5 |
Từ bậc 6 đến bậc 7 |
Số CNLĐ được học văn hóa |
Số CN LĐ được đào tạo tay nghề |
Số CNLĐ thi tay nghề |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……..ngày …...
tháng …... năm 2015 |
Hướng dẫn 1762/HD-TLĐ năm 2014 công tác tuyên truyền thực hiện Chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 1762/HD-TLĐ |
---|---|
Loại văn bản: | Hướng dẫn |
Nơi ban hành: | Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam |
Người ký: | Nguyễn Văn Ngàng |
Ngày ban hành: | 26/11/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Hướng dẫn 1762/HD-TLĐ năm 2014 công tác tuyên truyền thực hiện Chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và người lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Chưa có Video