BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG |
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 37-CT/TW |
Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2019 |
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW, ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực. Nhận thức của các cấp, các ngành về xây dựng quan hệ lao động được nâng lên, pháp luật về lao động và quan hệ lao động trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện và cụ thể hóa các cam kết quốc tế về tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động. Công tác quản lý nhà nước về lao động được củng cố và phát triển. Hoạt động của tổ chức công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động có sự đổi mới, từng bước đi vào thực chất, tích cực phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên trong quan hệ lao động; số lượng tranh chấp lao động tập thể, đình công trong doanh nghiệp giảm rõ rệt. Những kết quả trên đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại. Nhiều nơi, chủ doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, nhất là về bảo hiểm, tiền lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Tranh chấp lao động tập thể, đình công, khiếu kiện không theo trình tự thủ tục pháp luật còn phát sinh và diễn biến phức tạp. Đối thoại, thương lượng giữa đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động vẫn còn hình thức, chưa thực chất. Một bộ phận công đoàn tại doanh nghiệp năng lực đối thoại, thương lượng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động còn hạn chế. Quản lý nhà nước về lao động, vai trò hỗ trợ phát triển về quan hệ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Việc thể chế hóa, triển khai thực hiện một số nội dung quan hệ lao động theo các cam kết quốc tế chưa đầy đủ. Đời sống của một bộ phận người lao động còn khó khăn, dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng, kích động.
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên chủ yếu do một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chưa coi trọng việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, lãnh đạo, chỉ đạo chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt. Quản lý nhà nước về quan hệ lao động đã được triển khai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế. Nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn chậm được đổi mới. Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng thiếu chặt chẽ. Nguồn lực đầu tư triển khai một số chính sách hỗ trợ phát triển quan hệ lao động còn hạn chế. Một bộ phận người lao động bị đối tượng xấu lôi kéo, kích động, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, gây bất ổn về kinh tế, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Để tiếp tục xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong bối cảnh mới, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; coi đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, có vai trò quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, tạo sự đồng thuận trong tổ chức triển khai thực hiện. Chú trọng phát huy các phương tiện truyền thông để định hướng, vận động, tập hợp người lao động, người sử dụng lao động trong xây dựng quan hệ lao động; kịp thời ngăn chặn, phản bác các thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ lao động và an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động
2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ lao động
- Hoàn thiện pháp luật lao động, công đoàn. Luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, bảo đảm tuân thủ Hiến pháp, phù hợp với thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta, tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
- Hoàn thiện cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động về việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc và các chế độ phúc lợi; mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương.
- Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong các hoạt động đối thoại, thẩm vấn, thực hiện dân chủ cơ sở tại doanh nghiệp và việc thương lượng, ký kết, thực thi các thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
- Hoàn thiện các cơ chế, thiết chế và quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, bảo đảm các tranh chấp lao động được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả, đúng pháp luật.
- Củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về quan hệ lao động từ Trung ương đến địa phương theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động (Trung ương và địa phương) phải bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý tổ chức đại diện người lao động và quản lý, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra về lao động. Đổi mới nội dung và phương thức thanh tra, kiểm tra để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, giảm thiểu các tranh chấp, xung đột, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Xử lý nghiêm minh các vi phạm liên quan đến lao động và quyền lợi hợp pháp của người lao động.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Tiền lương quốc gia và Ủy ban Quan hệ lao động để thực hiện tốt hơn chức năng tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về mức lương tối thiểu và xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
- Quản lý chặt chẽ tổ chức đại diện người lao động từ việc thành lập, hoạt động, bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, bộ tiêu chí đánh giá quan hệ lao động ở các doanh nghiệp; tăng cường phối hợp, tích hợp thông tin dữ liệu giữa các cơ quan liên quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động. Tổ chức tốt công tác thông tin, dự báo, kết nối cung - cầu và phát triển thị trường lao động để các bên có cơ sở đối thoại, thương lượng.
- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người lao động, công trình phúc lợi xã hội, các thiết chế công đoàn, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động
- Đổi mới hoạt động của các cấp công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; làm tốt chức năng đại diện công đoàn trong đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Coi trọng tuyên truyền, vận động và phát triển đoàn viên công đoàn tại doanh nghiệp; thu hút người lao động và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp tham gia vào hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo hướng xây dựng công đoàn thực sự là tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động; lấy sự hài lòng của người lao động là thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn.
- Rà soát, sửa đổi cơ chế quản lý tài chính nguồn kinh phí công đoàn theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
- Thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên, cán bộ công đoàn và tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.
4. Thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể
Cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động phải quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể bảo đảm thực chất. Thúc đẩy thương lượng, thỏa thuận về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khuyến khích khác trong thỏa ước lao động tập thể, hoặc trong quy chế của doanh nghiệp. Mở rộng đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước tập thể cấp ngành và nhóm doanh nghiệp.
5. Giải quyết tốt tranh chấp lao động và đình công
- Rà soát, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, bảo đảm các tranh chấp lao động phải được giải quyết kịp thời, đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật; phát huy vai trò của thiết chế hòa giải, trọng tài lao động trong hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, ngăn ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động.
- Nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo pháp luật, giải quyết hài hòa lợi ích các bên.
- Thí điểm mô hình giải quyết tranh chấp lao động với việc bố trí một số hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động chuyên trách tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm theo hướng vừa thực hiện giải quyết tranh chấp, vừa hỗ trợ phát triển quan hệ lao động; có chế độ khuyến khích người có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín tham gia làm hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động.
- Việc giải quyết tranh chấp lao động, đình công phải bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự xã hội; xử lý nghiêm những đối tượng lợi dụng, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động gây rối an ninh, trật tự.
- Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch và giải pháp cụ thể thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này.
- Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ hằng năm báo cáo Ban Bí thư.
|
T/M BAN BÍ THƯ |
Chỉ thị 37-CT/TW năm 2019 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Số hiệu: | 37-CT/TW |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Ban Chấp hành Trung ương |
Người ký: | Trần Quốc Vượng |
Ngày ban hành: | 03/09/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 37-CT/TW năm 2019 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Chưa có Video