BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2004/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2004 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 64/2004/TT-BTC NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 105/2004/NĐ-CP NGÀY 30/3/2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Căn cứ Nghị định
số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thi hành Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của
Chính phủ về Kiểm toán độc lập, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 105/2004/NĐ-CP như sau:
1. Quyền của đơn vị được kiểm toán
1.1. Đơn vị được kiểm toán có quyền chọn doanh nghiệp kiểm toán và chọn kiểm toán viên có đủ điều kiện hành nghề hợp pháp tại Việt Nam được quy định tại Điều 23 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 105/2004/NĐ-CP) để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán, đơn vị được kiểm toán có quyền yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán cung cấp "Danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán năm " của doanh nghiệp có xác nhận của Bộ Tài chính (Phụ lục số 02/KTV).
1.2. Đơn vị được kiểm toán không được chọn các doanh nghiệp kiểm toán đang hoạt động nhưng không có đủ 3 kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán không đủ điều kiện hoạt động kiểm toán, hoặc kiểm toán viên không có tên trong danh sách đăng ký hành nghề được Bộ Tài chính xác nhận để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán.
1.3. Việc chọn doanh nghiệp kiểm toán nếu thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đấu thầu thì phải thực hiện theo quy chế đấu thầu.
2. Yêu cầu thay đổi kiểm toán viên hành nghề và người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán
2.1. Trường hợp đơn vị được kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp kiểm toán từ 3 năm liên tục trở lên, tính từ ngày Nghị định số 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực thì cứ sau 3 năm phải yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay đổi:
a) Kiểm toán viên hành nghề chịu trách nhiệm kiểm toán và ký tên trên báo cáo kiểm toán;
b) Người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán là Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) của doanh nghiệp (hoặc chi nhánh doanh nghiệp) kiểm toán.
2.2. Trường hợp Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán hoặc lãnh đạo chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán chỉ có một người là kiểm toán viên hành nghề thì đơn vị được kiểm toán chỉ được ký hợp đồng kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán đó nhiều nhất là 3 năm liên tục tính từ ngày Nghị định số 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực và từ năm thứ 4 trở đi phải chuyển sang ký hợp đồng kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán khác.
Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay đổi kiểm toán viên hành nghề và người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán phải được ghi rõ trong hợp đồng kiểm toán.
3. Quyền tham gia tổ chức nghề nghiệp
3.1. Kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán được quyền tham gia các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán trong nước hoặc tổ chức nghề nghiệp quốc tế được phép hoạt động ở Việt Nam như Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc, Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA)
3.2. Mỗi kiểm toán viên hành nghề tham gia tổ chức nghề nghiệp là một hội viên cá nhân. Trường hợp công ty kiểm toán tham gia tổ chức nghề nghiệp với tư cách là hội viên tập thể thì phải cử người đại diện công ty tham gia.
3.3. Chi phí tham gia tổ chức nghề nghiệp được hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp kiểm toán và phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Kiểm toán viên không đăng ký hành nghề trong doanh nghiệp kiểm toán phải tự chịu chi phí tham gia tổ chức nghề nghiệp.
4.1. Báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức dưới đây bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán:
a) Doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, kể cả chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
b) Tổ chức có hoạt động tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế và Quỹ hỗ trợ phát triển;
c) Tổ chức tài chính và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Riêng đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán thì thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về kinh doanh chứng khoán;
đ) Đối với các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện vay vốn ngân hàng thì được kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng.
4.2. Báo cáo tài chính hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức dưới đây bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán theo quy định của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP:
a) Doanh nghiệp nhà nước, bao gồm công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước và doanh nghiệp khác có vốn nhà nước trên 50%;
b) Báo cáo quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành từ nhóm A trở lên.
4.3. Các đối tượng khác mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định.
4.4. Doanh nghiệp nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển và dự án đầu tư từ nhóm A trở lên đã có trong thông báo kế hoạch kiểm toán năm của cơ quan Kiểm toán nhà nước thì báo cáo tài chính năm đó không bắt buộc phải được doanh nghiệp kiểm toán kiểm toán.
1.1. Người Việt Nam và người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được công nhận là kiểm toán viên:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP;
b) Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán của Việt Nam hoặc nước ngoài được Bộ Tài chính thừa nhận và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên.
Trường hợp có bằng cử nhân các chuyên ngành khác với chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán thì phải có bằng cử nhân thứ hai về các chuyên ngành trên sau 3 năm hoặc sau 2 năm đối với trợ lý kiểm toán viên và tổng thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán phải đủ 5 năm hoặc làm trợ lý kiểm toán ở các doanh nghiệp kiểm toán đủ 4 năm trở lên.
c) Có khả năng sử dụng một trong năm thứ tiếng thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung và Đức và sử dụng thành thạo máy vi tính;
d) Đạt kỳ thi tuyển kiểm toán viên do Bộ Tài chính tổ chức và được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên.
1.2. Người Việt Nam và người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam có chứng chỉ chuyên gia kế toán, chứng chỉ kế toán, kiểm toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp, được Bộ Tài chính thừa nhận thì phải đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính tổ chức thì được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên.
2. Điều kiện hành nghề của kiểm toán viên
2.1. Điều kiện hành nghề kiểm toán:
a) Kiểm toán viên chỉ được đăng ký hành nghề kiểm toán khi có đủ điều kiện của kiểm toán viên hành nghề quy định tại Điều 14 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP;
b) Trường hợp kiểm toán viên vừa làm việc ở một doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp kiểm toán, vừa làm việc ở doanh nghiệp kiểm toán trong cùng một thời gian thì chỉ được đăng ký hành nghề kiểm toán khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp kiểm toán.
c) Trường hợp kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề ở một doanh nghiệp kiểm toán chuyển sang đăng ký hành nghề ở doanh nghiệp kiểm toán khác thì phải có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ở doanh nghiệp kiểm toán trước.
2.2. Kiểm toán viên không có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán được Bộ Tài chính xác nhận thì không được ký báo cáo kiểm toán.
