Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CÔNG ƯỚC SỐ 165

CÔNG ƯỚC

VỀ AN SINH XÃ HỘI CHO THUYỀN VIÊN, (ĐÃ SỬA ĐỔI), 1987

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne~vơ ngày 24 tháng 9 năm 1987, trong kỳ họp lần thứ bảy mươi tư, và

Sau khi đã quyết định chấp thuận các đề nghị khác nhau về bảo vệ về an sinh xã hội của những Thuyền viên, kể cả những người đã cam kết ở trên một tàu biển dưới một cờ hiệu khác với cờ hiệu của đất nước của họ, là vấn đề thuộc điểm thứ ba trong Chương trình nghị sự của kỳ họp, và

Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị này sẽ mang hình thức của một Công ước quốc tế sửa đổi Công ước về Bảo hiểm bệnh tật (y tế) của những thuyền viên, 1936, và Công ước về An toàn xã hội của những thuyền viên, 1946,

Thông qua, ngày hôm nay 9 tháng 10 năm 1987, Công ước dưới đây, gọi là Công ước về An sinh xã hội của những thuyền viên (đã sửa đổi), 1987.

Phần I.

CÁC ĐIỂU KHOẢN CHUNG

Điều 1

Trong Công ước này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) "Nước thành viên" chỉ bất kỳ Nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế được ràng buộc với Công ước này;

b) "Luật pháp", bao gồm các bộ luật, quy định và cả những điều khoản chế định về an sinh xã hội;

c) "Thuyền viên" là chỉ những người được thuê mướn với một khả năng nào đó ở trên một tàu biển chuyên vận chuyển hàng hoá hay hành khách, nhằm mục đích thương mại, được sử đụng vào bất kỳ mục đích thương mại nào khác hay là một tàu kéo trên biển, ngoại trừ những người được thuê trên:

i) Các tàu biển trọng tải nhỏ, kể cả những tàu mà cánh buồm là phương tiện đẩy chính, dù chúng có được trang bị hay không một máy phụ;

ii) Các tàu biển như là các giàn khoan hay khai thác, khi chúng không được sử dụng để đi lại trên biển, quyết định liên quan tới các con tàu và giàn khoan và khai thác được quy định ở các điểm i) và ii) phải được cơ quan có Thẩm quyền của mỗi Nước thành viên thực hiện, có sự tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện nhất của những người chủ tàu và những Người lao động trên biển;

d) "Người ăn theo" có ý nghĩa là người được luật pháp quốc gia quy định như vậy;

e) "Người được hưởng tuất" là người được pháp luật quốc gia quy định hay công nhận để được hưởng các chế độ; trong trường hợp một người được luật pháp quy định hay công nhận là người được hưởng tuất chỉ với điều kiện là họ đã từng sống chung với người đã chết, thì người được nhận chế độ hỗ trợ từ người đã chết sẽ phải thoả mãn điều kiện này;

f) "Nước thành viên có thẩm quyền" là chỉ Nước thành viên mà theo luật pháp của Nước thành viên đó, đương sự có thể đòi trợ cấp;

g) "Nơi cư trứ" là chỉ Nơi cư trú thường ngày;

h) "Cư trú tạm thời" chỉ sự ở lại tạm thời;

ì) "Hồi hương" chỉ việc vận chuyển tới một nơi mà ở đó những thuyền viên có quyền được đưa trở về theo các bộ luật và quy định hay theo các thoả ước tập thể có thể được áp dụng với họ;

j) "Không đóng" nhằm chỉ các khoản trợ cấp mà việc cấp không phụ thuộc vào một sự đóng góp tài chính trực tiếp nào của những người được bảo vệ hay của Người sử dụng lao động của họ cũng như không phụ thuộc vào thâm niên công tác;

k) "Người tị nạn" có nghĩa là người được xác định theo Điều đầu tiên của Công ước ngày 28/7/1951 về quy chế về người tị nạn và ở Đoạn 2 của Điều 1 của Nghị định thư Quy chế về người tị nạn ngày 31/7/1967;

1) "Người Không Quốc tịch" có nghĩa là người được xác định theo Điều 1 của Công ước ngày 28/9/1954 về Quy chế về Người không quốc tịch.

