CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2004/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 13 tháng 2 năm 2004 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê về đối tượng cung cấp thông tin, hệ thống chỉ tiêu, bảng phân loại, chế độ báo cáo, điều tra thống kê, công bố và sử dụng thông tin thống kê, ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thống kê, tổ chức thống kê.
Điều 2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thống kê
1. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thống kê bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước các cấp;
b) Đơn vị sự nghiệp;
c) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp;
d) Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
đ) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc);
e) Hợp tác xã;
g) Tổ hợp tác, hộ hoặc cơ sở kinh doanh cá thể;
h) Hộ gia đình và cá nhân;
i) Tổ chức khác của Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài;
k) Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các cơ quan tổ chức và cá nhân được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thống kê có nghĩa vụ thực hiện chế độ báo cáo thống kê; trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra cho người thực hiện điều tra thống kê (sau đây gọi là điều tra viên thống kê) hoặc ghi và gửi phiếu điều tra cho cơ quan thực hiện điều tra thống kê.
Điều 3. ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thống kê
Việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thống kê được Nhà nước ưu tiên đầu tư để:
1. Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào hoạt động thu thập, xử lý, tổng hợp, công bố thông tin, xây dựng ngân hàng dữ liệu thống kê.
2. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phương pháp thống kê tiên tiến vào hoạt động điều tra, báo cáo, tổng hợp, phân tích và công bố thông tin thống kê.
3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thống kê về ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp thống kê tiên tiến.
Thông tin thống kê do hệ thống tổ chức thống kê tập trung trực tiếp thực hiện và tổng hợp từ thông tin thống kê do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định tại Điều 7 Luật Thống kê, bao gồm:
1.Thông tin thống kê do hệ thống tổ chức thống kê tập trung ở cấp huyện, cấp tỉnh và Tổng cục Thống kê trực tiếp thực hiện.
2. Thông tin thống kê được tổng hợp từ chế độ báo cáo thống kê tổng hợp do Thủ tướng Chính phủ ban hành áp dụng cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Thông tin thống kê do Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cung cấp cho Tổng cục Thống kê để tổng hợp phục vụ quản lý chung của Nhà nước.
Điều 5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là tập hợp những chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước để thu thập thông tin thống kê, phục vụ các cơ quan, lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân khác.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia là cơ sở để phân công, phối hợp trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích và công bố thông tin thống kê, xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia, xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và chế độ báo cáo thống kê cơ sở.
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành bao gồm danh mục chỉ tiêu, các phân tổ chủ yếu, kỳ hạn báo cáo và phân công thực hiện.
4. Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây gọi chung là Bộ, ngành) xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Điều 6. Thẩm quyền ban hành bảng phân loại thống kê
1. Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các bảng phân loại thống kê sau đây:
a) Bảng hệ thống ngành kinh tế quốc dân;
b) Bảng danh mục đơn vị hành chính;
c) Bảng danh mục dân tộc;
d) Bảng danh mục sản phẩm chủ yếu;
đ) Bảng danh mục nghề nghiệp;
e) Bảng danh mục giáo dục, đào tạo;
g) Các bảng phân loại thống kê khác áp dụng chung cho nhiều ngành, lĩnh vực.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành bảng phân loại thống kê chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
1. Tổng điều tra thống kê để thu thập những thông tin thống kê cơ bản, trên phạm vi cả nước theo chu kỳ dài, quy mô lớn, phạm vi rộng liên quan nhiều ngành, nhiều cấp, sử dụng lực lượng và kinh phí lớn.
2. Điều tra thống kê để thu thập những thông tin thống kê từ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong các trường hợp sau:
a) Điều tra thống kê để thu thập những thông tin thống kê từ các tổ chức không phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê;
b) Điều tra thống kê để bổ sung thông tin từ các tổ chức có thực hiện chế độ báo cáo thống kê;
c) Điều tra thống kê để thu thập những thông tin từ hộ hoặc cơ sở kinh doanh cá thể, hộ gia đình, cá nhân;
d) Điều tra thống kê để thu thập những thông tin thống kê khi có nhu cầu đột xuất.
Điều 8. Chương trình điều tra thống kê quốc gia
1. Chương trình điều tra thống kê quốc gia được ban hành bao gồm: Danh mục các cuộc điều tra, thời kỳ, thời điểm điều tra, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện, dự toán kinh phí và nguồn kinh phí điều tra.
2. Tổng cục Thống kê chủ trì tổng hợp nhu cầu về các cuộc điều tra thống kê tiến hành trong 5 năm và hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cuộc điều tra do Tổng cục Thống kê trực tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật Thống kê, trên cơ sở đó xây dựng chương trình điều tra thống kê quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bảo đảm các cuộc điều tra phù hợp với yêu cầu thu thập thông tin của Nhà nước.
