BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/VBHN-BGTVT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2023 |
Thông tư số 22/2014/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô.[1]
1. Thông tư này hướng dẫn việc xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi dùng để chở hành khách và xe ô tô.
2. Thông tư này không điều chỉnh đối với bến phà trên hệ thống quốc lộ.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và kinh doanh bến phà, bến khách ngang sông (sau đây viết tắt là bến) sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô qua sông.
Trong thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bến phà là nơi đón, trả khách qua sông, vùng hồ, vùng đầm, phá, vụng, vịnh, hoặc các đảo thuộc vùng nội thủy bằng phà (sau đây viết là qua sông).
2. Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách ngang sông.
3. Chủ bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bến hoặc được cơ quan có thẩm quyền giao làm chủ đầu tư quản lý bến.
4. Chủ khai thác bến là tổ chức, cá nhân sử dụng bến để kinh doanh, khai thác vận tải.
5. Phà một lưỡi là loại phương tiện thủy nội địa tự hành, chỉ cho phép hành khách và các phương tiện giao thông đường bộ lên xuống ở một đầu phà.
6. Sức chở của phà một lưỡi là số lượng hành khách, hàng hóa và phương tiện tham gia giao thông đường bộ được phép chở tối đa trên phà theo quy định.
7. Chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý, sử dụng phà một lưỡi tham gia hoạt động vận tải tại bến.
8. Người lái phà một lưỡi là người trực tiếp điều khiển phương tiện phà một lưỡi để chở hành khách, hàng hóa và phương tiện giao thông đường bộ tại bến.
9. Trưởng ca là nhân viên bến được chủ khai thác bến giao nhiệm vụ giải quyết hoạt động tại bến và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ khai thác bến trong ca làm việc.
10. Nhân viên bến là người được chủ khai thác bến giao nhiệm vụ trong một ca làm việc, bao gồm: trưởng ca, bảo vệ, điều hành, bán vé, hướng dẫn.
Điều 4. Điều kiện hoạt động của bến
Bến sử dụng phà một lưỡi khi tham gia vào hoạt động vận tải chở hành khách và xe ô tô phải đáp ứng các quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Giao thông đường bộ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động còn hiệu lực; có quy trình vận hành, khai thác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chỉ được phép chở hành khách, chở xe ô tô tải có tải trọng dưới 3,5 tấn và chở xe ô tô khách dưới 16 chỗ ngồi.
Điều 5. Yêu cầu về vận hành, khai thác bến
1. Đối với công trình bến:
a) Bến đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;
b) Bến phải được bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; phải có nơi đỗ xe ô tô chờ qua phà và nhà chờ cho hành khách ở trước biển báo dừng lại ngoài cổng chắn của bến;
c) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động còn hiệu lực;
d) Mặt bến phải chắc chắn, sạch sẽ, không trơn trượt, không có ổ gà, không để chướng ngại vật, đủ cọc neo theo quy định về số lượng và chất lượng kỹ thuật; đảm bảo quay đầu xe khi xe lùi xuống phà và tiến lên;
đ) Đường dẫn vào bến phải đủ rộng đảm bảo cho hai xe ô tô đi ngược chiều nhau (hai làn xe); có đủ cọc tiêu, biển báo hiệu, bảng niêm yết giá vé, có cống hoặc cây chắn, hàng rào phân định rõ ranh giới hành khách, phương tiện giao thông đường bộ chờ đợi trước khi xuống phà;
e) Phải được bố trí tời tại bến có đủ sức kéo đối với phương tiện giao thông đường bộ có trọng tải lớn nhất được phép chở qua phà để ứng cứu phương tiện khi có sự cố xảy ra.
