ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/CT-UB |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 08 năm 1980 |
CHỈ THỊ
VỀ
QUẢN LÝ CHẶT CHẼ BIÊN CHẾ LAO ĐỘNG VÀ QUỸ TIỀN LƯƠNG THUỘC KHU VỰC NHÀ NƯỚC CỦA
THÀNH PHỐ
(Thi hành chỉ thị 184/TTg ngày 6-6-1980 của Thủ tướng Chính phủ)
Để chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị số 184/TTg ngày 6-6-1980 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chặt chẽ biên chế các cơ quan Nhà nước, Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ thị cho các ngành, các cấp thực hiện những những nhiệm vụ cấp bách về quản lý lao động, tiền lương của thành phố trong thời gian sắp tới như sau:
1) Đối với khu vực sản xuất kinh doanh:
– Giảm tỷ lệ lao động gián tiếp sản xuất, bảo đảm tỷ lệ này không vượt 12% (đối với các đơn vị sản xuất, xây dựng, vận tải) và không vượt 8% đối với các đơn vị kinh doanh, (thương nghiệp, vật tư, ngoại thương, du lịch, cung ứng tàu biển). Tổng số lao động gián tiếp phải tính từ bộ máy (phòng, ban) của Liên hiệp các xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp, công ty đến các xí nghiệp, xưởng cửa hàng, trạm, trại trực thuộc.
– Thực hiện đúng chỉ tiêu kế hoạch lao động và quỹ tiền lương năm 1980 do Ủy ban Nhân dân thành phố giao cho các sở, ngành và quận, huyện.
– Các sở, ngành, Ủy ban Nhân dân quận, huyện chỉ đạo các đơn vị kinh tế trực thuộc xây dựng kế hoạch mở rộng thêm sản xuất kinh doanh ngoài kế hoạch pháp lệnh (sản xuất phụ, chuyển mặt hàng phù hợp với khả nawg tự giải quyết vật tư, nguyên liệu và ký kết hợp đồng gia công với các khách hàng, mở rộng thu mua và bán lại theo giá bỏa đảm kinh doanh…). Nếu sản xuất, kinh doanh ngoài kế hoạch mà bảo đảm bù đắp lại được chi phí sản xuất, chi phí lưu thông mà đơn vị sản xuất kinh doanh được phép sử dụng quỹ tiền lương đã hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông của phần sản xuất kinh doanh ngoài kế hoạch pháp lệnh để trả lương hằng tháng cho người lao động theo nguyên tắc kết hợp đúng đắn ba lợi ích (của Nhà nước, tập thể và cá nhân người lao động). Số lao động tham gia sản xuất – kinh doanh ngoài kế hoạch pháp lệnh được hưởng đầy đủ các quyền lợi vật chất (được cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động v.v..) và các quyền lợi về chính trị, văn hóa theo chính sách, chế độ của Nhà nước.
Ngân hàng thành phố có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh tế được rút quỹ tiền lương thực chi để đáp ứng yêu cầu sản xuất – kinh doanh ngoài kế hoạch pháp lệnh nêu trên.
2) Đối với khu vực sự nghiệp:
– Chỉ tiêu kế hoạch lao động tiền lương năm 1980 không tăng và có giảm cho hợp lý với khối lượng công tác thiết thực và giảm đúng theo mức chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 1980 đối với các ngành: phục vụ công cộng và phục vụ sinh hoạt (Công viên cây xanh, vỉa hè, chiếu sáng, vệ sinh, cống rãnh thoát nước, phục vụ mai táng, quản lý nhà); thương binh xã hội; thể dục thể thao; văn hóa nghệ thuật, thông tin, truyền thanh; khoa học và phục vụ khoa học.