Nhu cầu điều tra thống kê của các Bộ, ngành phải được gửi về Tổng cục Thống kê trong quý II năm trước của kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.
3. Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện chương trình điều tra thống kê quốc gia và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.
Điều 9. Điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia
Các cuộc điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia được tiến hành trong các trường hợp sau:
1. Điều tra thống kê đột xuất, khi có thiên tai, địch họa, dịch bệnh hoặc các trường hợp đột xuất khác.
2. Điều tra thống kê để thu thập thông tin về các chỉ tiêu phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ, ngành thuộc lĩnh vực phụ trách nhưng chưa có trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
3. Điều tra thống kê của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm thu thập thông tin thống kê có tính chất đặc thù phục vụ yêu cầu quản lý của địa phương mà những thông tin đó chưa có trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Điều 10. Thẩm quyền quyết định điều tra thống kê
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp và các cuộc Tổng điều tra khác theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các cuộc tổng điều tra thống kê.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quyết định các cuộc điều tra thống kê được phân công trong chương trình điều tra thống kê quốc gia, các cuộc điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia quy định tại Điều 9 Nghị định này để thu thập những thông tin thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định các cuộc điều tra thống kê được phân công thuộc chương trình điều tra thống kê quốc gia và các cuộc điều tra ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định này; gửi kết quả điều tra cho Tổng cục Thống kê.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định các cuộc điều tra thống kê quy định tại Điều 9 Nghị định này; gửi kết quả điều tra cho Tổng cục Thống kê.
Điều 11. Thẩm định phương án điều tra thống kê
1. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm thẩm định phương án điều tra thống kê của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Điều 13 Luật Thống kê, bảo đảm tính thống nhất, không trùng lặp trong điều tra thống kê.
2. Hồ sơ thẩm định gồm: văn bản đề nghị thẩm định và bản dự thảo phương án điều tra thống kê.
3. Nội dung thẩm định gồm: phạm vi, đối tượng điều tra, đơn vị điều tra; mẫu phiếu điều tra; thời điểm, thời gian tiến hành điều tra; phương pháp điều tra, phương pháp tính, tổng hợp các chỉ tiêu điều tra.
4. Thời hạn thẩm định phương án điều tra thống kê là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định.
Cơ quan quyết định điều tra thống kê nghiên cứu ý kiến thẩm định; sửa đổi, bổ sung phương án điều tra thống kê cho phù hợp về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước khi ban hành. Quyết định điều tra và phương án điều tra sau khi ban hành phải được gửi cho Tổng cục Thống kê.
Điều 12. Kinh phí điều tra thống kê
1. Kinh phí để thực hiện các cuộc điều tra thống kê do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách của các cơ quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn kinh phí khác do tổ chức quốc tế tài trợ theo các chương trình dự án) theo quy mô, tính chất của từng cuộc điều tra.
2. Kinh phí bảo đảm cho các cuộc điều tra thống kê ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thống kê và các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định hiện hành.
3. Kinh phí bảo đảm cho các cuộc điều tra thống kê do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định do ngân sách địa phương bảo đảm.
4. Kinh phí bảo đảm cho các cuộc điều tra thống kê phải được lập và gửi cho cơ quan tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Cơ quan tài chính các cấp căn cứ dự toán kinh phí các cuộc điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Nghị định và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này để bảo đảm kinh phí cho các cuộc điều tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí điều tra thống kê theo quy định của Luật Ngân sách.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê
1. Không được từ chối hoặc cản trở việc thực hiện điều tra thống kê của Nhà nước.
2. Cung cấp thông tin thống kê trung thực, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của điều tra viên thống kê.
Trong trường hợp điều tra theo phương pháp gián tiếp, tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê phải ghi trung thực, đầy đủ theo yêu cầu của phiếu điều tra và gửi đúng hạn cho cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
3. Được thông báo quyết định, mục đích, yêu cầu, thời hạn của cuộc điều tra thống kê.
4. Được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp theo quy định của pháp luật.
5. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về điều tra thống kê.
Điều 14. Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở
Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ quan đơn vị khác được quy định cụ thể trong từng chế độ báo cáo thống kê cơ sở.
Các đối tượng thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở có trách nhiệm gửi báo cáo thống kê cơ sở cho Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan chủ quản và cơ quan khác được quy định trong chế độ báo cáo thống kê cơ sở.
Điều 15. Xây dựng và ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở
1. Việc xây dựng chế độ báo cáo thống kê cơ sở phải căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công và bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Không được trùng lặp về nội dung, kỳ báo cáo giữa các chế độ báo cáo;
b) Đáp ứng yêu cầu của chế độ báo cáo thống kê tổng hợp và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực;
c) Bảo đảm tính khả thi.
