Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 04/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 01 năm 1992

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT SỐ CHÊNH LỆCH PHẢI TRẢ TRONG THANH TOÁN CÔNG NỢ GIAI ĐOẠN I.

Thi hành Quyết định số 09/CT ngày 13 tháng 01 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thanh toán công nợ trong tổng thanh toán công nợ giai đoạn I và văn bản số 95/TTN ngày 2 tháng 01 năm 1992 của Ban chỉ đạo thanh toán nợ Trung ương về việc quyết toán công nợ giai đoạn I.

Căn cứ báo cáo của Ban chỉ đạo thanh toán công nợ thành phố Hồ Chí Minh (số liệu đến ngày 26 tháng 12 năm 1991) :

+ Toàn thành phố có số chênh lệch được thu là 530 tỷ đồng. Số chênh lệch phải trả là 326 tỷ đồng.

Số chênh lệch được thu nói trên Ban thanh toán nợ Trung ương chỉ chuyển cho Ban thanh toán nợ thành phố để trả cho các đơn vị sau khi thành phố chuyển đủ số chênh lệch phải trả về Ban thanh toán nợ Trung ương. Vì vậy, để nhanh chóng nhận được số thu từ Ban thanh toán nợ Trung ương và sớm hoàn thành việc thanh toán công nợ, làm lành mạnh hóa tình hình tài chánh xí nghiệp.

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ thị :

1- Các đồng chí Giám đốc, Thủ trưởng sở, ban, ngành thành phố phải chỉ đạo cho các đơn vị kinh tế trực thuộc phải thanh toán ngay số chênh lệch phải trả. Việc trả nợ này trước hết dùng mọi nguồn hiện có của đơn vị để tự trả. Trường hợp đơn vị thực sự khó khăn thì làm văn bản báo cáo Ban thanh toán nợ quận, huyện để được vay. Số tiền vay để thanh toán nợ không được quá 75% tổng số chênh lệch phải trả.

- Thời hạn để các đơn vị này trả nợ chậm nhất hết ngày 28 tháng 01 năm 1992.

- Đơn vị nào biểu hiện chây ì, lẩn tránh, Ban thanh toán nợ quận, huyện báo ngay về Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dânthành phố để có biện pháp thích hợp buộc các đơn vị này trả hết nợ theo tinh thần Nhà nước bắt buộc các đơn vị có nợ phải trả nợ. Giám đốc xí nghiệp quốc doanh có nợ hợp pháp phải trả nếu không chịu trả, hoặc không chịu vay tiền để trả nợ sẽ bị cưỡng chế theo luật pháp hiện hành.

2- Ban thanh toán nợ thành phố, quận, huyện ; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố, các Chi nhánh Ngân hàng Thương mại trên địa bàn thành phố có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị lập thủ tục vay tiền, chuyển tiền về tài khoản thanh toán bù trừ mở tại Ngân hàng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh một cách nhanh nhất ; phong tỏa ngay tài khoản tiền gởi (tiền Việt Nam và ngoại tệ) của đơn vị mở tại Ngân hàng mình ngay khi nhận được lệnh phong tỏa của cơ quan có thẩm quyền. Cá nhân, tổ chức nào gây khó khăn, làm chậm trễ việc cho vay, chuyển tiền, phong tỏa tài khoản đã nêu ở trên phải nghiêm khắc xử lý.

3- Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Công an thành phố, Thanh tra Nhà nước thành phố hỗ trợ một số cán bộ có năng lực cho công tác thanh toán nợ.

4- Ban thanh toán nợ thành phố phải thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện với Ủy ban nhân dân thành phố./.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 04/CT-UB năm 1992 về việc giải quyết số chênh lệch phải trả trong thanh toán công nợ giai đoạn I do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 04/CT-UB
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: ***
Ngày ban hành: 24/01/1992
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 04/CT-UB năm 1992 về việc giải quyết số chênh lệch phải trả trong thanh toán công nợ giai đoạn I do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…