– Đối với ngành y tế (các bệnh viện, phóng khám), ngành giáo dục (các trường mẫu giáo, phổ thông, trung cấp, nghiệp vụ), giữ trẻ, điều chỉ tiêu kế hoạch 1980 tương ứng với điều kiện cho phép về xây dựng thêm bệnh viện, phóng khám, trường học, nhà trẻ, tăng thêm giường bệnh, lớp học, chỗ giữ trẻ, và có nguồn cán bộ nghiệp vụ đã thông qua đào tạo (bác sĩ, y sĩ, y tá, giáo viên, cô nuôi dạy trẻ) và khớp với chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 1980. Đối với kế hoạch đào tạo trnng cấp, sơ cấp và công nhân kỹ thuật phải tính toán sát với yêu cầu thiết thực, ra trường được sử dụng ngay đúng ngành nghề. Giao chỉ tiêu lao động cho các ngành này theo đúng tiêu chuẩn định mức biên chế Nhà nước quy định.
3) Đối với khu vực quản lý Nhà nước:
– Tạm hoãn việc thành lập mới các phòng, ban ở cơ quan sở, ban, ngành thành phố và ở quận, huyện. Có yêu cầu công tác thì giao thêm nhiệm vụ cho các phòng, ban sẵn có. Nếu xét thấy hết sức cần thiết thì lập tổ hoặc bộ phận công tác chuyên trách trực thuộc với lãnh đạo hoặc ghép vào phòng, ban nào có quan hệ công tác nhiều nhất.
– Từ nay đến cuối năm 1980, giảm biên chế và quỹ tiền lương khu vực quản lý Nhà nước khớp với chỉ tiêu Hội đồng Chính phủ giao cho thành phố. Đến kế hoạch năm 1981 phấn đấu giảm biên chế để bảo đảm thực hiện đúng tiêu chuẩn định mức do Hội đồng Chính phủ quy định.
4) Đối với các tổ chức mà quỹ lương do nguồn vốn và kinh phí khác đài thọ:
– Soát xét lại biên chế các cwo quan làm công tác cải tạo công thương nghiệp và cải tạo nông nghiệp, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch 1980, theo hướng giảm biên chế cho thật tinh gọn, trọng chất hơn lượng.
– Đối với biên chế lao động của Ban Kinh tế mới thành phố, quận, huyện, trước mắt tạm giữ nguyên chỉ tiêu kế hoạch 1980 về lao động và quỹ tiền lương Ủy ban Nhân dân thành phố đã giao. Kế hoạch 1981 sẽ giảm chỉ tiêu biên chế hành chính 10 -15% từ cấp thành phố đến quận, huyện; các loại biên chế khác cũng tính toán lại cho thích hợp theo tinh thần tiếp tục tinh giản tổ chức, giảm nhẹ biên chế hành chính và gián tiếp.
– Đối với Lực lương Thanh niên Xung phong, hướng sắp tới là phát triển lực lượng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khai hoang xây dựng mới của thành phố và của các ngành Trung ương ở các tỉnh miền Đông. Cần soát xét lại biên chế, bộ khung cán bộ cho hợp lý trên nguyên tắc tinh giản. Lực lượng Thanh niên Xung phong hạch toán lấy thu bù chi, tiến tới hạch toán kinh tế toàn diện vào năm 1981.
– Đối với các Hội quần chúng, Công ty dịch vụ kỹ thuật, Trung tâm nghiên cứu dịch thuật và các đơn vị sự nghiệp kiến thiết kinh tế khác đều phải tinh giản một cách thích hợp.
– Các tổ chức kinh tế tập thể do kinh phí ngành đài thọ (trích % từ hợp tác xã, tổ hợp... lên) như Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp thành phố và quận, huyện. Ban quản lý Hợp tác xã tiêu thụ - mua bán thành phố và quận, huyện v.v… Trường hợp mức trích % không đủ thì ngân sách thành phố trợ cấp thêm. Ủy nhiệm cho Ban Tổ chức chánh quyền xét ấn định mức biên chế tối đa và quỹ tiền lương hàng năm bảo đảm mức tương quan chung của thành phố và trên nguyên tắc tinh giản tổ chức, giảm nhẹ biên chế hành chính, gián tiếp. Ủy nhiệm cho Sở Tài chánh xét ấn định mức trợ cấp, nếu xét cần.
5) Một số vấn đề áp dụng chung cho tất cả các tổ chức thuộc thành phố:
– Tạm hoãn việc tuyển dụng người mới ngoài xã hội vào các cơ quan hành chính và sự nghiệp (kể cả bộ máy hành chính gián tiếp trong các đơn vị sản xuất kinh doanh). Nơi nào thiếu biên chế hoặc đối với cơ quan mới thành lập sẽ điều chỉnh từ nơi thừa sang nơi thiếu.
