KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1943/QĐ-KTNN |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010 |
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15/9/2005 của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội khoá 11 về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
đối với các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/10/2006 của Liên Bộ
Tài chính, Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày
17/10/2005 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
TỔNG
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM MƯU THUỘC BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH KIỂM TOÁN NHÀ
NƯỚC VÀ CÁC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1943/QĐ-KTNN ngày 31/12/2010 của Tổng KTNN)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này qui định nguyên tắc, nội dung các khoản chi tiêu về chế độ công tác phí, chi học tập, chi hội nghị; Chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam; Chế độ chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; Chi mua vật tư văn phòng, chi thông tin liên lạc, tuyên truyền, chi dịch vụ công cộng; Một số khoản chi đặc thù của KTNN và chi khác.
2. Qui chế áp dụng trong quản lý chi tiêu nguồn kinh phí được giao sử dụng của các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành Kiểm toán Nhà nước và các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành.
Các Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Kiểm toán Nhà nước không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy chế này.
Điều 2. Mục đích thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ
1. Tạo điều kiện cho cơ quan chủ động trong việc quản lý và chi tiêu kinh phí quản lý hành chính được giao.
2. Thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức bộ máy có hiệu quả, nâng cao tính chủ động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo thu nhập chính đáng của cán bộ, công chức trong cơ quan.
3. Đảm bảo tài sản công được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
4. Thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách.
Điều 3. Nguyên tắc xây dựng quy chế
1. Quy chế này được xây dựng trên cơ sở các quy định chi tiêu hiện hành của Nhà nước gắn với đặc thù hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
2. Mọi việc chi tiêu phải bảo đảm có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
3. Tạo điều kiện cho cơ quan và cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
Chế độ công tác phí được thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 97/2010/TT- BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính về việc Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Đồng thời căn cứ đặc điểm tình hình hoạt động công tác kiểm toán của ngành, vận dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, Kiểm toán Nhà nước quy định cụ thể thêm một số điểm sau:
1. Trường hợp đi công tác bằng phương tiện máy bay
a. Tiêu chuẩn mua vé máy bay đi công tác như sau:
- Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class) dành cho Tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước và các chức danh tương đương có hệ số phụ cấp lãnh đạo từ 1,3 trở lên;
- Hạng ghế thường dành cho các chức danh cán bộ, công chức còn lại.
b. Đối tượng đi công tác được thanh toán tiền vé máy bay:
+ Là cán bộ lãnh đạo cấp Vụ và tương đương trở lên.
+ Là chuyên viên chính, kiểm toán viên chính và tương đương có mức lương từ hệ số 5,76 trở lên (khi Nhà nước thay đổi hệ số lương thì căn cứ vào hướng dẫn chuyển đổi để xác định lại cho phù hợp).
+ Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cơ quan cần cử người đi công tác giải quyết gấp mà người được cử đi không đủ tiêu chuẩn thanh toán vé máy bay thì Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước được phân công phụ trách đơn vị xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
c. Người được cử đi công tác không đủ tiêu chuẩn thanh toán tiền vé máy bay quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, nếu đi bằng phương tiện máy bay thì được thanh toán theo mức giá cước ô tô, tàu thuỷ, tàu hoả (giường nằm mềm, điều hoà, tầng 1) tại thời điểm thanh toán. Khi thanh toán phải gửi kèm vé máy bay, hoá đơn, thẻ lên máy bay để làm cơ sở thanh toán.
d. Các cá nhân đủ tiêu chuẩn hoặc được duyệt đi công tác bằng phương tiện máy bay có trách nhiệm đăng ký mua vé tại phòng Quản trị thuộc Văn phòng Kiểm toán Nhà nước. Người đi công tác có trách nhiệm chuyển vé máy bay, thẻ lên máy bay đến phòng Quản trị để thanh toán; trường hợp đột xuất cá nhân tự mua vé máy bay, người đi công tác có trách nhiệm chuyển vé máy bay, hoá đơn, thẻ lên máy bay đến Phòng Tài vụ – Kế toán để thanh toán.
