CÔNG ƯỚC SỐ 102
CÔNG ƯỚC
VỀ QUY PHẠM TỐI THIỂU VỀ AN TOÀN XÃ HỘI, 1952
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 4 tháng 6 năm 1952, trong kỳ họp thứ ba mươi lăm, và
Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về các quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, là vấn đề thuộc điểm thứ năm trong chương trình nghị sự kỳ họp, và
Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,
Thông qua ngày 28 tháng 6 năm 1952, Công ước dưới đây, gọi là Công ước về An toàn xã hội (quy phạm tối thiểu), 1952.
1. Trong Công ước này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau :
a) “được quy định” nghĩa là được xác định bởi pháp luật hoặc quy định;
b) “nơi thường trú” là nơi cư trú quen thuộc trên lãnh thổ của Nước thành viên, và thuật ngữ “người thường trú” là chỉ một người vẫn thường trú trên lãnh thổ của Nước thành viên;
c) “người vợ” là chỉ người vợ ăn theo người chồng;
d) “người vợ góa” là chỉ người phụ nữ ăn theo người chồng tới khi người chồng chết;
e) “con” là chỉ đứa con dưới tuổi hết bắt buộc đi học, hoặc đứa con dưới 15 tuổi, tuy theo quy định;
f) “thâm niên” là chỉ thời gian đóng góp, hoặc thời gian đã làm việc, hoặc thời gian thường trú, hoặc một sự kết hợp của những thời gian đó, tùy theo quy định.
2. Tại các Điều 10, 35 và 49, thuật ngữ “trợ cấp” được hiểu là sự chăm sóc được cung cấp trực tiếp, hoặc các khoản trợ cấp gián tiếp, bao gồm việc hoàn trả các phí tổn mà đương sự đã gánh chịu.
Mọi Nước thành viên chịu hiệu lực của Công ước này sẽ:
a) phải áp dụng :
i) phần I;
ii) ít nhất là 3 phần trong các phần II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX và X; bao gồm ít hất là một trong các phần IV, V, VI, IX và X;
iii) những quy định tương ứng trong các phần IX, XII và XIII;
iv) Phần XIV;
b) khi phê chuẩn, phải chỉ rõ phần nào trong các phần từ III đến X mà mình chấp nhận những nghĩa vụ theo Công ước.
1. Nước thành viên mà nền kinh tế và các phương tiện y tế chưa phát triển đủ mức thì có thể, và trong bất kỳ thời hạn nào mà cơ quan có thẩm quyền thấy cần thiết, bằng một bản tuyên bố kèm theo văn bản phê chuẩn, bảo lưu việc sử dụng những ngoại lệ tạm thời được nêu trong những Điều sau đây: 9e); 12(2); 15đ); 18(2); 21c); 27đ); 34(3); 42đ); 48c); 55đ); và 61đ).
2. Mọi Nước thành viên có bản tuyên bố theo Đoạn 1, Điều này, trong báo cáo hàng năm về tình hình áp dụng Công ước này theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, khi nói về mỗi ngoại lệ mà mình bảo lưu việc sử dụng, thì phải cho biết:
a) những lý do của các ngoại lệ đó;
b) thời điểm nhất định chấm dứt việc thực hiện các ngoại lệ đó.
1. Sau khi mọi Nước thành viên đã phê chuẩn Công ước này có thể báo cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế biết là mình chấp nhận những nghĩa vụ theo Công ước này đối với một hoặc nhiều phần trong những phần từ II đến X mà mình chưa ghi rõ khi phê chuẩn.
2. Những cam kết quy định trong Đoạn 1, Điều này, sẽ được coi là một bộ phận không tách rời của việc phê chuẩn và sẽ có hiệu lực tương tự ngay sau khi thông báo.
a) được các cơ quan kiểm soát hoặc được người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau giám sát, theo quy định đã có;
b) bao gồm một bộ phận quan trọng những người mà mức thu nhập không cao hơn mức thu nhập của những người thợ nam giới có tay nghề cao;
c) kết hợp cùng với những hình thức bảo vệ khác, nếu thích hợp, sẽ thỏa mãn những điều khoản có liên quan của Công ước này.
Những người được bảo vệ bao gồm:
a) các loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ người làm công ăn lương, và cả vợ, con của họ;
b) hoặc các loại được quy định trong dân số hoạt động kinh tế, tổng số ít nhất chiếm 20% toàn bộ những người thường trú trong nước, và cả vợ, con của họ;
c) hoặc các loại được quy định trong những người thường trú, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ những người thường trú trong nước;
d) hoặc, nếu đã có bản tuyên bố để áp dụng Điều 3, thì phải bao gồm những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ những người làm công ăn lương làm việc trong các cơ sở công nghiệp đang sử dụng 20 người trở lên, cùng với vợ, con của họ.
1. Các trợ cấp ít nhất phải gồm :
a) Trong trường hợp đau ốm:
i) sự chăm sóc của bác sỹ đa khoa, kể cả việc thăm bệnh tại nhà;
ii) sự chăm sóc của các chuyên gia y tế trong các bệnh viện cho người nằm viện hoặc không nằm viện, và sự chăm sóc mà các chuyên gia y tế có thể tiến hành ngoài bệnh viện;
iii) việc cung cấp các dược phẩm thiết yếu theo đơn của thầy thuốc hoặc của một nhân viên y tế có bằng cấp;
iv) việc nằm viện khi cần thiết.
b) trong trường hợp thai nghén, sinh đẻ và những hậu quả tiếp theo:
i) sự chăm sóc trước khi đẻ, trong khi đẻ và sau khi đẻ, do một thầy thuốc hoặc một người đỡ đẻ có bằng cấp tiến hành;
ii) việc nằm viện khi cần thiết.
2. Người thụ hưởng hoặc người trụ cột gia đình của người đó có thể bị buộc tham gia chịu phí tổn về chăm sóc y tế trong trường hợp đau ốm; các quy tắc về việc tham gia này phải được quy định để tránh một gánh nặng quá mức.
3. Việc trợ cấp theo Điều này phải nhằm bảo toàn, phục hồi hoặc cải thiện sức khỏe của người được bảo vệ, kể cả khả năng làm việc và khả năng đáp ứng nhu cầu cá nhân người đó.
4. Các cơ quan chính phủ hoặc các thể chế quản lý việc trợ cấp này phải khuyến khích những người được bảo vệ, bằng mọi cách coi là thích đáng, để họ sử dụng các cơ quan dịch vụ y tế công cộng của cơ quan hoặc của các cơ quan được cơ quan thừa nhận, dành cho họ.
