Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 73-TC/TCT

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 73-TC/TCT NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh thuế hiện hành;
Căn cứ Pháp lệnh kế toán thống kê ngày 20 tháng 5 năm 1988;
Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1990;
Căn cứ Quyết định số 292/CT ngày 17-11-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) quy định về việc lập hoá đơn, chứng từ khi mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thu tiền, Công văn số 2759/KTTH, ngày 10-6-1993 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài Chính quy định các biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm chế độ lập hoá đơn, chứng từ khi mua bán hàng hoá;
Căn cứ Công văn số 4201 KTTH ngày 28-8-1996 của Chính phủ về phối hợp kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn có hiệu quả hàng ngoại nhập lậu vào thị trường nội địa;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 17-4-1996 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
Căn cứ Nghị định số 85/CP-m ngày 11-7-1997 của Chính phủ;
Căn cứ Chỉ thị số 853/1997 CT-TTg ngày 11-10-1997 của Thủ tướng Chính phủ;
Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Hàng hoá do các tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) không phân biệt hàng hoá sản xuất trong nước, hay hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường đều phải có hoá đơn, chứng từ hợp lệ kèm theo chứng minh nguồn gốc hàng hoá là hợp pháp.

Tài sản của các tổ chức không phải là cơ sở kinh doanh như cơ quan hành chính, sự nghiệp, đoàn thể... khi điều động, vận chuyển giữa các cơ sở, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này. Để phân biệt với hàng hoá của các cơ sở kinh doanh, tài sản điều động, vận chuyển trên đường phải có quyết định điều động và phiếu xuất kho của tổ chức đó. Nếu đi mua hàng về để trang bị phải có hoá đơn.

2. Hàng hoá lưu thông trên thị trường quy định trong Thông tư này là những hàng hoá do cơ sở kinh doanh mua, nhập khẩu, bán, trao đổi không phân biệt là đang vận chuyển, đang bầy bán hay đang trong kho.

3. Các hoá đơn, chứng từ quy định trong Thông tư này bao gồm: hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất khó, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, các biên lai thu thuế, biên lai thu tiền, vé, tem phải là bản chính do Bộ Tài chính thống nhất phát hành hoặc được Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) chấp thuận cho doanh nghiệp tự phát hành. Các chứng từ khác như hợp đồng kinh tế (nếu là bản sao phải có công chứng), lệnh xuất kho, lệnh điều động... nếu là bản sao (hoặc photocopy) phải có dấu xác nhận sao y bản chính của chính doanh nghiệp.

4. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm lưu giữ các chứng từ quy định tại Thông tư này theo thời hạn lưu giữ của Nhà nước.

5. Hộ cá thể khi mua, nhận hàng hoá thì ngoài việc phải thực hiện các quy định chung về hoá đơn, chứng từ còn phải có:

- Nếu kinh doanh cố định đi mua hàng về bán, mua nguyên liệu về để sản xuất phải có sổ mua hàng. Hàng hoá mua phải ghi chép đúng số lượng, chủng loại, trị giá vào sổ mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.

- Nếu kinh doanh buôn chuyến phải nộp thuế trước khi vận chuyển hàng ra khỏi địa phương thu mua. Hàng hoá vận chuyển phải có biên lai thuế doanh thu, thuế lợi tức khâu lưu thông kèm theo.

II. HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI TỪNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

A. ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC

1. Hàng hoá xuất để bán, giao cho đại lý, đưa đi trao đổi phải lập hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho giao cho khách hàng.

Trường hợp bán hàng, giao cho đại lý, đưa đi trao đổi theo phương thức vận chuyển hàng hoá đến địa điểm do khách hàng yêu cầu phải kèm theo hợp đồng kinh tế.

2. Hàng hoá của cơ sở kinh doanh cố định đưa đi bán lưu động phải có lệnh điều động và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ giao cho người thuộc cơ sở vận chuyển đi bán.

3. Cơ sở kinh doanh xuất nguyên vật liệu đưa đi gia công phải có phiếu xuất kho ghi rõ xuất đưa gia công kèm theo hợp đồng gia công.