2. Trường hợp cán bộ tự túc phương tiện công tác
a. Đối với các đối tượng đủ tiêu chuẩn bố trí xe ô tô phục vụ công tác (cán bộ lãnh đạo cấp Vụ và tương đương trở lên), trường hợp cơ quan không bố trí được xe ô tô, người đi công tác phải tự túc phương tiện khi đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 15 km trở lên thì được thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện công tác. Mức thanh toán khoán tự túc phương tiện được tính theo số kilomet (km) thực tế và đơn giá khoán. Đơn giá khoán là đơn giá thuê xe theo thông báo của Sở Tài chính địa phương.
Mức khoán đi công tác = Đơn giá khoán x Số km thực tế đi công tác.
Số km thực tế đi công tác của từng chức danh được xác định trên cơ sở lịch trình công tác thực tế của từng chức danh được Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước xác nhận.
b. Trường hợp các đối tượng đủ tiêu chuẩn bố trí xe ô tô phục vụ công tác (trừ Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước) có nhu cầu đi công tác bằng xe ô tô đến sân bay, nhà ga, bến xe hoặc ngược lại ngoài giờ hành chính mà cơ quan không bố trí được xe ô tô thì cá nhân tự túc đi lại và được thanh toán tiền taxi.
c. Đối với các đối tượng không đủ tiêu chuẩn bố trí xe ô tô khi đi công tác, nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 15km trở lên bằng phương tiện cá nhân thì được thanh toán tiền tự túc phương tiện tương đương với mức giá tàu, xe công cộng của tuyến đường đi công tác.
Căn cứ để thanh toán gồm giấy đi đường của người đi công tác có ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác và bảng kê độ dài quãng đường đi công tác được thủ trưởng đơn vị cử đi công tác ký đề nghị thanh toán.
3. Phụ cấp lưu trú
- Phụ cấp lưu trú là khoản tiền chi trả cho người đi công tác phải nghỉ lại nơi đến công tác để hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi trở về cơ quan (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú, ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định nghỉ lại ở nơi công tác). Mức chi phụ cấp lưu trú là 100.000 đồng/ngày.
- Trong trường hợp đi công tác ngoài tỉnh trong ngày (đi và về trong ngày) mức chi 50.000 đồng/ngày.
- Người đi công tác tại các huyện (thị) thuộc Thành phố Hà Nội có cự ly khoảng cách từ 30km trở lên tính từ trụ sở cơ quan Kiểm toán Nhà nước đến trung tâm huyện lỵ hoặc thị trấn (Sơn Tây, Ba Vì, Đông Anh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Mê Linh, Thạch Thất, ứng Hoà, Chương Mỹ, Thanh Oai) được thanh toán phụ cấp lưu trú mức 100.000 đồng/ngày trong trường hợp nghỉ lại địa phương đến công tác; 50.000 đồng/ngày trong trường hợp đi và về trong ngày.
4. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác
Người đi công tác được thanh toán tiền phòng nghỉ tại nơi đến công tác. Mức chi được thanh toán theo hoá đơn thu tiền thực tế nhưng không vượt mức quy định tại Quy chế này.
4.1. Cấp Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước:
- Đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 2.500.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng;
- Đối với Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Lãnh đạo có hệ số phụ cấp từ 1,25 đến 1,3 được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.200.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng tại các quận thuộc thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt, Vinh và các thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh; 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/1 phòng tại các vùng còn lại.
4.2. Các đối tượng còn lại:
- Tại các Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh: 550.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người (phòng đôi);
- Tại các quận thuộc Thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt, Vinh và các thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: 450.000 đồng/ngày/phòng đôi;
- Tại các huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thành phố và các thị xã thuộc tỉnh: 350.000 đồng/ngày/phòng đôi;
- Tại các vùng còn lại: 250.000 đồng/ngày/phòng đôi.