1. Các trợ cấp nêu trong Điều 10 phải được cấp trong suốt thời gian trường hợp bảo vệ xảy ra, trừ trường hợp đau ốm, thì thời hạn được trợ cấp có thể giới hạn ở mức 26 tuần cho mỗi lần; tuy nhiên, các trợ cấp sẽ không bị đình chỉ chừng nào mà trợ cấp ốm đau vẫn được chi trả và phải có quy định để nâng cao giới hạn kể trên đối với những loại bệnh đã ấn định và được thừa nhận là cần được chăm sóc lâu hơn.
2. Nếu đã có bản tuyên bố để áp dụng Điều 3, thời gian trợ cấp có thể giới hạn ở mức 13 tuần cho mỗi lần.
Những người được bảo vệ bao gồm:
a) những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ những người làm công ăn lương;
b) hoặc những loại được quy định trong dân số hoạt động kinh tế, tổng số ít nhất chiếm 20% toàn bộ những người thường trú;
c) hoặc mọi người thường trú mà phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định theo Điều 67;
d) hoặc, khi đã có bản tuyên bố để áp dụng Điều 3, phải bao gồm những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ những người làm công ăn lương làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp đang sử dụng 20 người trở lên.
1. Nếu người được bảo vệ là người làm công ăn lương hoặc người trong dân số hoạt động kinh tế, thì trợ cấp là chế độ chi trả định kỳ một khoản được tính theo quy định tại Điều 65 hoặc Điều 68.
2. Nếu người được bảo vệ là người thường trú mà phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định, thì trợ cấp là chế độ chi trả định kỳ một khoản được tính theo quy định tại Điều 67.
1. Trợ cấp nêu tại Điều 16 phải được trả trong suốt thời gian trường hợp bảo vệ xảy ra, miễn là thời gian trợ cấp có thể giới hạn trong 26 tuần cho từng trường hợp đau ốm, và với khả năng không trả trở cấp trong 3 ngày đầu khi thu nhập bị gián đoạn.
2. Khi đã có có bản tuyên bố áp dụng Điều 3, thời gian trợ cấp có thể giới hạn:
a) trong một khoảng thời gian mà tổng số ngày hưởng trợ cấp đau ốm trong một năm ít nhất phải gấp 10 lần con số trung bình của những người được bảo vệ trong năm đó.
b) Hoặc trong 13 tuần cho từng trường hợp đau ốm với khả năng không trả trợ cấp trong 3 ngày đầu khi thu nhập bị gián đoán.
Những người được bảo vệ phải bao gồm:
a) những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ những người làm công ăn lương;
b) hoặc mọi người thường trú mà phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định theo Điều 67;
c) hoặc, khi đã có bản tuyên bố để áp dụng Điều 3, phải bao gồm những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ những người làm công ăn lương làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp đang sử dụng 20 người trở lên.
1. Nếu người được bảo vệ là người làm công ăn lương hoặc người trong dân số hoạt động kinh tế, thì trợ cấp là chế độ chi trả định kỳ một khoản được tính theo quy định tại Điều 65 hoặc Điều 68.
2. Nếu người được bảo vệ là người thường trú mà phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định, thì trợ cấp là chế độ chi trả định kỳ một khoản được tính theo quy định tại Điều 67.
1. Trợ cấp nêu tại Điều 22 phải được trả trong suốt thời gian trường hợp bảo vệ xảy ra với một ngoại trừ là thời gian được trợ cấp có thể giới hạn:
a) ở 13 tuần trong thời kỳ 12 tháng, nếu người được bảo vệ là người làm công ăn lương;
b) ở 26 tuần trong thời kỳ 12 tháng, nếu người được bảo vệ là người thường trú mà các phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định.
2. Trong trường hợp pháp luật hoặc quy định quốc gia quy định rằng thời gian trợ cấp sẽ dài ngắn tùy theo thời gian đóng góp và/hoặc tùy theo trợ cấp đã hưởng trước đó trong một thời gian quy định, thì những quy định tại Khoản a) Đoạn 1 sẽ coi là đã được thỏa mãn nếu thời gian trung bình hưởng trợ cấp là 12 tuần trở lên trong thời kỳ 12 tháng.
3. Trợ cấp có thể không được trả trong một thời gian tạm chờ là 7 ngày đầu tiên trong từng trường hợp gián đoạn thu nhập, và những ngày thất nghiệp trước và sau một công việc tạm thời không quá một thời hạn đã định sẽ được tính như một bộ phận của trường hợp gián đoạn thu nhập đó.
4. Nếu là người lao động làm theo mùa vụ, thì thời gian được hưởng trợ cấp và thời gian tạm chờ có thể được quy định thích hợp với điều kiện làm việc của họ.
1. Trường hợp bảo vệ là tình trạng sống lâu hơn một độ tuổi được quy định.
2. Độ tuổi quy định không được quá 65. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền có thể ấn định một độ tuổi cao hơn, xét theo khả năng làm việc của những người cao tuổi trong nước đó.
3. Pháp luật hoặc quy định quốc gia có thể đình chỉ trợ cấp nếu người thụ hưởng tiến hành những hoạt động có thu nhập đã được quy định, hoặc có thể giảm bớt trợ cấp có tính chất đóng góp khi thu nhập của người đó vượt quá một mức quy định và có thể giảm bớt trợ cấp không có tính chất đóng góp khi thu nhập hay những phương tiện sinh sống khác của người đó, hoặc cả hai thứ cộng lại, vượt quá một mức quy định.
Những người được bảo vệ phải bao gồm:
a) những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ những người làm công ăn lương;
b) hoặc những loại được quy định trong dân số hoạt động kinh tế, tổng số ít nhất chiếm 20% toàn bộ những người thường trú;
c) hoặc mọi người thường trú mà phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định theo Điều 67;
d) hoặc, khi đã có bản tuyên bố để áp dụng Điều 3, phải bao gồm những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ những người làm công ăn lương làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp đang sử dụng 20 người trở lên.
Trợ cấp là chế độ chi trả định kỳ theo mức được tính như sau:
a) theo quy định tại Điều 65 hoặc Điều 66, khi người được bảo vệ là người làm công ăn lương hoặc nhựng loại trong dân số hoạt động;
b) theo quy định tại Điều 67, khi người được bảo vệ là người thường trú mà phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra, không vượt quá giới hạn quy định.
1. Khi xảy ra trường hợp bảo vệ, trợ cấp nêu tại Điều 28, phải ít nhất bảo đảm cho:
a) người được bảo vệ mà trước khi trường hợp bảo vệ xảy ra và theo những quy tắc quy định, đã có thâm niên có thể gồm 30 năm đóng góp hay làm việc, hoặc 20 năm thường trú;
b) khi về nguyên tắc mọi hoạt động đều được bảo vệ, thì bảo bảo đảm cho người được bảo vệ đã có thâm niên đóng góp theo quy định, và đối với người đó, trong suốt độ tuổi lao động, sự đóng góp đã đạt số đóng góp trung bình hàng năm theo quy định.
