Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 63/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 1977

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC QUẢN LÝ GIÁ CÔNG MAY ĐO TƯ NHÂN

Tình hình giá công may đo hiện nay so với thời gian đầu mới giải phóng tăng từ 3 đến 5 lần (quần âu trước từ 3đ00 đến 3đ50, sơ mi nam bình quân 2đ00, sơ mi nữ từ 0,80 đến 1đ00). thời điểm tăng như sau:

- Tháng 10/1975 :

 + Quần âu từ 4đ00 đến 5đ00

 + Sơ mi nam từ 2đ50 đến 3đ00

 + Sơ mi nữ từ 1đ00 đến 1đ50

- Tháng 4/1976 :

 + Quẩn âu nam từ 8đ00 đến 10đ00

 + Quần âu nữ 8đ00

 + Sơ mi nam từ 6đ00 đến 8đ00

 + Sơ mi nữ 6đ00

- Tháng 9/1976 đến nay :

 + Quần âu nam, nữ từ 12,00 đến 15,00 (tư nhân)

 + Quần âu nam, nữ từ 8đ00 đến 12đ00 (tổ hợp)

 + Sơ mi nam, nữ từ 12đ00 đến 15đ00 ( tư nhân)

Trong khi đó giá công may của thương nghiệp nhà nước là:

 + Quần âu nam :

 - Sợi bông 2đ 90

 - Sợi tổng hợp 3đ 20

 + Quần âu nữ :

 - Sợi bông 2đ 20

 - Sợi tổng hợp 2đ 80

 + Sơ mi nam :

 - Sợi bông dài tay 2đ 20

 - Sợi bông ngắn tay 1đ 80

 - Sợi tổng hợp dài tay 2đ60

 - Sợi tổng hợp ngắn tay 2đ20

 + Sơ mi nữ :

 - Sợi bông dài tay 1đ80 – 1đ 90

 - Sợi bông ngắn tay 1đ70 – 1đ80

 - Sợi tổng hợp dài tay 2đ10 – 2đ20

 - Sợi tổng hợp ngắn tay 2đ00 - 2đ10

Năng suất một công nhân may bình quân 4 cái áo hoặc quần một ngày; ở khu vực tư nhân, khả năng may trung bình mỗi ngảy 3 áo hay quần. Như vậy rõ ràng năng suất của tư nhân so với thương nghiệp nhà nước thì thấp nhưng hưởng thụ lại quá cao và đấy là khâu bất hợp lý trong quá trình hình thành một cái áo hay một cái quần.

Giá công may đo như hiện nay đã ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân lao động, nhất là đối với cán bộ, công nhân viên nhà nước. Để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và từng bước cải tạo họ, đưa họ vào con đường phục vụ đúng với chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những người làm ăn cá thể thỉ trước mắt cần phải đấu tranh với những khoản thu bất hợp lý của họ, cụ thể là cần phải đấu tranh quản lý giá cả, từng bước đưa giá xuống một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực ngành nghề phục vụ tư nhân.

Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, chưa thể cùng một lúc đưa giá công may đo xuống mức độ bình thường như trước vì mạng lưới may đo của thương nghiệp nhà nước còn quá mỏng và hệ thống may đo tư nhân chưa được cải tạo. Nhưng cũng không vì thế mà để cho họ tùy tiện nâng giá; cần phải có biện pháp kéo giá xuống mức hợp lý. Do vậy, đối với ngành may đo tư nhân, cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau :

- Cho tiến hành làm đơn xin cấp giấy phép hành nghề. Trên cơ sở này nắm lại toàn bộ ngành may đo tư nhân để chuẩn bị cho bước cải tạo sau này.

- Thông qua việc cấp giấy phép hành nghề mà tập hợp giáo dục và hướng dẫn giá công may đo hạ xuống từ 30 đến 40%. Ngành may mặc của thương nghiệp quốc doanh cung cấp những phụ liệu theo khả năng hiện tại như chỉ, nút v.v… cho những người được cấp giấy phép hành nghề nhằm tạo điều kiện cho họ có thể hoạt động bình thường. Mặt khác, phải dựa vào chính quyền phường, xã để quản lý và giáo dục họ, tích cực bồi dưỡng những người có biểu hiện tiến bộ làm nồng cốt cho cuộc vận động, làm sao chuyển thành sự tự nguyện của toàn thể những người may đo đồng thanh kiến nghị rút giá xuống mức hợp lý như mức hướng dẫn trên đây.

Ngành may đo là một nghề phục vụ rất cần thiết cho xã hội, nên trước mắt, còn tạm thời duy trì trên cơ sở cá nhân nhưng tập hợp lại dưới hình thức tập thể với sự tự nguyện của họ; phải ngăn ngừa mặt tiêu cực của họ, nhưng không để họ ngừng hoạt động làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân.

Để thực hiện phương hướng trên, Quận sẽ là địa bàn chỉ đạo thống nhất và phường là đơn vị thực hiện theo kế hoạch chung của Quận. Từng phường sẽ tiến hành tổ chức giáo dục, hướng dẫn làm đơn xin phép hành nghề và thông qua đó để giám sát việc thực hiện giá công may đo sau khi các hộ may đo đã tự nguyện xin hạ giá.

Để có cơ sở giữ giá phục vụ nhân dân trong dịp tết 1978 sắp tới, các quận cần khẩn trương tổ chức thực hiện để có thể triển khai thực hiện chậm nhất vào đầu tháng 11/1977. Căn cứ theo kế hoạch chung của Quận.

 

 

Nơi gửi :
-VP Phủ Thủ tướng
-Thường trực Thành ủy
(để báo cáo)
- A.6 Dân, A,5 Xuân
- VP Bộ Nội thương
- Các Quận huyện
- Sở Thương nghiệp
- Tổng hợp (Chị Phận)
- Lưu
 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜN TRỰC





Lê Đình Nhơn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 63/CT-UB năm 1977 về quản lý giá công may đo tư nhân do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 63/CT-UB
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Lê Đình Nhơn
Ngày ban hành: 31/10/1977
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 63/CT-UB năm 1977 về quản lý giá công may đo tư nhân do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…