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh còn thiếu lao động thì trước hết cũng giải quyết bằng cách điều chỉnh từ nơi thừa sang nơi thiếu; sau khi thực hiện điều chỉnh nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất – kinh doanh thì Sở lao động có trách nhiệm xem xét và cho phép tuyển lao động. (Việc xét duyệt cho phép tuyển dụng phải làm thật chặt chẽ).
Do yêu cầu cần thiết, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cơ quan nghiên cứu thử nghiệm khoa học kỹ thuật, trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch biên chế lao động và quỹ tiền lương, được tuyển trí thức tại chỗ có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước vào các công tác thích hợp với trình độ khả năng, nghề nghiệp, tuyển những kỹ thuật viên lành nghề, công nhân kỹ thuật lành nghề mà đơn vị đó yêu cầu.
– Đối với số lao động dôi ra (đã điều chỉnh sắp xếp từ nơi thừa sang nơi thiếu mà vẫn còn dôi ra) so với chỉ tiêu điều chỉnh kế hoạch 1980, các ngành, các quận, huyện, các đơn vị tự tổ chức đưa đi sản xuất nông lâm nghiệp hoặc sản xuất tự túc, hoặc tổ chức sản xuất ngoài kế hoạch pháp lệnh và tiếp tục đài thọ lương từ 3 tháng đến 6 tháng (theo 1 quỹ lương riêng) trong lúc công việc lao động sản xuất mới chưa thu nhập được để lấy thu bù chi.
– Trong diện dôi ra có số người còn đang hợp đồng, tạm tuyển thì giải quyết theo các hướng: số còn trẻ chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ gởi đi đào tạo dài hạn các ngành nghề thích hợp mà thành phố có yêu cầu, theo chính sách chế độ đã đào tạo hiện hành của Nhà nước; giáo dục động viên số còn đang tuổi đi nghĩa vụ quân sự, xung vào lực lượng thanh niên xung phong, chuyển bổ sung lực lượng lao động cho các nông trường quốc doanh, khai thác lâm sản, khai hoang xây dựng khu kinh tế mới; số còn lại nghỉ việc để anh chị em này trở về địa phương tham gia lao động sản xuất theo sự sắp xếp công ăn việc làm của chính quyền phường, xã, quận, huyện.
– Tạm hoãn việc xin hoặc tiếp nhận số cán bộ công nhân viên ở các tỉnh, thành phố khác và ở cơ quan Trung ương vào biên chế lao dộng của thành phố (loại trừ trường hợp cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ do Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hội đồng Chánh phủ, các Bộ, Tổng cục điều động tăng cường cho thành phố). Hết sức hạn chế việc tiếp nhận bộ đội chuyển ngành, chỉ tiếp nhận trong những trường hợp hết sức cần thiết cho yêu cầu công tác.
– Tạm hoãn chưa tiếp nhận học sinh trung cấp và sơ cấp chuyên nghiệp từ các trường của các ngành Trung ương về thành phố. Thành phố tự đào tạo lấy theo yêu cầu thiết thực của địa phương. Chỉ tiếp nhận học sinh tốt nghiệp đại học do các ngành Trung ương phân phối về theo yêu cầu thiết thực của thành phố.
– Về phân phối học sinh tốt nghiệp ra trường: căn cứ vào yêu cầu sản xuất và công tác mà bố trí sử dụng đúng ngành nghề đào tạo; tất cả học sinh tốt nghiệp đại học và trung học chuyên nghiệp đều phải được phân phối về các cơ sở sản xuất kinh doanh, sự nghiệp của Nhà nước và các hợp tác xã nông lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, không được bố trí ngay về bộ máy cơ quan sở, ban, ngành thành phố. Đối với những ngành có thừa lao động, không thể bố trí hết số học sinh trung cấp, sơ cấp do ngành đào tạo thì báo cho Ban Tổ chức chánh quyền và Sở Lao động để điều phối cho các ngành khác và quận, huyện. Trường hợp không sử dụng hết sẽ cho về tham gia lao động ở các hợp tác xã, tổ hợp, tập đoàn sản xuất…
– Số cán bộ công nhân viên chức đã đến tuổi hưu trí theo chính sách chế độ, thì tiến hành làm các thủ tục cho các đồng chí được nghỉ hưu theo quy định hiện hành của Nhà nước.