2. Nếu việc trợ cấp nêu tại Đoạn 1 tùy thuộc vào việc có một khoảng thời gian đóng góp hoặc làm việc tối thiểu, thì ít nhất phải bảo đảm một trợ giảm bớt cho:
a. người được bảo vệ nào, trước khi trường hợp bảo vệ xảy ra và theo những quy tắc đã định, đã có thâm niên 15 năm đóng góp hoặc làm việc;
b. khi về nguyên tắc mọi hoạt động đều được bảo vệ, thì phải bảo đảm cho người được bảo vệ nào đã có thâm niên đóng góp theo quy định, và đối với người đó, trong suốt độ tuổi lao động, sự đóng góp đã đạt một nửa số đóng góp trung bình hàng năm quy định theo khoảng b) Đoạn 2, Điều này.
3. Những quy định tại Đoạn 1, Điều này, coi là được thỏa mãn, nếu trợ cấp được tính theo Phần XI nhưng theo một tỷ lệ phần trăm thấp hơn 10 đơn vị so với tỷ lệ ghi trong Biểu kèm theo phần đó cho đối tượng thụ hưởng đủ tiêu chuẩn, sẽ ít nhất bảo đảm cho người được bảo vệ nào, theo quy tắc đã định, đã có 10 năm đóng góp hay làm việc, hoặc đã có 5 năm thường trú.
4. Tỷ lệ phần trăm ghi ở Biểu kèm theo Phần XI có thể được giảm bớt theo mức phần trăm, nếu thâm niên để hưởng trợ cấp tương ứng với mức phần trăm giảm bớt là trên 10 năm đóng góp hoặc làm việc, nhưng dưới 30 năm đóng góp hoặc làm việc. Nếu thâm niên đó là trên 15 năm thì một trợ cấp giảm bớt sẽ được cấp theo Đoạn 2, Điều này.
5. Nếu trợ cấp nêu trong Đoạn 1,3 hoặc 4, Điều này, tùy thuộc vào việc có một khoảng thời gian đóng góp hoặc làm việc tối thiểu, thì phải bảo đảm trợ cấp giảm bớt theo những điều kiện quy định, cho người được bảo vệ đã cao tuổi khi quy định cho phép áp dụng Phần này của Công ước bắt đầu có hiệu lực, và do đó không có đủ những điều kiện quy định theo Đoạn 2, Điều này, trừ phi việc trợ cấp phù hợp với những quy định tại các Đoạn 1, 3 hoặc 4, Điều này, được trả cho người đó ở một độ tuổi cao hơn so với độ tuổi bình thường.
Các trợ cấp nêu ở các Điều 28 và 29 phải được trả trong suốt thời gian xảy ra trường hợp bảo vệ.
TRỢ CẤP TRONG TRƯỜNG HỢP TAI NẠN LAO ĐỘNG HOẶC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
a) tình trạng đau ốm;
b) mất khả năng lao động do tình trạng đau ốm gây ra và dẫn đến gián đoạn thu nhập như pháp luật hoặc quy định quốc gia quy định;
c) mất hoàn toàn khả năng thu nhập, hoặc mất một phân khả năng thu nhập vượt quá mức quy định, nếu tình trạng đó có cơ trở thành thường xuyên hoặc có sự giảm sút tương ứng về thể lực;
d) người vợ góa hoặc con cái bị mất phương tiện sinh sống do người trụ cột gia đình chết; trong trường hợp là người vợ góa, thì quyền được hưởng trợ cấp có thể tùy thuộc vào sự suy đoán chiểu theo pháp luật hoặc quy định quốc gia, rằng người đó không thể tự đài thọ cho nhu cầu của chính mình.
Những người được bảo vệ phải bao gồm :
a) những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ những người làm công ăn lương, và, đối với trợ cấp tiền tuất thì bao gồm cả vợ và con của người làm công ăn lương thuộc loại đó;
b) hoặc, khi đã có bản tuyên bố để áp dụng Điều 3, phải bao gồm những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ những người làm công ăn lương làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp đang sử dụng 20 người trở lên và, đối với trợ cấp tiền tuất thì bao gồm cả vợ và con của người làm công ăn lương thuộc loại đó;
1. Về tình trạng đau ốm, việc trợ cấp phải bao gồm việc chăm sóc y tế nêu tại các Đoạn 2 và 3, Điều này.
2. Chăm sóc y tế phải gồm :
a) sự chăm sóc của bác sỹ đa khoa và các chuyên gia cho người nằm viện hoặc không nằm viện, kể cả thăm bệnh tại nhà;
b) sự chăm sóc răng miệng;
c) sự chăm sóc của các hộ lý, tại nhà hoặc trong bệnh viện hay tại một cơ quan y tế;
d) sự điều dưỡng tại bệnh viện, nhà nghỉ sau khi ốm, nhà an dưỡng hoặc tại các cơ quan y tế khác;
e) các vật liệu về răng, thuốc men và các vật liệu y tế hoặc giải phẫu khác, kể cả các dụng cụ chỉnh hình và việc bảo dưỡng các dụng cụ đó, và đeo kính mắt;
f) sự chăm sóc của người làm nghề khác nhưng được công nhận hợp pháp là có liên quan đến nghề y tế, tiến hành dưới sự giám sát của một thầy thuốc hoặc một nha sĩ.
3. Khi đã có bản tuyên bố để áp dụng Điều 3, chăm sóc y tế phải gồm ít nhất là :
a) sự chăm sóc của y sĩ điều trị chung, kể cả thăm bệnh tại nhà;
b) sự chăm sóc của các chuyên gia trong bệnh viện cho người nằm viện hoặc không nằm viện, sự chăm sóc của các chuyên gia có thể tiến hành ngoài bệnh viện;
c) việc cung cấp các dược liệu thiết yếu, theo đơn của thầy thuốc hoặc nhân viên y tế khác có bằng cấp;
d) việc nằm viện nếu cần thiết.
4. Sự chăm sóc y tế được cung cấp theo các khoản trên phải nhằm bảo toàn, hồi phục hoặc cải thiện sức khỏe cho người được bảo vệ, kể cả khả năng làm việc và khả năng ứng phó với nhu cầu cá nhân.
1. Các cơ quan chính phủ hoặc thể chế quản lý chăm sóc y tế phải hợp tác thích đáng với các cơ quan chung về đào tạo lại nghề nghiệp để làm cho người có khuyết tật tái thích ứng được với một công việc thích hợp.