2. Đối với phà:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực, có bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật; kẻ hoặc gắn biển số đăng ký phương tiện thủy nội địa, sơn kẻ vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện thủy nội địa, số lượng hành khách được phép chở trên phương tiện thủy nội địa;
b) Đạt tiêu chuẩn chất lượng và được cơ quan đăng kiểm xác nhận đủ điều kiện được phép hoạt động;
c) Được trang bị đủ số lượng, đúng chủng loại các trang thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
d) Có ghế ngồi cho người khuyết tật, người già, phụ nữ có thai và trẻ em khi đi phà;
đ) Lưỡi phà (phần tiếp giáp với lưỡi bến khi phà cập bến) phải chắc chắn, không trơn trượt, không lồi lõm, không để chướng ngại vật.
3. Đối với thuyền viên, nhân viên bến:
a) Người lái phà một lưỡi phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với loại phương tiện điều khiển; bố trí thuyền viên và người lái phà một lưỡi đúng theo đăng ký trong danh bạ thuyền viên; không được giao phương tiện thủy nội địa cho người lái phà một lưỡi trong thời gian bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi bằng lái, chứng chỉ chuyên môn;
b) Các thuyền viên phải được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ an toàn giao thông và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để hướng dẫn hành khách và phương tiện giao thông đường bộ lên xuống phà được an toàn, thuận lợi;
c) Thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 29 của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
d) Thuyền viên và nhân viên bến phải có thiết bị liên lạc không dây cầm tay để phối hợp nhịp nhàng, thuận lợi trong công việc và hoạt động vận tải đảm bảo an toàn, thông suốt.
4. Đối với hàng hóa:
a) Hàng hóa chở trên xe ô tô phải được chằng buộc chắc chắn; trường hợp là động vật sống phải đóng cũi hoặc thùng cố định trước khi đưa xuống phà; xe ô tô, xe cơ giới ba bánh, bốn bánh phải chèn bánh bằng kê chèn;
b) Không chở hàng hóa thuộc danh mục cấm vận chuyển. Đối với các xe chở hàng hóa là gas, xăng dầu, khí hóa lỏng phải sắp xếp vận chuyển riêng (nếu xét thấy đảm bảo an toàn), không được chở cùng hành khách và phương tiện giao thông đường bộ trên phà; bình gas (chất đốt), can xăng, dầu do hành khách mang theo phải để vị trí riêng, đảm bảo an toàn ở trên phà.
XÂY DỰNG QUY TRÌNH VẬN HÀNH, KHAI THÁC BẾN SỬ DỤNG PHÀ MỘT LƯỠI CHỞ HÀNH KHÁCH VÀ XE Ô TÔ
Điều 6. Yêu cầu về quy trình vận hành, khai thác bến
1. Quy trình vận hành, khai thác bến được lập phải phù hợp với quy mô của bến, chủng loại phà một lưỡi, các thiết bị phục vụ hoạt động của bến và mục đích sử dụng của bến.
2. Quy trình vận hành, khai thác bến phải đảm bảo an toàn cho hành khách và phương tiện; đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy nổ, cứu đắm, cứu nạn khi xảy ra sự cố; đảm bảo tối đa sự vận hành liên tục của bến.
Điều 7. Căn cứ lập quy trình vận hành, khai thác bến
Căn cứ lập quy trình vận hành, khai thác bến gồm:
a) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật;
b) Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng bến;
c) Công năng, công suất, đặc điểm, tính chất của phà một lưỡi;
d) Sổ tay, tài liệu hướng dẫn vận hành thiết bị của nhà chế tạo;
đ) Các quy định về đảm bảo giao thông, an toàn giao thông, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
e) Các quy định liên quan của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 8. Nội dung quy trình vận hành, khai thác bến
Nội dung quy trình vận hành, khai thác bến sử dụng phà một lưỡi phải bao gồm các quy định về tổ chức giao thông, tải trọng khai thác, độ dốc đường lên, xuống phà tốc độ quy định lên xuống phà, bố trí làn xe, chỗ chờ xuống phà, chỗ quay đầu xe trình tự lên phà, xuống phà; trình tự vận hành phà một lưỡi và các thiết bị phục vụ hoạt động của bến phà, thiết bị cứu nạn, cứu sinh, cứu đắm, cấp cứu, các quy định về cứu nạn, cứu sinh, an toàn cháy nổ; quy định về chuyên chở hành khách và phương tiện giao thông đường bộ; quy định về đảm bảo an toàn giao thông trong vận hành, khai thác bến; quy định nội quy hoạt động của bến; quy định về các đối tượng được phép chuyên chở; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của bến.