4.3. Trường hợp người đi công tác một mình hoặc trường hợp đoàn đi công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không vượt mức tiền thuê phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
4.4. Trường hợp cán bộ, công chức được cử đi công tác cùng đoàn với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn thuê phòng khách sạn cao hơn tiêu chuẩn của cán bộ công chức thì được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (standard) tại khách sạn nơi các chức danh lãnh đạo nghỉ và theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
5. Thanh toán khoán tiền công tác phí
Cán bộ công chức và người lao động thường xuyên đi công tác lưu động trong Thành phố Hà Nội trên 10 ngày làm việc trong một tháng thì được thanh toán mức khoán là: 250.000 đồng/người/tháng.
6. Tạm ứng và thanh, quyết toán
- Điều kiện, thủ tục tạm ứng
+ Đối với trường hợp công tác theo đoàn (tổ) kiểm toán, khi tạm ứng cần lập giấy đề nghị tạm ứng kèm theo Quyết định kiểm toán, kế hoạch kiểm toán gửi Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (phòng Tài vụ - Kế toán). Mức tạm ứng là: 100% tiền vé tàu xe; 70% tiền lưu trú; Không tạm ứng tiền thuê phòng nghỉ bằng tiền mặt, trừ trường hợp các đoàn kiểm toán nhỏ lẻ, kiểm toán trên địa bàn rộng, thời gian ngắn (1-4 người, dưới 07 ngày) được Chánh Văn phòng duyệt sẽ được tạm ứng 80% đến 100% tiền mặt thuê phòng nghỉ. Sau khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị, chậm nhất là 7 ngày làm việc, các đoàn kiểm toán có trách nhiệm chuyển hồ sơ thanh toán số tiền tạm ứng cho Văn phòng (Phòng Tài vụ - Kế toán).
+ Hồ sơ tạm ứng tiền thuê phòng nghỉ bằng chuyển khoản gồm có: 01 giấy đề nghị tạm ứng (theo mẫu), 02 bản hợp đồng phô tô (có đóng dấu giáp lai), 02 giấy uỷ quyền ký hợp đồng (phô tô).
+ Trường hợp đi công tác theo đoàn (tổ) kiểm toán, Văn phòng KTNN có trách nhiệm ký hợp đồng hoặc uỷ quyền ký hợp đồng phòng nghỉ cho các đoàn (tổ) theo tiêu chuẩn chế độ qui định và chuyển khoản tạm ứng mức tối đa 90% theo hợp đồng tiền thuê phòng nghỉ.
+ Đối với trường hợp đi công tác khác (không theo đoàn, tổ kiểm toán): khi tạm ứng cần lập giấy đề nghị tạm ứng, kế hoạch công tác, quyết định cử đi công tác; mức tạm ứng quy định áp dụng như đối với trường hợp công tác theo đoàn (tổ) kiểm toán.
- Thủ tục để thanh toán phụ cấp lưu trú và thuê phòng nghỉ:
+ Hồ sơ đề nghị thanh toán bao gồm: Quyết định, văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Lãnh đạo KTNN phê duyệt; giấy đi đường do Kiểm toán Nhà nước cấp, có đóng dấu xác nhận của đơn vị nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú); vé máy bay và thẻ lên máy bay, vé tàu, xe và hoá đơn dịch vụ khác nếu có. Hoá đơn phòng ngủ được ghi đầy đủ các yếu tố: tên người nghỉ, số hiệu phòng nghỉ, thời gian nghỉ, đơn giá phòng…. Trường hợp nếu có nhiều người nghỉ và hoá đơn không thể hiện hết nội dung thì cần có bảng kê có xác nhận của nơi nghỉ về những nội dung này kèm theo hoá đơn.