2.3. Kiểm toán viên hành nghề sẽ bị xóa tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với kiểm toán viên hành nghề quy định tại Điều 19 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP;
b) Thực tế không hành nghề kiểm toán nhưng vẫn cố tình đăng ký hành nghề kiểm toán;
c) Vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp mà pháp luật về kiểm toán nghiêm cấm.
2.4. Kiểm toán viên đã bị xóa tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán thì không được đăng ký hành nghề lại trong thời gian 3 năm kể từ ngày bị xóa tên.
2.5. Doanh nghiệp kiểm toán sử dụng kiểm toán viên không có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán để ký báo cáo kiểm toán thì cả doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2.6. Bộ Tài chính không tiếp tục xác nhận danh sách đăng ký hành nghề cho những kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề kiểm toán nhưng trên thực tế không hành nghề kiểm toán.
3. Cập nhật kiến thức hàng năm của kiểm toán viên
3.1. Đối tượng phải cập nhật kiến thức hàng năm là kiểm toán viên đang hành nghề và tiếp tục đăng ký hành nghề kiểm toán trong năm sau.
3.2. Nội dung cập nhật kiến thức hàng năm, gồm:
a) Nội dung cơ bản của pháp luật về kế toán, kiểm toán, quản lý kinh tế, tài chính, thuế và các vấn đề có liên quan;
b) Những quy định có bổ sung, sửa đổi trong chính sách, chế độ kế toán, kiểm toán, quản lý kinh tế, tài chính, thuế và các vấn đề có liên quan.
3.3. Thời gian cập nhật kiến thức từ 40 giờ đến 50 giờ một năm.
3.4. Hình thức cập nhật kiến thức hàng năm:
a) Học tập trung do Bộ Tài chính hoặc tổ chức được Bộ Tài chính uỷ quyền tổ chức; hoặc
b) Tự học: Các doanh nghiệp kiểm toán tự tổ chức cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên theo yêu cầu, nội dung cập nhật của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp kiểm toán phải lưu giữ hồ sơ về nội dung, chương trình, thời gian đào tạo và danh sách kiểm toán viên hành nghề của doanh nghiệp đã tham dự.
3.5. Sau mỗi khóa cập nhật kiến thức hàng năm, kiểm toán viên phải tham gia kiểm tra sát hạch các nội dung đã được cập nhật theo hình thức trắc nghiệm, xử lý bài tập tình huống hoặc viết thu hoạch và phải đạt yêu cầu thì mới được đăng ký hành nghề kiểm toán năm sau.
4. Đăng ký hành nghề kiểm toán
Hàng năm, kiểm toán viên phải thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán theo quy định sau đây:
4.1. Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán đối với người Việt Nam:
a) Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất trung thực, đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, không thuộc những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán quy định tại Điều 15 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP;
b) Có Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp;
c) Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kiểm toán.
4.2. Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán đối với người nước ngoài:
a) Được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên;
b) Có đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, không thuộc những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán quy định tại Điều 15 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP;
c) Có Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp;
d) Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kiểm toán.
4.3. Người đăng ký hành nghề kiểm toán từ lần thứ hai trở đi (sau lần đăng ký hành nghề vào năm sau năm được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên) phải có thêm điều kiện tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định tại điểm 3 phần A mục II của Thông tư này.
4.4. Hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán gồm:
a) Đơn xin đăng ký hành nghề kiểm toán (Phụ lục số 01/KTV)
b) Bản sao có công chứng Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính cấp hoặc có chữ ký và dấu xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán;
c) Các tài liệu theo quy định tại điểm 2.1 phần A mục II của Thông tư này.
Những người đã đăng ký hành nghề kiểm toán năm trước nếu được Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán chấp thuận đủ điều kiện tiếp tục hành nghề năm sau thì không phải làm hồ sơ mới.
4.5. Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải căn cứ đơn xin đăng ký hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên và các quy định về điều kiện hành nghề kiểm toán để xét duyệt xem kiểm toán viên đó có đủ điều kiện hành nghề trong năm đó không và lập "Danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán năm " của doanh nghiệp (Phụ lục số 02/KTV) gửi Bộ Tài chính (Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán).
5. Kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau đây
5.1. Không có tên trong thông báo Danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán được Bộ Tài chính xác nhận trong năm đó.
5.2. Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề các dịch vụ sau đây cho đơn vị được kiểm toán:
a) Ghi sổ kế toán;
b) Lập báo cáo tài chính;
c) Làm kế toán trưởng;
d) Kiểm toán nội bộ;
đ) Định giá tài sản;
e) Tư vấn quản lý;
g) Tư vấn tài chính;
h) Tư vấn thuế hoặc các dịch vụ khác mà ảnh hưởng đến tính độc lập đối với đơn vị được kiểm toán.
5.3. Kiểm toán viên đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ kiểm toán thì cũng không được cung cấp trong năm nay các dịch vụ quy định tại điểm 5.2 phần A mục II.
5.4. Có quan hệ kinh tế - tài chính với đơn vị được kiểm toán như góp vốn, mua cổ phiếu, trái phiếu; cho vay vốn; có mua, bán các tài sản khác hoặc có các giao dịch kinh tế, tài chính khác làm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập của hoạt động kiểm toán.
5.5. Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong Ban lãnh đạo hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán.
5.6. Xét thấy không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện thực hiện kiểm toán.
5.7. Đơn vị được kiểm toán có những yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp hoặc trái với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán hoặc trái với quy định của pháp luật.
6. Những hành vi nghiêm cấm đối với kiểm toán viên hành nghề
6.1. Góp vốn, đi vay, cho vay vốn hoặc mua bất kỳ loại cổ phiếu nào không phân biệt giá trị và số lượng là bao nhiêu của đơn vị được kiểm toán.
6.2. Mua trái phiếu hoặc các tài sản khác của đơn vị được kiểm toán làm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập của hoạt động kiểm toán.
6.3. Nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất nào từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản phí dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc lợi dụng vị trí kiểm toán viên của mình để thu các lợi ích khác từ đơn vị được kiểm toán.
6.4. Cho thuê, cho mượn hoặc cho các bên khác sử dụng tên và Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để thực hiện các hoạt động nghề nghiệp.