2. Pháp luật hoặc quy định quốc gia có thể cho phép các cơ quan hoặc thể chế nói trên có các biện pháp đào tạo lại nghề nghiệp cho những người có khuyết tật.
1. Trong trường hợp mất khả năng lao động, có thể thường xuyên mất toàn bộ khả năng thu nhập, hoặc bị giảm sút tương ứng về thể lực, hoặc mất người trụ cột gia đình, thì trợ cấp sẽ là chế độ chi trả định kỳ một mức được tính theo quy định tại Điều 65 hoặc Điều 66.
2. Trong trường hợp có thể thường xuyên mất một phần khả năng thu nhập, hoặc trong trường hợp có giảm sút tương ứng về thể lực thì trợ cấp sẽ là chế độ chi trả định kỳ được ấn định với một mức tỷ lệ thích hợp so với tỷ lệ quy định cho trường hợp mất hoàn toàn khả năng thu nhập hoặc bị giảm tương ứng về thể lực.
3. Các chế độ chi trả định kỳ có thể chuyển thành một số vốn chi trả một lần:
a) khi mức độ mất khả năng là không đáng kể;
b) hoặc khi các cơ quan có thẩm quyền được đảm bảo rằng số vốn đó sẽ được sử dụng đích đáng;
Trường hợp bảo vệ là gánh nặng về con cái theo quy định.
Những người được bảo vệ phải bao gồm :
a) những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ người làm công ăn lương;
b) hoặc những loại được quy định trong dân số hoạt động kinh tế, tổng số ít nhất chiếm 20 % toàn bộ người thường trú;
c) hoặc mọi người thường trú mà phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định;
d) hoặc, nếu đã có bản tuyên bố để áp dụng Điều 3, phải bao gồm những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ người làm công ăn lương làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp đang sử dụng 20 người trở lên.
a) chế độ chi trả định kỳ cho mọi người được bảo vệ đã có thâm niên theo quy định;
b) hoặc việc cung cấp cho con cái hoặc vì con cái, các thực phẩm, áo quần, chỗ ở, đi nghỉ hè, hoặc sự trợ giúp về nội trợ;
c) hoặc gồm các trợ cấp được ghi trong cả hai khoản a) và b).
Tổng giá trị các trợ cấp theo Điều 42, cho người được bảo vệ phải là:
a) 3% tiền lương của người lao động nam giới thành niên thông thường, được xác định theo những quy tắc nêu tại Điều 66, nhân với tổng số con cái của người được bảo vệ;
b) Hoặc 1,5% của tiền lương nói trên, nhân với tổng số con cái của người thường trú.
Khi trợ cấp gồm chế độ chi trả định kỳ, thì phải trả trong suốt thời gian của trường hợp bảo vệ.
Mọi Nước thành viên chịu hiệu lực của Phần này trong Công ước phải bảo đảm cho những người được bảo vệ, được trợ cấp thai sản, theo những Điều sau đây của Phần này.
Những người được bảo vệ phải bao gồm:
a) Mọi người phụ nữ thuộc loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ người làm công ăn lương; trong trường hợp trợ cấp y tế về thai sản thì bao gồm cả vợ của những người thuộc các loại này.
b) hoặc mọi người phụ nữ thuộc các loại được quy định trong dân số hoạt động kinh tế, và tổng số ít nhất chiếm 20 % toàn bộ người thường trú; trong trường hợp trợ cấp y tế về thai sản thì bao gồm cả vợ của những người thuộc các loại này.
c) hoặc, nếu đã có bản tuyên bố để áp dụng Điều 3, phải bao gồm mọi người phụ nữ thuộc những loại làm công ăn lương được quy định, và tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ người làm công ăn lương làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp đang sử dụng 20 người trở lên; trong trường hợp trợ cấp y tế về thai sản thì bao gồm cả vợ của những người thuộc các loại này.
1. Nếu là trường hợp thai nghén, sinh đẻ và những hậu quả tiếp theo, thì trợ cấp y tế về thai sản phải bao gồm sự chăm sóc y tế nêu tại các Đoạn 2 và 3, Điều này.
2. Những chăm sóc y tế phải gồm ít nhất:
a) những chăm sóc trước khi đẻ, trong khi đẻ và sau khi đẻ, do một thầy thuốc hoặc một người đỡ đẻ có bằng cấp tiến hành;
b) việc nằm viện khi cần thiết.
3. Chăm sóc y tế nêu tại Đoạn 2, Điều này, phải nhằm bảo toàn, phục hồi hoặc cải thiện sức khỏe của người phụ nữ được bảo vệ, và cả khả năng làm việc, khả năng ứng phó với nhu cầu cá nhân của họ.
4. Các cơ quan chính phủ hoặc thể chế quản lý trợ cấp y tế về thai sản phải khuyến khích những người phụ nữ được bảo vệ, bằng mọi cách được coi là thích đáng, để họ sử dụng các dịch vụ y tế chung của cơ quan hoặc của cơ quan được thừa nhận, dành cho họ.
Những người được bảo vệ phải bao gồm :
a) những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ người làm công ăn lương;
b) hoặc những loại được quy định trong dân số hoạt động kinh tế, tổng số ít nhất chiếm 20 % toàn bộ người thường trú;
c) hoặc mọi người thường trú mà phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định;
d) hoặc, nếu đã có bản tuyên bố để áp dụng Điều 3, phải bao gồm những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ người làm công ăn lương làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp đang sử dụng 20 người trở lên.
Trợ cấp phải là chế độ chi trả định kỳ một mức được tính như sau :
a) Theo quy định tại Điều 65 hoặc Điều 66, nếu người được bảo vệ là loại làm công ăn lương hoặc loại trong dân số hoạt động kinh tế;
b) Theo quy định tại Điều 67, nếu người được bảo vệ là người thường trú mà phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định.
1. Trong trường hợp bảo vệ, trợ cấp nêu tại Điều 56 phải ít nhất được bảo đảm :
a) cho một người được bảo vệ đã có, trước khi xảy ra tình huống, theo các thể lệ quy định, thâm niên tính bằng 15 năm đóng góp hay làm việc, hoặc 10 năm thường trú, hoặc,
b) khi về nguyên tắc tất cả những người hoạt động đều được bảo vệ, thì phải bảo đảm trợ cấp cho một người được bảo vệ đã có thâm niên bằng 3 năm đóng góp, và đối với người đó, trong suốt độ tuổi lao động, sự đóng góp đã đạt số trung bình hàng năm theo quy định.