Đối với các trường hợp đi công tác theo đoàn (tổ) kiểm toán khi thanh toán tiền thuê phòng nghỉ cần có giấy đề nghị thanh toán, hoá đơn đỏ (liên 2), 02 bộ Hợp đồng và Thanh lý hợp đồng gốc (có đóng dấu giáp lai), 02 Giấy uỷ quyền ký hợp đồng (bản dấu đỏ) và 02 bảng kê chi tiết có xác nhận của khách sạn, đơn vị cho thuê chỗ nghỉ (trong trường hợp Thanh lý hợp đồng không kê chi tiết số phòng, số ngày, đơn giá thuê phòng, danh sách người nghỉ). Khi xét thấy cần phải đối chiếu, các đoàn (tổ) kiểm toán cần cung cấp thêm kế hoạch kiểm toán chi tiết của đoàn (tổ) cho Văn phòng (phòng Tài vụ - Kế toán).
- Thời gian để giải quyết:
Sau khi Phòng Tài vụ - Kế toán nhận đủ hồ sơ, thủ tục xin tạm ứng, thanh toán thì thời gian giải quyết cụ thể như sau:
+ Đối với các khoản tạm ứng tối thiểu là 2 ngày;
+ Đối với các khoản thanh toán tối thiểu 3 ngày;
+ Đối với các trường hợp đột xuất, đặc biệt thì chủ tài khoản xem xét, quyết định.
Điều 5. Chế độ chi phục vụ hội nghị, hội thảo, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức
1. Chế độ chi phục vụ hội nghị, hội thảo được thực hiện theo quy định tại các Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 và Thông tư số 97/2010/TT- BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính;
Nội dung chi biên dịch, phiên dịch không áp dụng cho phiên dịch là cán bộ của Vụ Quan hệ quốc tế. Trường hợp ngôn ngữ biên dịch, phiên dịch ngoài những ngôn ngữ của các cán bộ đã được tuyển dụng, Vụ Quan hệ quốc tế có trách nhiệm trình Lãnh đạo KTNN để thuê biên dịch, phiên dịch bên ngoài. Trường hợp Lãnh đạo KTNN không thuê phiên dịch, biên dịch bên ngoài mà sử dụng cán bộ của KTNN không làm vị trí công tác biên dịch, phiên dịch thì được thanh toán tối đa 50% mức chi theo quy định.
2. Chế độ chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính.
1. Chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài thực hiện theo quy định tại Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 và Công văn số 13437/BTC-TCDN ngày 25/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do Ngân sách đảm bảo kinh phí.
Việc nhận tiền tạm ứng và thanh toán cho các đoàn đi công tác nước ngoài được quy định như sau: Trưởng đoàn có trách nhiệm phân công người trong đoàn phối hợp với cán bộ Phòng Tài vụ – Kế toán nhận tiền tạm ứng cho đoàn ra tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, trừ các trường hợp đoàn đi nhỏ lẻ hoặc đoàn đi mà phần lớn kinh phí do nước ngoài tài trợ (vé máy bay, tiền thuê phòng nghỉ, học phí...).
Thời hạn thanh toán: trong thời gian 10 ngày kể từ khi về nước, các đoàn có trách nhiệm gửi hồ sơ thanh toán kèm theo đầy đủ chứng từ cho Phòng Tài vụ – Kế toán để làm thủ tục quyết toán với Kho bạc Nhà nước.
2. Chế độ chi đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính.
CHẾ ĐỘ CHI MUA SẮM, SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Việc xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa hàng năm thực hiện theo Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành nhằm tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi phí mua sắm, sửa chữa.
Mọi việc mua sắm, sửa chữa và cung ứng dịch vụ phải có trong dự toán, được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về mua sắm tài sản, phương tiện làm việc trong các cơ quan nhà nước và phải được Phòng Tài vụ – Kế toán thẩm định giá.
Điều 8. Chế độ, quản lý sử dụng và sửa chữa ô tô
1. Các quy định tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô về quyền hạn, trách nhiệm, quản lý điều hành xe, đăng ký sử dụng xe, trách nhiệm quản lý sử dụng của người sử dụng xe và lái xe, quy trình sửa chữa xe thực hiện theo Quyết định số 63/QĐ-KTNN ngày 23/01/2007 của Tổng KTNN ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công.
