ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/CT-UB |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 08 năm 1983 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CHĂM SÓC CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN NGHỈ HƯU, NGHỈ MẤT SỨC
Máy năm gần đây, số cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, mất sức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều; cho đến nay đã lên đến gần hai vạn người. Trước tình hình khó khăn của đời sống chung của những người ăn lương và hưởng chế độ trợ cấp của Nhà nước thì các đồng chí nghỉ hưu, mát sức là những người khó khăn nhất – về vật chất lẫn tinh thần. Sau những năm dài cống hiến, nay tuổi đã cao sức khỏe yếu kém, việc đi lại, sinh hoạt có phần hạn chế.
Tuy vậy, đa số các đồng chí vẫn còn hăng hái tiếp tục cống hiến theo khả năng của mình. Ở nhiều địa phương các đồng chí đã phát huy vai trò của những người đi trước, gương mẫu chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, truyền lại cho các thế hệ tiếp nối những kinh nghiệm quý báu của mình. Nói chung, đã có tác dụng tốt đối với chính quyền và nhân dân địa phương. Chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị của Ban Bí thư, ý kiến chỉ đạo của Thành ủy về công tác chăm sóc cho cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, mất sức cũng như động viên các đồng chí tiếp tục phát huy, cống hiến, Uỷ ban Nhân dân thành phố lưu ý các ngành , các cấp như sau:
A. VỀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:
1. Uỷ ban Nhân dân quận huyện có trách nhiệm:
1.1. Quản lý chăm sóc về mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần cho tất cả các đồng chí nghỉ hưu, mất sức trong địa phương (qua tổ chức Đảng, chính quyền và Phòng Thương binh và xã hội).
1.2. Lập câu lạc bộ hưu trí quận huyện với cơ sở vật chất tương đối: có sách báo, phương tiện giải trí phù hợp… Trong lúc chưa có được trụ sở riêng, tạm sử dụng trong một số ngày có quy định hàng tuần tại Nhà văn hóa, Câu lạc bộ lao động…
1.3. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và đưa các phương pháp luyện tập thể dục, dưỡng sinh… để tăng cường sức khỏe (qua Uỷ ban Năm quốc tế những người già quận huyện).
1.4. Phổ biến tình hình thời sự và những vấn đề mới của chủ trương, chánh sách (mỗi tháng 1 lần).
1.5. Chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên các Uỷ ban Nhân dân phường xã, kịp uốn các thái độ kém nhã nhặn thiếu lễ độ nếu có của cán bộ công nhân viên cơ sở, thực hiện tốt việc chăm sóc đời sống của các đồng chí nghỉ hưu mất sức tại phường xã.
2. Các ban, ngành địa phương, các cơ quan, công nông lâm trường, xí nghiệp, nơi nào có cán bộ hưu trí, nơi đó phải có trách nhiệm tiếp tục chăm sóc, giúp đỡ thường xuyên về vật chất cũng như tinh thần cho các đồng chí (chánh quyền và công đoàn cần bàn cụ thể).
3. Sở Thương binh xã hội phối hợp với các Ban Tổ chức Thành ủy hết sức lưu tâm đến một số đối tượng đặc biệt (cán bộ tham gia cách mạng trước tháng 8-1945, cán bộ cao cấp, một số nhân sĩ trí thức tiêu biểu… ) để có sự giúp đõ cần thiết, kịp thời vì đây cũng là đối tượng đang có nhiều khó khăn nhất.
4. Các ban, ngành có liên quan đến đời sống của cán bộ hưu trí, mất sức (Thương binh xã hội, Uỷ ban Năm quốc tế những người già, Y tế, Lương thực , Thương nghiệp, Quản lý nhà đất, Giao thông vận tải) cần có chương trình cụ thể không chỉ trong phạm vi Năm quốc tế những người già mà cả về lâu dài để phục vu chu đáo các đồng chí hưu trí, mất sức cũng như những người lớn tuổi khác.
B. VỀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ:
1. Phụ cấp thường xuyên: Tài chánh và Ngân hàng quận huyện có trách nhiệm cấp phát phụ cấp trong 10 ngày đầu quý, dù tiền của Trung ương rót về chậm. đối với các đồng chí cách mạng lão thành cao cấp, ốm đau, tàn tật neo đơn, Phòng Thương binh và xã hội phối với quỹ tiết kiệm của từng phường xã đưa người đến cấp phát tại nhà.
2. Trợ cấp khó khăn: Thực hiện tốt việc trợ cấp khó khăn cho các đồng chí nghỉ hưu. Trong những trường hợp cần thiết, đối với một số đồng chí có nhiều cống hiến, Sở Thương binh và xã hội với với Ban Tổ chức Thành ủy nắm chắc tình hình để đề xuất trợ cấp đặc biệt.
Thanh toán các khoản tiền theo chế độ: các ngành liên quan tại địa phương (Tài chánh, Thương binh xã hội, Y tế) cần tổ chức việc thanh toán ngay các chế độ cho các đồng chí nghỉ hưu, mất sức, không để các đồng chí đi lại quá 2 lần.
2.1 Tiền thuốc chữa bệnh: ngoài thực hiện chế độ 40đ, số còn lại, vận dụng các chế độ trợ cấp các phòng y tế quận huyện cho thanh toán bổ sung (theo ngân sách quận huyện) các đơn thuốc của bệnh viện và hóa đơn của các cửa hàng dược quốc doanh.
2.2 Tiền điện nước, nhà ở: thực hiện theo quy định chung đối với cán bộ công nhân viên nhà nước tại chức.
2.3 Tiền tàu xe đi phép hàng năm: thanh toán theo chế độ quy định hiện hành.
2.4 Tiền mai táng: ngoài chế độ 1.200đ, vận dụng chế độ trợ cấp, khó khăn thanh toán bổ sung theo thực chi của Công ty Mai táng nhưng với tinh thần tiết kiệm.
Sở Quản lý nhà đất (Công ty mai táng) cần nghiên cứu thiết kế sớm các nhà hỏa táng theo yêu cầu của Câu lạc bộ hưu trí.
3. Cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm:
3.1 Sở Lương thực và Thương nghiệp phối hợp với chánh quyền địa phương nghiên cứu tổ chức 1 cửa hàng riêng cho các đồng chí nghỉ hưu, mất sức tại mỗi quận huyện (trước hết là các quận có đông cán bộ hưu trí như quận 1, 3, 11, Tân Bình, Phú Nhuận…) để các đồng chí đến mua thuận lợi.
3.2 Sở Thương nghiệp chỉ đạo thương nghiệp quận, huyện tổ chức việc cung cấp đủ 9 mặt hàng với chất lượng đảm bảo theo quy định. Khi chưa thành lập cửa hàng riêng, Uỷ ban Nhân dân quận huyện chỉ đạo phân định khu vực cung cấp và ngày cố định cung cấp để các đồng chí khỏi đi lại nhiều lần.
Ngoài 9 mặt hàng, ngành thương nghiệp phấn đấu bán thêm một số mặt hàng cần thiết khác theo giá đảm bảo kinh doanh.
Đối với các đồng chí nghỉ hưu trên 60 tuổi, ngành thương nghiệp bán thêm cho mỗi đồng chí 1 hợp sữa, ½ kg đường (theo giá đảm bảo kinh doanh).
3.3 Sở Lương thực chịu trách nhiệm tổ chức bán đủ gạo với chất lượng tốt cho các đồng chí nghỉ hưu trong 10 ngày đầu tháng (nếu không có gạo tốt phải chà gạo trước khi bán). Khi chưa thành lập cửa hàng riêng, từng điểm bán gạo nắm chắc danh sách người nghỉ hưu, mất sức mua gạo tại điểm mình để có kế hoạch đảm bảo phục vụ.