4. Hàng hoá luân chuyển nội bộ từ kho này sang kho khác, giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong cùng một cơ sở kinh doanh phải có lệnh điều động nội bộ và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

Trường hợp cơ sở sản xuất chuyển hàng hoá do cơ sở sản xuất đến các chi nhánh, cửa hàng phụ thuộc để bán mà chi nhánh, cửa hàng phụ thuộc đóng ở địa phương khác nơi sản xuất (tỉnh, thành phố) thì phải lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.

5. Hàng hoá xuất trả lại bên bán do không đúng quy cách, chất lượng phải có công văn của cơ sở xuất trả ghi rõ lý do xuất trả kèm theo phiếu xuất kho của đơn vị trả lại hàng và hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (bản sao có dấu của cơ sở) của cơ sở bán hàng.

6. Đối với các loại hàng hoá tiêu dùng có giá trị thấp dưới mức quy định phải lập hoá đơn, nếu người mua không yêu cầu xuất hoá đơn thì cơ sở bán hàng phải lập bảng kê bán hàng theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

7. Các sản phẩm mà người bán không thuộc đối tượng phải lập hoá đơn bán hàng được quy định sau đây:

- Sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chưa qua chế biến do người nông dân, ngư dân sản xuất, khai thác trực tiếp bán ra.

- Đồ dùng của cá nhân, người không kinh doanh.

Khi mua hàng, cơ sở mua phải lập bảng kê mua hàng theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Nếu cơ sở kinh doanh đặt trạm thu mua ở những nơi sản xuất tập trung thì phải đăng ký với cơ quan thuế nơi đặt trạm thu mua và phải lập bảng kê theo quy định nêu trên, khi vận chuyển hàng ra khỏi trạm thu mua phải có lệnh xuất kho của cơ sở kèm theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.

8. Sản phẩm nông sản, lâm sản, thuỷ sản do nông dân, ngư dân trực tiếp sản xuất, khai thác chưa qua chế biến thành sản phẩm khác, tiêu thụ ngoài địa phương nơi trực tiếp sản xuất (huyện) hoặc ngoài địa bàn thường xuyên tiêu thụ sản phẩm thì không phải nộp thuế doanh thu, thuế lợi tức khâu lưu thông nhưng phải có xác nhận của UBND xã về số lượng (trọng lượng) sản phẩm do tự mình sản xuất mang theo.

9. Cơ sở kinh doanh mua, nhận hàng hoá phải có trách nhiệm yêu cầu bên giao hàng hoá xuất hoá đơn, chứng từ hợp lệ giao cho mình. Trường hợp mua hàng của các đối tượng không phải là cơ sở kinh doanh (quy định tại điểm 7, điểm 8) phải lập bảng kê. Các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty TNHH, công ty cổ phẩn, DNTN, HTX mua, nhận hàng hoá và trực tiếp vận chuyển về phải kèm theo hợp đồng kinh tế hoặc lệnh điều động như đối với trường hợp xuất bán hoặc trao đổi, giao cho đại lý.

B. ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

1. Hàng hoá nhập khẩu tiểu ngạch.

Hàng hoá nhập khẩu tiểu ngạch phải có các chứng từ sau:

- Tờ khai hàng hoá nhập khẩu tiểu ngạch biên giới.

- Biên lai thu thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới.

- Sổ mua hàng nếu là hộ kinh doanh cá thể.

2. Hàng hoá nhập khẩu chính ngạch:

Hàng hoá nhập khẩu chính ngạch phải có tờ khai hàng nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan kiểm hoá và chứng nhận, thông báo thuế của cơ quan Hải quan hoặc biên lai thu thuế nhập khẩu. Nếu nhập lô hàng lớn phải chuyên chở nhiều lần thì chủ hàng đề nghị cơ quan Hải quan cửa khẩu xác nhận vào tờ khai hàng nhập khẩu cho từng lần vận chuyển.

3. Cơ sở kinh doanh nhập khẩu uỷ thác khi xuất trả hàng cho bên uỷ thác phải xuất hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.

4. Hàng nhập khẩu là quà biếu, quà tặng phải có:

. Tờ khai hàng nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan kiểm tra và xác nhận.