2. Tổng cục Thống kê xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở để thu thập thông tin thống kê đối với những chỉ tiêu thống kê quốc gia do Tổng cục Thống kê được phân công thực hiện.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở để thu thập thông tin thống kê đối với những chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công thực hiện và các chỉ tiêu thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các chỉ tiêu thống kê nói tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở để thu thập thông tin thống kê đối với những chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công thực hiện và các chỉ tiêu thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các chỉ tiêu thống kê nói tại khoản 2 Điều này.
Điều 16. Xây dựng và ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp
1. Việc xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp phải căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương;
b) Không được trùng lặp về nội dung, kỳ báo cáo giữa các chế độ báo cáo do Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành;
c) Bảo đảm tính khả thi.
2. Tổng cục Thống kê xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về những chỉ tiêu thống kê thuộc ngành, lĩnh
vực phụ trách.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng riêng đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân để phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng.
5. Cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ký ban hành chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về những chỉ tiêu thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
6. Cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp có trách nhiệm gửi báo cáo thống kê tổng hợp cho cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung cùng cấp để tổng hợp số liệu đáp ứng yêu cầu quản lý chung của Nhà nước.
Điều 17. Thẩm định chế độ báo cáo thống kê
1. Tổng cục Thống kê có trách nhiệm thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ đối với chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định tại Điều 21 Luật Thống kê.
2. Hồ sơ thẩm định gồm: văn bản đề nghị thẩm định, dự thảo chế độ báo cáo thống kê, các mẫu Biểu báo cáo, bản giải thích và bản hướng dẫn thực hiện.
3. Nội dung thẩm định gồm: đối tượng áp dụng chế độ báo cáo, phạm vi thu thập, tổng hợp, mẫu Biểu báo cáo, nguồn số liệu, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê, kỳ hạn báo cáo, nơi nhận báo cáo và các yêu cầu của việc xây dựng chế độ báo cáo quy định tại khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
4. Thời hạn thẩm định là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thẩm định.
5. Cơ quan ban hành chế độ báo cáo thống kê cơ sở, báo cáo thống kê tổng hợp nghiên cứu ý kiến thẩm định, sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo cho phù hợp về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trước khi ban hành. Quyết định ban hành chế độ báo cáo, mẫu Biểu báo cáo, bản giải thích và bản hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo sau khi ban hành phải được gửi cho Tổng cục Thống kê.
Điều 18. Quyền khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê
1. Cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu là tập hợp những thông tin ghi trên các chứng từ, sổ tổng hợp, tờ khai hải quan, hộ tịch, hộ khẩu, thu chi, tờ khai đăng ký thuế, phiếu điều tra thống kê, báo cáo tài chính và các thông tin thống kê khác được nhập và lưu trữ trong các phương tiện mang tin điện tử, mạng tin học.
2. Cơ quan thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung có quyền truy cập, khai thác sử dụng, sao lưu, ghi chép lại cơ sở dữ liệu ban đầu liên quan đến hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia của cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp cùng cấp để sử dụng cho mục đích thống kê.
Cơ quan thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin thống kê đã khai thác từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp.
3. Cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp có trách nhiệm cung cấp cơ sở dữ liệu thống kê ban đầu và các điều kiện kỹ thuật để cơ quan thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung khai thác được cơ sở dữ liệu.
4. Cơ quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê tổng hợp được cơ quan thuộc hệ thống tổ chức thống kê tập trung cung cấp trở lại những thông tin thống kê tổng hợp (báo cáo thống kê, niên giám thống kê, sản phẩm điện tử, trang siêu văn bản trên mạng tin học...) và được quyền truy cập, khai thác cơ sở dữ liệu thống kê tổng hợp có liên quan đến ngành, lĩnh vực phụ trách của tổ chức thống kê tập trung để sử dụng cho mục đích thống kê, quản lý.
5. Tổng cục Thống kê thống nhất với các Bộ, ngành về quy chế khai thác cơ sở dữ liệu thống kê nói ở các khoản 2, 3, 4 Điều này phù hợp với tình hình cơ sở dữ liệu và sự tiến bộ của công nghệ thông tin.
Điều 19. Công bố thông tin thống kê
1. Thông tin thống kê do tổ chức thống kê nhà nước thực hiện phải được công bố công khai, đúng thời hạn quy định của từng nội dung và cho từng loại đối tượng, trừ những thông tin thống kê gắn với tên, địa chỉ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý cho công bố và những thông tin thống kê thuộc Danh mục bí mật nhà nước.
