Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 60/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 60/2002/TT-BTC NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ Y TẾ KHÁM, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO THUỘC HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao;
Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với hệ thống cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam như sau:

A/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1/ Đối tượng áp dụng thông tư này là các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh, cơ sở dịch vụ y tế, cơ sở hành nghề y dược học cổ truyền thuộc Hội Chữ Thập đỏ các cấp đứng ra thành lập và quản lý (Sau đây gọi là cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội chữ thập đỏ ).

2/ Cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ hoạt động vì mục đích nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận. Nguồn tài chính chủ yếu được hình thành trên cơ sở vận động sự tài trợ và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

3/ Hoạt động tài chính của các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo theo nguyên tắc tự tạo nguồn, tự hạch toán và tuỳ theo khả năng hỗ trợ của Hội chữ thập đỏ các cấp (nếu có).

4/ Cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về chuyên môn, kỹ thuật và các quy định có liên quan khác của Pháp luật.

5/ Đối tượng được khám, chữa bệnh miễn phí: Người nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi lang thang cơ nhỡ, trẻ tàn tật, nạn nhân chiến tranh, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng khác được sự bảo trợ của các tổ chức tài trợ trong và ngoài nước.

6/ Đối tượng khám, chữa bệnh có thu phí: Những người tự nguyện khám, chữa bệnh theo yêu cầu và người có thẻ Bảo hiểm y tế được cơ quan Bảo hiểm y tế giới thiệu.

B/ NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

I/ NGUỒN THU CỦA CƠ SỞ Y TẾ KHÁM, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO:

- Tài trợ bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ các cấp (nếu có).

- Hỗ trợ của ngân sách Nhà nước các cấp trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

- Thu từ nguồn bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định.

- Thu từ các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu của nhân dân. Mức thu theo nguyên tắc tính đủ các chi phí khám, chữa bệnh. Riêng đối với tiền thuốc (không kể thuốc từ nguồn viện trợ) thu theo nguyên tắc giá mua vào cộng thêm các chi phí bảo quản, vận chuyển và cấp phát thuốc, không tính lãi.

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Vốn tự có của các cơ sở khám, chữa bệnh.

II/ NỘI DUNG CHI CỦA CƠ SỞ Y TẾ KHÁM, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO:

1/ Chi hoạt động thường xuyên:

- Chi tiền lương, tiền công, các loại phụ cấp, tiền thưởng theo chế độ của Nhà nước quy định đối với ngành y tế; Các khoản đóng góp theo chế độ quy định của Nhà nước như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn;

- Chi quản lý hành chính, hậu cần phục vụ công tác khám, chữa bệnh: Tiền điện, nước, vệ sinh môi trường, nhiên liệu, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, tuyên truyền, công tác phí, hội thảo, hội nghị, tập huấn...Mức chi theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp.

- Chi nghiệp vụ chuyên môn:

+ Chi phí trực tiếp cho người bệnh theo chỉ định của bác sỹ.

+ Chi hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác khám, chữa bệnh.

+ Chi đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thuộc cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo.

- Chi duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định.

- Chi khác: chi phí tiếp nhận hàng viện trợ, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, quản lý, cấp phát thuốc, hàng hoá viện trợ, chi thuê địa điểm làm việc (nếu có)...

2/ Chi không thường xuyên:

- Chi cho các đợt phòng chống dịch bệnh (nếu có).

- Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định.

- Chi đầu tư phát triển cơ sở vật chất từ nguồn thu khấu hao tài sản cố định (nếu có) đối với hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có) .

III/ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ Y TẾ KHÁM, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO:

1/ Quản lý nguồn thuốc, vật tư, thiết bị y tế viện trợ:

- Thực hiện khám, chữa bệnh và cấp miễn phí thuốc theo đúng các đối tượng quy định của nhà tài trợ và các đối tượng qui định tại thông tư này. Nghiêm cấm việc bán thuốc, vật tư và thiết bị y tế từ nguồn viện trợ nhân đạo.