2. Thủ tục và thanh toán quyết toán liên quan đến chi phí quản lý, sử dụng, sửa chữa xe ô tô
a. Thanh toán các chi phí sử dụng xe
- Lái xe khi thanh toán các khoản chi phí xăng dầu, sửa chữa, lệ phí cầu đường và các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng xe cần phải có lịch trình chạy xe, bảng kê thanh toán, phiếu đăng ký sử dụng xe, lệnh điều xe, bảng xác nhận số km của người sử dụng xe và các chứng từ đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.
- Riêng đối với việc quản lý thanh toán xăng, dầu:
Các xe đều được xây dựng định mức tiêu thụ xăng dầu trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật và sát với thực tế để làm căn cứ quản lý và quyết toán chi phí xăng dầu (Quyết định số 64/QĐ-VPKTNN ngày 25/01/2007 của Chánh Văn phòng KTNN).
b. Sửa chữa xe ô tô
Văn phòng thực hiện ký hợp đồng nguyên tắc với một số cơ sở sửa chữa đảm bảo chất lượng. Khi phát sinh sửa chữa thực tế hoặc bảo dưỡng định kỳ, việc lựa chọn cơ sở sửa chữa, mức giá cả sẽ thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Việc thanh toán chuyển khoản qua Kho bạc Nhà nước; hạn chế các trường hợp thanh toán bằng tiền mặt.
3. Chi phí rửa xe ô tô: thực hiện thanh toán khoán theo mức 200.000 đồng/xe/tháng; riêng xe ô tô phục vụ Tổng KTNN thanh toán khoán theo mức 300.000 đồng/xe/tháng..
CHẾ ĐỘ CHI MUA VẬT TƯ VĂN PHÒNG, CHI THÔNG TIN LIÊN LẠC, TUYÊN TRUYỀN, CHI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG
Điều 9. Chế độ chi vật tư văn phòng
1.Văn phòng phẩm qui định sử dụng bao gồm: giấy, bút và các dụng cụ văn phòng phẩm như: bìa, kẹp, ghim, cặp đựng tài liệu, hồ dán...
2.Văn phòng phẩm cấp cho các đơn vị sử dụng được thực hiện khoán theo định mức 30.000 đồng/người/tháng;
*Các trường hợp riêng biệt của Văn phòng gồm:
- Phòng Quản trị: 25.000 đồng/người/tháng;
- Phòng Hành chính được thanh toán chi phí văn phòng phẩm phục vụ chung cho hoạt động ngành theo thực tế sử dụng. Phòng Tài vụ - Kế toán và phòng Quản trị mở sổ theo dõi và thanh, quyết toán khoản chi thực tế này.
3. Trường hợp đặc biệt do công việc đột xuất, định mức khoán không đáp ứng, các đơn vị cần phải có giấy đề nghị gửi Văn phòng Kiểm toán Nhà nước xem xét từng trường hợp cụ thể.
4. Về mực cho máy in và photo: được cấp phát theo thực tế sử dụng, với quy trình kiểm tra thực tế và thực hiện “cấp mới thu hồi cũ” theo mẫu quy định.
5. Các khoản chi văn phòng phẩm, kể cả khoán định mức trên, khi thanh toán phải đảm bảo có đủ hoá đơn chứng từ quy định.
Điều 10. Chế độ chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc
1. Quản lý và sử dụng điện thoại
Căn cứ Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001, Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002, Quyết định số 168/2005/QĐ-TTg ngày 07/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội; Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg và Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ tình hình đặc điểm hoạt động của ngành, Kiểm toán Nhà nước quy định cụ thể thêm một số quy định quản lý và sử dụng điện thoại như sau:
1.1. Về trang bị và thanh toán cước phí điện thoại cố định tại nhà riêng
- Đối tượng hưởng: Lãnh đạo KTNN, Vụ trưởng và tương đương, các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 trở lên.