2. Thẩm quyền công bố thông tin thống kê
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ công bố thông tin thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Những chỉ tiêu thống kê quốc gia phân công cho Bộ, ngành thu thập, tổng hợp phải được gửi cho Tổng cục Thống kê thẩm định và công bố.
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố thông tin thống kê quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
d) Người có thẩm quyền công bố thông tin thống kê chịu trách nhiệm về độ tin cậy của thông tin thống kê đã công bố.
3. Thông tin thống kê do người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này công bố là thông tin thống kê có giá trị pháp lý. Không một tổ chức, cá nhân nào được sửa chữa, thay đổi thông tin thống kê do người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này công bố hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân khác công bố thông tin thống kê sai sự thật.
4. Thời hạn công bố thông tin thống kê được quy định như sau:
a) Niên giám thống kê hàng năm phải được công bố chậm nhất vào tháng 6 năm sau;
b) Thông tin thống kê tổng hợp về kinh tế - xã hội hàng tháng, hàng quý phải được công bố theo đúng thời hạn quy định của từng loại báo cáo;
c) Kết quả điều tra thống kê phải được công bố theo đúng thời hạn quy định trong phương án điều tra thống kê.
5. Thông tin thống kê được công bố thông qua các hình thức và phương tiện: Niên giám thống kê, họp báo, các sản phẩm thống kê bằng văn bản, điện tử trên mạng tin học và các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 20. Sử dụng thông tin thống kê
1. Thông tin thống kê đã được người có thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này công bố là tài sản công. Mọi tổ chức, cá nhân được bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng thông tin thống kê đã được công bố.
2. Việc trích dẫn, sử dụng thông tin thống kê đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố phải trung thực và ghi rõ nguồn gốc của thông tin. Nghiêm cấm sử dụng thông tin thống kê vào những việc làm phương hại đến lợi ích quốc gia và lợi ích của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.
Điều 21. Tổ chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Tổ chức thống kê Bộ, ngành có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức hoạt động thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ, ngành;
b) Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn công tác thống kê của Bộ và cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện thuộc lĩnh vực phụ trách;
c) Thực hiện các cuộc điều tra, chế độ báo cáo thống kê cơ sở và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp của Nhà nước.
3. Tổ chức thống kê Bộ, ngành chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ, ngành và sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Thống kê.
Điều 22. Thống kê xã, phường, thị trấn
1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức công tác thống kê và bố trí người có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác thống kê theo chức danh quy định hiện hành về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
2. Công tác thống kê xã, phường, thị trấn chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Thống kê cấp huyện.
3. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn làm công tác thống kê có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
a) Tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của xã, phường, thị trấn;
b) Thực hiện các cuộc điều tra và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước.
4. Cán bộ, công chức làm công tác thống kê xã, phường, thị trấn được bố trí trong phạm vi số lượng cán bộ, công chức xã, phường theo quy định và được hưởng chế độ, quyền lợi như các chức danh chuyên môn tại xã, phường, thị trấn theo quy định hiện hành.
Điều 23. Thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
1. Doanh nghiệp, cơ quan hành chính (trừ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang có tổ chức thống kê hoặc bố trí cán bộ làm công tác thống kê.
2. Thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng đơn vị và có trách nhiệm giúp Thủ trưởng đơn vị:
a) Tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị;
b) Thực hiện các cuộc điều tra và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước.
3. Gửi báo cáo tài chính, báo cáo thống kê cho Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở của đơn vị.
Điều 24. Điều tra thống kê của các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước
1. Tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước được tiến hành các cuộc điều tra thống kê phục vụ nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh trong phạm vi chức năng, lĩnh vực hoạt động; nếu điều tra thống kê ngoài phạm vi chức năng, lĩnh vực hoạt động, phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó.
2. Các cuộc điều tra thống kê quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện của tổ chức, cá nhân được điều tra về nội dung điều tra, thời điểm điều tra.
3. Kết quả điều tra thống kê nói tại khoản 1 Điều này không có giá trị thay thế thông tin thống kê đã công bố theo quy định tại Điều 25 Luật Thống kê và Điều 19 Nghị định này.
4. Các tổ chức ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước nhưng có sử dụng ngân sách nhà nước để điều tra thống kê thì phải gửi kết quả điều tra cho Tổng cục Thống kê.
5. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân ngoài hệ thống tổ chức thống kê nhà nước tiến hành điều tra thống kê làm phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
Điều 25. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật thống kê
Hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về thống kê được thực hiện theo quy định hiện hành.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 40/2004/ND-CP |
Hanoi,
February 13, 2004 |
DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE STATISTICS LAW
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 26, 2003 Statistics Law;
At the proposal of the General Director of Statistics,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
This Decree details and guides the implementation of a number of articles of the Statistics Law regarding information suppliers, the system of indices, the classification lists, the statistical reporting and survey regimes, the publication and use of statistical information, and the application of science and technology to statistical activities and statistics organization.