- Mở sổ sách theo dõi riêng tình hình nhập, xuất và tồn thuốc, hàng hoá viện trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Trường hợp thuốc, vật tư, thiết bị y tế được viện trợ không phù hợp với tuyến điều trị của cơ sở thì Hội chữ thập đỏ các cấp thành lập Hội đồng (gồm Hội chữ thập đỏ, cơ quan Tài chính- Vật giá đồng cấp, Sở Y tế hoặc Trung tâm y tế quận, huyện) để định giá và chuyển đổi thuốc, vật tư, thiết bị y tế khác cho phù hợp với nhu cầu. Việc chuyển đổi phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị. Nghiêm cấm sử dụng nguồn kinh phí do chuyển đổi thuốc ngoài mục đích khám, chữa bệnh nhân đạo.

2/ Các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ không phải thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước đối với nguồn kinh phí sử dụng cho các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí và được hưởng các chế độ khuyến khích về tài chính theo quy định tại Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 01/3/2000 của Bộ Tài chính đối với nguồn thu được từ hoạt động khám, chữa bệnh.

3/ Các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng các khoản thu, chi đối với dịch vụ khám, chữa bệnh có thu một phần viện phí và khám, chữa bệnh theo yêu cầu.

- Sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước (nếu có) theo quy định của pháp luật, số chênh lệch giữa thu và chi từ nguồn viện phí, các cơ sở được trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi. Số còn lại được trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp khám chữa bệnh của cơ sở để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tỷ lệ trích lập các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định.

4/ Các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội Chữ Thập đỏ phải mở sổ sách theo dõi, quản lý chi tiêu và thực hiện công tác báo cáo quyết toán theo đúng Quyết định số 12/2001/QĐ-BTC ngày 13/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

5/ Định kỳ hàng quý, năm cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo có trách nhiệm báo cáo tình hình thu, chi tài chính cho Hội Chữ thập đỏ cùng cấp. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội chữ Thập đỏ và cơ quan tài chính cùng cấp.

C/ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để sửa đổi cho phù hợp.

 

Nguyễn Công Nghiệp

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 60/2002/TT-BTC

Hanoi, July 10, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE FINANCIAL MANAGEMENT OF HUMANITARIAN MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS UNDER VIETNAM RED CROSS

Pursuant to the Governments Decree No.73/1999/ND-CP of August 19, 1999 on the policy of socialization of activities in the fields of education, health, culture and sports;
The Finance Ministry hereby guides the financial management mechanism applicable to the system of humanitarian medical examination and treatment establishments under Vietnam Red Cross as follows:

A. GENERAL PROVISIONS

1. Subject to this Circular are general hospitals, specialized hospitals, general and consultation rooms, maternity homes, health service establishments and traditional medicine and pharmacy establishments, which are set up and managed by the Red Cross at different levels (hereinafter called humanitarian medical examination and treatment establishments under the Red Cross).

2. Humanitarian medical examination and treatment establishments under the Red Cross operate for humanitarian and non-profit purposes. Their financial sources are created mainly on the basis of financial supports and voluntary contributions from organizations and individuals at home and abroad.

3. The financial activities of humanitarian medical examination and treatment establishments shall comply with the principle of self-financing and cost accounting and depend on the supporting capabilities (if any) of the Red Cross of different levels.

4. Humanitarian medical examination and treatment establishments under the Red Cross must comply with the States current professional and technical regulations, and relevant law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Subjects of medical examination and treatment with the collection of charges: people who voluntarily request medical examination and treatment and health insurance card holders recommended by the health insurance agency.

B. SPECIFIC PROVISIONS

I. Revenue sources of humanitarian medical examination and treatment establishments:

- Financial supports in cash or kind, provided by organizations and individuals at home and abroad.

- Supports of the Red Cross at different levels (if any).

- Supports of the State budgets at different levels in a number of specific cases as prescribed by law.

- Revenues from health insurance paid by health insurance agency as prescribed.

