CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính
phủ;
Theo đề nghị của Tổng Kiểm toán Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Kiểm toán Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng kiểm toán, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp và báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước; báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước; kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do Thủ tướng Chính phủ giao hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo quy định tại Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ, các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ phân công các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán nhà nước; chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt;
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó. Định kỳ báo cáo thực hiện chương trình, kế hoạch và kết quả kiểm toán lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ;
3. Quản lý hồ sơ, tài liệu đã được kiểm toán theo quy định của Nhà nước; giữ gìn bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật; cung cấp kết quả kiểm toán cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công khai báo cáo kết quả kiểm toán hàng năm theo quy định của pháp luật;
4. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước theo quy định của pháp luật;
5. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, cơ quan Kiểm toán Nhà nước độc lập, chỉ tuân theo pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận kiểm toán của mình và có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước gửi báo cáo quyết toán hoặc báo cáo tài chính năm khi thực hiện công tác kiểm toán theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp dự toán ngân sách và báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính, chứng từ, sổ kế toán và các tài liệu khác có liên quan; yêu cầu các đơn vị có liên quan cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc kiểm toán;
c) Áp dụng các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ để thu thập các bằng chứng kiểm toán ở đơn vị được kiểm toán và các đơn vị, cá nhân có liên quan;
d) Đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết; được yêu cầu các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và công dân giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trưng cầu giám định hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tư vấn về mặt chuyên môn ở những lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu khi cần thiết;
e) Đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở công tác kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và cung cấp sai sự thật thông tin, tài liệu cho Kiểm toán Nhà nước;
g) Khi cần thiết được uỷ thác hoặc thuê kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán các đơn vị thuộc đối tượng của Kiểm toán Nhà nước và thẩm định để công nhận kết quả kiểm toán do kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện;
Kinh phí thuê kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các đơn vị do ngân sách nhà nước cấp.
h) Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
6. Thông qua hoạt động kiểm toán, kiến nghị với đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai phạm, chấn chỉnh và hoàn thiện công tác quản lý kinh tế, tài chính và chế độ kế toán; kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật cho phù hợp;
7. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán;
8. Quyết định các dự án đầu tư về kiểm toán nhà nước thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
9. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý vi phạm trong hoạt động kiểm toán nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Kiểm toán Nhà nước;
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước;
11. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán nhà nước;
12. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Kiểm toán Nhà nước; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật về kiểm toán nhà nước;
13. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Kiểm toán Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
14. Trình Chính phủ dự toán ngân sách hàng năm của Kiểm toán Nhà nước; quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Tổng Kiểm toán Nhà nước
1. Tổng Kiểm toán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; là người đứng đầu và lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
Giúp việc Tổng Kiểm toán Nhà nước có các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức theo đề nghị của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước được Tổng Kiểm toán Nhà nước phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Khi Tổng Kiểm toán Nhà nước vắng mặt, một Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước được Tổng Kiểm toán Nhà nước ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Kiểm toán Nhà nước.
Số lượng Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước không quá ba người.
2. Tổng Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Lãnh đạo, quyết định và chịu trách nhiệm về công tác kiểm toán nhà nước; được tham dự các phiên họp của Chính phủ xem xét phân bổ, quyết toán ngân sách nhà nước và về những vấn đề có liên quan đến hoạt động kiểm toán nhà nước;
b) Chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán Nhà nước soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoặc chuẩn bị theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển Kiểm toán Nhà nước sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức thuộc cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các tổ chức đó;
d) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước; chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Kiểm toán Nhà nước;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Nghị định này và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất. Cơ cấu tổ chức gồm có:
a) Các tổ chức giúp Tổng Kiểm toán thực hiện chức năng, nhiệm vụ:
1. Vụ Giám định và Kiểm tra chất lượng kiểm toán;
2. Vụ Tổ chức cán bộ;
3. Vụ Pháp chế;
4. Văn phòng;
5. Kiểm toán Ngân sách nhà nước I;
6. Kiểm toán Ngân sách nhà nước II;
7. Kiểm toán Đầu tư - Dự án I;
8. Kiểm toán Đầu tư - Dự án II;
9. Kiểm toán Doanh nghiệp nhà nước;
10. Kiểm toán Các tổ chức tài chính - ngân hàng;
11. Kiểm toán Chương trình đặc biệt;
12. Kiểm toán Nhà nước khu vực I (trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội);
13. Kiểm toán Nhà nước khu vực II (trụ sở đặt tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An);
14. Kiểm toán Nhà nước khu vực III (trụ sở đặt tại thành phố Đà Nẵng);
15. Kiểm toán Nhà nước khu vực IV (trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh);
16. Kiểm toán Nhà nước khu vực V (trụ sở đặt tại thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ).
Các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực có Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng, cơ cấu tổ chức không quá 5 phòng.