6.5. Làm việc cho từ hai doanh nghiệp kế toán, kiểm toán trở lên trong cùng một thời gian.
6.6. Tiết lộ thông tin về đơn vị được kiểm toán mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp đơn vị được kiểm toán đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
6.7. Ký hợp đồng gia công, dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu vật tư, hàng hóa, đại lý tiêu thụ hàng hóa, đại lý môi giới hoặc có các giao dịch kinh tế tài chính khác làm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập của hoạt động kiểm toán.
6.8. Lợi dụng trách nhiệm, quyền hạn để vụ lợi, thông đồng, bao che sai phạm của đơn vị được kiểm toán.
6.9. Ký đồng thời cả chữ ký của kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán và chữ ký của Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) trên báo cáo kiểm toán.
6.10. Thực hiện các hành vi khác mà pháp luật về kiểm toán nghiêm cấm.
1. Hình thức tổ chức được thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán
1.1. Kể từ ngày Nghị định số 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực, doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập mới theo một trong hai hình thức: công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1.2. Doanh nghiệp kiểm toán đã thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định số 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực theo các hình thức khác ngoài các hình thức quy định tại điểm 1.1 phần B mục II, nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải chuyển đổi sang một trong các hình thức quy định tại điểm 1.1 phần B mục II. Thời gian chuyển đổi chậm nhất là hết ngày 21/4/2007.
2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán
2.1. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP.
2.2. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán phải có ít nhất từ 2 kiểm toán viên có Chứng chỉ kiểm toán viên trở lên, trong đó người đứng đầu chi nhánh phải là người có Chứng chỉ kiểm toán viên, mới được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán.
3. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán
3.1. Doanh nghiệp kiểm toán mới được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và theo quy định của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP phải có ít nhất 3 kiểm toán viên có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó ít nhất có một trong những người quản lý doanh nghiệp kiểm toán phải là kiểm toán viên có Chứng chỉ kiểm toán viên. Một người có chứng chỉ kiểm toán viên chỉ được làm chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân hoặc một thành viên hợp danh của một công ty hợp danh.
3.2. Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán khi:
a) Có đủ điều kiện hành nghề kiểm toán quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 23 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP;
b) Có danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề có xác nhận của Bộ Tài chính theo quy định tại điểm 4 phần A mục II và điểm 1 phần C mục II của Thông tư này.
3.3. Trường hợp có kiểm toán viên mới được cấp chứng chỉ kiểm toán viên hoặc do tuyển dụng mới thì doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo cho Bộ Tài chính danh sách kiểm toán viên hành nghề bổ sung trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kiểm toán viên chính thức được nhận vào làm việc hoặc được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên.
3.4. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán có kiểm toán viên hành nghề chuyển đi, bỏ nghề hoặc bị truất quyền hành nghề thì doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính kèm theo danh sách kiểm toán viên hành nghề giảm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kiểm toán viên hành nghề chuyển đi, bỏ nghề hoặc bị truất quyền hành nghề.
3.5. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề làm trọn thời gian cho doanh nghiệp. Trường hợp sau 6 tháng liên tục doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán.
4. Quyền tham gia là thành viên của tổ chức kế toán, kiểm toán quốc tế
4.1. Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được tham gia là thành viên của một tổ chức kế toán, kiểm toán quốc tế đã có chi nhánh ở các nước khác ngoài nước có văn phòng chính.
4.2. Phí tham gia thành viên của tổ chức kế toán, kiểm toán quốc tế được tính vào chi phí kinh doanh theo chi phí thực tế và phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
4.3. Sau khi được chấp nhận là thành viên, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo với Bộ Tài chính về việc gia nhập thành viên, gửi kèm các tài liệu giới thiệu về tổ chức kế toán, kiểm toán quốc tế mà mình là thành viên, các cam kết về lợi ích và trách nhiệm khi làm thành viên.
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán hoặc lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp
5.1. Doanh nghiệp kiểm toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán hoặc lập Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp kiểm toán gây ra cho khách hàng và người sử dụng kết quả kiểm toán.
5.2. Doanh nghiệp kiểm toán được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam chưa cung cấp được dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán được mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Doanh nghiệp kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán là thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế có thể mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Chi phí mua bảo hiểm được tính vào chi phí kinh doanh theo chi phí thực tế mua bảo hiểm và phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
5.3. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thì phải lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp tính vào chi phí kinh doanh với mức trích hàng năm từ 0,5% đến 1% trên doanh thu dịch vụ kiểm toán (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng) tuỳ theo khả năng tài chính của doanh nghiệp.
5.4. Khi phải bồi thường thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp kiểm toán gây ra cho khách hàng và người sử dụng kết quả kiểm toán thì doanh nghiệp kiểm toán được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã cam kết, hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để bồi thường thiệt hại.
Trường hợp số tiền phải chi trả bồi thường lớn hơn số bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc lớn hơn số dư tồn quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thì số chênh lệch lớn hơn được tính vào chi phí kinh doanh hoặc trừ vào vốn kinh doanh sau khi trừ số thu bồi thường của đơn vị, cá nhân gây ra (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành.
5.5. Khi quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp có số dư cuối năm tài chính tương đương 10% doanh thu dịch vụ kiểm toán trong năm tài chính thì không tiếp tục trích quỹ dự phòng nữa.
6. Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán
6.1. Doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng theo hợp đồng kiểm toán đã ký kết và chịu trách nhiệm một phần với người sử dụng kết quả kiểm toán và các dịch vụ đã cung cấp. Doanh nghiệp kiểm toán chỉ chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán:
a) Có lợi ích liên quan trực tiếp tới kết quả dịch vụ kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại ngày ký báo cáo kiểm toán; và
b) Có hiểu biết một cách hợp lý về báo cáo tài chính và cơ sở lập báo cáo tài chính là các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan; và
c) Đã sử dụng một cách thận trọng thông tin trên báo cáo tài chính đã kiểm toán.