2. Khi trợ cấp nêu ở Đoạn 1 tùy thuộc vào việc có một thời gian đóng góp hay làm việc tối thiểu thì một trợ cấp giảm bớt phải được bảo đảm ít nhất cho:
a) người được bảo vệ, trước khi trường hợp xảy ra và theo những quy tắc đã định, đã có thâm niên 5 năm đóng góp hay làm việc;
b) về nguyên tắc mọi người hoạt động đều được bảo vệ thì phải bảo đảm cho người được bảo vệ nào đã có thâm niên 3 năm đóng góp, và đối với người đó, trong suốt độ tuổi lao động, sự đóng góp đã đạt một nửa số đóng góp trung bình hàng năm quy định theo Khoản b, Đoạn 1, Điều này.
3. Các quy định của Đoạn 1, Điều này, sẽ coi là được thỏa mãn nếu trợ cấp tính theo Phần XI, những theo một tỷ lệ phần trăm thấp hơn 10 đơn vị sơ với tỷ lệ ghi ở Biểu kèm theo phần đó cho đối tượng thụ hưởng đủ tiêu chuẩn, sẽ ít nhất được bảo đảm cho người được bảo vệ nào, theo quy tắc đã định, đã có 5 năm đóng góp, làm việc hay thường trú.
4. Tỷ lệ phần trăm ghi ở Biểu kèm theo Phần XI có thể được giảm bớt theo mức phần trăm khi thâm niên để hưởng khoản trợ cấp tương ứng với mức phần trăm giảm bớt cao hơn 5 năm đóng góp hay làm việc, nhưng thấp hơn 15 năm đóng góp hay làm việc. Một trợ cấp giảm bớt sẽ được trả theo Đoạn 2, Điều này.
1. Trường hợp bảo vệ phải gồm việc người vợ góa hoặc con cái bị mất phương tiện sinh sống do người trụ cột gia đình chết; trong trường hợp là vợ góa thì quyền được trợ cấp có thể tùy thuộc vào sự suy đoán chiếu theo pháp luật hoặc quy định, rằng người đó không thể tự đài thọ cho những nhu cầu của chính mình.
2. Pháp luật hoặc quy định quốc gia có thể đình chỉ trợ cấp nếu người thụ hưởng tiến hành những hoạt động có thu nhập đã được quy định, hoặc có thể giảm bớt trợ cấp có tính chất đóng góp khi thu nhập của người đó vượt quá một mức quy định, và giảm bớt trợ cấp không có tính chất đóng góp nếu thu nhập hay các phương tiện sinh sống khác của người đó, hoặc cả hai thứ cộng lại, vượt quá một mức quy định.
Những người được bảo vệ phải bao gồm:
a) Người vợ và con cái của người trụ cột gia đình thuộc loại làm công ăn lương được quy định, và những loại này tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ người làm công ăn lương;
b) hoặc vợ, con của người trụ cột gia đình thuộc các loại được quy định trong dân số hoạt động kinh tế, tổng số ít nhất chiếm 20% toàn bộ người thường trú;
c) hoặc vợ góa hoặc con cái có tư cách thường trú đã mất người trụ cột gia đình mà phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định theo Điều 67;
d) hoặc, nếu đã có bản tuyên bố để áp dụng Điều 3, phải bao gồm vợ và con của người trụ cột gia đình thuộc loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50% toàn bộ người làm công ăn lương làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp đang sử dụng 20 người trở lên.
Trợ cấp phải là chế độ chi trả định kỳ theo mức được tính như sau :
a) theo quy định tại Điều 65 hoặc Điều 66, nếu người được bảo vệ là loại làm công ăn lương hoặc loại trong dân số hoạt động kinh tế;
b) theo quy định tại Điều 67, nếu người được bảo vệ là người thường trú mà phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn quy định.
1. Trong trường hợp bảo vệ, trợ cấp nêu tại Điều 62 phải ít nhất đảm bảo cho:
a) người được bảo vệ mà người trụ cột gia đình, theo quy tắc đã định, đã có thâm niên 15 năm đóng góp hoặc làm việc, hoặc 10 năm thường trú;
b) về nguyên tắc, vợ, con của người hoạt động đều được bảo vệ, thì phải bảo đảm cho người được bảo vệ mà người trụ cột gia đình đã có thâm niên 3 năm đóng góp, mà đối với người trụ cột gia đình này, trong suốt độ tuổi lao động, sự đóng góp đã đạt số đóng góp trung bình hàng năm đã quy định.
2. Nếu trợ cấp nêu tại Đoạn 1 phụ thuộc vào việc phải có thâm niên đóng góp hoặc làm việc tối thiểu, thì ít nhất phải bảo đảm trợ cấp giảm bớt cho:
a) người được bảo vệ mà người trụ cột gia đình, theo quy tắc đã định, đã có thâm niên 5 năm đóng góp hoặc làm việc;
b) khi về nguyên tắc , vợ, con của mọi người hoạt động đều được bảo vệ, thì phải bảo đảm cho người được bảo vệ mà người trụ cột gia đình đã có thâm niên 3 năm đóng góp, và đối với người trụ cột gia đình này, trong suốt độ tuổi lao động, sự đóng góp đã đạt một nửa số đóng góp trung bình hàng năm quy định theo Khoản b, Đoạn 1, Điều này.
3. Các quy định của Đoạn 1, Điều này, sẽ coi là được thỏa mãn nếu trợ cấp tính theo Phần XI, những theo một tỷ lệ phần trăm thấp hơn 10 đơn vị sơ với tỷ lệ ghi ở Biểu kèm theo phần đó cho đối tượng thụ hưởng đủ tiêu chuẩn, sẽ ít nhất được bảo đảm cho người được bảo vệ mà người trụ cột gia đình, theo quy định đã định, đã có 5 năm đóng góp, làm việc hay thường trú.
4. Tỷ lệ phần trăm ghi ở Biểu kèm theo Phần XI có thể được giảm bớt theo mức phần trăm khi thâm niên để hưởng khoản trợ cấp tương ứng với mức phần trăm giảm bớt cao hơn 5 năm đóng góp hay làm việc, nhưng dưới 15 năm đóng góp hay làm việc. Một trợ cấp giảm bớt sẽ được trả theo Đoạn 2, Điều này.
5. Có thể đặt điều kiện một thời gian kết hôn tối thiểu, để người vợ góa không con được suy đoán là không thể tự đài thọ cho nhu cầu của chính mình, có quyền hưởng trợ cấp tiền tuất.
Trợ cấp nêu tại các Điều 62 và 63 phải được trả trong suốt thời gian của trường hợp bảo vệ.