– Số cán bộ công nhân viên chức đau bệnh, kém sức, mất sực thì giải quyết cho đi trị bệnh, dưỡng bệnh; sau khi phục hồi sức khỏe, bố trí công tác phù hợp với sức khỏe hoặc cho nghỉ dài hạn vì đau bệnh, mất sức theo quy đinh hiện hành của Nhà nước về chế độ bảo hiểm xã hội.
– Đối với số cán bộ công nhân viên lâu nay nghỉ chờ việc hoặc nghỉ việc nhưng vẫn lãnh lương hàng tháng, các ngành các quận, huyện, các đơn vị kinh tế và sự nghiệp phải soát xét lại, giải quyết cho dứt điểm hoặc bố trí công tác lại, hoặc cho nghỉ hưu, nghỉ mất sức theo chế độ bảo hiểm xã hội.
6) Phân công việc tổ chức thực hiện:
– Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm vạch ra kế hoạch và tổ chức thực hiện chỉ thị này của Ủy ban Nhân dân thành phố một cách nghiêm chỉnh và khẩn trương theo nội dung chính sau đây:
– Soát xét lại các tổ chức thực hiện có, đề xuất phương án tổ chức lại cho phù hợp với nhiệm vụ được giao, giảm dần đầu mối trung gian. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm cho từng tổ chức, từng người.
– Vạch các phương án sản xuất kinh doanh ngoài chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao theo phương thức “lấy thu bù chi” nhằm sử dụng cho hết số lao động dôi ra của các đơn vị trực thuộc.
– Điều chỉnh bố trí lại hợp lý đội ngũ cán bộ phù hợp trình độ năng lực theo hướng ổn định lâu dài và xúc tiến việc kiện toàn cơ sở, phường xã, ngành ở quận, huyện. Đồng thời điều phối và giải quyết số lao động dôi ra theo tinh thần chỉ thị này, bảo đảm thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu lao động và quỹ tiền lương được Ủy ban Nhân dân thành phố giao năm 1980.
– Báo cho Ban Tổ chức chánh quyền và Sở Lao động biết số lao động trong biên chế chính thức dôi ra và số học sinh sẽ ra trường trong năm 1980 mà ngành và địa phương không tự giải quyết được để có kế hoạch điều động cho các nhu cầu khác.
– Ủy ban Kế hoạch thành phố tổng hợp và cân đối trình Ủy ban Nhân dân thành phố xét duyệt điều chỉnh chỉ tiêu lao động và quỹ tiền lương chính thức năm 1980 cho các ngành và quận, huyện; trong đó có chỉ tiêu lao động tiền lương thuộc phần sản xuất – kinh doanh ngoài kế hoạch pháp lệnh để làm căn cứ cho các ngành ngân hàng, lương thực, thương nghiệp giải quyết việc cho vay vốn, rút tiền mặt trả lương, phân phối lương thực và nhu yếu phẩm.
– Sở Lao động có trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc tuyển dụng lao động mới, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện đúng tỷ lệ lao động gián tiếp sản xuất đã quy định cho các đơn vị sản xuất kinh doanh (phối hợp với Ban Tổ chức chánh quyền) và chấp hành nghiêm túc chế độ trả lương cho lao động ngừng việc, nghỉ việc, chờ việc theo quy định của Nhà nước; tổ chức tốt việc điều phối lao động dôi ra ở khu vực sản xuất mà các ngành, các cấp không tự giải quyết được.