6.2. Mức thiệt hại do doanh nghiệp kiểm toán gây ra mà doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng do hai bên tự thỏa thuận hoặc do cơ quan có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật. Hình thức và mức phạt do hai bên tự thoả thuận có thể gồm:
a) Chấm dứt hợp đồng kiểm toán đã ký kết;
b) Không được tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán trong các năm sau;
c) Trừ trong mức phí kiểm toán đã ký kết;
d) Phạt mức cao nhất là 10 lần mức phí kiểm toán của hợp đồng năm bị phạt.
C. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
1.1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo với Bộ Tài chính các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và việc thành lập doanh nghiệp kiểm toán, kèm theo: Điều lệ doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký thuế.
1.2. Hàng năm, trước ngày 30/10, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán tại công ty với Bộ Tài chính (Phụ lục số 02/KTV) kèm theo hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán của từng kiểm toán viên.
1.3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề theo đúng quy định, Bộ Tài chính sẽ xác nhận danh sách kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề kiểm toán trong năm đó.
2. Công khai danh sách doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề
2.1. Thời hạn công khai:
a) Định kỳ 2 năm, Bộ Tài chính thông báo công khai danh sách kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đăng ký hành nghề, trong đó có thông báo cho cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố;
b) Vào tháng 12 hàng năm, Bộ Tài chính thông báo đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh các tỉnh, thành phố (nơi nhận báo cáo tài chính của doanh nghiệp) danh sách doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán đã được Bộ Tài chính xác nhận.
2.2 Hình thức công khai: Phát hành ấn phẩm hoặc thông báo bằng văn bản.
2.3. Nội dung công khai:
a) Danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán theo từng doanh nghiệp kiểm toán gồm: họ và tên, trình độ nghề nghiệp, số Chứng chỉ kiểm toán viên và các thông tin khác;
b) Danh sách doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán, gồm: tên công ty, năm thành lập, địa chỉ trụ sở chính, số lượng kiểm toán viên hành nghề và các thông tin khác.
2.4. Trên cơ sở thông báo của Bộ Tài chính về danh sách doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán, cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không chấp nhận báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi các doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên không được Bộ Tài chính xác nhận. Cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo với Bộ Tài chính về các doanh nghiệp đã thuê doanh nghiệp kiểm toán không đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ kiểm toán thực hiện kiểm toán.
2.5. Nếu qua công tác kiểm tra, hoặc do khách hàng hoặc cơ quan nhận báo cáo tài chính thông báo và xác định rõ sự vi phạm các quy định về hành nghề kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán thì Bộ Tài chính sẽ xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập theo quy định hiện hành.
2.6. Kinh phí thực hiện việc công khai danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán do các doanh nghiệp kiểm toán đóng góp, được tính vào chi phí kinh doanh theo số thực tế đóng góp trong phạm vi theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Trách nhiệm cung cấp thông tin và trách nhiệm giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập
3.1. Hàng năm, chậm nhất là ngày 15/02, các doanh nghiệp kiểm toán phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh trong năm trước của mình và các chỉ tiêu liên quan đến cập nhật kiến thức của kiểm toán viên hành nghề của doanh nghiệp kiểm toán (Phụ lục số 03/KTV).
3.2. Bộ Tài chính hoặc tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được Bộ Tài chính uỷ quyền có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng hoạt động kiểm toán, kiểm tra việc chấp hành Nghị định số 105/2004/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn tại các doanh nghiệp kiểm toán.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 22-TC/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ và Thông tư số 107/2000/TT-BTC ngày 25/10/ 2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán. Các quy định trước đây về kiểm toán độc lập trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.
3. Các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
|
Trần Văn Tá(Đã ký) |
ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN
Kính gửi: Ông/Bà Giám đốc Công ty.....................
Họ và tên (chữ in hoa)..................................... Nam/ Nữ ........................
Ngày tháng năm sinh:................................................................................
Quê quán (hoặc Quốc tịch đối với người nước ngoài): .............................
Hiện nay đang làm việc tại: ......................................................................
Trình độ chuyên môn:
Tốt nghiệp: Đại học:........................ Chuyên ngành................. Năm........
Đại học:........................ Chuyên ngành.................. Năm.......
Học vị:.................... Năm:............... Học hàm:.......................... Năm.......
Chứng chỉ KTV số:............................... ngày............................................
Quá trình làm việc:
Thời gian từ... đến... |
Công việc - Chức vụ |
Nơi làm việc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sau khi xem xét thấy có đủ điều kiện, tôi xin đăng ký hành nghề kiểm toán trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán của Công ty và xin chấp hành nghiêm chỉnh các quy định đối với kiểm toán viên hành nghề tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập và Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP nói trên.
Kính đề nghị Ông/Bà Giám đốc xem xét, chấp thuận.
Giám đốc Công ty kiểm toán xác nhận |
....., ngày.... tháng... năm.... |
Tên doanh nghiệp kiểm toán:
Địa chỉ:
DANH SÁCH ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN NĂM....... (1)
Kính gửi: Bộ Tài chính (Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán)
Công ty................................... đăng ký Danh sách kiểm toán viên hành nghề kiểm toán trong năm.......... như sau:
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Quê quán (2) (quốc tịch) |
Chứng chỉ kiểm toán viên |
Thời hạn đã hành (3) nghề kiểm toán |
|||
|
|
Nam |
Nữ |
|
Số |
Ngày |
Từ |
Đến |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty xin chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kiểm toán viên đăng ký hành nghề theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Bộ Tài chính xác nhận |
....., ngày.... tháng... năm.... |
(1) Danh sách này được gửi kèm theo Hồ sơ của từng cá nhân có tên trong danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm tán lần đầu.
- Trường hợp đăng ký bổ sung cũng sử dụng mẫu này và ghi thêm chữ "bổ sung"
(2) Người Việt Nam ghi quê quán (tỉnh, thành phố), người nước ngoài ghi quốc tịch.
(3) Đăng ký hành nghề năm 2005 ghi: Từ 1998 đến 31/12/2005.
Tên Công ty:.....
Địa chỉ:.....