TIÊU CHUẨN ĐỂ TÍNH CHẾ ĐỘ CHI TRẢ ĐỊNH KỲ
1. Trong mọi sự chi trả định kỳ theo Điều này, mức trợ cấp cộng thêm mức trợ cấp gia đình được trả trong trường hợp bảo vệ đối với đối tượng thụ hưởng đủ tiêu chuẩn nêu trong Biểu kèm theo Phần này, và trong trường hợp cụ thể đó, ít nhất phải bằng tỷ lệ phần trăm ghi trong biểu so với tổng thu nhập trước đó của người thụ hưởng hoặc người trụ cột gia đình của người đó, và so với mức trợ cấp gia đình cho một người được bảo vệ có gánh nặng gia đình giống như gánh nặng gia định của đối tượng thụ hưởng đủ tiêu chuẩn.
2. Thu nhập trước đó của người thụ hưởng hoặc của người trụ cột gia đình của người đó được tính theo những quy tắc đã định, và nếu người được bảo vệ hoặc người trụ cột gia đình của họ được chia thành nhiều thứ bậc khác nhau theo mức thu nhập, thì thu nhập trước đó của họ có thể được tính theo mức thu nhập cơ bản của thứ bậc tương ứng của họ.
3. Có thể quy định mức tối đa cho khoản trợ cấp hoặc khoản thu nhập dùng để tính toán trợ cấp, miễn là mức tối đa đó được ấn định sao cho đáp ứng được quy định tại Đoạn 1, Điều này khi thu nhập trước đó của người thụ hưởng hoặc của người cụ cột gia đình của người đó thấp hơn hoặc chỉ ngang với tiền lương của một người thợ nam giới có tay nghề.
4. Thu nhập trước đó của người thụ hưởng hoặc của người trụ cột gia đình của người đó, tiền lương của người thợ nam giới có tay nghề trợ cấp và các khoản trợ cấp gia đình được tính theo cùng một cơ sở thời gian.
5. Đối với những người thụ hưởng khác, trợ cấp được ấn định sao cho có mối tương quan hợp lý với trợ cấp đối với đối tượng thụ hưởng đủ tiêu chuẩn.
6. Để áp dụng Điều này, người thợ nam giới có tay nghề là :
a) người thợ lắp máy hoặc người thợ tiện trong công nghiệp cơ khí, nhưng không phải là công nghiệp cơ điện;
b) hoặc là một người coi như thợ có tay nghề mẫu được chọn theo quy định tại khoản tiếp theo;
c) hoặc là một người có thu nhập ngang hoặc cao hơn thu nhập của 75% toàn bộ người được bảo vệ, và thu nhập này được xác định trên cơ sở hàng năm, hoặc một kỳ ngắn hơn, tùy theo quy định;
d) hoặc là một người có thu nhập bằng 125% thu nhập trung bình của toàn bộ người được bảo vệ.
7. Để áp dụng Khoản b) Đoạn trên, người thợ coi như có tay nghề mẫu sẽ được chọn trong những nhóm hoạt động kinh tế quan trọng tập trung đông nhất những người nam giới hoạt động được bảo vệ trong trường hợp đó, hoặc tập trung đông nhất những người trụ cột gai đình của những người được bảo vệ trong một ngành tập trung đông nhất những người được bảo vệ đó, hoặc những người trụ cột gia đình đó; về mặt này, sẽ sử dụng bảng phân loại quốc tế mẫu theo từng loại công nghiệp cho mọi ngành hoạt động kinh tế do Hội đồng kinh tế và xã hội Liên hợp quốc thông qua tại kỳ họp thứ VII ngày 27/8/1948, được in lại trong phần phụ lục kèm theo Công ước này, cùng mọi sửa đổi bổ sung có thể có sau này.
8. Khi trợ cấp khác nhau theo từng vùng thì có thể chọn người thợ nam giới có tay nghề trong mỗi vùng, theo quy định tại các Đoạn 6 và 7, Điều này.
9. Tiền lương của người thợ nam giới có tay nghề được xác định theo tiền lương trả cho số giờ làm việc bình thường được ấn định trong thỏa ước tập thể, hoặc được ấn định bởi hay do pháp luật hoặc quy định, hoặc theo tập quán, kể cả khoản phụ cấp đắt đỏ, nếu có; nếu tiền lương được xác định như vậy vẫn khác nhau theo từng vùng mà không áp dụng được Đoạn 8, Điều này, thì sử dụng mức lương trung bình.
10. Các mức chi trả định kỳ đang tiến hành về trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (trừ những chi trả về trợ cấp mất khả năng lao động), trợ cấp tàn tật và trợ cấp tiền tuất sẽ được điều chỉnh lại sau khi có những diễn biến đáng kể về mức thu nhập chung do những diễn biến đáng kể về giá sinh hoạt gây ra.
1. Trong trường hợp chế độ chi trả định kỳ được áp dụng theo Điều này, mức trợ cấp cộng thêm với mức phụ cấp gia đình được trả, trong trường hợp xảy ra cho đối tượng thụ hưởng đủ tiêu chuẩn nêu trong Biểu kèm theo Phần này, trong trường hợp đó sẽ ít nhất phải ngang với tỷ lệ phần trăm được ghi trong biểu so với tổng số tiền lương của một người lao động nam giới thành viên thông thường và so với mức phụ cấp gia đình trả cho một người được bảo vệ có gánh nặng gia đình giống như đối tượng thụ hưởng đủ tiêu chuẩn.
2. Tiền lương của người lao động nam giới thành niên thông thường, trợ cấp và khoản phụ cấp gia đình đều được tính theo cùng một cơ sở thời gian.
3. Đối với những người thụ hưởng khác, trợ cấp ấn định sao cho có mối tương quan hợp lý với trợ cấp cho đối tượng thụ hưởng đủ tiêu chuẩn.
4. Để áp dụng Điều này, người lao động nam giới thông thường là :
a) Một người coi như người lao động mẫu không có trình độ nghề nghiệp trong công nghiệp cơ khí, nhưng không phải là công nghiệp cơ điện;
b) hoặc một nhóm người coi như người lao động mẫu không có trình độ nghề nghiệp được xác định theo quy định tại khoản tiếp theo.
5. Người được coi là tiêu biểu cho nhóm lao động không có tay nghề theo Khoản b) của Đoạn trên phải là người thuộc nhóm hoạt động kinh tế quan trọng chiếm số lượng lớn những người nam giới hoạt động kinh tế được bảo vệ trong trường hợp đó, hoặc những người trụ cột gia đình của những người được bảo vệ đó, nếu trường hợp có thể xảy ra nhưu vậy thuộc bộ phận chiếm số đông nhất những người hay những trụ cột như vậy; để đạt mục đích này cần phải sử dụng bảng phân loại ngành ngành tiêu chuẩn quốc tế được Hội đồng kinh tế và xã hội Liên hợp quốc thông qua tại kỳ họp thứ VII ngày 27/8/1948, được in lại trong Phần phụ lục kèm theo Công ước này, hoặc sử dụng bảng phân loại như thế có thể được sửa đổi bất kỳ lúc nào.