Điều 2

1. Công ước này áp dụng với tất cả những thuyền viên và trong trường hợp cần thiết, với người ăn theo và với người hưởng tuất.

2. Trong trường hợp sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức dại diện của các chủ tàu đánh cá và những người đánh cá, cơ quan có thẩm quyền cho rằng điều đó có thể thực hiện được, thì cơ quan này phải áp dụng các điều khoản của Công ước này với ngành đánh cá biển thương mại.

Điều 3

Các Nước thành viên sẵn sàng áp dụng các điều khoản của Điều 9 hoặc Điều 11 về ít nhất 3 trong số các lĩnh vực an toàn xã hội sau đây:

a) Chăm sóc y tế,

bị Trợ cấp ốm đau;

c) Trợ cấp thất nghiệp;

d) Trợ áp tuổi già;

e) Trợ cấp Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp

f) Trợ cấp gia đình;

g) Trợ cấp thai sản;

h) Trợ cấp thương tật;

i) Trợ cấp tiền tuất;

bao gồm ít nhất một trong các lĩnh vực được đề cập ở khoản c), d), e), h) và i).

Điều 4

Mọi Nước thành viên phải nêu rõ khi phê chuẩn những lĩnh vưc nào đã được đề cập ở Điều 3 mà với các lĩnh vực này Nước thành viên đó Chấp nhận các nghĩa vụ quy định tại Điều 9 hay Điều 11 và cụ thể hoá từng lĩnh vực trong các lĩnh vực đã được định rõ, nếu Nước thành viên đó cam kết áp dụng với lĩnh vực này Tiêu chuẩn tối thiểu của Điều 9 hay tiêu chuẩn cao hơn ở Điều 11.

Điều 5

Mọi Nước thành viên sau đó có thể thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế rằng Nước thành viên đó chấp nhận, có hiệu lực kể từ ngày thông báo các nghĩa vụ quy định tại Công ước này về một hay nhiều lĩnh vực được đề cập tại Điều 3 là những lĩnh vực đã không được quy định rõ khi Nước thành viên đó phê chuẩn, bằng cách chỉ rõ, một cách riêng biệt về từng lĩnh vực trong các lĩnh vực này, nếu Nước thành viên đó cam kết áp dụng vào lĩnh vực này tiêu chuẩn tối thiểu tại Điều 9 hay tiêu chuẩn cao hơn tại Điều 11.

Điều 6

Một Nước thành viên có thể thay thế sau này, bằng một thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế là thông báo sẽ có hiệu lực kể từ ngày có thông báo này, việc áp dụng các điều khoản tại Điều 9 bằng việc áp dụng các điều khoản tại Điều 11 về bất kỳ lĩnh vực nào với nó Nước thành viên đã chấp nhận các nghĩa vụ của Công ước này.

Phần II.

SỰ BẢO VỆ ĐƯỢC ĐẢM BẢO

Các tiêu chuẩn chung

Điều 7

Luật pháp của mọi Nước thành viên phải chấp thuận, cho những thuyền viên mà với họ luật pháp của Nước thành viên đó được áp dụng, một sự bảo vệ về an toàn xã hội không kém thuận lợi hơn sự bảo vệ mà những người lao động trên đất liền được hưởng, ở mọi lĩnh vực an toàn xã hội đã được đề cập tại Điều 3 với ngành đó Nước thành viên đó có một Bộ luật đang có hiệu lực.

Điều 8

Các biện pháp phối hợp giữa các chế độ an toàn xã hội được hưởng của những người ngừng được đệ trình cho một chế độ đặc biệt bắt buộc cho những thuyền viên, để được đệ trình tới một chế độ tương ứng của Nước thành viên này được áp dụng cho những người lao động trên đất liền, hoặc ngược lại.