BÁO CÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG NĂM (1)
Kính gửi: Bộ Tài chính (Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán)
Công ty .......................................................................................................
xin báo cáo một số chỉ tiêu hoạt động năm... (1), như sau:
1. Tình hình nhân viên:
|
Năm....(1) |
Năm...(2) |
||
Chỉ tiêu |
Số người |
Tỷ lệ (%) |
Số người |
Tỷ lệ (%) |
Tổng số nhân viên đến 31/12 |
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
1. Nhân viên chuyên nghiệp: |
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
1.1. Tổng số người
có Chứng chỉ kiểm toán viên |
|
|
|
|
1.2. Số người có Chứng chỉ KTV Việt Nam: |
|
|
|
|
. Người Việt Nam |
|
|
|
|
. Người nước ngoài |
|
|
|
|
1.3. Số người có Chứng chỉ KTV nước ngoài: |
|
|
|
|
. Người Việt Nam |
|
|
|
|
. Người nước ngoài |
|
|
|
|
2. Nhân viên khác: |
|
|
|
|
2. Tình hình doanh thu:
2.1. Cơ cấu doanh thu theo loại dịch vụ:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu |
Năm...(1) |
Năm...(2) |
||
|
Số tiền |
Tỷ lệ (%) |
Số tiền |
Tỷ lệ (%) |
Tổng doanh thu |
|
|
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
1. Kiểm toán báo cáo tài chính (3) |
|
|
|
|
2. Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành |
|
|
|
|
3. Tư vấn tài chính, tư vấn thuế, dịch vụ kế toán |
|
|
|
|
4. Dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin, tư vấn quản lý, định giá tài sản |
|
|
|
|
5. Dịch vụ bồi dưỡng tài chính, kế toán, kiểm toán |
|
|
|
|
6. Dịch vụ liên quan khác |
|
|
|
|
2.2. Cơ cấu doanh thu theo đối tượng khách hàng:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Đối tượng khác hàng |
Năm.... (1) |
Năm... (2) |
||||
|
Số lượng khách hàng |
Số tiền |
Tỷ lệ (%) |
Số lượng khách hàng |
Số tiền |
Tỷ lệ (%) |
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
2. Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã |
|
|
|
|
|
|
3. Doanh nghiệp nhà nước |
|
|
|
|
|
|
4. Đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội |
|
|
|
|
|
|
5. Tổ chức, dự án quốc tế |
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
3. Kết quả kinh doanh:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu |
Năm... (1) |
Năm....(2) |
1. Tổng số vốn kinh doanh |
|
|
2. Kết quả kinh doanh sau thuế (Lãi +, Lỗ -) |
|
|
3. Nộp Ngân sách |
|
|
- Thuế Giá trị gia tăng |
|
|
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp |
|
|
- Thuế và các khoản phải nộp khác |
|
|
4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) |
|
|
5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) |
|
|
4. Tình hình cập nhật kiến thức cho KTV hành nghề trong năm:
4.1. Các lớp cập nhật kiến thức:
TT |
Nội dung từng lớp cập nhật kiến thức cho KTV |
Thời gian Từ... đến.... |
Tổng số giờ học |
Số lượng KTV tham gia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.2. Danh sách kiểm toán viên đã tham gia các lớp cập nhật:
STT |
Họ và tên KTV hành nghề |
Chức danh trong công ty |
Chứng chỉ KTV |
Số lượng lớp tham gia |
Tổng số thời gian đã học (Giờ) |
|
|
|
|
Số |
Ngày |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Những thay đổi trong năm.... (1):
6. Thuận lợi, khã khăn và các kiến nghị, đề xuất hoặc thông tin khác công ty cần cung cấp cho Bộ Tài chính (nếu có):
Ghi chú: (1): Ghi năm báo cáo
(2): Ghi năm liền kề trước năm báo cáo
(3): Gồm các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính; kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế; kiểm toán hoạt động; kiểm toán tuân thủ; kiểm toán nội bộ; kiểm toán báo cáo quyết toán dự án và kiểm toán thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước
..., ngày...
tháng.... năm....
Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty
(Chữ ký, họ tên, đóng dấu)
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 64/2004/TT-BTC |
Hanoi, June 29, 2004 |
Pursuant to the Government's
Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 defining the functions, tasks,
powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level
agencies;
Pursuant to the Government's Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining
the functions, tasks, powers and organizational structure of the Finance
Ministry;
In furtherance of the Government's Decree No. 105/2004/ND-CP of March 30, 2004
on independent audit, the Finance Ministry hereby guides the implementation of
a number of articles of Decree No. 105/2004/ND-CP as follows:
1. Rights of audited units
1.1. Audited units may select auditing enterprises and auditors fully satisfying the conditions for lawful profession practice in Vietnam as prescribed in Article 23 of the Government's Decree No. 105/2004/ND-CP of March 30, 2004 on independent audit (hereinafter referred to as Decree No. 105/2004/ND-CP for short) in order to sign contracts on the provision of audit services, except otherwise provided for by law.
When signing contracts on the provision of audit services, audited units may request auditing enterprises to provide their "lists of registered practicing auditors, year", already certified by the Finance Ministry.
1.2. Audited units must not select auditing enterprises, which are operating with less than 3 practicing auditors; which fail to fully meet the conditions for audit practice, or whose auditors are not on the lists of registered practicing auditors already certified by the Finance Ministry, in order to sign contracts on the provision of audit services.
...
...
...
2. Request for changing practicing auditors and persons responsible for signing audit reports
2.1. Audited units that sign audit contracts with auditing enterprises for 3 consecutive years or more, counting from the effective date of Decree No. 105/2004/ND-CP, shall, every 3 years, have to request auditing enterprises to change:
a/ The practicing auditors responsible for auditing and signing audit reports;
b/ The persons responsible for signing audit reports, who are the directors (or the authorized persons) of auditing enterprises (or their branches).
2.2. In cases where the directorate of an auditing enterprise or the leadership of the branch of an auditing enterprise has only one practicing auditor, the audited unit may only sign the audit contract with that auditing enterprise or its branch for not more than 3 consecutive years as from the effective date of Decree No. 105/2004/ND-CP, and from the fourth year onward, must sign audit contracts with other auditing enterprises.
The request to auditing enterprises to change practicing auditors and persons responsible for signing audit reports must be stated clearly in audit contracts.