Điều 9. Lập, thẩm định và phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến
1. Chủ bến chịu trách nhiệm lập quy trình vận hành, khai thác bến sử dụng phà một lưỡi, trình Sở Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt.
2. Trường hợp chủ bến không lập được quy trình vận hành, khai thác bến, chủ bến có thể thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để lập quy trình vận hành, khai thác bến sử dụng phà một lưỡi và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn.
3. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thẩm tra, phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến sử dụng phà một lưỡi theo đúng các quy định pháp luật hiện hành có xét đến điều kiện thực tế của bến.
Điều 10. Hồ sơ và trình tự thủ tục phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến
1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đề nghị phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục của Thông tư này (bản chính);
b) Quyết định thành lập hoặc giấy cấp phép hoạt động của bến còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao công chứng);
c) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (bản sao công chứng);
d) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực (bản sao công chứng);
đ) Dự thảo Quy trình vận hành, khai thác bến;
e) Các tài liệu khác liên quan.
2. Chủ bến gửi 01 bộ hồ sơ theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến Sở Giao thông vận tải để được xem xét, giải quyết. Hồ sơ phải ghi rõ địa chỉ và số điện thoại của người gửi. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày được nhận hồ sơ, nếu kiểm tra không đủ hồ sơ, Sở Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản và yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định.
3. Thời gian thẩm định và ra quyết định phê duyệt là 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Điều 11. Điều chỉnh quy trình vận hành, khai thác bến
Trong quá trình vận hành, khai thác bến, nếu phát hiện những yếu tố bất hợp lý ảnh hưởng đến an toàn khai thác bến, chủ bến đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung quy trình vận hành, khai thác cho phù hợp với điều kiện khai thác của bến, trình Sở Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt điều chỉnh. Hồ sơ và trình tự thủ tục phê duyệt điều chỉnh quy trình vận hành, khai thác bến tuân thủ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
Điều 12. Quy định về chuyên chở
1. Trước khi chuyên chở:
a) Hàng ngày, trước khi đưa phà ra chuyên chở, trưởng ca phải cùng thuyền viên, nhân viên kiểm tra toàn bộ bến bãi, phà, trang thiết bị an toàn. Không được chuyên chở nếu xét thấy không đảm bảo an toàn (điều kiện kỹ thuật hoặc gặp thời tiết nguy hiểm);
b) Bàn giao giữa hai ca cho nhau, hai trưởng ca tiến hành kiểm tra lại toàn bộ bến bãi, phương tiện thủy nội địa, trang thiết bị an toàn trên phương tiện thủy nội địa. Nếu hư hỏng phải sửa chữa, khắc phục ngay;
c) Bố trí đủ nhân viên, thuyền viên (thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ) sẵn sàng làm việc, hướng dẫn hành khách và phương tiện giao thông đường bộ xuống phà;
d) Phải có đủ các dây neo (dây đầu nước và dây cuối nước), các dây buộc phà phải căng, đúng quy định;
đ) Phà cập thẳng bến và cửa phà mở.