6. Khi trợ cấp khác nhau theo từng vùng thì có thể chọn người lao động nam giới thành niên thông trường trong mỗi vùng, theo quy định tại các Đoạn 4 và 5, Điều này.
7. Tiền lương của người lao động nam giới thông thường được xác định theo tiền lương trả cho số giờ làm việc bình thường được ấn định trong thỏa ước tập thể, hoặc được ấn định bởi hay do pháp luật hoặc quy định, hoặc theo tập quán, kể cả khoản phụ cấp đắt đỏ, nếu có; nếu tiền lương được xác định như vậy vẫn khác nhau theo từng vùng mà không áp dụng được Đoạn 6, Điều này, thì sử dụng mức lương trung bình.
8. Các mức chi trả định kỳ đang tiến hành về trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (trừ những chi trả về trợ cấp mất khả năng lao động), trợ cấp tàn tật và trợ cấp tiền tuất sẽ được điều chỉnh lại sau khi có những diễn biến đáng kể về mức thu nhập chung do những diễn biến đáng kể về giá sinh hoạt gây ra.
Trong trường hợp chế độ chi trả định kỳ được áp dụng theo Điều này :
a) mức trợ cấp phải được ấn định theo một bảng tính quy định, hoặc theo bảng tính do các cơ quan có thẩm quyền quyết định theo những quy tắc nhất định.
b) Mức trợ cấp hỉ có thể được giảm bớt khi các phương tiện sinh sống khác của gia đình người thụ hưởng vượt quá mức quan trọng được quy định, hoặc do các cơ quan có thẩm quyền quyết định theo những quy tắc nhất định.
c) Tổng mức trợ cấp và các phương tiện sinh sống khác cộng lại, sau khi trừ đi những mức quan trọng nêu tại Khoản b) nói trên, phải đủ để bảo đảm cho gia đình người thụ hưởng, những điều kiện sinh sống lành mạnh và không thấp hơn mức trợ cấp tính theo quy định tại Điều 66.
d) Những quy định tại Khoản c) coi là được thỏa mãn nếu tổng mức các loại trợ cấp trả theo phần đó vượt quá ít nhất 30 % tổng mức các loại trợ cấp tính theo quy định tại Điều 66 và những quy định:
i) của khoản b) Điều 15 cho Phần III;
ii) của khoản b) Điều 27 cho Phần V;
iii) của khoản b) Điều 55 cho Phần IX;
iv) của khoảng b) Điều 61 cho Phần X
BIỂU (PHỤ LỤC KÈM THEO PHẦN XI)
Phần |
Trường hợp |
Đối tượng thụ hưởng đủ tiêu chuẩn |
Tỷ lệ phần trăm |
III IV V
VIII IX X |
Ốm đau Thất nghiệp Tuổi già Mất khả năng lao động Tàn tật Tiền tuất Thai sản Tàn tật Tiền tuất |
Người có vợ và 2 con Người có vợ và 2 con Người có vở ở tuổi về hưu Người có vợ và 2 con Người có vợ và 2 con Vợ góa có 2 con Phụ nữ Người có vợ và 2 con Vợ góa có 2 con |
45 45 40 50 50 40 45 40 40 |
ĐỐI XỬ BÌNH ĐẲNG VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THƯỜNG TRÚ
1. Những công dân nước ngoài thường trú cũng phải có những quyền giống như những công dân chính quốc : Miễn là những quy định đặc biệt về những người nước ngoài hay công dân sinh ra ngoài lãnh thổ của Nước thành viên có thể được đưa ra theo luạt định về các chế độ trợ cấp hay các phần của chế độ trợ cấp mà phải trả toàn bộ hay chủ yếu ngoài công quỹ và về các chế độ chuyển tiếp.
2. Đối với những chương trình bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm bảo vệ người lao động, những người được bảo vệ là công dân của một Nước thành viên khác mà đã chấp thuận các nghĩa vụ quy định trong Phần tương ứng của Công ước phải theo quy định tại Phần đó, có các quyền giống như các công dần của Nước thành viên hữu quan: Miễn là việc áp dụng đoạn này có thể phải tuân theo một thỏa thuận song phương hay đa phương hiện hành quy định nguyên tắc tương hỗ.
a) chừng nào đương sự không có mặt trên lãnh thổ của Nước thành viên;
b) chừng nào đương sự được phát theo công quỹ hoặc được một thể chế hay một cơ quan an toàn xã hội đài thọ; tuy nhiên nếu trợ cấp vượt quá mức cấp phát, đài thọ đó, thì phải trả lại mức chênh lệch cho những người ăn theo người thụ hưởng.
c) chừng nào đương sự nhận bằng tiền mặt một khoảng trợ cấp an toàn xã hội khác, trừ khoản trợ cấp gia đình và trong suốt thời gian mà đương sự được bồi thường bởi một bên thứ ba về cùng một trường hợp nào đó, miễn là trợ cấp bị đình chỉ không vượt quá phần trợ cấp khác, hoặc không vượt quá mức bồi thường của bên thứ 3;
d) khi đương sự dùng cách gian lận để xóa trợ cấp;
e) khi trường hợp xảy ra là do lỗi cố ý của đương sự;
f) trong trường hợp thích hợp, khi đương sự chểnh mạng trong việc sử dụng dịch vụ y tế hoặc dịch vụ tái thích ứng được dành cho họ, hoặc không tuân theo những quy tắc đã định về việc xác định xem trường hợp có xảy ra và còn tồn tại ay không, và những quy định về thái độ của người thụ hưởng trợ cấp;
g) về trợ cấp thất nghiệp, khi đương sự chểnh mảng trong việc sử dụng dịch vụ việc làm được dành cho họ;
h) về trợ cấp thất nghiệp, khi đương sự đã mất việc làm vì một lý do trực tiếp của hành động ngừng làm việc trong tranh chấp lao động, hoặc đương sự đã tự ý rời bỏ công việc mà không có ý do chính đáng;
i) về trợ cấp tiền tuất, chừng nào người vợ góa sống chung với một người khác như là vợ của người đó.
1. Mọi người khiếu nại đều phải được quyền kháng cáo trong trường hợp bị từ chối trợ cấp, hoặc khiếu nại về chất lượng hay số lượng của trợ cấp.