. Biên lai thu thuế nhập khẩu, biên lai thu thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với mặt hàng phải chịu thuế nhập khẩu và TTĐB) nếu trị giá lô hàng vượt qua tiêu chuẩn miễn thuế. Trường hợp được miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

5. Hành lý của người nhập cảnh vào Việt Nam vượt quá tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế phải có tờ khai hàng nhập khẩu được cơ quan Hải quan kiểm tra và xác nhận, và biên lai thu thuế nhập khẩu, biên lai thu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc quyết định miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt nếu hành lý phải nộp thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.

6. Cơ sở kinh doanh hàng hoá nhập khẩu là mặt hàng Nhà nước quy định phải dán tem thì phải dán tem theo đúng quy định.

7. Hàng hoá nhập khẩu do các cơ sở kinh doanh trực tiếp nhập khẩu bán ra hoặc cơ sở kinh doanh khác mua lại để kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ như đối với hàng hoá sản xuất trong nước quy định tại Mục A nêu trên.

III. XỬ LÝ VI PHẠM

Cơ sở kinh doanh vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường bị xử lý như sau:

A. ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC.

1. Vận chuyển hàng hoá có hoá đơn hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho như quy định tại điểm 1, phiếu xuất kho quy định tại điểm 3, điểm 5; phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ quy định tại điểm 2, điểm 4 Mục A phần II nhưng không có hợp đồng kinh tế, hoặc lệnh điều động nội bộ bị xử lý thu thuế doanh thu, thuế lợi tức khâu lưu thông.

Người nông dân, ngư dân đem nông sản, lâm sản, thuỷ sản với số lượng lớn do mình trực tiếp sản xuất, khai thác ra khỏi địa phương sản xuất nếu không có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã bị xử lý thu thuế doanh thu, thuế lợi tức khâu lưu thông.

2. Nếu xuất hàng không lập hoá đơn như quy định tại điểm 1, điểm 2, điểm 3, điểm 4, điểm 5 Mục A phần II bị xử lý truy thu thuế doanh thu, thuế lợi tức khâu lưu thông và tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt từ 1 đến 3 lần thuế doanh thu, thuế lợi tức khâu lưu thông. Đối với các cơ sở sản xuất các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bị xử lý truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt và phạt từ 1 đến 3 lần thuế tiêu thụ đặc biệt.

3. Hàng hoá mua hoặc nhận không có hoá đơn của bên bán, bên giao hàng xuất cho hoặc bảng kê mua hàng (đối với những trường hợp được lập bảng kê) được coi là thông đồng trốn thuế bị xử lý thu thuế doanh thu, thuế lợi tức khâu lưu thông tính theo giá thị trường tại thời điểm kiểm tra (nếu là hàng đang vận chuyển) hoặc tính theo trị giá hàng cơ sở đã phản ánh trên sổ sách kế toán. Trường hợp giá phản ánh trên sổ kế toán không phù hợp với giá thực tế thì tính theo trị giá hàng hoá trên thị trường phù hợp với thời điểm mua hàng, đồng thời khi tính thuế lợi tức, cơ quan thuế được ấn định mức chi phí hợp lý, hợp lệ theo điều tra. Giá trị hàng mua vào và số thuế đã thu được hạch toán vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định lợi tức chịu thuế.

4. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến nếu không có biên lai nộp thuế doanh thu, thuế lợi tức bị xử lý truy thu thuế doanh thu, thuế lợi tức khâu lưu thông và tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử phạt từ 1 đến 3 lần thuế doanh thu, thuế lợi tức. Trị giá tính thuế căn cứ vào giá cả thị trường nơi cơ quan thuế phát hiện vi phạm.

5. Hộ cá thể kinh doanh cố định, mua hàng về bán, mua nguyên vật liệu về sản xuất, có hoá đơn nhưng không có sổ mua hàng bị xử lý thu thuế doanh thu, lợi tức khâu lưu thông và phạt hành chính về thuế.

6. Cơ sở kinh doanh vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ, trốn thuế với số lượng lớn hoặc tái phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

7. Các trường hợp kinh doanh hàng sản xuất trong nước vi phạm chế độ chứng từ đã bị xử lý vi phạm phải có quyết định xử lý và biên lai thu tiền kèm theo.

B. ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU:

1. Hàng hoá nhập khẩu không đủ hoá đơn, chứng từ như quy định tại điểm 1, điểm 2, điểm 3, điểm 4, điểm 5, điểm 6 Mục B Phần II đều coi là hàng nhập lậu, bị xử lý tịch thu.

2. Bán hàng nhập khẩu không xuất hoá đơn giao cho người mua ngoài việc truy thu thuế doanh thu, thuế lợi tức khâu lưu thông còn bị xử phạt từ 1 đến 3 lần thuế doanh thu, thuế lợi tức.

3. Mua hàng nhập khẩu để kinh doanh không có hoá đơn, chứng từ hợp lệ đều coi là hàng nhập lậu bị xử lý tịch thu.

4. Trường hợp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ, trốn thuế với số lượng lớn hoặc tái phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

5. Các trường hợp kinh doanh hàng nhập khẩu vi phạm đã bị xử lý phải có quyết định xử lý và biên lai thu tiền kèm theo.

C. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Cơ sở kinh doanh có quyền khiếu nại nếu quyết định xử lý không đúng với cơ sở mình. Đơn khiếu nại được gửi lên cơ quan ra quyết định xử lý hoặc cơ quan cấp trên. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của các luật thuế.

Trong khi chờ giải quyết, cơ sở kinh doanh vẫn phải thực hiện đúng quyết định đã ký.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thẩm quyền xử lý vi phạm về chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường quy định tại Thông tư này do cơ quan thuế hoặc cơ quan kiểm tra phát hiện ra quyết định xử lý sau khi đã thống nhất với cơ quan thuế.

2. Các trường hợp vi phạm đều phải được lập biên bản theo chế độ quy định. Khi xử lý nếu truy thu thuế và phạt phải sử dụng biên lai thu thuế, biên lai thu tiền (CT 11) để thu và phải giao cho cơ sở kinh doanh bị xử lý vi phạm. Số tiền truy thu thuế, tiền phạt và tiền bán hàng tịch thu phải nộp vào Kho bạc Nhà nước theo chế độ hiện hành. 3. Tổ chức, cá nhân gây cản trở việc lưu thông hàng hoá, xử lý sai gây thiệt hại cho cơ sở kinh doanh phải bồi thường thiệt hại cho đối tượng bị xử lý sai.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-12-1997, thay thế Thông tư số 79 TC/TCT ngày 1-10-1994 và các quy định khác về hoá đơn, chứng từ quy định tại Thông tư số 61 TC/TCT ngày 22-7-1993 của Bộ Tài chính trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

 

Vũ Mộng Giao

(Đã Ký)

 

Đơn vị:.................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(hoặc tên chủ hộ kinh doanh)

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Địa chỉ:................

 

BẢNG KÊ MUA HÀNG

BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 73 TC/TCT NGÀY 20-10-1997 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Ngày..... tháng..... năm 199..

S TT

Họ tên người bán

Địa chỉ người bán

Mặt hàng

Số lượng (Trọng lượng)

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

Tổng số tiền:..... (ghi bằng chữ):

 

Ngày... tháng... năm 199..

Người mua
(Ký ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(hoặc chủ hộ kinh doanh)

HƯỚNG DẪN LẬP BẢNG KÊ:

Bảng kê mua hàng nhằm ghi chép, xác nhận tên, địa chỉ người bán, mặt hàng, số lượng, số tiền của hàng hoá cơ sở kinh doanh đã mua trong ngày.

- Bảng kê mua hàng được lập khi cơ sở kinh doanh mua hàng của các cá nhân không có hoá đơn xuất theo quy định tại điểm 7, Mục A phần II Thông tư này.

- Bảng kê được lập cuối ngày do người được giao nhiệm vụ mua thực hiện. Cuối ngày người mua cộng lại làm cơ sở ghi số kế toán.

- Mỗi bảng kê đều phải được thủ trưởng đơn vị (nếu là tổ chức kinh doanh) hay chủ hộ kinh doanh ký.

