Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04 /2000/CT-UB

Cần Thơ, ngày 25 tháng 2 năm 2000

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Chỉ thị số 13/1998/CT-TTg ngày 26 tháng 03 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong tình hình mới, công tác bảo hộ lao động trong tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên tình hình tai nạn lao động nhất là tai nạn lao động dẫn đến chết người đang có chiều hướng gia tăng.

Để thực hiện tốt hơn nữa về công tác bảo hộ lao động, ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị :

1/- Giao Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động theo tinh thần Chỉ thị số 13/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản có liên quan, đặc biệt là Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 cho tất cả các tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong phạm vi ngành, địa phương mình quản lý, phối hợp với Công đoàn cùng cấp tổ chức phong trào công nhân lao động bảo đảm "an toàn - vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ" trong sản xuất và sinh hoạt.

2/- Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Hội đồng Bảo hộ lao động tỉnh chịu trách nhiệm tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và các thành viên Hội đồng Bảo hộ lao động chấn chỉnh công tác bảo hộ lao động ở các ngành, địa phương, trong doanh nghiệp; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra về công tác bảo hộ lao động, đồng thời có biện pháp xử lý đối với các đơn vị, cá nhân không chấp hành đúng pháp luật, nhằm phòng ngừa xảy ra tai nạn lao động, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động, ngăn ngừa cháy nổ làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.

- Phối hợp với Sở Y tế củng cố và nâng cao hiệu lực của hệ thống thanh tra an toàn - vệ sinh lao động cả về tổ chức và về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc chấp hành bảo hộ lao động.

- Phối hợp với các ngành có liên quan thường xuyên mở các lớp tập huấn về công tác an toàn - vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ. Thực hiện các hoạt động tư vấn về kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh.

- Hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác bảo hộ lao động; kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động.

3/- Giao Giám đốc Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh lao động trong tỉnh. Định kỳ tổ chức khám sức khỏe cho người lao động thực hiện các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, dễ mắc bệnh nghề nghiệp, đồng thời tổ chức và nâng cao hiệu quả việc cấp cứu khi xảy ra tai nạn lao động.

4/- Giao Giám đốc Công an tỉnh tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 237/1996/CT-TTg ngày 19/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy; chỉ đạo kiểm tra các đơn vị về công tác phòng chống cháy nổ, đặc biệt là những địa bàn thường xảy ra cháy nổ, có kế hoạch đổi mới các trang bị, phương tiện phòng chống cháy nổ để nâng cao khả năng và hiệu quả chữa cháy, chủ động giải quyết nhanh, kịp thời khi có sự cố xảy ra .

5/- Giám đốc doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về bảo hộ lao động, hàng năm phải xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công tác bảo hộ lao động; phối hợp với tổ chức Công đoàn tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động thực hiện nghiêm chỉnh qui định về an toàn - vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; tổ chức mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên, các đội phòng chống tai nạn khi có sự cố xảy ra; cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và những thiệt hại do điều kiện lao động xấu gây ra.

- Đối với các đơn vị, cơ sở có sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như: nồi hơi, bình chịu áp lực, hệ thống lạnh, thiết bị nâng, thang máy, chất dễ cháy nổ ... phải khai báo, đăng ký xin cấp giấy phép sử dụng với bộ phận Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi đưa thiết bị vào sử dụng theo đúng qui định tại Thông tư số 22/1996/TT-LĐTBXH ngày 8/11/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phải thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động của Nhà nước đã ban hành .

- Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo cơ sở, công trình để sản xuất có sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, điều kiện làm việc có phát sinh hơi, khí độc, bụi nhiều, tiếng ồn lớn thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động - vệ sinh lao động. Luận chứng đó phải được cơ quan nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động phối hợp với các cơ quan hữu quan xét duyệt chấp thuận .

6/- Giao Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với các cơ quan Báo, Đài, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể tổ chức đợt tuyên truyền phổ biến rộng khắp Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị này trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; có kế hoạch tăng cường các chuyên mục về an toàn - vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ để phổ biến pháp luật, các quy phạm, tiêu chuẩn, các kinh nghiệm phòng chống cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giúp người lao động, người sử dụng lao động có ý thức tự giác và chủ động thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ 6 tháng một lần báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo, uốn nắn kịp thời ./.

 

 

Nơi nhận
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- TT.TU, Đại biểu HĐND tỉnh
- Bộ Tư lệnh QK9 
- Các Sở, Ban ngành tỉnh
- UBMTTQ và các Đoàn thể
- UBND TP.Cần thơ,
 thị xã Vị Thanh , các huyện.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn
- Các cơ quan Báo, Đài
- Lưu VP (HC-NC-TH) 

TM . ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thanh Mẫn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 04/2000/CT-UB về thực hiện công tác bảo hộ lao động trong tình hình mới do tỉnh Cần Thơ ban hành

Số hiệu: 04/2000/CT-UB
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Cần Thơ
Người ký: Trần Thanh Mẫn
Ngày ban hành: 25/02/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 04/2000/CT-UB về thực hiện công tác bảo hộ lao động trong tình hình mới do tỉnh Cần Thơ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…