2. Xuống phà:
a) Khi thấy đủ điều kiện an toàn, trưởng ca yêu cầu hành khách ra khỏi xe trước khi xe ô tô xuống phà, sau đó ra hiệu lệnh xuống phà bằng còi, cờ hiệu hoặc bằng tay;
b) Trình tự xuống phà theo thứ tự lần lượt như sau: xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ;
c) Cho lần lượt từng xe xuống phà. Khi xe ô tô bị chết máy ở dốc bến, nhân viên điều hành phải giúp người điều khiển phương tiện chèn xe. Nếu xe ô tô không tự nổ máy được phải dùng các biện pháp kéo xe ô tô ra khỏi mặt bến;
d) Quy định cho xe ô tô tiến xuống phà: Nhân viên chỉ dẫn cho xe ô tô tiến chính giữa lưỡi phà với vận tốc không lớn hơn 5 km/h, hướng dẫn và sắp xếp xe ô tô vào vị trí trên phà. Sau khi xe ô tô đã ổn định vào vị trí trên phà, tiếp tục ra hiệu lệnh cho các xe ô tô tiếp theo xuống phà;
đ) Quy định cho xe ô tô lùi xuống phà: Nhân viên ra hiệu lệnh cho xe ô tô tiến vào vị trí quay đầu xe tại đỉnh bến và lùi xe ô tô xuống dốc bến với vận tốc không lớn hơn 5km/h. Nhân viên quan sát, chỉ dẫn cho người lái xe điều khiển lùi xe ô tô xuống phà và hướng dẫn và sắp xếp xe ô tô vào vị trí trên phà. Sau khi xe ô tô đã ổn định vào vị trí trên phà, tiếp tục ra hiệu lệnh cho các xe ô tô tiếp theo lùi xuống phà và đưa vào vị trí đỗ trên phà;
e) Việc xếp hành khách, hàng hóa và phương tiện giao thông đường bộ trên phà phải đảm bảo phà cân bằng, không nghiêng lệch, không chúi mũi, không quá mớn nước cho phép. Không để xe ô tô và hành khách đứng trên lưỡi phà hoặc ở các vị trí ảnh hưởng đến thao tác chuyên chở như: trên thành phà, gần cần bẩy phà và ở các vị trí làm khuất tầm nhìn của người lái phà;
g) Khi đủ tải trọng cho phép, đóng cửa phà, nhắc nhở, kiểm tra hành khách mang dụng cụ cứu sinh;
h) Phải kiểm tra lại tình trạng an toàn của phà, nếu đảm bảo điều kiện an toàn báo cáo thuyền trưởng ra lệnh cho phà dời bến.
3. Qua sông:
a) Khi đảm bảo điều kiện an toàn, trưởng ca quyết định cho phà dời bến để qua sông; phải bố trí người hoa tiêu để đảm bảo tầm nhìn cho thuyền trưởng nếu cần thiết, thông tin liên lạc giữa thuyền trưởng với hoa tiêu phải bằng máy bộ đàm;
b) Khi phà đã dời bến, nếu thấy cần thiết phải điều chỉnh cho phà cân bằng, sắp xếp lại xe, thuyền trưởng phải cho phà cập lại bến, buộc đủ các dây neo và không cho hành khách ở trên phà mới được điều chỉnh;
c) Phà qua sông phải theo luồng đã quy định, gắn đầy đủ hệ thống tín hiệu như đèn, còi để báo hiệu cho các phương tiện thủy nội địa đi lại trên sông biết;
d) Ban đêm, ban ngày nếu trời có sương mù hay mưa to không rõ, trên bến và trên phà phải bật các đèn tín hiệu theo quy định.
4. Cập bến, lên bờ:
a) Trước khi cập bến, thuyền trưởng báo hiệu cho hành khách biết;
b) Phà chỉ được cập bến khi lưỡi bến không có người;
c) Trình tự lên bến theo thứ tự lần lượt như sau: người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô, xe ô tô;
d) Quy định cho xe ô tô lùi lên bến: Sau khi hành khách và phương tiện khác đã lên dốc an toàn, thuyền viên ra hiệu lệnh cho xe ô tô lùi lên bến và chỉ dẫn cho xe ô tô lùi đến vị trí quay đầu trên bến. Khi xe ô tô đã đến vị trí quay đầu trên bến, nhân viên tiếp tục ra hiệu lệnh cho xe ô tô tiếp theo lùi lên bến và chỉ dẫn đến vị trí quay đầu xe;
đ) Quy định cho xe ô tô tiến lên bến: Sau khi hành khách và phương tiện khác đã lên dốc an toàn, thuyền viên ra hiệu lệnh cho xe ô tô tiến lên bến. Khi xe ô tô lên hết dốc, tiếp tục ra hiệu cho xe ô tô tiếp theo lên bến.