Tiêu chuẩn tối thiểu

Điều 9

Khi một Nước thành viên đã chấp nhận áp dụng các điều khoản của Điều này ử một trong số các lĩnh vực an toàn xã hội, những thuyền viên và trong trường hợp cần thiết, những người ăn theo và hưởng tuất, là những người được luật pháp của Nước thành viên này bảo vệ, phải được hưởng các khoản trợ cấp an toàn xã hội không kém thuận lợi về các trường hợp bảo vệ, về các điều kiện được cấp về mức độ và về thời gian mà các khoản trợ cấp này được quy định bởi các điều khoản sau đây của Công ước về An toàn xã hội (tiêu chuẩn tối thiểu), 1952, ở lĩnh vực đang là vấn đề, như là:

a) Về chăm sóc y tế tại các Điều 8, 10 (các đoạn 1, 2 và 3) và 12 (Đoạn 1)

b) Về trợ cấp ốm đau, bệnh tật tại các Điều 14, 16 liên quan tới một trong các Điều 65, 66 hay 67), 17 và 18 (Đoạn 1);

c) Về trợ cấp thất nghiệp tại các Điều 20, 22 liên quan tới một trong các Diều 65, 66 hay 67), 23 và 24;

d) Về trợ cấp tuổi già tại các Điều 26, 28 liên quan tới một trong các Điều 65, 66 hay 67) 29 và 30;

e) Về trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các Điều 32, 34 (các khoản 1, 2 và 4), 35, 36 liên quan tới một trong các Điều 65 hay 66) và 38;

f) Về trợ cấp gia đình tại các Điều 40, 42, 43, 44 (liên quan tới, trong trường hợp cần thiết, Điều 66) và 45;

g) Về trợ cấp thai sản tại các Điều 47, 49 (các Đoạn 1, 2 và 3), 50 (liên quan tới một trong các Điều 65 hay 66), 51 và 52;

h) Về trợ cấp thương tật tại các Điều 54, 56 liên quan tới một trong các Điều 65, 66 hay 67), 57 và 58;

i) Về trợ cấp tiền tuất theo tại các Điều 60, 62 (liên quan tới một trong các Điều 65, 66 hay 67), 63 và 64.

Điều 10

Để áp dụng các điều khoản tại các khoản a), b), c), d), g) liên quan tới các chăm sóc y tế), h) hay i) của Điều 9, một Nước thành viên có thể tính tới sự bảo vệ bởi các chế độ bảo hiểm, căn cứ vào luật pháp của Nước thành viên đó, là không bắt buộc đối với thững thuyền viên, khi những chế độ bảo hiểm này:

a) Được kiểm soát bởi các cơ quan nhà nước hay được quản lí chung, theo các tiêu chuẩn được quy định, bởi các chủ tàu và những thuyền viên;

b) Bảo vệ đại bộ phận thuyền viên mà thu nhập không vượt quá thu nhập của công nhân có tay nghề;

c) Tuân thủ, kết hợp với các hình thức bảo vệ khác, nếu phù hợp các điều khoản của Công ước liên quan tới an toàn xã hội (tiêu chuẩn tối thiểu), 1952.

Tiêu chuẩn cao

Điều 11

Trong trường hợp một Nước thành viên đã chấp nhận áp dụng các điều khoản của Điều này ở một lĩnh vực nào đó trong các lĩnh vực an toàn xã hội, những thuyền viên và trong trường hợp cần thiết, những người ăn theo và hưởng tuất của họ, là những người được luật pháp Nước thành viên này bảo vệ, phải được hưởng những khoản trợ cấp an toàn xã hội không kém thuận lợi về các trường hợp bảo vệ, về các điều kiện được cấp, về mức độ và về thời gian mà các khoản trợ cấp này được quy định:

a) Về chăm sóc y tế tại các Điều 7, (a), 8, 9, 13, 15, 16 và 17 của Công ước về chăm sóc y tế và trợ cấp ốm đau, bệnh tật, 1969;