Article 2.- Statistical information-supplying organizations and individuals
...
...
...
a/ State agencies at all levels;
b/ Non-business units;
c/ Political organizations, socio-political organizations, socio-politico-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations and professional organizations;
d/ Units of the people’s armed forces;
e/ Enterprises of all economic sectors and units attached to enterprises (branches, representative offices, dependent units);
f/ Cooperatives;
g/ Cooperation groups, individual business households or establishments;
h/ Households and individuals;
i/ Other Vietnamese organizations at home and abroad;
...
...
...
2. Information-supplying organizations and individuals shall be obliged to implement the statistical reporting regime; answer questions in the questionnaires to the persons conducting statistical surveys (hereinafter called statistical surveyors) or fill in the questionnaires and send them to the statistical survey-conducting agencies.
Article 3.- Application of science and technology to statistical activities
The State shall prioritize investments in the application of science and technology to statistical activities in order:
1. To apply information and communication technologies to activities of collecting, processing, synthesizing and publishing information, building statistical data banks.
2. To research into and apply sciences, technologies as well as advanced statistical methods to activities of surveying, reporting, synthesizing, analyzing and publishing statistical information.
3. To train statisticians in the application of science, information technology as well as advanced statistical methods.
Article 4.- Statistical information
Statistical information shall be collected and synthesized directly by the system of centralized statistics organizations from statistical information supplied by the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy as provided for in Article 7 of the Statistics Law, including:
1. Statistical information directly collected by the system of centralized statistical organizations at the district and provincial levels and by the General Statistics Office.
...
...
...
3. Statistical information supplied by the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy to the General Statistics Office for synthesis in service of the general management by the State.
Article 5.- The system of national statistical indices
1. The system of national statistical indices is a combination of statistical indices which reflect the main socio-economic situation of the country and are used for collecting statistical information in service of the State and Party agencies and leaders at all levels in evaluating, forecasting the situation, formulating strategies and policies, and elaborating socio-economic development plans in each period, and meet other organizations’ and individuals’ demands for statistical information.
2. The system of national statistical indices shall serve as a basis for task assignment and coordination in the collection, synthesis, analysis and publication of statistical information, in the formulation of national statistical survey programs, general statistical reporting regimes and basic statistical reporting regimes.
3. The promulgated system of national statistical indices shall include the list of indices, major groups thereof, reporting periods and task assignment.
4. The General Statistics Office shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy (hereinafter collectively referred to as ministries and branches) in, formulating the system of national statistical indices, then submit it to the Prime Minister for promulgation.
Article 6.- Competence to promulgate the statistical classification lists
1. The General Statistics Office shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries and branches in, elaborating and submitting to the Prime Minister for promulgation the following statistical classification lists:
a/ The list of sectors of the national economy;
...
...
...
c/ The list of nationalities;
d/ The list of key products;
e/ The list of occupations;
f/ The list of education and training;
g/ Other statistical classification lists commonly applicable to many branches and domains.
2. The ministers and the heads of the ministerial-level agencies shall promulgate the specialized statistical classification lists in the branches or domains under their charge.
Article 7.- Statistical surveys
1. General statistical surveys to collect basic statistical information nationwide for long periods, on a large scale and with a wide scope covering many branches and many levels, using large forces and big funding.
2. Statistical surveys to collect statistical information from organizations, households and individuals in the following cases:
...
...
...
b/ Statistical surveys to supplement information from organizations required to implement the statistical reporting regime;
c/ Statistical surveys to collect information from individual business households or private business establishments, households and individuals;
d/ Statistical surveys to collect statistical information upon the appearance of unexpected demands.
Article 8.- National statistical survey programs
1. The promulgated national statistical survey programs include the list of surveys, duration and time of each survey, sponsoring agencies, coordinating agencies, survey cost estimates and funding sources.
2. The General Statistics Office shall assume the prime responsibility for summing up the demands for statistical surveys to be conducted every five years and every year by the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy and surveys to be directly conducted by itself under the provisions of Article 11 of the Statistics Law, and, on this basis, to formulate the national statistical survey programs and submit them to the Prime Minister for decision, ensuring that the surveys comply with the State’s information collection requirements.
The ministries and branches must send their statistical survey demands to the General Statistics Office in the second quarter of the year preceding a five-year socio-economic development plan period and of every year.
3. The General Statistics Office shall have to monitor and examine the situation of implementation of the national statistical survey programs and report to the Prime Minister on the implementation results.
Article 9.- Statistical surveys outside the national statistical survey programs
...
...
...
1. Irregular statistical surveys upon the occurrence of natural calamities, enemy sabotages, epidemics or in other unexpected circumstances.