Kiểm toán Nhà nước khu vực là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. Số lượng các Kiểm toán Nhà nước khu vực trong từng thời kỳ được xác định trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, do Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
b) Các tổ chức sự nghiệp thuộc Kiểm toán Nhà nước:
1. Trung tâm Tin học;
2. Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ;
3. Tạp chí Kiểm toán.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 70/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về việc thành lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước và bãi bỏ quy định tại các Chương I, II, III Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 61/TTg ngày 24 tháng 01 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng Kiểm toán Nhà nước, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có nghĩa vụ thu nộp, sử dụng ngân sách nhà nước và sử dụng tài sản công chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 93/2003/ND-CP |
Hanoi,
August 13, 2003 |
DECREE
PRESCRIBING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE STATE AUDIT
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25,
2001;
Pursuant to the Government’s Decree No. 30/2003/ND-CP of April 1, 2003
prescribing the functions, tasks, powers and organizational structures of the
agencies attached to the Government;
At the proposals of the State Auditor General and the Minister of the Interior,
DECREES:
Article 1.- Position and functions
The State Audit is an agency attached to the Government, which performs the function of auditing and certifying the accuracy and lawfulness of the settlements of the State budget of various levels, the final settlement of the State budget, the final settlements and financial reports of agencies, units and organizations using State budget; audits the law observance and the economy in the management and use of the State budget and public property according to the annual audit plans approved by the Prime Minister and irregular auditing tasks assigned by the Prime Minister or requested by competent State agencies.
Article 2.- Tasks and powers
...
...
...
1. To submit to the Government, the Prime Minister or the ministers assigned by the Prime Minister draft legal documents on the State audit; development strategies and plannings, long-term, five-year and annual plans on the State audit, and organize the implementation of legal documents, strategies, plannings and plans after they are approved;
2. To elaborate annual audit programs and plans for submission to the Prime Minister for approval and organize the implementation of such programs and plans. To periodically report on the implementation of audit programs and plans, as well as the results thereof to the Government, the Prime Minister or the branch- and/or domain-managing ministers according to the Government’s regulations;
3. To manage audited dossiers and documents according to the State’s regulations; to keep secret accounting documents and data as well as information on the operation of the audited units according to law provisions; to supply the auditing results to competent State agencies and publicize the reports on annual auditing results according to law provisions;
4. To promulgate, guide, inspect and organize the implementation of professional auditing criteria, procedures, order and methodologies applicable to organizations and units under its management according to law provisions;
5. When performing the audit tasks, the independent State Auditing agencies shall only abide by law; be accountable before law for their auditing results and have the rights:
a/ To request agencies, units and organizations subject to the audit by the State Audit to send their annual settlements or financial reports when carrying out the auditing work according to law provisions;
b/ To request the audited units to provide their budget estimates and settlements, financial reports, vouchers, accounting books and other relevant documents; request the concerned units to provide necessary documents in service of the audit;
c/ To apply professional methods to collect audit evidences in the audited units as well as concerned units and individuals;
d/ To request functional agencies to coordinate in performing tasks when necessary; request the State agencies, mass organizations, social organizations and citizens to assist and create favorable conditions for the State Audit to perform its tasks;
...
...
...
f/ To request competent State agencies to handle according to law organizations and individuals committing acts of obstructing the auditing activities of the State Audit or providing false information and/or documents to the State Audit;
g/ When necessary, to entrust or hire auditors or auditing enterprises to audit units subject to the audit by the State Audit and expertise the auditing results of such auditors and audit enterprises for recognition thereof;
Funding for hiring auditors or auditing enterprises to audit these units shall be allocated by the State budget.
h/ To inspect the implementation of the State Audit’s proposals.