- Bảng kê do cơ sở tự in.

- Dòng ngày, tháng, năm ghi ở trên, để ghi ngày, tháng, năm lập bảng kê.

- Dòng ngày, tháng, năm ở cuối bảng ghi ngày, tháng, năm thủ trưởng cơ sở kinh doanh duyệt.

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No. 73/TC-TCT

Hanoi, October 20, 1997

 

CIRCULAR

GUIDING THE REGULATIONS ON INVOICES AND DOCUMENTS RELATED TO GOODS CIRCULATED ON THE MARKET

Pursuant to the current tax laws and ordinances;
Pursuant to the Ordinance on Accounting and Statistics of May 20, 1988;
Pursuant to the Ordinance on Economic Contracts of September 25, 1990;
Pursuant to Decision No.292/CT of November 17, 1988 of the Chairman of the Council of Ministers (now the Prime Minister) on making invoices and documents for the sale and purchase of goods and the provision of money collection service, Official Dispatch No.2759/KTTH of June 10, 1993 of the Office of the Government on the Prime Minister�s assignment to the Ministry of Finance the task of stipulating measures for the handling of violations of the regulations on invoices and documents in the purchase and sale of goods;
Pursuant to Official Dispatch No.4201/KTTH of August 28, 1996 of the Government on coordinating the inspection and control to effectively curb the flow of illegally imported goods into the domestic market;
Pursuant to Decree No.22-CP of April 17, 1996 of the Government defining sanctions against administrative violations in taxation;
Pursuant to Resolution No.85/CP-m of July 11, 1997 of the Government;
Pursuant to Directive No.853/1997/CT-TTg of October 11, 1997 of the Prime Minister;
The Ministry of Finance provides the following guidance on the regulation on invoices and documents related to goods circulated on the market:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Goods produced or traded in by organizations and/or individuals (collectively referred to as business establishments), whether they are domestic or imported goods, when circulating on the market must be attached with valid invoices and documents proving their lawful origins.

Properties owned by organizations which are not business establishments such as administrative or non-business agencies, mass organizations..., when being transferred or transported between their attached establishments and units, shall not be regulated by this Circular. To be distinguished from goods owned by business establishments, the properties being transferred or transported en route must be accompanied with a transfer decision or delivery bill issued by the concerned organization. If the goods are purchased for equipment, a receipt is required.

2. Goods circulated on the market as prescribed in this Circular are purchased, imported, sold or exchanged by business establishments, whether they are being transported, exhibited for sale or kept in stock.

3. Invoices and documents defined in this Circular include: sale invoices, invoices -cum- delivery bills, delivery bills -cum- internal transport decisions, tax payment receipts, money receipts, tickets and stamps, which must be the originals issued uniformly by the Ministry of Finance or by the concerned enterprises upon the approval of the Ministry of Finance (the General Department of Taxation). Other documents such as economic contracts (the duplicates thereof must be notarized), delivery orders, transfer orders..., if they are duplicates (or copies), must be stamped with seal certifying that they are true copies of the originals issued by the enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Upon reception of the goods, individual household shall, apart from abiding by the general regulations on invoices and documents, also have to:

- Compile purchase books, if it conducts business at fixed places by purchasing goods for sale or raw materials for production. The purchased goods must be recorded in the exact quantities, categories and values into the purchase books before they are delivered.

- Pay tax before transporting the goods out of the purchase locality, if it conducts mobile consignment business. The goods transported must be attached with turnover tax payment and profit tax payment receipts for circulation.

II. INVOICES, DOCUMENTS REQUIRED FOR EACH SPECIFIC CASE

A. FOR HOME-MADE GOODS:

1. For goods produced for sale, for distribution to agents or for exchange, the sale invoice or invoice -cum- delivery bill must be issued to the customer.

If the goods are sold, distributed to agents or exchanged by mode of delivery to the place requested by the customer, an economic contract is required.

2. If the goods owned by a fixed business establishment are put up for mobile sale, a transfer order and delivery bill -cum- internal transport paper must be issued to the person assigned to sell them.