2. Statistical surveys to collect information on the indices in service of the management demands of the ministries or branches in the domains under their charge, which have not yet been included in the system of national statistical indices.
3. Statistical surveys conducted by the provincial/municipal People’s Committees to collect statistical information of a unique nature in service of local management requirements, which has not yet been included in the system of national statistical indices.
Article 10.- Competence to decide on statistical surveys
1. The Prime Minister shall decide on general surveys on population and dwelling houses, general surveys on rural areas, agriculture and aquatic resources, general surveys of economic, administrative and non-business units, and other general surveys at the request of the General Director of Statistics.
The General Statistics Office shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, branches and provincial/municipal People’s Committees in, conducting general statistical surveys.
2. The General Director of Statistics shall decide on statistical surveys assigned to his/her Office in the national statistical survey programs as well as statistical surveys outside these programs as provided for in Article 9 of this Decree so as to collect information belonging to the system of national statistical indices.
3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies or the heads of the Government-attached agencies shall decide on statistical surveys assigned to them in the national statistical survey programs as well as statistical surveys outside these programs as provided for in Article 8 and Article 9 of this Decree; then send the survey results to the General Statistics Office.
4. The provincial/municipal People’s Committee presidents shall, within the ambit of their tasks and powers, decide on statistical surveys provided for in Article 9 of this Decree; then send the survey results to the General Statistics Office.
...
...
...
1. The General Statistics Office shall have to evaluate the statistical survey plans of the ministries, branches or provincial/municipal People’s Committees as provided for in Article 13 of the Statistics Law, ensuring their uniformity, non-coincidence and non-repetition in statistics.
2. An evaluation-requesting dossier comprises a written request for evaluation and the draft statistical survey plan.
3. The evaluated contents include the surveying scope and surveyees, surveying units; questionnaire forms; surveying time and duration; surveying methodologies, methods of calculating and synthesizing survey indices.
4. The time limit for evaluation of statistical survey plans is 15 days as from the date of receipt of evaluation-requesting dossiers.
The statistical survey-deciding agencies shall study the evaluation opinions; revise and supplement the statistical survey plans to make them suitable to the professional statistical work before issuing decisions to conduct statistical surveys. After being issued, the survey decisions and survey plans must be sent to the General Statistics Office.
Article 12.- Funding for statistical surveys
1. The funding for statistical surveys shall be ensured by the State budget and incorporated in the budget estimates of the agencies as provided for in the State Budget Law (covering also other sources of funding donated by international organizations under programs or projects), depending on the scope and nature of each survey.
2. The funding for statistical surveys outside the national statistical survey programs shall be estimated by the Ministry of Finance after consulting the General Statistics Office as well as the concerned ministries and branches, and submitted to the Prime Minister for decision according to current regulations.
3. The funding for statistical surveys decided by the provincial/municipal People’s Committees shall be ensured by the local budgets.
...
...
...
5. The finance offices at all levels shall base themselves on the cost estimates of surveys to be conducted under the provisions of Article 8 and Article 9 of this Decree and Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article to ensure funding for such surveys, guide the management, use and settlement of such funding according to the provisions of the State Budget Law.
Article 13.- Rights and obligations of statistically surveyed organizations and individuals
1. Not to refuse to respond to, or obstruct the conducting of, the State’s statistical surveys.
2. To supply truthful and accurate statistical information by the deadlines requested by statistical surveyors.
Where surveys are conducted by indirect methods, the statistically surveyed organizations and individuals must fill in the questionnaires truthfully and completely and send them by the deadlines to the surveying agencies.
3. To be informed of the statistical survey decisions, purposes, requirements and duration.
4. To have the supplied information kept confidential as provided for by law.
5. To complain about, and denounce, acts of violating legislation on statistical surveys.
Article 14.- Implementers of basic statistical reporting regimes
...
...
...
Implementers of basic statistical reporting regimes shall have to send basic statistical reports to the provincial/municipal Statistics Offices, their managing agencies and other agencies specified in the basic statistical reporting regimes.
Article 15.- Formulation and promulgation of basic statistical reporting regimes
1. The formulation of the basic statistical reporting regimes must be based on the assigned national statistical indices and satisfy the following requirements:
a/ The reported contents and reporting periods of different reporting regimes must not be coincidental;
b/ They satisfy the requirements of the general statistical reporting regimes and the branch or domain management requirements;
c/ Feasibility.
2. The General Statistics Office shall formulate and submit to the Prime Minister for promulgation the basic statistical reporting regimes for collecting statistical information for national statistical indices assigned to the General Statistics Office for implementation.