b) Về trợ cấp ốm đau, bệnh tật tại các Điều 7, (a), 18, 21 (liên quan tới một trong các Điều 22, 23 hay 24), 25, 26 (Đoạn 1 và 3) của Công ước về chăm sóc y tế và trợ cấp ốm đau, 1969;

c) Về trợ cấp tuổi già tại các Điều 15, 17 (liên quan tới một trong các Điều 26, 27 hay 28), 18, 19 và 29 (Đoạn 1) của Công ước về Các khoản trợ cấp thương tật, tuổi già và những người hưởng tuất, 1967;

d) Về trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các Điều 6, 9 (Đoạn 2 và Đoạn 3 (phần giới thiệu)), 10, 13 (liên quan tới một trong các Điều 19 hay 20), 14 (liên quan tới một trong các Điều 19 hay 20), 15 (Đoạn 1), 16, 17, 18 (các Đoạn 1 và 2) (liên quan tới một trong các Điều 19 hay 20) và 21 (Đoạn 1) của Công ước về Các khoản trợ cấp trong trường hợp tai nạn và bệnh nghề nghiệp, 1964;

e) Về trợ cấp thai sản tại các Điều 3 và 4 của Công ước về Bảo vệ thai sản (đã sửa đổi), 1952;

f) Về trợ cấp thương tật tại các Điều 8, 10 (liên quan tới một trong các Điều 26, 27 hay 28), 11, 12, 13 và 29 (Đoạn 1) của Công ước về Trợ cấp thương tật, tuổi già và những ngt-rời tin theo, 1967;

g) Về trợ cấp tiền tuất tại các Điều 21, 23 (liên quan tới một trong các Điều 26, 27 hay 28), 24, 25 và 29 (Đoạn 1) của Công ước về Trợ cấp thương tật, tuổi già và tiền tuất 1967;

h) Về trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp gia đình, trong bất kỳ Công ước tương lai nào đề ra các tiêu chuẩn cao hơn các tiêu chuẩn này là những tiêu chuẩn được đề cập tại Điều 9 (c) và (f) khi mà Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế đã có chúng, sau khi Công ước đó bắt đầu có hiệu lực, công nhận là có thể án dụng được, theo mục tiêu của khoản này, bằng một Nghị định thư được thông qua trong khuôn khổ của một vấn đề hàng hải đặc biệt được ghi vào chương trình nghị sự của Hội nghị.

Điều 12

Để áp dụng các điều khoản của các khoản a), b) và c) (về chăm sóc y tê),f), g) hay h) (trợ cấp thất nghiệp) tại Điều 11, một Nước thành viên có thể tính đến việc bảo vệ bằng các chế độ bảo hiểm, căn cứ vào luật pháp của Nước thành viên đó, là không bắt buộc đối với những thuyền viên, khi các chế độ bảo hiểm này:

a) Được kiểm soát bởi các cơ quan nhà nước hay được quản lí chung bởi những người chủ tàu và những thuyền viên, theo các tiêu chuẩn được quy định;

b) Bảo vệ đại bộ phận thuyền viên mà thu nhập không vượt quá thu nhập của công nhân có tay nghề;

c) Đáp ửng bằng cách phối hợp với các hình thức bảo vệ khác, nếu có, các điều khoản của các Công ước được đề cập trong các điểm được kể trên tại Điều 11.

Phần III.

NGHĨA VỤ CỦA CHỦ TÀU

Điều 13

Chủ tàu phải sẵn sàng chấp thuận cho những thuyền viên mà tình trạng của họ cần chăm sóc y tế trong khi họ ở trên tàu hoặc những người bị để lại do tình trạng sức khoẻ tại lãnh thổ của một nhà nước không phải là Nước thành viên có thẩm quyền:

a) Sự chăm sóc y tế thích hợp và đầy đủ cho đến khi họ bình phục hay hồi hương tuỳ theo trường hợp diễn ra ở nơi đầu tiên;

b) Nơi ở và thực phẩm cho đến khi họ có thể nhận được một việc làm thích hợp hay được hồi hương, tuỳ theo trường hợp diễn ra ở nơi đầu tiên;

c) Việc hồi hương.

