Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CÔNG ƯỚC SỐ 154

CÔNG ƯỚC

VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ, 1981

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 3/6/1981, trong kỳ họp thứ sáu mươi bảy, và

Xác nhận một lần nữa những Quy định trong Tuyên bố Phi-la-đen-phi-a Công nhận "Nghĩa vụ trọng đại của Tổ chức Lao động quốc tế là xúc tiến giữa các Quốc gia trên thế giới các Chương trình để sẽ đạt được... sự công nhận thực sự quyền thương lượng tập thể" và ghi nhận rằng nguyên tắc này là "có thể áp dụng hoàn toàn cho tất cả mọi người trên thế giới", và

Lưu ý tầm quan trọng có tính then chất của các quy phạm quốc tế hiện hành được quy định trong Công ước về Tự do liên kết và bảo vệ quyền được tổ chức, 1948, Công ước về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1949, Khuyến nghị về Thoả ước lao động tập thể, 1951, Khuyến nghị về Hoà giải tự nguyện và phán quyết của Trọng tài, 1951, Công ước và Khuyến nghị về Quan hệ lao động (ngành công vụ), 1978, và Công ước và Khuyến nghị về Quản lý lao động, 1978, và

Xét rằng nên cố gắng hơn để đạt các mục tiêu của các quy phạm đó, đặc biệt là những nguyên tắc chung được quy định trong Điều 4 của Công ước về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1949, và trong khoản 1 của khuyến nghị về Thoả ước lao động tập thể, 1951, và

Xét rằng những quy phạm này cần được bổ sung bằng các biện pháp phù hợp dựa vào các quy phạm đó và nhằm vào việc xúc tiến thương lượng tập thể tự do và tự nguyện, và

Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về xúc tiến thương lượng tập thể là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự kỳ họp, và

Sau khi quyết định rằng những đề nghị do sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,

thông qua ngày 19/6/1981, Công ước dưới đây, gọi là Công ước về Thương lượng tập thể, 1981.

Phần I.

PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ ĐỊNH NGHĨA

Điều 1

1. Công ước này áp dụng cho mọi ngành hoạt động kinh tế.

2. Pháp luật hoặc thực tiễn quốc gia, có thể quy định mức độ áp dụng những Bảo đảm quy định trong Công ước này cho các lực lượng vũ trang và cảnh sát.

3. Đối với các ngành công vụ, pháp luật hoặc thực tiễn quốc gia, có thể quy định những thể thức riêng để áp dụng Công ước này.

Điều 2

Trong Công ước này, thuật ngữ "thương lượng tập thể" áp dụng cho mọi cuộc thương lượng giữa một bên là một Người sử dụng lao động, một nhóm người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động, với một bên là một hay nhiều tổ chức của Người lao động, để:

a) Quy định những điều kiện lao động và sử dụng lao động;

b) Giải quyết những mối quan hệ giữa những người sử dụng lao động với những người lao động;

c) Giải quyết những mối quan hệ giữa những người sử dụng lao động hoặc các tổ chức của họ với một hoặc nhiều tổ chức của người lao động.

Điều 3

1. Khi pháp luật hoặc thực tiễn quốc gia đã thừa nhận sự tồn tại của các đại diện người lao động như xác định trong Đoạn 1 Điều 3 của Công ước về Các đại diện người lao động, 1971, pháp luật hoặc thực tiễn quốc gia có thể quy định rằng từ "thương lượng tập thể", trong Công ước này, cũng có thể bao gồm cả những cuộc thương lượng với các đại diện đó ở mức độ nào.

2. Để áp dụng Đoạn 1 trên đây, khi từ "thương lượng tập thể" bao gồm cả những cuộc thương lượng với các đại diện người lao động nêu trong khoản đó, phải có những biện pháp thích đáng nếu cần, để bảo đảm rằng sự có mặt của những đại diện đó không bị sử dụng để làm suy yếu vị trí của các tổ chức hữu quan của người lao động.

Phần II.

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG

Điều 4

Chừng nào Công ước này không được áp dụng bằng các thỏa ước tập thể, bằng các phán quyết của trọng tài hoặc bằng mọi cách phù hợp với tập quán quốc gia, thì sẽ được áp dụng bằng pháp luật hoặc quy định quốc gia.

Phần III.

XÚC TIẾN THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ

Điều 5

1. Phải có những biện pháp thích hợp với hoàn cảnh quốc gia để xúc tiến thương lượng tập thể.

2. Những biện pháp nói trong Đoạn 1 Điều này, phải nhằm những mục tiêu sau đây:

a) Thương lượng tập thể phải có khả năng tiến hành cho mọi người sử dụng lao động và cho mọi người lao động trong các ngành hoạt động nêu trong Công ước này;

b) Thương lượng tập thể phải được mở rộng dần cho mọi nội dung nêu trong các khoản a, b và c của Điều 2, Công ước này;

c) Phải khuyến khích việc phát huy những quy tắc và thủ tục mà các tổ chức của người sử dụng lao động và các tổ chức của người lao động đã thỏa thuận;

d) Dù không có các quy tắc điều chỉnh việc tiến hành thương lượng tập thể hoặc dù những quy tắc đó còn thiếu sót hay tính chất chưa phù hợp, việc thương lượng tập thể không vì thế mà bị trở ngại;

e) Các cơ quan và các thủ tục giải quyết Tranh chấp lao động phải được dự kiến sao cho có thể giúp xúc tiến thương lượng tập thể.