3. The ministers and the heads of the ministerial-level agencies shall promulgate the basic statistical reporting regimes for collecting statistical information for national statistical indices assigned to them for implementation as well as statistical indices in the branches or domains under their charge, which are other than the statistical indices mentioned in Clause 2 of this Article.
4. The Government-attached agencies shall formulate and submit to competent authorities for promulgation the basic statistical reporting regimes for collecting statistical information for national statistical indices assigned to them for implementation as well as statistical indices in the branches or domains under their charge, which are other than the statistical indices mentioned in Clause 2 of this Article.
...
...
...
1. The formulation of general statistical reporting regimes must be based on the system of national statistical indices and ensure the following requirements:
a/ Satisfaction of the socio-economic management requirements of the Government, ministries, branches and localities;
b/ The reported contents and reporting periods of different reporting regimes promulgated by the Prime Minister, ministries and branches must not be coincidental;
c/ Feasibility.
2. The General Statistics Office shall formulate and submit to the Prime Minister for promulgation the general statistical reporting regimes applicable to the ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies.
3. The ministers or the heads of the ministerial-level agencies shall promulgate the general statistical reporting regimes pertaining to statistical indices in the branches or domains under their charge for application to the professional agencies of the People’s Committees of the provinces, centrally-run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals and provincial towns.
4. The Minister of Defense and the Minister of Public Security shall promulgate the general statistical reporting regimes in direct service of security and defense for exclusive application to units of the people’s armed forces.
5. The Government-attached agencies shall formulate and submit the general statistical reporting regimes pertaining to statistical indices in the branches or domains under their charge to competent authorities for signing for promulgation and application to the professional agencies of the People’s Committees of the provinces, centrally-run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals and provincial towns.
6. The agencies which implement the general statistical reporting regimes shall have to send general statistical reports to the statistics offices of the same level, which belong to the system of centralized statistics organizations, for data synthesis to meet the general management requirements of the State.
...
...
...
1. The General Statistics Office shall be responsible for conducting professional evaluation of the basic statistical reporting regimes and general statistical reporting regimes falling under the promulgating competence of the ministries, the ministerial-level agencies, the Supreme People’s Court or the Supreme People’s Procuracy as provided for in Article 21 of the Statistics Law.
2. An evaluation-requesting dossier comprises a written request for evaluation, the draft statistical reporting regime, forms of reports, written explanations and instructions for implementation.
3. The evaluated contents cover the subjects of application of the reporting regime, the scope of data collection and synthesis, report forms, data sources, methods of calculating statistical indices, reporting periods, report-receiving places and requirements on the formulation of the reporting regimes as provided for in Clause 1 of Article 15 and Clause 1 of Article 16 of this Decree.
4. The evaluation time limit is 15 days as from the date of receipt of the written requests for evaluation.
5. The agencies promulgating the basic statistical reporting regimes or general statistical reporting regimes shall study the evaluation opinions, amend and supplement the reporting regimes to make them suitable to the professional statistical work before promulgating them. After being issued, the decisions to promulgate the reporting regimes, forms of reports, written explanations and instructions on the implementation of the reporting regimes must be sent to the General Statistics Office.
Article 18.- Rights to exploit and use statistical databases
1. The primary statistical database is a combination of information recorded in vouchers, journals, customs declarations, household status books, household registration books, receipt and payment vouchers, tax registration declarations, statistical questionnaires, financial statements and other statistical information entered into and stored in electronic information-carrying means and/or informatic networks.
2. The agencies belonging to the system of centralized statistics organizations shall have the right to access to, exploit, use, copy and record the primary database related to the system of national statistical indices of the general statistical reporting regime-implementing agencies of the same level for statistical purposes.
The agencies belonging to the system of centralized statistics organizations shall have to keep confidential statistical information exploited from the databases of the general statistical reporting regime-implementing agencies.
...
...
...
4. The general statistical reporting regime-implementing agencies shall be supplied back by the agencies belonging to the system of centralized statistics organizations with general statistical information (statistical reports, statistical directories, electronic products and hypertext pages on the informatic networks…) and have the right to access to and exploit the general statistical databases related to the branches or domains under the management of the latter for statistical and management purposes.
5. The General Statistics Office shall reach agreement with the ministries and branches on regulations on exploitation of statistical databases stated in Clauses 2, 3 and 4 of this Article, which must suit the database conditions and the information technology advances.
Article 19.- Publicization of statistical information
1. Statistical information collected by the State statistics organizations must be publicized by the deadlines set for each content and each type of subject, excluding statistical information associated with the specific names and/or addresses of organizations or individuals, when the publication thereof is not yet permitted by such organizations or individuals, and statistical information listed as State secrets.