3. Right to join professional organizations
3.1. Practicing auditors and auditing enterprises are entitled to join national or international accounting and/or auditing professional organizations licensed to operate in Vietnam such as Vietnam Accounting and Auditing Association, the National Club of Chief Accountants, the UK Association of Chartered Certified Accountants (ACCA), etc.
3.2. Every practicing auditor joining a professional organization shall be an individual member of that organization. Where auditing companies join professional organizations in the capacity as collective members, they must appoint their representatives at such organizations.
...
...
...
4. Compulsory audit
4.1. Annual financial statements of the following enterprises and organizations must be audited by auditing enterprises:
a/ Foreign-invested enterprises and organizations established and operating in Vietnam under Vietnamese laws, including branches of foreign-invested enterprises operating in Vietnam;
b/ Organizations engaged in credit activities, established and operating under the Law on Credit Institutions; banks of different economic sectors and the Development Assistance Fund;
c/ Financial institutions and insurance business enterprises, insurance brokerage enterprises;
d/ Particularly for joint-stock companies and limited liability companies which participate in listing and trading on the securities market, the audit shall comply with the provisions of the legislation on securities trading;
e/ For enterprises and organizations borrowing capital from banks, the audit shall comply with the provisions of the credit legislation.
4.2. The annual financial statements of the following enterprises and organizations must be audited by auditing enterprises according to the provisions of Decree No. 105/2004/ND-CP:
a/ State enterprises, including State companies, State-owned joint-stock companies, State-owned limited liability companies and enterprises with State capital accounting for more than 50% of their capital;
...
...
...
4.3. Other subjects defined by laws, ordinances, decrees and the Prime Minister’s decisions.
4.4. State enterprises, the Development Assistance Fund and investment projects of group A upward, that have already been included in the notified yearly audit plan of the State audit agency shall not be compulsorily audited by auditing enterprises.
1. Criteria of auditors
1.1. Vietnamese people and foreigners permitted to reside in Vietnam who fully meet the following criteria shall be recognized auditors:
a/ Having professional ethical qualities, being honest and incorruptible and having a good sense of law observance; being other than the subjects defined in Clauses 3, 4, 5, 6 and 7, Article 15 of Decree No. 105/2004/ND-CP;
b/ Having bachelor degrees in economics-finance-banking or accounting-auditing, granted by Vietnam or foreign countries and recognized by the Finance Ministry, and having been engaged in practical financial and/or accounting work for 5 years or more, or having worked as assistant auditors in auditing enterprises for 4 years or more.
If their major bachelor degrees are in domains other than economics-finance-banking or accounting- auditing, they must acquire second bachelor degrees in the above-said domains after 3 years, or 2 years for assistant auditors, and the total duration of their engagement in practical financial and/or accounting work must be full 5 years, or full 4 years or more for assistant auditors in auditing enterprises.
...
...
...
d/ Having passed the auditor-recruitment exams organized by the Finance Ministry and granted auditor's certificates by the Finance Minister.
1.2. To be granted auditor's certificates by the Finance Minister, Vietnamese people and foreigners permitted to reside in Vietnam who have accounting specialist's certificates or accounting/audit certificates, issued by foreign or international accounting and/or auditing organizations and recognized by the Finance Ministry, must pass examinations in Vietnamese economic, financial, accounting and audit laws, organized by the Finance Ministry.
2. Conditions for professional practice by auditors
2.1. Audit- practicing conditions:
a/ Auditors may register to practice audit only when they fully meet the conditions for practicing auditors prescribed in Article 14 of Decree No. 105/2004/ND-CP;
b/ Auditors who concurrently work at auditing enterprises and enterprises other than auditing enterprises may register to practice audit only when obtaining written consents from the representatives at law of enterprises other than auditing enterprises.
c/ Auditors who have registered their professional practice in an auditing enterprise but now wish to register their professional practice in another auditing enterprise must acquire decisions on termination of labor contracts from the first auditing enterprise.
2.2. Auditors not on the lists of registered practicing auditors certified by the Finance Ministry must not sign audit reports.
2.3. Practicing auditors shall have their names deleted from the lists of registered practicing auditors in the following cases:
...
...
...
b/ Not practicing audit actually but deliberately registering audit practice;
c/ Committing acts of violating law or discipline or professional ethics, which are prohibited by the audit legislation.
2.4. Auditors whose names have been deleted from the lists of registered practicing auditors must not register to resume their professional practice for 3 years as from the date of deletion of their names.
2.5. Auditing enterprises that employ auditors not on the lists of registered practicing auditors, to sign audit reports, shall, together with such auditors, be sanctioned according to law provisions.
2.6. The Finance Ministry shall not certify the lists of registered practicing auditors for those auditors who have registered to practice audit but actually not practiced it.
3. Annual knowledge update for auditors
3.1. Subject to the annual knowledge update are auditors who are practicing their profession and register to continue their audit practice in the following year.
3.2. The contents of annual knowledge update include:
a/ The basics of the legislation on audit, accounting, economic management, finance, tax and relevant matters;
...
...
...
3.3. The knowledge update duration shall be between 40 and 50 hours a year.
3.4. Forms of annual knowledge update:
a/ Intensive training, organized by the Finance Ministry or under the Finance Ministry’s authorization; or
b/ Self-training: Auditing enterprises shall themselves organize the update of knowledge for their auditors according to the requirements and contents prescribed by the Finance Ministry. Auditing enterprises must keep dossiers on the training contents, programs and duration as well as the lists of the practicing auditors who have participated in training.
3.5. After each annual knowledge-updating course, auditors must take exams regarding the updated contents, which shall be in form of tests, situation-solving exercises or essays, and pass such exams in order to register for audit practice in the following year.
4. Audit-practice registration
Annually, auditors must register audit practice with auditing enterprises according to the following regulations:
4.1. The audit-practice registration conditions for Vietnamese people:
a/ Having clear curricula vitae; being honest, professionally ethical and other than the subjects not allowed to register audit practice prescribed in Article 15 of Decree No. 105/2004/ND-CP;
...
...
...
c/ Having labor contracts with auditing enterprises.