Điều 6

Các quy định trong Công ước này không trở ngại cho việc vận hành các hệ thống quan hệ lao động mà đã có thương lượng tập thể trong khuôn khổ những cơ chế hoặc những thể chế Hòa giải hoặc trọng tài do các bên thương lượng tập thể tự nguyện tham gia.

Điều 7

Các biện pháp mà các cơ quan có Thẩm quyền sử dụng để khuyến khích và xúc tiến việc phát huy thương lượng tập thể sẽ là nội dung tham khảo ý kiến trước và nếu có thể, sẽ là nội dung thỏa thuận giữa các cơ quan với các tổ chức của người sử dụng lao động và các tổ chức của người lao động.

Điều 8

Các biện pháp nhằm xúc tiến thương lượng tập thể sẽ không thể được hiểu hoặc áp dụng theo một cách nào đó để gây trở ngại cho quyền tự do thương lượng tập thể.

Phần IV.

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG

Điều 9

Công ước này không xét lại bất kỳ một Công ước hoặc khuyến nghị hiện hành nào.

Các Điều từ 10 đến 17

Những quy định cuối cùng mẫu.

 

PHỤ LỤC I

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG MẪU

1. Việc Phê chuẩn

Việc phê chuẩn chính thức Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký.

2. Việc đăng ký

a) Công ước này chỉ ràng buộc những Nước thành viên nào của Tổ chức Lao động quốc tế dã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

b) Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày hai Nước thành viên đã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng giám đốc.

c) Sau đó, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với bất kỳ Nước thành viên nào sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của Nước thành viên đó đã đăng ký với Tổng giám đốc.

3. Việc bãi ước

a) Một Nước thành viên nào đã thông qua Công ước này có thể bãi ước bản Công ước sau một Thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực lần đầu tiên, bằng một văn bản truyền đạt việc bãi ước này cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế để đăng ký. Việe bãi ước này chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày đã đăng ký với Tổng giám dốc.

b) Mỗi Nước thành viên dã phê chuẩn Công ước này, trong vòng một năm sau khi kết, thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản tiền mà thông thực hiện quyền bãi ước đã quy định tại Điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong một thời hạn 10 năm nữa rồi sau đó mới được bãi ước bản Công ước này mỗi khi tất thúc thời hạn 10 năm theo những điều kiện quy định tai Điều này

4. Thông báo việc phê chuẩn của các Nước thành viên

a) Tổng giám đốc Văn phòng lao động quốc tế sẽ thông báo cho mọi Nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) biết mọi trường hợp đăng ký, phê chuẩn và bãi ước mà các Nước thành viên ILO đã truyền đạt cho Tổng giám dốc.

b) Khi thông báo cho các Nước thành viên ILO về việc đăng ký phê chuẩn của Nước thành viên thứ 2 mà mình đã được truyền đạt, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên về thời điểm mà Công ước bắt đầu có hiệu lực.

5. Việc thông báo cho Liên hợp quốc

Để đăng ký theo Diện 102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ truyền đạt cho Tổng thư ký Liên hợp quốc đầy đủ mọi chi tiết về việc phê chuẩn và các văn bản về bãi ước mà mình đã đăng ký theo các quy định tại các Điều trên.

6. Việc xét lại

Mỗi khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quát tế sẽ trình một bản báo cáo về tình hình hoạt động của Công ước này lên Hội nghị toàn thể ILO và sẽ xem xét có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể việc sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này hay thông.

7. Hiệu lực của các Công ước xét lại

1. Nếu hội nghị toàn thể Chấp nhận một Công ước mới sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này và nếu Công ước mới thông quy định khác thì:

a) Mặc dù có nhũng quy định tại phần 3 nói trên việc một Nước thành viên phê chuẩn một Công ước mới sửa đổi lại Công ước này, thì sẽ đương nhiên dẫn đến sự bãi ước ngay lập tức đối với Công ước này, vào lúc Công ước mới sửa đổi đó bắt đầu có hiệu lực và nếu như nó sẽ bắt đầu có hiệu lực.

b) Kể từ ngày Công ước mới sửa đổi bắt dầu có hiệu lực, Công ước này sẽ thôi không mở ra các Nước thành viên phê chuẩn nữa.

2. Trong mọi trường hợp, Công ước này vẫn sẽ giữ nguyên hiệu lực cả về mặt hình thức và nội dung như hiện nay đối với những Nước thành viên nào đã phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước mới sửa đổi.

8. Văn bản dùng làm căn cứ

Cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công ước 154 năm 1981 về xúc tiến thương lượng tập thể

Số hiệu: 154
Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 19/06/1981
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công ước 154 năm 1981 về xúc tiến thương lượng tập thể

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…