2. Trong khi áp dụng Công ước này, nếu việc quản lý chăm sóc y tế được giao cho một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, thì quyền kháng cáo quy định tại Đoạn 1, Điều này, có thể được thay thế bằng quyền đòi cơ quan có thẩm quyền điều tra mọi khiếu nại về việc bị từ chối chăm sóc y tế hoặc về chất lượng chăm sóc y tế đã cung cấp.
3. Nếu việc kiện cáo được đưa đến các tòa án thiết lập đặc biệt để xử lý những vấn đề an toàn xã hội và những người được bảo vệ có đại diện trong thẩm phán, thì có thể không cần quyền kháng cáo.
1. Chi phí cho các loại trợ cấp được áp dụng theo Công ước này và kinh phí quản lý các loại trợ cấp đó phải được tài trợ tập thể bằng cách đóng góp hay bằng thuế, hoặc bằng cả hai cách đó, theo những thể thức để tránh tình trạng khó khăn cho người thiếu thốn phương tiện sinh sống và có lưu ý tới tình hình kinh tế của Nước thành viên và của những loại người được bảo vệ.
2. Tổng số tiền đóng góp bảo hiểm do người làm công ăn lương được bảo vệ phải chịu không được vượt quá 50% tổng số tiền sử dụng vào việc bảo vệ cho người làm công ăn lương và vợ, con họ. Để xác định việc đáp ứng điều kiện đó có được thực hiện không, tất cả các loại trợ cấp do Nước thành viên cấp theo Công ước này có thể được xem xét một cách tổng thể, ngoại trừ loại trợ cấp gia đình và ngoại trừ loại trợ cấp về tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, nếu những loại trợ cấp này thuộc những nhánh riêng.
3. Nước thành viên phải chịu trách nhiệm chung về dịch vụ trợ cấp được áp dụng theo Công ước này và phải sử dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm đạt mục tiêu đó; khi cần thiết, Nước thành viên phải bảo đảm rằng các công việc nghiên cứu và những sự tính toán dự liệu cần thiết về thăng bằng thu chi phải tiến hành trước khi có sửa đổi về trợ cấp, về mức đóng góp bảo hiểm, hoặc về các loại thuế được sử dụng vào việc đài thọ cho những trường hợp xảy ra.
1. Trong trường hợp việc quản lý không được giao cho một thể chế do các cơ quan quy định hoặc cho một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, thì các đại diện của những người được bảo vệ phải tham gia vào việc quản lý hoặc được liên kết với việc quản lý bằng quyền tư vấn theo những điều kiện quy định; pháp luật hoặc quy định quốc gia cũng có thể quy định sự tham gia của các đại diện người sử dụng lao động và của các cơ quan.
2. Nước thành viên phải chịu trách nhiệm chung về việc quản lý đúng đắn các thể chế và các cơ cấu có liên quan đến việc áp dụng Công ước này.
Công ước này không áp dụng đối với :
a) những trường hợp xảy ra trước khi phần tương ứng của Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với Nước thành viên hữu quan;
b) những loại trợ cấp đối với những trường hợp xảy ra sau khi phần tương ứng của Công ước này đã có hiệu lực đối với Nước thành viên hữu quan, nhưng quyền được hưởng những loại trợ cấp đó lại thuộc về những thời điểm trước khi phần tương ứng đó bắt đầu có hiệu lực.
Công ước này không được coi là xét lại bất kỳ một Công ước hiện hành nào.
1. Mọi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này cam kết rằng, trong báo cáo hàng năm về việc áp dụng Công ước theo Điều 22 của Điều lệ Tổ chức Lao động quốc tế, phải cung cấp :
a) những thông báo đầy đủ về pháp luật hoặc pháp quy có hiệu lực những quy định của Công ước này;
b) những chứng cứ về việc mình đã đáp ứng những đòi hỏi về thống kê được nêu trong :
i) các Điều 8 a), b), c) hoặc d); 15 a), b) hoặc d); 21 a) hoặc c); 27 a) hoặc d); 33 a) hoặc b); 41 a), b) hoặc d); 48 a), b) hoặc c); 55 a), b) hoặc d); 61 a), b) hoặc d), về số lượng người được bảo vệ.
ii) các Điều 44, 65, 66, hoặc 67 về mức trợ cấp;
iii) các khoản a) Đoạn 2, Điều 18 về thời gian trợ cấp ốm đau;
iv) Đoạn 2, Điều 24, về thời gian trợ cấp thất nghiệp;
v) Đoạn 2, Điều 71, về tỷ lệ số tiền đóng góp bảo hiểm của những người làm công ăn lương được bảo vệ.
Về phương pháp trình bày, các chứng cứ này phải được cung cấp càng phù hợp càng tốt với những gợi ý của Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế để nhằm đạt tới tính thống nhất tối đa.
2. Mọi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này, vào những khoảng thời gian thích hợp do Hội đồng quản trị quyết định, sẽ gửi cho Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế các bản báo cáo về tình hình và thực trạng pháp luật của mình đối với những quy định nào của mỗi một phần trong các phần từ II đến X trong Công ước này mà mình chưa ghi trong phê chuẩn hoặc trong thông báo để áp dụng Điều 4.
1. Công ước này không áp dụng đối với các thuyền viên và những đánh bắt cá; những quy định để bảo vệ cho các thuyền viên và người đánh bắt cá đã được Hội nghị Lao động quốc tế thông qua trong Công ước về An toàn xã hội cho người đi biển, 1946, và trong Công ước về Hưu bổng của người đi biển, 1946.
2. Nước thành viên có thể loại trừ các thuyền viên và người đánh bắt cá ra khỏi số người làm công ăn lương, số người trong dân số hoạt động kinh tế hoặc số người thường trú, khi số này được dùng để tính tỷ lệ phần trăm người làm công ăn lương hoặc người thường trú được bảo vệ, trong khi áp dụng một phần nào đó trong các Phần từ II đến X mà mình đã phê chuẩn.
Các Điều 78, 78 và từ 82 đến 87
Những quy định cuối cùng mẫu, trừ Điều 82, vì Điều này quy định việc bãi ước đối với Công ước “hoặc một trong những Phần từ II đến X, hoặc nhiều phần trong những phần đó”. Điều 82 cũng đã được thảo theo quy định cuối cùng mẫu về việc bãi ước.
Các Điều 80 và 81
Tuyên bố áp dụng cho các lãnh thổ phi chính quốc.
Bảng phân loại ngành tiêu chuẩn quốc tế đối với mọi hoạt động kinh tế (đã được thay thế bằng bảng phân loại mới, xem phụ lục của Công ước số 130).
Công ước 102 năm 1952 quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội
Số hiệu: | 102 |
---|---|
Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | *** |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 28/06/1952 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công ước 102 năm 1952 quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội
Chưa có Video