ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2008/CT-UBND |
Lai Châu, ngày 11 tháng 07 năm 2008 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Sau khi Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành, các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động cũng đã được ban hành.
Quá trình thực hiện các văn bản nêu trên đã tạo ra sự chuyến biến về nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động của người sử dụng lao động và người lao động ở một số doanh nghiệp chưa tốt, nhất là trong thời gian gần đây, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có xu hướng gia tăng, một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, khai thác đá gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình này là do công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động còn hạn chế; ý thức chấp hành các quy định về an toàn lao động của người sử dụng lao động và người lao động còn thấp; công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thường xuyên, kịp thời, đặc biệt là các công trình trọng điểm của tỉnh, các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động; công tác quản lý nhà nước về bảo hộ lao động, an toàn lao động của một số sở, ngành, huyện, thị xã chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động chưa thường xuyên và nhiều hạn chế; những hành vi vi phạm về an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng chưa được xử lý nghiêm.
Để thực hiện nghiêm việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm sức khoẻ, an toàn cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Sở Lao động - Thương binh xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Liên đoàn lao động tỉnh, UBND các huyện, Thị xã và các tổ chức Chính trị - Xã hội thực hiện:
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các hoạt động của chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010.
+ Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động;
+ Kiện toàn tổ chức Thanh tra An toàn lao động, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên các công trình trọng điểm của Tỉnh, các cơ sở khai thác khoáng sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng...; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động;
+ Thường xuyên phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao động;
+ Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu và các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh tăng cường tuyên truyền về bảo hộ lao động, an toàn lao động.
- Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình thực hiện Chỉ thị này.
- Tăng cường quản lý, chỉ đạo thực hiện bảo hộ lao động, an toàn lao động trong các cơ sở thuộc lĩnh vực ngành quản lý; kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động trong các cơ sở sản xuất, các công trình trọng điểm, các mỏ khai thác khoáng sản;
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát năng lực giám đốc điều hành mỏ, quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại các mò khai thác trên địa bàn tinh.
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động đối với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; đặc biệt là các công trình có người lao động làm việc trên cao, cấu kiện lớn; các cơ sở khai thác vật liệu xây dựng; các loại máy, thiết bị phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các công trình xây dựng, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng thuộc ngành; tăng cường kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình trong các khâu: khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng; thành lập bộ phận chuyên trách công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động trong xây dựng.
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động đối với các công trình xây dựng cầu đường, đặc biệt là các công trình giao thông trọng điểm của tỉnh; tăng cường kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình trong các khâu: khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành và bảo trì công trình.
5. Sở Tài nguyên & Môi trường:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, Thị xã rà soát việc cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản nhằm đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên, môi trường; lồng ghép kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 20/2004/CT-TTg ngày 8/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sử dụng máy nông nghiệp...
7. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh xã hội, các sở
ngành liên quan hướng dẫn công tác vệ sinh lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp trong các cơ sở sản xuất kinh doanh; đầu tư nâng cao chất lượng, năng lực của các cơ sở điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động.
Hướng dẫn, chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tiếp tục thực hiện nghiêm Luật phòng cháy và chừa cháy; tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy và chữa cháy đối với các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm những quy định về phòng cháy và chừa cháy; phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân các cấp để đưa ra truy tố, xét xử những người thiếu trách nhiệm, có những hành vi vi phạm pháp luật lao động để xảy ra những vụ tai nạn lao động gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
9. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu và các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh:
Có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng chuyên mục về an toàn lao động đế phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động và kinh nghiệm phòng chống tai nạn lao động.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện, Thị xã phối hợp với các đơn vị thuộc Sở, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra và tuyên truyền việc thực hiện pháp luật lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động của các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện, thị xã, đặc biệt là trong việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản, xây dựng, khí, ga... trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của tư nhân; kiên quyết xử phạt những hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động; kịp thời đình chỉ hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền đình chỉ tước quyền sử dụng giấy phép hoặc thu hồi chứng chỉ hành nghề của các cơ sở vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và an toàn về cháy nô.
Có trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động tỉnh Lai Châu giai đoạn 2008 - 2010, theo Quyết định số 1631/QĐ-UBND ngày 06/11/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến 2010 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
12. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh và Hội Nông dân tỉnh:
Triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị lao động, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; Phối hợp với các ngành chức năng, các huyện, Thị xã kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, an toàn lao động và thực hiện bảo hộ lao động trong sản xuất.
13. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã, người đứng đầu các đơn vị, cơ sở trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn cùng cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tai nạn lao động gây hậu quả nghiêm trọng trên phạm vi, lĩnh vực quản lý.
14. Người sử dụng lao động, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh: Tăng cường tự kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh ngay việc thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động; bố trí đủ cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động; tổ chức tốt việc huấn luyện an toàn lao động cho người lao động theo quy định của Luật Lao động.
Căn cứ Chỉ thị này, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, Thị xã, các đơn vị trên địa bàn tinh nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện./.
|
CHỦ TỊCH |
Chỉ thị 08/2008/CT-UBND tăng cường thực hiện công tác bảo đảm an toàn lao động trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Số hiệu: | 08/2008/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lai Châu |
Người ký: | Lò Văn Giàng |
Ngày ban hành: | 11/07/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 08/2008/CT-UBND tăng cường thực hiện công tác bảo đảm an toàn lao động trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Chưa có Video