Điều 14

Những thuyền viên do tình trạng sức khoẻ bị để lại tại một lãnh thổ của một nước không phải là Nước thành viên có thẩm quyền, sẽ có quyền hưởng toàn bộ Tiền lương (ngoại trừ các khoản Tiền thưởng) cho đến khi xuất hiện một trong các trường hợp sau dây diễn ra ở nơi đầu tiên: có được một việc làm thích hợp; hồi hương; kết thúc một thời hạn được quy định bởi luật pháp của Nước thành viên này hay bởi thoả ước tập thể, nhưng nó không được dưới 12 tuần. Người chủ tàu sẽ ngừng chịu trách nhiệm về việc trả lương kể từ lúc mà những thuyền viên được coi là có quyền hưởng các khoản trợ cấp bằng tiền theo quy định của luật pháp ở Nước thành viên có thẩm quyền.

Điều 15

Những thuyền viên vì điều kiện của họ, được hồi hương hay được xuống tàu tại lãnh thổ của Nước thành viên có thẩm quyền sẽ tiếp tục có quyền hưởng toàn bộ tiền lương của họ (ngoại trừ các khoản tiền thưởng bổ sung) cho đến khi xuất hiện một trong các trường hợp sau đây diễn ra ở nơi đầu tiên: bình phục; kết thúc một thời hạn được quy định bởi luật pháp của Nước thành viên này hay bởi thoả ước tập thể (không được dưới 12 tuần). Thời gian, trong đó tiền lương đã được chi trả căn cứ theo Điều 14 được tính vào thời hạn này. Người chủ tàu sẽ ngừng chịu trách nhiệm trả lương kể từ lúc mà những thuyền viên có quyền hưởng các khoản trợ cấp bằng tiền theo quy định của luật pháp ở Nước thành viên có thẩm quyền.

Phần IV.

VIỆC BẢO VỆ NHỮNG THUYỀN VIÊN NGOẠI QUỐC HOẶC DI CƯ

Điều 16

Những quy tắc sau đây được áp dụng với những thuyền viên mà đang hoặc đã tuân thủ luật pháp của một hay nhiều Nước thành viên cũng như, trong trường hợp cần thiết, với những người thuộc trách nhiệm của họ và với những người ăn theo và hưởng tuất, về bất kỳ lĩnh vực an toàn xã hội nào đã được đề cập ở Điều 3 mà Nước thành viên đó đang thi hành luật pháp áp dụng với những thuyền viên.

Điều 17

Để tránh những mâu thuẫn giữa các bộ luật và những hậu quả không mong muốn có thể phát sinh đối với các bên liên quan hoặc do thiếu sự bảo vệ hoặc do có quá nhiều sự đóng góp, hay các trách nhiệm khác, hay các chế độ, luật áp dụng đối với thuyền viên phải được các Nước thành viên hữu quan xác định theo các quy tắc dưới đây:

a) Thuyền viên chỉ phải tuân theo luật pháp của một Nước thành viên;

b) Về nguyên tắc, luật pháp này sẽ là:

- Luật pháp của Nước thành viên mà con tàu mang cơ hiệu, hoặc

- Luật pháp của Nước thành viên tại lãnh thổ mà ở đó những thuyền viên cư trú;

c) Bất chấp những quy tắc được thông báo tại các điểm trên đây, các Nước thành viên có liên quan có thể quyết định, bằng một thoả thuận chung, các quy tắc khác liên quan tới luật pháp có thể áp dụng được với những thuyền viên, trong lợi ích của những Người có liên quan.