– Ban Tổ chức chánh quyền thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện đúng chỉ tiêu biên chế lao động và quỹ tiền lương của khu vực không sản xuất vật chất mà Ủy ban Nhân dân thành phố đã giao; cùng với các sở, ngành, Ủy ban Nhân dân quận, huyện nghiên cứu trình Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định cải tiến tổ chức bộ máy của các ngành, các quận, huyện, giảm bớt đầu mối trung gian và triển khai việc phân công phân cấp cho quận, huyện, phường, xã; nắm lại số học sinh chuyên nghiệp của thành phố sẽ ra trường trong năm 1980 và 1981 để có kế hoạch phân phối sử dụng một cách hợp lý; kiểm tra việc thực hiện chủ trương giảm tỷ lệ lao động gián tiếp sản xuất ở các đon vị sản xuất, kinh doanh (phối hợp với Sở Lao động) và giảm tỷ lệ biên chế hành chánh ở các cơ quan sự nghiệp; tổ chức việc điều phối số lao động dôi ra giữa các cơ quan thuộc khu vực không sản xuất vật chất, phối hợp với Sở Lao động điều phối lao động từ khu vực không sản xuất vật chất sang khu vực sản xuất vật chất, Ban tổ chức chánh quyền cần hướng dẫn các ngành, các cấp triển khai thực hiện nghị định số 217/CP ngày 8-6-1979 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công, chế độ phục vụ nhân dân.
– Sở Công an, Ban Tổ chức chánh quyền và Sở Lao động phối hợp chặt chẽ để chấp hành tốt chủ trương tạm hoãn việc tiếp nhận cán bộ, công nhân viên các cơ quan, đơn vị, ngành Trung ương vào biên chế của thành phố như đã nêu ở điểm 5 chỉ thị này. (Trong những trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố mới được tiếp nhận).
– Ban Tổ chức chánh quyền và Sở Lao động xét công nhận số lao động dôi ra chờ điều phối công tác ở từng ngành, địa phương để Sở Tài chánh và Ngân hàng thành phố tiếp tục cấp phát tiền lương theo một quỹ lương riêng trong thời hạn không quá 6 tháng (Ban Tổ chức chánh quyền phụ trách giải quyết cho các đơn vị hành chánh, sự nghiệp; Sở Lao động phụ trách giải quyết cho các đơn vị sản xuất kinh doanh). Những cán bộ công nhân viên chức không chấp hành sự điều động của tổ chức mà không có lý do chính đáng phải được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.
– Các cơ quan Tài chánh, Ngân hàng thành phố và quận, huyện chỉ xét cấp phát và cho rút tiền lương theo đúng chỉ tiêu kế hoạch biên chế lao động và quỹ tiền lương chính thức năm 1980 do Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định và theo các thông báo bổ sung của Ủy ban Kế hoạch và Ban Tổ chức chánh quyền thành phố về biên chế và quỹ tiền lương trong phạm vi được Ủy ban Nhân dân thành phố ủy quyền.
- Chi cục thống kê có trách nhiệm kiện toàn mạng lưới thống kê, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên thống kê, bảo đảm tổng hợp báo cáo thống kê đầy đủ, chính xác, đùng hạn tình hình lao động – tiền lương toàn thành phố theo biểu mẫu và định kỳ gởi về Ủy ban Nhân dân thành phố và đồng gởi cho các cơ quan chức năng tổng hợp của thành phố (Ủy ban Kế hoạch, Ban Tổ chức chánh quyền, Sở Tài chánh, Ngân hàng, Sỏ Lao động).
Tổ chức thực hiện tốt chỉ thị này là một bước quan trọng nhằm khắc phục tình trạng tổ chức bộ máy cồng kềnh, biên chế hành chánh và bộ máy gián tiếp sản xuất còn nặng nề, đồng thời chuẩn bị thực hiện chủ trương của Nhà nước về cải tiến quản lý, tổ chức và biên chế trong những năm tới.
Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, huyện cần có kế hoạch, biện pháp cụ thể triển khai thực hiện tốt chỉ thị này trong ngành, địa phương mình, và hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban Nhân dân thành phố.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 30/CT-UB năm 1980 về quản lý chặt chẽ biên chế lao động và quỹ tiền lương thuộc khu vực nhà nước của thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 30/CT-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 02/08/1980 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 30/CT-UB năm 1980 về quản lý chặt chẽ biên chế lao động và quỹ tiền lương thuộc khu vực nhà nước của thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video