Đối với các đồng chí cán bộ lão thành, cao cấp, ốm đau, tàn tật neo đơn, điểm bán gạo phải tổ chức đưa gạo đến bán tận nhà.
4. Về nhà ở: Trong tình hình khó khăn của vấn đề nhà cửa hiện nay, ngành Thương binh và xã hội và Nhà đất cần nắm lại tình hình, phân loại và cố gắng giải quyết một số trường hợp cần thiết và bức bách. Còn nói chung, động viên các đồng chí nghỉ hưu ăn ở sinh hoạt với con cháu, trước mắt thành phố chưa có khả năng giải quyết đầy đủ được.
Hàng năm từng quận huyện cần dành một số vật liệu xây dựng cần thiết để phân phối cho các đồng chí sửa chữa, chống dột khi thực sự có yêu cầu.
5. Sinh hoạt tinh thần:
5.1 Sinh hoạt tình hình, phổ biến chủ trương: ngoài trách nhiệm của cấp Uỷ và chánh quyền địa phương, đề nghị Ban Tuyên huấn Thành ủy chịu trách nhiệm phổ biến thêm những vấn đề cần thiết như từ trước đến nay đối với các đồng chí cách mạng lão thành, cao cấp và các nhân sĩ, trí thức tiêu biểu.
5.2 Mua báo chí: đề nghị Báo Sài gòn Giải phóng đảm bảo đủ báo cho yêu cầu đặt mua của cán bộ nghỉ hưu. Riêng đối với các đồng chí cách mạng lão thành, cao cấp, nhân sĩ trí thức tiêu biểu, Sở Thương binh và xã hội lập danh sách, dự trù kinh phí làm việc với cơ quan phát hành báo đưa tận nhà cho mỗi đồng chí 1 tờ báo Sài gòn Giải phóng.
5.3 Sở Thương binh và xã hội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Lịch sử Đảng tạo điều kiện để các đồng chí hưu trí tiêu biểu đi nói chuyện, viết lại quá trình chiến đấu. Chọn lọc và xuất bản. Cần áp dụng chế độ thù lao thích đáng.
5.4 Câu lạc bộ hưu trí của thành phố (41 Nguyễn Đình Chiểu) đã quá chật so với số hội viên. Đề nghị Sở Quản lý nhà đất thu xếp cho Câu lạc bộ một trụ sở rộng hơn, có chỗ sinh hoạt và ngoài trời cho trên 1.000 hội viên, hoặc cấp thêm 1 nhà nữa để hình thành Câu lạc bộ thứ 2.
5.5 Về kinh phí:
Đề nghị Sở Thương binh và xã hội, Sở Tài chánh, Ban Tổ chức Thành ủy cùng các Uỷ ban nhân dân quận huyện nghiên cứu thống nhất các chế độ và lập dự trù hàng năm để cân đối ngân sách do Sở Tài chánh thống nhất quản lý và trình Thường trực Uỷ ban Nhân dân thành phố thông qua.
Để thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, mất sức, vì nghĩa vụ của chúng ta đối với những người đi trước, Uỷ ban Nhân dân thành phố yêu cầu Ủy ban Nhân dân các cấp, thủ trưởng các ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt chỉ thị này.
Sở Thương binh và xã hội thường xuyên liên hệ với Ban Tổ chức Thành ủy, Câu lạc bộ hưu trí thành phố và các ban ngành địa phương để nắm tình hình, báo cáo hàng tháng và kiến nghị với Uỷ ban Nhân dân thành phố những vấn đề cần thiết để chỉ đạo.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 38/CT-UB năm 1983 về việc chăm sóc cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, nghỉ mất sức do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 38/CT-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Lê Đình Nhơn |
Ngày ban hành: | 25/08/1983 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 38/CT-UB năm 1983 về việc chăm sóc cán bộ công nhân viên nghỉ hưu, nghỉ mất sức do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video