Điều 18

Những thuyền viên phải tuân theo luật pháp của một Nước thành viên và là công dân của một Nước thành viên khác, hoặc là người ty nạn hay người không quốc tịch cư trú tại lãnh thổ của một Nước thành viên, phải được đối xử bình đẳng theo pháp luật như các công dân của Nước thành viên đầu tiên, về sự tham gia bảo hiểm và các chế độ trợ cấp. Họ phải được đối xử bình đẳng mà không có bất kỳ điều kiện nào về nơi cư trú trên lãnh thổ của Nước thành viên đầu tiên nếu công dân nước này được bảo vệ mà không có những điều kiện đó. Yêu cầu này cũng áp dụng, nếu thích hợp, đối với quyền hưởng trợ cấp của người ăn theo và người hưởng tuất không phân biệt quốc tịch.

Điều 19

Mặc dù có những quy định tại Điều 18, việc cấp các chế độ không phải đóng góp có thể phụ thuộc vào việc người hưởng đã cư trú tại lãnh thổ của Nước thành viên có thẩm quyền hoặc, trong trường hợp trợ cấp tiền tuất, vào việc người chết đã cư trú ở đó một khoản thời gian được xác định không quá:

a) 6 tháng, ngay lập tức trước đề nghị trợ cấp, liên quan tới trợ cấp thất nghiệp, và trợ cấp thai sản;

b) 5 năm liên tục, ngay lập tức trước đề nghị trợ cấp, liên quan tới trợ cấp thương tật, hoặc ngay lập tức trước khi chất, liên quan tới trợ cấp tiền tuất;

c) 10 năm giữa tuổi từ 18 và tuổi được nhận trợ cấp hưu trí tuổi già, mà 5 năm liên tục có thể được đòi hỏi ngay lập tức trước đề nghị trợ cấp, liên quan tới trợ cấp tuổi già.

Điều 20

Luật và quy định của bất kỳ Nước thành viên nào về các nghĩa vụ của người chủ tàu được đề cập tại các Điều 13 và 15 phải đảm bảo cho những thuyền viên sự đối xử bình đẳng, không phân biệt nơi cư trú.

Điều 21

Mỗi Nước thành viên phải, cùng với các nước khác, tham gia vào các chương trình duy trì các quyền giành được, đối với mỗi nhánh an toàn xã hội quy định tại Điều 3, mà đối với nó mỗi Nước đều có luật được thi hành, vì lợi ích của những người, với tư cách thuyền viên, đã liên tục hoặc theo định kỳ chấp thuận luật của các Nước thành viên kể trên.

Điều 22

Kế hoạch bảo lưu các quyền đang trong quá trình giành được quy định theo Điều 21, sẽ phải quy định, trong chừng mực cần thiết, tổng cộng đợt bảo hiểm, làm việc hay cư trú, tùy theo trường hợp, đã được hoàn thành theo quy định của luật pháp tại các Nước thành viên có liên quan, nhàm giành được duy trì và phục hồi các quyền và trong trường hợp cần thiết, tính toán các khoản trợ cấp.

Điều 23

Kế hoạch để bảo lưu các quyền đang trong quá trình giành được quy định tại Điều 21, sẽ xác định các hình thức trợ cấp thương tật, tuổi già và tiền tuất cũng như là việc phân bổ, tuỳ trường hợp, các phí liên quan.

Điều 24

Mỗi Nước thành viên phải đảm bảo việc cấp trợ cấp thương tật, tuổi già và tiền tuất bằng tiền, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng như là trợ cấp cho người chết, mà quyền được hưởng phải căn cứ vào luật pháp của Nước thành viên đó, với những Người thụ hưởng là những công dân của một Nước thành viên, những người tị nạn hay những người không quốc tịch, dù họ cư trú ở nơi nào, tuân thủ các biện pháp được thực hiện theo thoả thuận chung giữa các Nước thành viên hay với các Nhà nước có liên quan.

Điều 25

Mặc dù có các quy định tại Điều 24, đối với trợ cấp không đóng, những Nước thành viên có liên quan phải xác định bằng một thoả thuận chung những điều kiện trong đó dịch vụ của các trợ cấp này sẽ được đảm bảo cho những người thụ hưởng cư trú ở ngoài lãnh thổ của Nước thành viên có thẩm quyền.

