THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2004/CT-TTg |
Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2004 |
Trong những năm qua, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn nước ta, sản xuất nông nghiệp đã đạt được thành tựu to lớn, góp phần tăng tổng sản phẩm trong nước, bảo đảm an ninh lương thực, phát triển công nghiệp và xuất khẩu, góp phần quan trọng cải thiện đời sống nhân dân.
Cùng với sự nỗ lực của nhân dân, Nhà nước đã giành nguồn đầu tư đáng kể để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới phương thức sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, đầu tư thiết bị, máy móc, điện, thuốc bảo vệ thực vật..., ngày càng cải thiện điều kiện lao động trong sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với lao động nông nghiệp cũng đã xảy ra và gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Nguyên nhân là do lao động trong nông nghiệp chưa được tuyên truyền, hướng dẫn, huấn luyện kỹ về tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật và các biện pháp phòng ngừa; các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức kinh doanh chưa làm hết trách nhiệm theo quy định pháp luật.
Để phòng ngừa và khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm môi trường sản xuất nông nghiệp ngày càng tốt hơn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, các ngành, đoàn thể, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện ngay một số việc sau đây:
a) Từ nay đến hết năm 2005, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, bổ sung, hoàn thiện và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành các văn bản pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn Công ước số 184 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
b) Các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Thuỷ sản rà soát, bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm sử dụng thiết bị, máy móc, hoá chất cho phù hợp với tình hình phát triển của ngành nông nghiệp; xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam về trang bị bảo hộ lao động bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
c) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, Ban, ngành tại địa phương có biện pháp cụ thể khuyến khích cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động nói chung và trong nông nghiệp nói riêng.
2. Tăng cường công tác phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong sản xuất nông nghiệp:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng chống mối mọt, côn trùng, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam xây dựng Chương trình hành động về an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và bổ sung Chương trình này vào Chương trình hành động quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan tăng cường quản lý nhà nước, quản lý các hoạt động an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
a) Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan truyền thông, tổ chức thông tin, tuyên truyền thường xuyên, nêu gương những điển hình tốt, phê phán những cơ sở và cá nhân chưa làm tốt về an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, ngành và Hội Nông dân Việt Nam kết hợp các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường với hoạt động an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng chương trình, tài liệu khoa học về an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp trong hệ thống giáo dục, đào tạo.
d) Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí cho các hoạt động về an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp cho các Bộ, ngành và địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
đ) ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Ban, ngành tại địa phương phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và xã hội, đặc biệt là Hội Nông dân Việt Nam xây dựng phong trào nông dân thực hiện an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất, bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng đến tận tuyến huyện, xã; tổ chức tập huấn về an toàn - vệ sinh lao động cho nông dân, trước hết là trong các làng nghề, các trang trại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều lao động.
4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp:
Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tranh thủ nguồn viện trợ của các Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ cho việc đào tạo, huấn luyện, học tập kinh nghiệm, trợ giúp kỹ thuật và tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển bền vững ở nước ta.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp chỉ đạo thanh tra chuyên ngành phối hợp với ủy ban nhân dân các cấp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các thiết bị, máy móc, điện và thiết bị điện, thuốc bảo vệ thực vật,...; kiên quyết xử lý, kể cả đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng.
a) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chỉ thị này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động Việt Nam, các Hội nghề nghiệp có liên quan tổ chức thực hiện Chỉ thị này.
|
Phạm Gia Khiêm (Đã ký) |
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
|
No. 20/2004/CT-TTg |
|
DIRECTIVE
ON ENHANCING THE DIRECTION AND ORGANIZATION OF OBSERVANCE OF LABOR SAFETY AND SANITATION IN AGRICULTURAL PRODUCTION
Over the recent years, thanks to the agricultural and rural industrialization and modernization in our country, the agricultural production has witnessed great achievements, thus contributing to the increase of gross domestic product, the assurance of food security and the development of industry and export, and importantly contributing to the improvement of people's life.
Together with the people's efforts, the State has earmarked sizable investment capital for construction of infrastructure, renewal of production modes, application of new technologies, investment in equipment, machinery, electricity, plant protection drugs, etc., thus further improving working conditions in agricultural production. However, labor accidents and occupational diseases have still happened to agricultural laborers, causing serious consequences. This is attributed to the fact that agricultural laborers have not yet been carefully propagated, guided and trained in technical standards, processes and rules as well as preventive measures; and the ministries, branches, administrations of all levels and business organizations have failed to fulfill their law-prescribed responsibilities.