1. Khi phà gặp tai nạn phải dùng các tín hiệu (còi, kẻng, đèn ...) để báo cho hai đầu bến và các phương tiện thủy nội địa khác đang lưu thông đến ứng cứu kịp thời. Khẩn trương, tích cực dùng mọi biện pháp cứu người, cứu phà, tài sản và các phương tiện thủy nội địa khác trên sông để hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại xảy ra.
2. Trường hợp thả neo phải có tín hiệu báo cho các phương tiện thủy nội địa khác biết.
Điều 14. Phục vụ và từ chối chuyên chở
1. Nhân viên phục vụ thực hiện đúng vị trí, nhiệm vụ được phân công; chấp hành nghiêm các quy định, thao tác, lệnh của người chỉ huy hướng dẫn cho hành khách và phương tiện giao thông đường bộ lên, xuống phà.
2. Nhân viên bến từ chối phục vụ hành khách và phương tiện giao thông đường bộ xuống phà khi:
a) Tổng trọng tải của xe và hàng hóa xếp trên xe hoặc số lượng hành khách trên phà vượt quá trọng tải được phép chở của phà ghi trong giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (còn hạn) do cơ quan đăng kiểm cấp;
b) Xe có tải trọng vượt quá tải trọng cho phép theo cấp thiết kế của bến hoặc tải trọng được phép chở của phà;
c) Phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn, kỹ thuật, không có đèn chiếu sáng vào ban đêm; xe chở hàng nặng, hàng cồng kềnh không chằng buộc chắc chắn;
d) Xe ô tô khách có ghế ngồi lớn hơn 16 chỗ; xe ô tô tải có tổng trọng tải lớn hơn 3,5 tấn;
đ) Hành khách không chấp hành nội quy qua phà, làm mất trật tự công cộng bến, người say rượu; người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người thân hay người giám hộ đi cùng;
e) Điều kiện an toàn của bến không đảm bảo như: đường dẫn xuống bến lầy lội mà chưa thể khắc phục ngay được; thời tiết xấu, tầm nhìn bị hạn chế; gió, bão, nước sông dâng cao vượt cấp quy định;
g) Người điều khiển xe ô tô đang trong tình trạng say rượu, ma túy không còn đủ khả năng điều khiển xe ô tô xuống phà theo sự hướng dẫn của nhân viên bến.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BẾN SỬ DỤNG PHÀ MỘT LƯỠI CHỞ HÀNH KHÁCH VÀ XE Ô TÔ
Điều 15. Trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam [2]
Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành tại các bến phà sử dụng phà một lưỡi.
Điều 16. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Công bố các mẫu phà một lưỡi được phép chở hành khách và xe ô tô để các địa phương có cơ sở đóng mới hoặc hoán cải phương tiện thủy nội địa theo đúng quy định.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị đăng kiểm, kiểm tra an toàn kỹ thuật và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các phà một lưỡi được phép chở hành khách và xe ô tô theo quy định hiện hành.
Điều 17. Trách nhiệm Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
Hướng dẫn công tác chuyên môn nghiệp vụ cho địa phương trong việc đảm bảo an toàn vận hành, khai thác bến khách ngang sông; theo dõi, kiểm tra công tác quản lý hoạt động của bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi tại các địa phương.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn; phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện để thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động bên sử dụng phà một lưỡi.
2. Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan tổ chức triển khai Thông tư này để hướng dẫn cho các đối tượng tham gia giao thông, tham gia hoạt động vận tải tại bến biết và thực hiện.
3. Chỉ đạo các cơ quan đơn vị thuộc Sở tổ chức đăng kiểm, đăng ký phương tiện thủy nội địa; đào tạo và cấp giấy chứng nhận học tập pháp luật về Luật Giao thông đường thủy nội địa, cấp chứng chỉ chuyên môn, bằng lái phương tiện theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ đạo Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định của nhà nước, các quy định tại Thông tư này đối với chủ bến, chủ khai thác bến, chủ phương tiện phà, người lái phà, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vận tải chở hành khách và xe ô tô tại bến; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.
5. Đối với bến nằm trên sông, kênh là địa giới hành chính giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phối hợp và thống nhất với Sở Giao thông vận tải liên quan về phương án điều hành, giá cước vận tải, mức thu phí để bảo đảm tính đồng bộ của vận tải hành khách, phương tiện giao thông đường bộ tại bến và trật tự an toàn trong quá trình khai thác.
6. Trên cơ sở các quy định chung của Thông tư này, chỉ đạo chủ bến xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của bến thuộc địa phương quản lý.
Điều 19. Trách nhiệm của chủ bến, chủ khai thác bến
1. Chủ bến chịu trách nhiệm:
a) Hoàn thiện hồ sơ và thủ tục, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động của bến sử dụng phà một lưỡi để chở hành khách và xe ô tô theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của bến;
b) Lập quy trình vận hành, khai thác bến sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Thông tư số 25/2010/TT- BGTVT và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Chủ khai thác bến chịu trách nhiệm:
a) Duy trì và đảm bảo các điều kiện an toàn hoạt động của bến theo quy định;
b) Phương tiện thủy nội địa khi đưa vào hoạt động phải được đăng ký, đăng kiểm theo quy định;
c) Công bố thời gian hoạt động của bến, thời gian đóng bến và mở bến;
d) Bố trí đủ số lượng thuyền viên làm việc theo chức danh trên phà và trưởng ca, nhân viên bến để quản lý hoạt động tại bến;
đ) Thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Thông tư số 25/2010/TT- BGTVT và các quy định pháp luật khác có liên quan;
e) Thực hiện việc niêm yết nội quy bến, niêm yết giá vé và số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến phản hồi của hành khách;
g) Tùy theo đặc điểm tình hình của từng bến, lựa chọn vị trí quay đầu xe sao cho phù hợp, đảm bảo cho xe ô tô lên, xuống phà an toàn và thuận tiện;
h) Trang bị đủ và yêu cầu phải mặc áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi đối với thuyền viên, người lái phương tiện, nhân viên phục vụ và hành khách trên phương tiện;
i) Chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn, giữ gìn vệ sinh môi trường, tuân thủ sự điều động và tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra;
k) Phối hợp, thống nhất với chủ khai thác bến đối lưu phương án điều hành hoạt động vận tải khách ngang sông đảm bảo trật tự, an toàn;
l) Thực hiện đúng giá cước vận tải, mức thu phí đối với hành khách, hàng hóa, phương tiện giao thông đường bộ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
m) Chịu sự kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấp hành các quy định trong lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa, đường bộ;
n) Giữ gìn phà, bến phà, nhà chờ khách, nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ.
Điều 20. Trách nhiệm của thuyền viên, nhân viên bến
1. Thuyền trưởng phải tuân thủ thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Luật Giao thông đường thủy nội địa và các nhiệm vụ được quy định tại Điều 20 của Thông tư số 25/2010/TT-BGTVT và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Trưởng ca chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn, an ninh trật tự; kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ nhân viên trong ca làm việc tại bến.
3. Thuyền viên, nhân viên bến phải mặc đồng phục, đeo thẻ tên, bảo hộ lao động (nếu có) khi làm việc; có thái độ hòa nhã, văn minh, lịch sự, tận tình hướng dẫn hành khách thực hiện nội quy bến và quy định pháp luật.