- Revenues from medical examination and treatment services at peoples requests. The collection levels shall comply with the principle of fully calculating medical examination and treatment costs. Particularly for the costs of medicaments (excluding medicaments from aid sources), the collection shall be based on the principle of the buying prices plus the costs of medicament preservation, transportation and distribution, without interests thereon.

- Other revenues prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. Contents of expenditures of humanitarian medical examination and treatment establishments:

1. Regular expenditures:

- The expenditure on salaries, wages, allowances and bonuses according to the State regime prescribed for the health service; and the State-prescribed contributions such as: social insurance and health insurance premiums, trade union fees;

- The expenditure on administration and logistics in service of medical examination and treatment work: costs of electricity and water supply, environmental sanitation, fuel, stationery, information and communication, propagation, working trips, seminars, conferences and training courses... The spending levels shall comply with the States current regulations applicable to agencies, administrative and non-business units.

- The expenditure for professional operations:

+ The direct expenditure for patients made under the physicians prescriptions.

+ The expenditure on scientific research related to medical examination and treatment work.

+ The expenditure on training and fostering courses to raise the professional qualifications of humanitarian medical examination and treatment establishments personnel.

- The expenditure on regular maintenance and repair of fixed assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Irregular expenditures:

- The expenditure on anti-epidemic campaigns (if any).

- The expenditure on overhaul and procurement of fixed assets.

- The expenditure on investment in and development of material foundations from fixed asset depreciation sources (if any) for medical examination and treatment activities.

- The expenditure on capital construction (if any).

III. Financial management mechanism applicable to humanitarian medical examination and treatment establishments:

1. Management of aid medicament, supplies and medical equipment sources:

- Providing medical examination and treatment as well as medicaments free-of-charge to the right subjects defined by the donors and subjects prescribed in this Circular. Strictly prohibiting the sale of medicaments, supplies and medical equipment from humanitarian aid sources.

- Opening books to separately monitor the situation of warehousing, ex-warehousing and stock of aid medicaments and goods under the States current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Humanitarian medical examination and treatment establishments under the Red Cross shall not have to perform obligations towards the State budget regarding the funding sources used for free-of-charge medical examination and treatment activities and shall enjoy the financial incentive regimes prescribed in the Finance Ministrys Circular No.18/2000/TT-BTC of March 1, 2000 for revenues generated from medical examination and treatment activities.

3. Humanitarian medical examination and treatment establishments under the Red Cross must open accounting books to separately monitor the revenues and expenditures related to medical examination and treatment services with the partial collection of charges, and requested medical examination and treatment.

- After offsetting all operation expenses and fulfill all law-prescribed obligations (if any) towards the State budget, the establishments may deduct part of the amount of differences between hospital fee revenues and expenditures to set up the reward and welfare funds. The remaining amount shall be used to set up fund for development of the cause of medical examination and treatment of the establishments, which shall use the fund to upgrade their material foundations and procure equipment in order to raise the medical examination and treatment quality. The percentages of deduction for setting up funds shall be decided by the heads of the units.

4. Humanitarian medical examination and treatment establishments under the Red Cross must open books to monitor and manage their expenditures and make final settlement reports in strict compliance with the Finance Ministers Decision No.12/2001/QD-BTC of March 13, 2001 promulgating the accounting regime applicable to non-public units operating in the fields of education, health, culture and sports.

5. Quarterly and annually, the humanitarian medical examination and treatment establishments shall have to report the situation of financial revenues and expenditures to the Red Cross of the same level, submit to the inspection and supervision by the Red Cross and finance agency of the same level.

C. IMPLEMENTATION PROVISIONS

This Circular takes effect 15 days after its signing.

Should any problems arise in the course of implementation, they should be reported to the Finance Ministry for timely amendment.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Nguyen Cong Nghiep

 

;

Thông tư 60/2002/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính đối với các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội chữ thập đỏ Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 60/2002/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Nguyễn Công Nghiệp
Ngày ban hành: 10/07/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 60/2002/TT-BTC hướng dẫn quản lý tài chính đối với các cơ sở y tế khám, chữa bệnh nhân đạo thuộc Hội chữ thập đỏ Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…