In order to prevent and remedy labor accidents and occupational diseases, and make the agricultural production environment better and better, the Prime Minister hereby requests the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, branches as well as mass organizations and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities to promptly carry out the following tasks:
1. To continue perfecting legal documents related to labor safety and sanitation in agricultural production:
a/ From now till the end of 2005, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health, the Ministry of Industry and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall review, supplement, finalize and promulgate according to their respective competence or submit to the Government and the Prime Minister for examination and promulgation legal documents on labor safety and sanitation in agricultural production; the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the relevant ministries and branches and Vietnam Confederation of Labor, Vietnam Peasants' Association, Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam Union of Cooperatives in, studying and submitting to the competent authorities for ratification Convention No. 184 of the International Labor Organization (ILO) on labor safety and sanitation in agricultural production.
b/ The Ministry of Science and Technology, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Health, the Ministry of Industry and the Ministry of Fisheries shall review, supplement and amend the standards, processes and rules on the use of equipment, machinery and chemicals to make them suitable to the agricultural development; formulate the Vietnamese standards on labor protection outfits to ensure labor safety and sanitation in agricultural production.
...
...
...
2. To enhance the prevention of labor accidents and occupational diseases in agricultural production
- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the relevant ministries and branches in, elaborating documents guiding measures to ensure safety in production, trading in and use of plant protection drugs, veterinary drugs, fertilizers, livestock feeds, termiticide, insecticide and biological products in service of cultivation and husbandry; coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance, Vietnam Confederation of Labor, Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Vietnam Union of Cooperatives, Vietnam Peasants' Association in working out the program of action on labor safety and sanitation in agricultural production and incorporate this program in the national program of action on labor safety and sanitation, fire and explosion prevention and fight.
- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the relevant ministries and branches in, enhancing the State management and the management over labor safety and sanitation in agricultural production.
3. To step up the work of information, propagation and dissemination in order to raise the awareness of employers and laborers in agricultural production about the law provisions, technical standards, processes and rules and measures to prevent labor accidents in the use of machinery, equipment, plant protection drugs in agricultural production:
a/ The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Television Station of Vietnam, the Radio Voice of Vietnam and the relevant ministries and branches in, directing the media agencies to organize the regular information and propagation activities, laud good models, criticize establishments and individuals that fail to well ensure labor safety and sanitation in agricultural production.
e/ The People's Committees of
the provinces and centrally-run cities shall direct the local departments and
branches to coordinate with socio-political organizations and social
organizations, especially Vietnam Peasants' Association, in launching the movement
for peasants' observance of labor safety and sanitation in production and the
protection of environment and community's health in districts and communes;
organizing training courses on labor safety and sanitation for peasants, first
of all those in craft villages, farms, small- and medium-sized enterprises
which employ large number of laborers. ... ... ... The ministries, branches and the
People's Committees of the provinces and centrally-run cities should make full
use of aids of foreign governments and non-governmental organizations for the
training, experiment exchange, technical assistance and propagation to raise
awareness about labor safety and sanitation in agricultural production, thus
contributing to the materialization of the strategy on sustainable development
in our country. 5. To intensify the inspection
and examination of the observance of regulations on labor safety and sanitation
in agricultural production The Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and
coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the
Ministry of Industry in directing specialized inspectorates to coordinate with
the People's Committees of all levels in intensifying the inspection and
examination of the use of equipment, machinery, electricity and electric
appliances, plant protection drugs, etc., resolutely handling or requesting
penal liability examination of serious violation acts. 6. Organization of
implementation The ministers, the heads of the
Government-attached agencies, the presidents of the People's Committees of the
provinces and centrally-run cities shall closely coordinate with Vietnam
Fatherland Front, Vietnam Confederation of Labor, Vietnam Peasants'
Association, Vietnam Red-Cross Society, Vietnam Society for Labor Safety and
Sanitation Sciences and Techniques and the relevant professional associations
in organizing the implementation of this Directive. ... ... ...
;
Chỉ thị 20/2004/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 20/2004/CT-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: | 08/06/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 20/2004/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video