3. If a business establishment delivers raw materials and materials for processing, there must be a delivery bill clearly stating the delivery for processing, which shall be attached with the processing contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where a production establishment transfers goods produced by itself to its branches and/or shops for sale, which are located in localities other than the locality of production (a province or city), an invoice -cum- delivery bill must be issued.

5. For goods which are returned to the seller due to their failure to meet the requirements on specifications and quality, there must be an official dispatch issued by the goods returning establishment stating the reason for the return delivery, attached with a delivery bill issued by the goods-returning unit and a sale invoice or an invoice -cum- delivery bill (a copy thereof must be affixed with the seal of the establishment) issued by the sale unit.

6. For consumer goods with value below the level prescribed for invoice making, if the purchaser does not ask for the invoice, the sale unit shall have to make a declaration on sold goods under the guidance of the tax agency.

7. Goods for which the seller shall not have to make invoices include:

- Unprocessed agricultural, forest and aquatic products, which are produced or exploited, and sold directly by farmers and fishermen.

- Things for personal use by individuals, non-business people.

When purchasing goods, the purchasing unit shall have to make a list of purchases under the guidance of the tax agency. If the business establishment set up its purchase station(s) at the centralized production areas, it shall have to register them with the tax agency(ies) in the locality(ies) where the purchase station(s) is(are) set up and make a list of purchases as prescribed above if the goods are transported out of a purchase station there must be a delivery order issued by the establishment together with a delivery bill -cum- internal transport paper.

8. Agricultural, forest or aquatic products directly produced and exploited by farmers or fishermen, which have not been processed into other products and sold outside the locality of direct production (the district) or outside the area of regular sale, shall not be subject to turnover tax and profit tax for circulation, but there must be certification from the communal People�s Committee regarding the quantity (weight) of the products carried by the producers themselves.

9. Business establishments purchasing or receiving goods shall have to request the goods delivering party to give them valid invoices and documents. If the goods are bought from an object other than a business establishment (as prescribed in Points 7 and 8), a list of purchases must be made. State enterprises, enterprises with foreign investment capital, limited liability companies, stock companies, private enterprises and cooperatives, that purchase, receive and directly transport the goods, shall have to obtain economic contracts or transfer orders as required for cases where goods are delivered for sale, exchange or distribution to agents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Non-governmental quota import.

For goods imported according to non-governmental quotas, there must be the following documents:

- A declaration of goods imported through border gates not according to governmental quotas

- The tax payment receipt for such goods

- The purchase book, for an individual business household.

2. Goods imported according to official governmental quotas:

Goods imported according to official governmental quotas must have a declaration of import already inspected and certified by the customs agency, a tax notice issued by the customs agency or the import tax payment receipt. For the import of a big lot of goods that requires several transportations, the goods owner shall propose the border gate customs office to certify each transportation in the import goods declaration.

3. When a business establishment that undertakes the consigned import delivers goods to the consignor, it shall have to issue a sale invoice or an invoice- cum- a delivery bill.

4. Imported goods which are gifts or donations must be attached with:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The import tax payment receipt and special consumption tax payment receipt (for goods subject to import tax and special consumption tax), if the value of the lot of goods exceeds the value eligible for tax exemption. In case of import tax and/or special consumption tax exemption, there must be a decision from the competent agency.

5. The luggage of a person entering Vietnam which fails to meet the criteria for duty-free luggage must have an import goods declaration already examined and certified by the customs office, the import tax receipt, the special consumption tax payment receipt or the decision on import tax and special consumption tax exemption, (if it is subject to import tax and special consumption tax).

6. A business establishment trading in import goods which are subject to tax labeling as prescribed by the State shall have to affix stamps thereto in accordance with the regulation.

7. Imported goods sold by business establishments that have directly imported them or purchased by other business establishments for business purpose, shall be subject to the regulations on invoices and documents prescribed for home-made goods in Section A above.

III. HANDLING OF VIOLATIONS

Business establishments violating the regulations on invoices and documents for goods circulated on the market shall be handled as follows:

A. FOR HOME-MADE GOODS.

1. Goods transported with invoices or invoices- cum- delivery bills as prescribed in Point 1, with delivery bills as prescribed in Points 3 and 5; delivery bills -cum- internal transport as prescribed in Points 2 and 4, Section A, Part II but without economic contracts or orders for internal transfer, shall have to pay turnover tax and profit tax for circulation.