Điều 26

Một Nước thành viên đã chấp nhận các nghĩa vụ của Công ước về Đối xử bình đẳng (an toàn xã hội), 1962, với một hay nhiều lĩnh vực an toàn xã hội được quy định tại Điều 24, nhưng không phải là những nghĩa vụ của Công ước về Bảo lưu các quyền về an toàn xã hội, 1982, có thể vi phạm các điều khoản của điều đã nói trên trong bất kỳ lĩnh vực nào mà với nó Nước thành viên này đã chấp nhận các nghĩa vụ của Công ước thứ nhất, để áp dụng các điều khoản của Diều 5 của Công ước được nói đến.

Điều 27

Các Nước thành viên có liên quan phải cố gắng tham gia vào một hệ thống bảo lưu các quyền có được theo quy định của luật pháp nước họ trong bất kỳ lĩnh vực an toàn xã hội nào mà với lĩnh vực đó, mỗi nước trong số những Nước thành viên này thi hành luật pháp có hiệu lực, áp dụng đối với những thuyền viên, về chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mà không phải là hưu trí và trợ cấp cho người chết, gia đình và thai sản. Hệ thống này phải bảo đảm việc thụ hưởng các khoản trợ cấp như vậy cho những người sống hay cư trú tạm thời lãnh thổ của một trong các Nước thành viên này mà không phải là Nước thành viên có thẩm quyền, trong những diều kiện và giới hạn sẽ được xác định bằng một thoả thuận dùng giữa các Nước thành viên có liên quan.

Điều 28

Các điều khoản của Phần này không được áp dụng với chế độ trợ giúp xã hội và y tế.

Điều 29

Các Nước thành viên có thể vi phạm các điều khoản của các Điều từ 16 đến 25 và của Điều 27 bằng các thu xếp đặc biệt, trong khuôn khổ các văn bản song phương hoặc đa phương được ký kết bởi hai hay nhiều Nước thành viên trong số họ, với điều kiện không tác động tới các quyền và nghĩa vụ của các Nước thành viên khác và giải quyết việc bảo vệ về an toàn xã hội của những thuyền viên ngoại quốc hay cư trú tuỳ theo các điều khoản về tổng thể ít nhất là cũng thuận lợi như các điều khoản được quy định tại các điều này.

Phần V.

CÁC BẢO ĐẢM VỀ LUẬT PHÁP VÀ HÀNH CHÍNH

Điều 30

Mỗi đương sự phải có Quyền Khiếu nại trong trường hợp từ bị chối các khoản trợ cấp hay khiếu nại về bản chất, về mức độ, về tổng số tiền hay về chất lượng của các khoản trợ cấp.

Điều 31

Khi việc quản lí chế độ chăm sóc y tế được giao cho một cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, mỗi đương sự phải có quyền, ngoài quyền được khiếu nại quy định tại Điều 30, khiếu nại về việc từ chối chăm sóc y tế hay chất lượng của chăm sóc y tế được cơ quan chức năng điều tra.

Điều 32

Mỗi Nước thành viên phải đưa ra quy định về việc giải quyết nhanh chóng và không gây tốn kém những tranh chấp về nghĩa vụ của chủ tàu được quy định tại các Điều từ 13 đến 15.

Điều 33

Các Nước thành viên phải có trách nhiệm chung về việc đảm bảo các chế độ trợ cấp được quy định theo Công ước và phải thực hiện các biện pháp yêu cầu vì mục đích này.

Điều 34

Các Nước thành viên phải chịu trách nhiệm quản lý hiệu quả các cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện Công ước này.

Điều 35

Trong trường hợp việc quản h không được giao cho một tổ chức do các cơ quan nhà nước hay bởi một cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm trước một Quốc hội quản lý:

Các đại diện của những thuyền viên được bảo vệ phải tham gia vào việc quản lí trong điều kiện được luật pháp quy định;

Luật pháp quốc gia phải quy định, trong các trường hợp thích hợp, việc tham gia của các đại diện của các chủ tàu;

Luật pháp quốc gia cũng có thể quy định sự tham gia của các đại diện của các cơ quan nhà nước.