4. Nhân viên điều hành chịu trách nhiệm hướng dẫn hành khách, xếp hàng, mua vé, lên xuống bến; chỉ dẫn phương tiện giao thông đường bộ lên, xuống phà an toàn, thuận lợi; yêu cầu hành khách mặc áo phao hoặc mang dụng cụ nổi cá nhân.
5. Nhân viên bán vé chịu trách nhiệm bán đúng giá vé theo bảng niêm yết giá vé tại bến, đúng đối tượng, đúng chủng loại loại vé.
6. Nhân viên bảo vệ chịu trách nhiệm gìn giữ trật tự tại bến, trông coi tài sản của bến, hướng dẫn hành khách tự bảo quản tài sản, hành lý mang theo.
Điều 21. Trách nhiệm của hành khách
1. Tuân thủ sự hướng dẫn, sắp xếp của thuyền viên, nhân viên; xếp hàng vào bến.
2. Thực hiện mua vé trước khi xuống phà.
3. Thực hiện mang trang bị cứu sinh khi xuống phà và phải trả lại phà trước khi lên bờ.
4. Không được trèo hoặc đứng trên lan can của phà, đứng trên lưỡi phà khi phà đang chạy.
5. Tự bảo quản hành lý, giữ trật tự, vệ sinh.
6. Đối với người lái xe ô tô:
a) Có giấy phép lái xe ô tô từ hạng B1 trở lên và còn hạn sử dụng, không bị cấm hành nghề lái xe theo quy định;
b) Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên bến phà, phối hợp với thuyền viên có biện pháp đảm bảo an toàn cho xe khi lên, xuống phà và đỗ chờ trên bến qua sông.
7. Đối với người lái xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, phải sắp xếp hàng hóa, hành lý mang theo trên phương tiện chuyên chở đảm bảo gọn gàng, chắc chắn.
Chủ bến, chủ khai thác bến, chủ phương tiện, người lái phà một lưỡi, người lái phương tiện giao thông đường bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm Thông tư này tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, đường bộ hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2014.
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam[4], Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, các tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải những vướng mắc phát sinh để được xem xét, giải quyết./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT |
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2014/TT-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô
Kính gửi: ……………………
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị:
- Người đại diện: ……………………….. Chức vụ: ………………………..………..........…..
- Địa chỉ liên hệ: ………………………. Số điện thoại: ………………………….……..........
2. Tên công trình:
- Địa điểm: …………………………………………………………………………………………
3. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
1 |
Đơn đề nghị phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến |
|
2 |
Quyết định thành lập hoặc giấy cấp phép hoạt động của bến còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao công chứng) |
|
3 |
Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa (bản sao công chứng) |
|
4 |
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa còn hiệu lực (bản sao công chứng) |
|
5 |
Dự thảo quy trình vận hành, khai thác bến |
|
6 |
Các tài liệu khác liên quan |
|
Ghi chú: đánh dấu (x) vào ô tương ứng.
4. Nội dung đề nghị:
............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
|
………., ngày... tháng... năm ……. |
[1] Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ.”
[2] Tên Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1, Điều 5 của Thông tư số 06/2023/TT- BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.
[3] Điều 20 của của Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023 quy định như sau:
“Điều 20. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường Cao tốc Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./."
[4] Cụm từ “Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam” được thay thế bởi cụm từ “Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam”theo quy định tại khoản 2, Điều 5 của Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT ngày 12 tháng 05 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng, bảo trì và bảo vệ đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2023.
Văn bản hợp nhất 22/VBHN-BGTVT năm 2023 hợp nhất Thông tư về hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 22/VBHN-BGTVT |
---|---|
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành: | 28/07/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Văn bản hợp nhất 22/VBHN-BGTVT năm 2023 hợp nhất Thông tư về hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chưa có Video