- Số lượng máy được trang bị: 01 máy/người.
- Chi phí mua máy không quá: 300.000 đồng/máy.
- Chi phí lắp đặt: theo hoá đơn của cơ quan bưu điện tại thời điểm được trang bị máy.
- Mức cước phí sử dụng được thanh toán khoán theo hàng tháng (kể cả tiền thuê bao):
+ Tổng Kiểm toán Nhà nước: 300.000 đồng/tháng.
+ Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước: 200.000 đồng/tháng.
+ Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 đến dưới 1,3 được thanh toán: 100.000 đồng/tháng.
1.2. Trang bị và thanh toán cước phí điện thoại di động:
a. Về trang bị điện thoại di động:
- Đối tượng được hưởng: Tổng Kiểm toán Nhà nước, các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước và cán bộ lãnh đạo có hệ số từ 1,0 đến dưới 1,3.
- Số lượng máy được trang bị: 01 máy/người.
- Chi phí mua máy không quá: 3.000.000 đồng/ máy.
- Chi phí hoà mạng (hoặc cài đặt): theo hoá đơn của cơ quan bưu điện tại thời điểm được trang bị máy.
b. Về thanh toán cước điện thoại di động:
Mức cước phí sử dụng được thanh toán khoán hàng tháng theo đối tượng sử dụng (kể cả tiền thuê bao) như sau:
+ Tổng Kiểm toán Nhà nước: 500.000 đồng/ tháng;
+ Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước: 400.000 đồng/ tháng;
+ Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 đến dưới 1,3: 250.000 đồng/ tháng;
+ Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,8 đến dưới 1,0: 200.000 đồng/ tháng;
+ Các trường hợp không thuộc đối tượng qui định nêu trên, nhưng trong thời gian kiểm toán làm nhiệm vụ trưởng, phó đoàn, tổ trưởng tổ kiểm toán được thanh toán mức 100.000 đồng/tháng;
+ Trưởng các phòng thuộc Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, trưởng các phòng thuộc các vụ tham mưu, thư ký cho Lãnh đạo KTNN, cán bộ chuyên mua vé máy bay cho cơ quan, phó trưởng phòng Quản trị, đội trưởng đội xe thuộc Văn phòng Kiểm toán Nhà nước: 100.000 đồng/tháng;
+ Lái xe cho Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước: 100.000 đồng/tháng;
+ Lái xe khác: 50.000 đồng/tháng;
+ Bộ phận đón tiếp khách đoàn vào: 300.000 đồng/đoàn.
2. Chi phí thuê bao internet USB 3G
- Đối tượng được hưởng: từ Phó trưởng phòng trở lên được hỗ trợ cước phí thuê bao internet 3G hàng tháng.
- Mức hỗ trợ: 50.000 đồng/người/tháng.
3. Chi sách, báo, tạp chí thư viện, tuyên truyền
Các khoản chi sách, báo, tạp chí phục vụ cho hoạt động chung của ngành và các đơn vị theo dự toán được Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước phê duyệt trên tinh thần đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, chống lãng phí.
Điều 11. Chế độ chi thanh toán dịch vụ công cộng
Việc chi thanh toán tiền điện, nước theo thực tế sử dụng, có hoá đơn qui định. Các quy định về quản lý sử dụng điện thắp sáng, sử dụng máy điều hoà nhiệt độ, sử dụng nước được quy định cụ thể tại Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành.
CÁC KHOẢN CHI ĐẶC THÙ CỦA KTNN VÀ CHI KHÁC
Điều 12. Chi chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước
Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với Kiểm toán viên Nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH 11 ngày 03/3/2006 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được thực hiện chi theo văn bản hướng dẫn của Chính phủ.
Chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03/3/2006 và Nghị quyết sửa đổi số 794/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 22/6/2009 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nguồn kinh phí được trích 2% trên số tiền thực nộp vào NSNN do KTNN phát hiện căn cứ kết trên quả kiểm toán hằng năm. Phương án phân bổ và sử dụng nguồn kinh phí này được thực hiện theo Quyết định số 649/QĐ-KTNN ngày 19/4/2010 của Tổng KTNN và phải báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Điều 13. Chi phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước
Chế độ chi trả phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009 của liên Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính.
Điều 14. Chi trang phục cho cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước
Chế độ chi trang phục cho cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH 11 ngày 03/3/2006 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Chính phủ. Đối với các đối tượng không đủ tiêu chuẩn chi trang phục theo quy định, căn cứ vào tình hình kinh phí tiết kiệm hàng năm, Văn phòng KTNN trình Lãnh đạo KTNN xem xét, quyết định mức hỗ trợ cho từng đối tượng.
Điều 15. Chi nguồn tiết kiệm kinh phí được giao tự chủ
Chế độ sử dụng nguồn tiết kiệm kinh phí được giao tự chủ theo qui định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính nhà nước đối với các cơ quan nhà nước thực hiện theo Quy chế sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước được ban hành theo Quyết định số 653/QĐ-KTNN ngày 22/4/2010 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
1. Chi phụ cấp kiêm nhiệm đối với các thành viên tham gia các ban quản lý dự án
Chi phụ cấp kiêm nhiệm đối với các thành viên tham gia các ban quản lý dự án thực hiện theo Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính quy định một số định mức chi tiết áp dụng cho các dự án, chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Quyết định phân công cán bộ phải thể hiện tỷ lệ thời gian làm việc kiêm nhiệm ở dự án để làm căn cứ chi trả.
Trường hợp không xác định được tỷ lệ thời gian tham gia dự án được áp dụng mức khoán cụ thể như sau:
- Đối với các thành viên tham gia một dự án:
+ Giám đốc dự án: 700.000 đồng/ tháng;
+ Phó giám đốc, điều phối viên dự án: 500.000 đồng/ tháng;
+ Các thành viên còn lại: 400.000 đồng/ tháng.
- Các thành viên được phân công kiêm nhiệm dự án thứ hai: được hưởng phụ cấp bằng 50% mức chi tham gia dự án đầu tiên.
- Các thành viên được phân công kiêm nhiệm từ dự án thứ ba trở đi: được hưởng phụ cấp bằng 30% mức chi tham gia dự án đầu tiên.
2. Chi phụ cấp làm thêm giờ
- Thời gian làm thêm giờ: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; đảm bảo tổng số giờ làm thêm trong năm không vượt quá 200 giờ đối với mỗi người lao động.
- Thanh toán làm thêm giờ:
Thanh toán tiền làm thêm giờ được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của liên bộ Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Các đơn vị có cán bộ cần làm thêm giờ sẽ được bố trí nghỉ bù. Trường hợp không bố trí được nghỉ bù, cần phải thanh toán tiền làm thêm giờ thì trước khi thực hiện làm thêm, phải có ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước được phân công phụ trách đơn vị.
Lái xe phục vụ cho Lãnh đạo KTNN không thanh toán làm thêm giờ theo thực tế mà được thanh toán khoán. Lái xe phục vụ Tổng KTNN thanh toán khoán theo mức 600.000 đồng/người/tháng, lái xe phục vụ Phó Tổng KTNN thanh toán khoán mức 400.000 đồng/người/tháng.
Quy chế này được áp dụng từ ngày 01/01/2011. Các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ; các quy định khác chưa quy định trong Quy chế này thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
Điều 18. Trách nhiệm thực hiện
1. Thủ trưởng các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm phổ biến và triển khai thực hiện trong đơn vị bản Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Văn phòng Kiểm toán Nhà nước để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét kịp thời điều chỉnh, bổ sung./.
Quyết định 1943/QĐ-KTNN năm 2010 về Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
Số hiệu: | 1943/QĐ-KTNN |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Kiểm toán Nhà nước |
Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 31/12/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1943/QĐ-KTNN năm 2010 về Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
Chưa có Video