2. Competence to publicize statistical information
a/ The General Director of Statistics shall publicize statistical information belonging to the system of national statistical indices.
b/ The ministers, the heads of the ministerial-level agencies or the Government-attached agencies shall publicize statistical information in the branches or domains under their charge, other than those belonging to the system of national statistical indices. National statistical indices assigned to the ministries and branches for collection and synthesis must be sent to the General Statistics Office for evaluation and publication.
c/ The provincial/municipal People’s Committee presidents shall publicize statistical information specified in Clause 4, Article 10 of this Decree.
d/ Persons competent to publicize statistical information shall bear responsibility for the reliability of published statistical information.
...
...
...
4. Deadlines for publication of statistical information are prescribed as follows:
a/ Annual statistical directories must be published in June of the subsequent year at the latest;
b/ General statistical information on the monthly and quarterly socio-economic situations must be published by the deadlines set for each type of report;
c/ The statistical survey results must be publicized by the deadlines set in the statistical survey plans.
5. Statistical information shall be publicized in the following forms and means: statistical directories, press conferences, written and electronic statistical products on the informatic networks and mass media.
Article 20.- Use of statistical information
1. Statistical information already publicized by competent persons specified in Article 19 of this Decree constitutes a public asset. All organizations and individuals shall be equal in accessing to and using such statistical information.
2. The citation and use of statistical information already publicized by competent State agencies must be truthful and clearly state the sources of such information. It is strictly forbidden to use statistical information to harm the national interests or the interests of information-supplying organizations and individuals.
...
...
...
a/ Organizing statistical activities in service of the ministries’ or branches’ management requirements;
b/ Organizing, directing and guiding the statistical work of the ministries and the professional agencies of the provincial- and district-level People’s Committees in the domains under their charge;
c/ Conducting statistical surveys, implementing the basic statistical reporting regimes and the general statistical reporting regimes of the State.
2. The ministries, the ministerial-level agencies and the Government-attached agencies must have statistics sections to perform the statistical tasks of the ministries or branches; for the ministries, ministerial-level agencies or Government-attached agencies which have a big statistical workload, the Prime Minister shall decide on the establishment of statistics centers thereat.
3. Statistics organizations of the ministries or branches shall submit to the direct management and direction by the ministries or branches and to the professional guidance, direction, examination and inspection by the General Statistics Office.
Article 22.- Statistical work at communes, wards and townships
1. The People’s Committees of communes, wards or townships shall have to organize the statistical work and arrange professionally qualified persons to perform this work under the titles currently prescribed for officials and public employees of communes, wards and townships.
2. The statistical work at communes, wards or townships shall submit to the direct management and direction by the commune, ward or township People’s Committees and to the professional guidance by the district-level Statistics Offices.
3. Commune, ward or township officials or employees performing the statistical work shall have to assist the commune, ward or township People’s Committees in:
...
...
...
b/ Conducting statistical surveys and implemen-ting the State’s statistical reporting regimes.
4. Officials and employees performing the statistical work at communes, wards or townships shall be arranged within the prescribed payrolls of commune or ward officials and employees and enjoy the regimes and interests like other professionals at communes, wards or townships according to current regulations.
Article 23.- Statistical work at enterprises, administrative agencies and non-business units
1. Enterprises and administrative units (except ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies), non-business units, units of the armed forces shall have their own statistics organizations or arrange officials to perform the statistical work.
2. The statistical work at enterprises, administra-tive agencies or non-business units shall submit to the direct management and direction by the units’ heads and shall have to assist the units’ heads in:
a/ Organizing the statistical work in service of the management requirements of the enterprises, agencies or units;
b/ Conducting statistical surveys and implemen-ting the State’s statistical reporting regimes.
3. Financial statements and statistical reports shall be sent to the Statistics Offices of the provinces or centrally-run cities where the units are headquartered.
...
...
...
2. Statistical surveys specified in Clause 1 of this Article shall be conducted on the principle of voluntariness of the surveyed organizations and individuals regarding the survey contents and time.
3. The results of statistical surveys mentioned in Article 1 of this Article shall not substitute statistical information already published under the provisions of Article 25 of the Statistics Law and Article 19 of this Decree.
4. Organizations outside the system of State statistics organizations, which conduct statistical surveys with the State budget, must send the survey results to the General Statistics Office.
5. Organizations and individuals outside the system of State statistics organizations are strictly forbidden to conduct statistical surveys that harm the national interests or the legitimate interests of organizations and individuals.
Article 25.- Examination, inspection and handling of violations of statistics legislation
Activities of examining, inspecting and handling violations of statistics legislation shall comply with current regulations.
Article 26.- Implementation provisions
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
2. The General Director of Statistics, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the People’s Committees or the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
...
...
...
ON BEHALF OF THE
GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Nghị định 40/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thống kê
Số hiệu: | 40/2004/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 13/02/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 40/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thống kê
Chưa có Video