Farmers or fishermen who transport a big quantity of agricultural, forest or aquatic products, which they have directly produced or exploited, out of the production locality without certification from the communal People�s Committee, shall have to pay turnover tax and profit tax for circulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Acts of buying or receiving goods without invoices issued by the seller or the goods-delivering party or without list of purchases (where such list is required) shall be considered acts of complicity in evading tax and have to pay turnover tax and profit tax for circulation based on the market prices at the time of inspection (for goods being transported) or on the value of the goods indicated in accounting books by the concerned establishment. If the prices of goods stated in the accounting books fail to conform with the actual prices, the tax calculation shall be based on the market value of the goods at the time of goods� purchase and the tax agency shall be entitled to determine a reasonable and lawful cost according to the result of the inspection. The value of the purchases and the collected tax amount shall be accounted into the reasonable and lawful cost when determining the taxable profit.

4. A business establishment engaged in mobile consignment business without turnover tax and profit tax payment receipts, shall have to pay the turnover tax and profit tax arrears for circulation and shall, depending on the seriousness of the violation, be fined from 1 to 3 times the turnover tax and profit tax amount. The taxable value shall be calculated on the basis of the goods� market prices in the locality where the violation is detected by the tax agency.

5. An individual household engaged in property dealing, that purchases goods for sale or purchases materials and raw materials for production with invoices but without purchase book, shall have to pay turnover tax and profit tax for circulation and be administratively sanctioned for its tax violation.

6. A business establishment violating the regulations on invoices and documents, evading a big tax amount or repeating its violation may be subject to examination for penal liability in accordance with the provisions of law.

7. Where sanctions are imposed on violators of the regulations on invoices and documents in the trading of home-made goods, the sanctioning decisions and money collection receipts are required.

B. FOR IMPORTED GOODS:

1. Goods imported without adequate invoices and documents as prescribed in Points 1, 2, 3, 4, 5 and 6, Section B, Part II shall be considered illegally imported goods and confiscated.

2. Selling import goods without issuing invoices to the purchasers shall be subject to not only the payment of turnover tax and profit tax arrears for circulation but also a fine from 1 to 3 times the turnover tax and profit tax amount.

3. Imported goods bought for business without valid invoices and documents shall all be considered illegally imported smuggled goods and be confiscated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Where sanctions are imposed on imports dealer for their violation, the sanctioning decisions and money collection receipts are required.

C. SETTLEMENT OF COMPLAINTS

A business establishment shall have the right to file a complaint if the handling decision is improper. Such complaint shall be submitted to the agency that has issued the handling decision or the higher-level agency. The procedures and competence for the settlement of complaints shall comply with the provisions of the tax legislation.

Pending the settlement of its complaint, the business establishment shall still have to strictly abide by the already signed decision.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The handling of violations of the regulations on invoices and documents for goods circulated on the market as prescribed in this Circular shall come under the competence of the tax agency or inspection agency that has detected the violation and issues handling decisions after consulting and reaching agreement with the tax agency.

2. All violations must be recorded in reports according to regulations. When the payment of tax arrears and fines is imposed, the tax payment receipt and fine receipt must be issued to the sanctioned business establishment. The amount of tax arrears and fines as well as the money gained from the sale of the confiscated goods shall be remitted to the State Treasury in accordance with the current regulations.

3. An organization and/or individual that obstructs the circulation of goods or improperly handle violations, thus causing losses to the involved business establishment shall have to pay compensation thereto.

This Circular takes effect from December 1st, 1997 and replaces Circular No.79-TC/TCT of October 1st, 1994; the other regulations on invoices and documents provided for in Circular No.61-TC/TCT of July 22, 1993 of the Ministry of Finance, which are contrary to this Circular, are now annulled.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Vu Mong Giao

;

Thông tư 73-TC/TCT-1997 hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 73-TC/TCT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Vũ Mộng Giao
Ngày ban hành: 20/10/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 73-TC/TCT-1997 hướng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [3]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [8]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…