4.2. The audit-practice registration conditions for foreigners:
a/ Being permitted to reside in Vietnam for one year or more;
b/ Being professionally ethical and other than the subjects not allowed to register audit practice prescribed in Article 15 of Decree No. 105/2004/ND-CP;
c/ Having auditor's certificates issued by the Finance Ministry;
d/ Having labor contracts with auditing enterprises.
4.3. Those persons who register for audit practice for the second time onward (after the registration in the year following the year of issuance of the auditor's certificate) must also meet the condition on fully participating in the annual knowledge-updating programs according to the provisions at Point 3, Part A, Section II of this Circular.
4.4. The audit-practice registration dossier includes:
a/ An audit-practice registration application;
...
...
...
c/ The documents prescribed at Point 2.1, Part A, Section II of this Circular.
Those persons who have registered audit practice for a year, if approved by the directors of auditing enterprises as fully qualified to continue their professional practice in the subsequent year, shall not have to file new dossiers.
4.5. Directors of auditing enterprises must base themselves on the auditors' applications for audit-practice registration and the regulations on audit-practice conditions to consider whether the applying auditors fully meet the profession-practice conditions in the year or not, and draw up "lists of registered practicing auditors, year" of their enterprises, to be sent to the Finance Ministry (the Department of Accounting and Auditing Regime).
5. Practicing auditors are not allowed to conduct audits in the following cases:
5.1. They are not on the announced lists of registered practicing auditors, certified by the Finance Ministry for that year.
5.2. They are providing or provided right in the preceding year the following services for the audited units:
a/ Recording accounting books;
b/ Making financial statements;
c/ Working as chief accountants;
...
...
...
e/ Evaluating assets;
f/ Providing management consultancy;
g/ Providing financial consultancy;
h/ Providing tax consultancy or other services which affect their independence in relation to the audited units.
5.3. Auditors who are providing or provided in the preceding year audit services must not provide in the current year the services defined at Point 5.2, Part A, Section II.
5.4. They have economic-financial relations with the audited units such as capital contribution, purchase of stocks or bonds; capital lending; purchase or sale of other assets, or other economic-financial transactions that affect the principle of independence of auditing activities.
5.5. Their parents, spouses, children and/or blood siblings are members of the leaderships or chief accountants of the audited units.
5.6. They are deemed professionally incapable or fail to meet the conditions to conduct audits.
5.7. The audited units make requests contrary to professional ethics or professional auditing requirements or contrary to law provisions.
...
...
...
6.1. Contributing capital to, borrowing or lending capital to, or buying stocks of any types from, the audited units, regardless of their value and volume.
6.2. Purchasing bonds or other assets of the audited units, which affect the principle of independence of auditing activities.
6.3. Receiving any sums of money or material benefits from the audited units, apart from service charges and expenses already agreed upon in the contracts; or abuse their positions as auditors to get other benefits from the audited units.
6.5. Leasing, lending or letting other parties to use their names and auditor’s certificates to conduct professional activities.
6.5. Working for two accounting/auditing enterprises or more at a time.
6.6. Disclosing information on the audited units, which they have acquired in the course of practicing their profession, except so consented by the audited units or otherwise provided for by law.
6.7. Signing goods-processing contracts, contracts on entrusted import-export of supplies and/or goods, goods-consumption agency or brokerage; or involving in other economic-financial transactions, which affect the principle of independence of auditing activities.
6.8. Abusing their responsibilities and/or powers to earn profits; acting in collusion with, or covering violations of, the audited units.
6.9. Signing for both the auditors responsible for auditing and the directors (or their authorized persons) in the audit reports.
...
...
...
1. Forms of organization and operation of auditing enterprises
1.1. As from the effective date of Decree No. 105/2004/ND-CP, auditing enterprises may be set up in only one of the two following forms: partnerships or private enterprises. Foreign-invested auditing enterprises shall be set up according to the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam.
1.2. Auditing enterprises that have been set up and operating before the effective date of Decree No. 105/2004/ND-CP in the forms other than those prescribed at Point 1.1, Part B of Section II, if wishing to continue their operations, must be transformed into one of the forms prescribed at Point 1.1, Part B, Section II. The transformation must be completed by the end of April 21, 2007 at the latest.
2. Branches of auditing enterprises
2.1. Branches of auditing enterprises are set up and operate according to law provisions and provisions of Article 21 of Decree No. 105/2004/ND-CP.
2.2. In order to provide audit services and issue audit reports, branches of auditing enterprises must each have at least 2 auditors who have the auditor's certificates, and the head of the branch must have the auditor's certificate.
3. Conditions for setting up and operation of auditing enterprises
3.1. Auditing enterprises set up and operating under law provisions and the provisions of Decree No. 105/2004/ND-CP must each have at least 3 auditors possessing the auditor's certificates and at least one of the auditing enterprise's managers must be auditor having the auditor’s certificate. A person having the auditor's certificate may own only one private enterprise or be a partnership member of a partnership.
...
...
...
a/ They fully meet the audit-practice conditions prescribed in Clauses 1 and 3, Article 23 of Decree No. 105/2004/ND-CP;
b/ They have lists of registered practicing auditors already certified by the Finance Ministry according to the provisions at Point 4, Part A, Section II and Point 1, Part C, Section II of this Circular.
3.3. If they have auditors newly granted auditor's certificates or recruited, the auditing enterprises must notify the Finance Ministry of the supplemental lists of practicing auditors within 30 days as from the date such auditors are officially employed or granted auditor’s certificates.
3.4. If their practicing auditors are leaving, abandoning jobs or are deprived of the right to practice their profession, the auditing enterprises must, within 15 days as from the date the practicing auditors leave, abandon jobs or are deprived of the right to practice their profession, notify such in writing to the Finance Ministry, together with a list of those auditors.
3.5. In the course of operation, auditing enterprises must each regularly ensure that at least 3 practicing auditors work for it for the whole operation duration. If for 6 consecutive months, the auditing enterprises fail to satisfy this condition, they must stop providing audit services.
4. Right to join international accounting/auditing organizations
4.1. Auditing enterprises may join only those international accounting/auditing organizations that have branches in the countries other than the countries where they are headquartered.