Phần VI.

CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 36

Công ước này sửa đổi Công ước về Bảo hiểm ốm đau cho những thuyền viên, 1936, và Công ước về An toàn xã hội của những thuyền viên, 1946.

Điều 37

Việc phê chuẩn chính thức Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế và qua ông ấy được vào sổ đăng ký.

Điều 38

1. Công ước này sẽ chỉ ràng buộc những Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế mà việc phê chuẩn đã được Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế vào sổ đăng ký.

2. Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày các phê chuẩn của hai Nước thành viên đã được Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế vào sổ đăng ký.

3. Sau đó, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với mỗi Nước thành viên sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn Công ước của Nước thành viên đó được vào sổ đăng ký.

Điều 39

Mọi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này cam kết áp dụng với các lãnh thổ phi chính quốc mà Nước thành viên đảm bảo các quan hệ quốc tế, theo các điều khoản trong Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế.

Điều 40

1. Mọi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này có thể bãi ước sau khi kết thúc một thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước này bắt đầu có hiệu lực lần đầu tiên, bằng một thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế và qua Tổng Giám đốc được vào sổ đăng ký. Việc bãi bỏ Công ước sẽ chỉ có hiệu lực sau 1 năm kể từ ngày được vào sổ đăng ký.

2. Mọi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này, trong thời hạn 1 năm kể từ ngày kết thúc thời hạn 10 năm được đề cập ở đoạn trên, mà không sử dụng quyền bãi ước quy định tại Điều này thì sẽ bị ràng buộc với một thời hạn 10 năm tiếp theo và sau đó mới có thể bãi ước mỗi khi kết thúc thời hạn 10 năm trong những điều kiện được quy định tại Điều này.

Điều 41

1. Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo tới tất cả các Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế việc đăng ký vào sổ tất cả những phê chuẩn và bãi bỏ đã được các Nước thành viên của Tổ chức thông báo cho Tổng giám đốc.

2. Bằng cách thông báo cho các thành viên của Tổ chức việc đăng ký của việc phê chuẩn thứ hai đã được thông báo tới mình, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ lưu ý các Nước thành viên của Tổ chức về thời điểm mà Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Điều 42

Với mục tiêu đăng ký, theo Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đố( Văn phòng Lao động quốc tế sẽ thông báo tới Tổng thư ký Liên hợp quốc các thông tin đầy đủ về mọi phê chuẩn và bãi bỏ mà Tổng giám đốc đã vào sổ đăng ký theo các điều trên.

Điều 43

Mỗi khi cho là cần thiết, Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế sẽ trình bày tại Hội nghị toàn thể một báo cáo về việc áp dụng Công ước này và sẽ xem xét xem liệu có cần đưa vào chương trình nghị sự vấn đề sửa đổi toàn bộ hay một phần Công ước này.

Điều 44

1. Trong trường hợp Hội nghị thông qua một Công ước mới về sửa đổi toàn bộ hay một phần của Công ước này, và trừ khi Công ước mới có quy định khác đi thì:

a) Việc phê chuẩn Công ước mới về sửa đổi của một Nước thành viên sẽ dẫn đến bất chấp Điều 40 trên đây, bãi bỏ ngay lập tức Công ước này, vôi lí do là Công ước mới về sửa đổi đã bắt đầu có hiệu lực;

b) Kể từ ngày Công ước mới về sửa đổi bắt đầu có hiệu lực, Công ước này sẽ ngừng mở ra để các Nước thành viên phê chuẩn.

2. Công ước này sẽ vẫn giữ nguyên hiệu lực của nó cả về nội dung và hình thức đối với những Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước mới về sửa đổi.

Điều 45

Các bản tiếng Pháp và tiếng Anh của Công ước này đều có giá trị như nhau.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công ước 165 năm 1987 về an sinh xã hội cho thuyền viên (đã sửa đổi)

Số hiệu: 165
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 09/10/1987
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công ước 165 năm 1987 về an sinh xã hội cho thuyền viên (đã sửa đổi)

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…