6. Through auditing activities, to propose to the audited units to correct their errors, reorganize and perfect the economic and financial management and accounting regime; to propose the Government, the Prime Minister and the State management agencies to amend and supplement mechanisms, policies and laws to suit the situation;
7. To propose the competent State agencies or transfer dossiers to law-enforcement agencies for the latter to handle law violations committed by agencies, units, organizations or individuals, which have been clarified through auditing activities;
8. To decide on investment projects on the State audit falling under its competence as prescribed by law; to participate in the expertise of important schemes and projects within its professional domain at the request of the Government or the Prime Minister;
9. To inspect and settle complaints and denunciations; to combat corruption, wastefulness and negative acts and handle violations in the auditing activities, committed by officials and employees under its management;
10. To enter into international cooperation in the field of the State audit;
...
...
...
12. To manage its organizational apparatus and payroll; to implement wage regime as well as regimes and policies on preferential treatment, rewards, commendation and discipline towards officials and employees under its management; to organize the training and fostering of officials and employees so as to raise their professional qualifications; to organize the propagation, dissemination and education of legislation on the State audit;
13. To decide on, and direct the implementation of, its administrative reform program according to the objectives and contents of the State’s administrative reform program already approved by the Prime Minister;
14. To submit to the Government its annual budget estimates; to manage the assigned finance and assets and organize the execution of allocated budget according to law provisions.
Article 3.- The State Auditor General
1. The State Auditor General shall be appointed, relieved from duty or dismissed the Prime Minister; be the person who heads and leads the State Audit and takes responsibility before the Government and the Prime Minister for all activities of the State Audit.
The State Auditor General shall be assisted by the State Deputy General Auditors. The State Deputy General Auditors shall be appointed, relieved from duty or dismissed by the Prime Minister at the proposal of the State Auditor General. The State Deputy General Auditors shall be assigned by the State Auditor General to direct some working domains and be responsible before the State Auditor General for their assigned tasks. When the State Auditor General is absent, one State Deputy General Auditor shall be authorized by the State Auditor General to lead the State Audit.
The number of the State Deputy General Auditors shall not exceed three.
2. The State Auditor General shall have the following tasks and powers:
a/ To lead, decide and be accountable for the work of State audit; to attend the Government’s meetings on allocation and settlement of the State budget and matters related to the State audit activities;
...
...
...
c/ To submit to the Prime Minister for decision the establishment, reorganization or dissolution of organizations belonging to the structure of the State Audit; to prescribe the functions, tasks, powers and organizational structures of these organizations;
d/ To decide on, and organize the implementation of, specific measures in order to enhance administrative order and discipline in the State audit activities; to combat corruption, wastefulness and all signs of red-tape, authoritarianism and bumptiousness of officials and employees of the State Audit;
e/ To perform the tasks and exercise the powers defined in Article 2 of this Decree as well as other tasks and powers prescribed by law.
Article 4.- Organizational structure of the State Audit
The State Audit shall be organized and managed in a concentrated and uniform manner. Its organizational structure includes:
a/ Organizations assisting the State Auditor General in performing his/her functions and tasks:
1. The Department for Expertise and Inspection of Audit Quality;
2. The Department for Organization and Personnel;
3. The Legal Department;
...
...
...
5. The State Budget Audit I;
6. The State Budget Audit II;
7. The Investment-Project Audit I;
8. The Investment-Project Audit II;
9. The State Enterprise Audit;
10. The Audit for Financial-Banking Institutions;
12. The Audit for Special Programs;
12. The State Audit of Region I (based in Hanoi);
13. The State Audit of Region II (based in Vinh city, Nghe An province);
...
...
...
15. The State Audit of Region IV (based in Ho Chi Minh City);
16. The State Audit of Region V (based in Can Tho city, Can Tho province).
The specialized State Audits and regional State Audits shall have chief auditors and deputy chief auditors with the organizational structures not exceeding 5 sections each.
The regional State Audits are units having legal person status as well as their own seals, accounts and offices. The number of regional State Audits in each period shall be determined on the basis of task requirements and the establishment thereof shall be decided by the Prime Minister at the proposal of the State Auditor General.
b/ Non-business organizations under the State Audit:
1. The Informatics Center;
2. The Center for Sciences and Staff Fostering;
3. The Audit magazine.
Article 5.- Implementation effect
...
...
...
Article 6.- Implementation responsibility
The State Auditor General, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the provincial/municipal People’s Committees and the heads of agencies, units and organizations collecting, remitting and using the State budget as well as using public assets shall have to implement this Decree.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 93/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước
Số hiệu: | 93/2003/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 13/08/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 93/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước
Chưa có Video