Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

TỔNG LIÊN ĐOÀN
 LAO ĐỘNG VIỆT NAM
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 104/TLĐ

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2000 

 

HƯỚNG DẪN

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THÀNH VIÊN

Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII; Thông tri số 68/TLĐ hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn việt Nam.
Căn cứ vào tình hình thực tế về tổ chức và hoạt động của tổ chức công đoàn hiện nay, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung hoạt động của công đoàn cơ sở thành viên như sau
:

I– QUY ĐỊNH CHUNG

1. Công đoàn cơ sở thành viên là công đoàn trực thuộc công đoàn cơ sở được thành lập ở các đơn vị thành viên của Công ty, viện, trường, các ban, ngành Trung ương, địa phương và các công đoàn chưa có công đoàn ngành địa phương.

2. Công đoàn cơ sở thành viên là tổ chức công đoàn được công đoàn cơ sở thành lập, phân cấp quản lý hoặc ủy quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể phù hợp với vai trò, nhiệm vụ của công đoàn cơ sở thành viên nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của tổ chức công đoàn.

3. Công đoàn cơ sở thành viên có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị, công đoàn cơ sở thành viên được công đoàn cơ sở trực tiếp phân cấp quản lý tài chính, tài sản (nếu có).

II– NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THÀNH VIÊN

1. Nguyên tắc tổ chức và việc thành lập công đoàn cơ sở thành viên được quy định như sau:

a) Các công đoàn cơ sở của Công ty, doanh nghiệp, viện, trường, cơ quan Bộ, ban. ngành Trung ương và địa phương có các đơn vị thành viên thì công đoàn cơ sở trực tiếp xem xét để thành lập công đoàn cơ sở thành viên.

b) Khi thành lập công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở trực tiếp xin ý kiến công đoàn cấp trên cơ sở; tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trao đổi thống nhất với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị doanh nghiệp về phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho công đoàn cơ sở thành viên phù hợp với thực tế từng đơn vị.

c) Nhiệm kỳ Đại hội của công đoàn cơ sở thành viên áp dụng như công đoàn sơ sở.

2. Nhiệm vụ quyền hạn của công đoàn cơ sở thành viên:

Công đoàn cơ sở thành viên chịu trách nhiệm thực hiện Nghị quyết Đại hội công đoàn cơ sở và sự chỉ đạo trực tiếp của công đoàn cơ sở; tùy theo điều kiện cụ thể công đoàn cơ sở có thể phân cấp cho công đoàn cơ sở thành viên một số nhiệm vụ, quyền hạn:

– Đại diện cho tập thể lao động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động trong cơ quan, đơn vị thành viên trước pháp luật.

– Hướng dẫn giúp đỡ công nhân viên chức lao động giao kết hợp đồng lao động cá nhân với chủ doanh nghiệp, Đại diện cho tập thể lao động xây dựng ký kết Thỏa ước lao động tập thể, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể và các chế độ chính sách liên quan đến công nhân viên chức lao động.

– Tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nhất là Luật Lao động, về tổ chức Công đoàn Việt Nam, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, hướng dẫn giúp đỡ công nhân viên chức lao động về các thủ tục xin gia nhập công đoàn, phát triển đoàn viên, duy trì sinh hoạt tổ công đoàn, quản lý đoàn viên, có kế hoạch và mở lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn và tham gia làm tốt công tác xây dựng Đảng tại cơ quan, đơn vị.

– Phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị doanh nghiệp thành viên tổ chức tốt Đại hội công nhân viên chức hoặc hội nghị cán bộ công chức tại cơ quan thành viên, bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn, thực hiện kế hoạch hàng năm bảo đảm việc làm, tăng thêm thu nhập, cải tiến lề lối làm việc, giảm phiền hà cho người lao động, nâng cao hiệu quả công tác, chăm lo đến lợi ích vật chất, tinh thần cho công nhân viên chức và lao động.

– Công đoàn cơ sở thành viên thực hiện việc thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn (nếu có) theo sự phân cấp của Công đoàn cơ sở trực tiếp đúng với quy định của Nhà nước, của Tổng Liên đoàn.

III– TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với các công đoàn trước là công đoàn cơ sở khi thành lập công đoàn công ty mà chuyển thành công đoàn bộ phận của công đoàn cơ sở nếu có đủ điều kiện như quy định tại phần II (a) thì công đoàn cơ sở báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp để quyết định chuyển thành công đoàn cơ sở thành viên.

2. Việc phân cấp và quản lý tài chính ở các cấp công đoàn sẽ có hướng dẫn riêng của Tổng Liên đoàn, trước mắt công đoàn các cấp và công đoàn cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng tài chính hiện có để điều chỉnh tỷ lệ nhằm tạo mọi điều kiện cho công đoàn cơ sở thành viên hoạt động.

Trên đây là hướng dẫn nội dung cơ bản về tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở thành viên. Các Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn các Tổng công ty cần chỉ đạo công đoàn các cấp thực hiện và có sự vận dụng phù hợp với đặc điểm của ngành và địa phương. Nếu có khó khăn vướng mắc báo cáo đề xuất với Tổng Liên đoàn điều chỉnh bổ sung.

 

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
PHÓ CHỦ TỊCH



 
Nguyễn Đình Thắng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Hướng dẫn 104/TLĐ năm 2000 về việc tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở thành viên do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu: 104/TLĐ
Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký: Nguyễn Đình Thắng
Ngày ban hành: 25/01/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Hướng dẫn 104/TLĐ năm 2000 về việc tổ chức và hoạt động của công đoàn cơ sở thành viên do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…