4.2. The fees of joining international accounting/auditing organizations are accounted into the enterprises' business expenses according to the actual expenses and must be evidenced by lawful vouchers and/or receipts.
4.3. Within 30 days after being accepted as members of international accounting/auditing organizations, the auditing enterprises must notify the Finance Ministry of their membership and send to the latter the documents introducing the international accounting/auditing organizations of which they are members as well as their commitments regarding the member's interests and responsibilities.
...
...
...
5.1. Auditing enterprises must purchase professional liability insurance or set up professional risk reserve funds to create sources of payment of compensations for damage caused to their clients and users of audit results at their faults.
5.2. Auditing enterprises may purchase professional liability insurance from insurance enterprises lawfully operating in Vietnam. In cases where insurance enterprises operating in Vietnam are unable to provide professional liability insurance service, auditing enterprises may purchase insurance from foreign insurance enterprises. Foreign-invested auditing enterprises and auditing enterprises being members of international auditing organizations may purchase professional liability insurance from foreign insurance enterprises. The insurance costs shall be accounted into the enterprises' business expenses according to the actually paid insurance premiums and must be evidenced by lawful vouchers and/or receipts.
5.3. In cases where auditing enterprises do not purchase professional liability insurance, they must set up professional risk reserve funds, which shall be accounted into their business expenses with the annual deduction level of between 0.5% and 1% of their audit service turnovers (without VAT), depending on their respective financial capability.
5.4. When having to pay damages to their clients and users of audit results for their faults, auditing enterprises shall be indemnified by insurance enterprises according to the concluded insurance policies, or use their professional risk reserve funds to pay those damages.
Where the payable damages are bigger than the indemnities paid by the insurance enterprises or than the balance of the professional risk reserve funds, the difference shall be accounted into the enterprises' business expenses or deducted from the business capital after being offset with the compensations paid by the damage-causing units and/or individuals (if any) according to law provisions.
5.5. When, by the end of a fiscal year, the balance of the professional risk reserve funds is equal to 10% of the audit service turnovers in that year, deductions shall not be further made for the professional risk reserve funds.
6. Responsibilities of auditing enterprises
6.1. Auditing enterprises shall take responsibility before law, before their clients under the signed audit contracts and be partly answerable to users of audit results and provided services. Auditing enterprises shall be answerable to users of audit results only when the latter:
a/ Have benefits directly related to the results of the audit services regarding the audited units on the date of signing the audit reports; and
...
...
...
c/ Have used cautiously information in the audited financial statements.
6.2. The level of damage caused by auditing enterprises, for which they have to pay compensations to their clients, shall be agreed upon by the two parties or determined by the competent agency under law provisions. The sanctioning forms and levels shall be agreed upon by the two parties, which may include:
a/ The termination of the signed audit contracts;
b/ The prohibition to sign audit contracts in the subsequent years;
c/ The deduction of the contractual auditing charges;
d/ A fine of at most 10 times the auditing charges of the contracts subject to sanction that year.
C. STATE MANAGEMENT OVER INDEPENDENT AUDITING ACTIVITIES
1. Unified management of the lists of independent practicing auditors and auditing enterprises in the whole country
1.1. Within 30 days as from the date of issuance of business registration certificates, auditing enterprises must notify the Finance Ministry of the information related to them and their establishment, together with their charters, business registration certificates and tax registration papers.
...
...
...
1.3. Within 5 working days as from the date of receiving the notices on the lists of registered practicing auditors as prescribed, the Finance Ministry shall certify the lists of auditors that fully meet the conditions to practice their profession in that year.
2. Publicization of the lists of auditing enterprises and practicing auditors
2.1. Publicization time limit:
a/ Biennially, the Finance Ministry shall publicize the lists of registered practicing auditors and auditing enterprises, and notify such to the provincial/municipal tax agencies and business registration agencies;
b/ In December every year, the Finance Ministry shall notify the provincial/municipal tax agencies and business registration agencies (which receive enterprises' financial statements) of the certified lists of auditing enterprises that fully meet the conditions to provide audit services.
2.2. Forms of publicization: Issuance of publications or written notices.
2.3. Contents of publicization:
a/ The list of registered practicing auditors for each auditing enterprise, that includes: their full names, professional qualifications, the serial numbers of auditor's certificates and other information;
b/ The list of auditing enterprises that fully meet the conditions to provide audit services, that includes: the companies' names, their head-offices' addresses, the number of practicing auditors and other information.
...
...
...
2.5. If through inspection or notification by clients or financial statement-receiving agencies and verification, the Finance Ministry determines that auditing enterprises have violated regulations on audit practice, it shall handle violations of the legislation on independent audit according current regulations.
2.6. The funding for publicization of the lists of practicing auditors shall be contributed by auditing enterprises and accounted into their business expenses according to their actual contributions and within the law-prescribed limit.
3. Responsibility to provide information and to supervise the quality of independent auditing activities
3.1. Annually on February 15 at the latest, auditing enterprises must report in writing to the Finance Ministry on their major business targets of the preceding year and on the targets related to the knowledge update for their practicing auditors.
3.2. The Finance Ministry or professional accounting/auditing organizations authorized by the Finance Ministry shall have to examine and supervise the quality of auditing activities, and inspect the observance of Decree No. 105/2004/ND-CP as well as guiding documents by auditing enterprises.
III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
2. This Circular replaces the Finance Ministry's Circular No. 22-TC/CDKT of March 19, 1994 guiding the implementation of the Regulation on independent audit in the national economy, issued together with the Government's Decree No. 07/CP of January 29, 1994 and the Finance Ministry's Circular No. 107/2000/TT-BTC of October 25, 2000 guiding the registration of audit practice. The previous regulations on independent audit, which are contrary to this Circular, are hereby annulled.
3. The ministries, branches, People's Committees, Finance Departments and Tax Departments of the provinces and centrally-run cities shall have to guide enterprises to implement this Circular.
...
...
...
FOR THE FINANCE
MINISTER
VICE MINISTER
Tran Van Ta
Thông tư 64/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 105/2004/NĐ-CP về Kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 64/2004/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trần Văn Tá |
Ngày ban hành: | 29/06/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 64/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 105/2004/NĐ-CP về Kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video