Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2022

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 04 năm 2010, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2013.

Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Nghị định số 125/2018/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 9 năm 2018.

Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2022.

Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2018 của Chính phủ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải[1],

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Giao thông đường bộ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm: đặt tên hoặc số hiệu đường bộ; quy hoạch kết cấu hạ tầng và tiêu chuẩn kỹ thuật; thẩm định an toàn giao thông; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ; trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.

Chương II

ĐẶT TÊN HOẶC SỐ HIỆU ĐƯỜNG BỘ

Điều 3. Nguyên tắc đặt tên hoặc số hiệu đường bộ

1. Mỗi tuyến đường bộ được đặt tên hoặc số hiệu.

2. Các tuyến đường bộ xây dựng mới được đặt tên hoặc số hiệu theo quy định của Nghị định này; việc đặt tên hoặc số hiệu đường bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông và công tác quản lý đường bộ.

3. Điểm đầu, điểm cuối của quốc lộ, đường cao tốc được đặt theo hướng Bắc - Nam hoặc Đông - Tây hoặc từ Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đi các trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điểm đầu, điểm cuối của đường tỉnh, đường huyện được xác định theo hướng như quy định đối với quốc lộ hoặc từ trung tâm hành chính tỉnh đến thị xã, thị trấn hoặc từ quốc lộ đến trung tâm hành chính tỉnh, trung tâm hành chính huyện, thị xã, thị trấn.

4. Các đường đã được đặt tên hoặc số hiệu đường bộ và xác định điểm đầu, điểm cuối trước khi Nghị định này có hiệu lực thì giữ nguyên như cũ.

Điều 4. Đặt tên hoặc số hiệu đường bộ

1. Đặt tên hoặc số hiệu đường bộ ngoài đô thị

a) Tên đường bộ bao gồm chữ “Đường” kèm theo tên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 của Luật Giao thông đường bộ;

b) Số hiệu đường bộ gồm chữ viết tắt hệ thống đường bộ và số tự nhiên cách nhau bằng dấu chấm;

Chữ viết tắt của các hệ thống đường bộ như sau: quốc lộ (QL), đường cao tốc (CT), đường tỉnh (ĐT), đường huyện (ĐH).

Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể các số tự nhiên cho từng địa phương để đặt số hiệu cho hệ thống đường tỉnh.

Trường hợp đặt một số hiệu cho nhiều đường cao tốc, nhiều quốc lộ hoặc nhiều đường tỉnh, đường huyện, đường trong cùng một địa phương thì kèm thêm một chữ cái lần lượt từ B đến Z, trừ đường bộ đầu tiên đặt số hiệu đó.

c) Trường hợp tách tỉnh, đường tỉnh đã có đi qua địa phận hai tỉnh mới hoặc trường hợp sát nhập tỉnh mà đường tỉnh đã có đi qua một tỉnh mới thì giữ nguyên tên hoặc số hiệu, điểm đầu, điểm cuối;

d) Đoạn tuyến có nhiều đường bộ đi trùng nhau thì việc đặt tên hoặc số hiệu như sau:

- Đoạn đường bộ trùng nhau thuộc một hệ thống đường bộ thì đặt tên hoặc số hiệu theo đường bộ có cấp kỹ thuật cao hơn;

- Đoạn đường bộ trùng nhau thuộc nhiều hệ thống đường bộ thì đặt tên hoặc số hiệu của đường bộ thuộc hệ thống đường bộ có cấp quản lý cao hơn.

đ) Tên, số hiệu đường bộ thuộc mạng lưới đường theo Điều ước quốc tế thì sử dụng đồng thời tên, số hiệu trong nước và tên, số hiệu theo Điều ước quốc tế liên quan;

e) Đối với đường xã chỉ đặt tên gồm chữ “Đường” kèm theo tên địa danh hoặc tên theo tập quán.

2. Đặt tên hoặc số hiệu đường đô thị

a) Số hiệu đường đô thị gồm chữ viết tắt hệ thống đường đô thị (ĐĐT) và số tự nhiên cách nhau bằng dấu chấm;

b) Đặt tên đường đô thị thực hiện theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

3. Trường hợp đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị và tên, số hiệu quốc lộ.

4. Thẩm quyền đặt tên hoặc số hiệu đường bộ

a) Bộ Giao thông vận tải đặt tên, số hiệu đường thuộc hệ thống quốc lộ;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt số hiệu đường thuộc hệ thống đường đô thị, đường tỉnh; đặt tên hoặc số hiệu đường thuộc hệ thống đường huyện;

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đặt tên đường thuộc hệ thống đường đô thị, đường tỉnh trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện đặt tên đường thuộc hệ thống đường xã.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt tên, số hiệu đường bộ theo thẩm quyền có trách nhiệm công bố tên, số hiệu đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chương III

QUY HOẠCH KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ĐƯỜNG BỘ

Điều 5.[2] (được bãi bỏ)

Điều 6.[3] (được bãi bỏ)

Điều 7.[4] (được bãi bỏ)

Điều 8. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là quỹ đất dành cho xây dựng các công trình giao thông đường bộ được xác định tại quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định và quản lý quỹ đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt.

2. Đối với đô thị xây dựng mới, tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm theo loại đô thị như sau:

a) Đô thị loại đặc biệt: 24% đến 26%;

b) Đô thị loại I: 23% đến 25%;

c) Đô thị loại II: 21% đến 23%;

d) Đô thị loại III: 18% đến 20%;

đ) Đô thị loại IV, loại V: 16% đến 18%.

Quỹ đất dành cho giao thông đô thị là diện tích đất dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, không bao gồm diện tích sông, ngòi, ao, hồ và các công trình giao thông xây dựng ngầm.

Điều 9. Cấp kỹ thuật đường bộ

1. Cấp kỹ thuật đường bộ là cấp thiết kế của đường, bao gồm đường cao tốc và đường từ cấp I đến cấp VI.

2. Xác định cấp kỹ thuật đường bộ căn cứ vào chức năng của tuyến đường trong mạng lưới giao thông, địa hình và lưu lượng thiết kế của đường.

Điều 10. Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật

1. Các tuyến đường bộ đang khai thác chưa đạt cấp kỹ thuật phải được cải tạo, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường phù hợp.

2. Đường bộ xây dựng mới phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường và các quy định liên quan đến tổ chức giao thông, an toàn khai thác công trình đường bộ.

3. Đối với đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ và đường chuyên dùng khác áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về đường bộ và tiêu chuẩn riêng của ngành đó.

4. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ của nước ngoài thì phải được chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải.

Chương IV

THẨM ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG

Điều 11. Quy định chung về thẩm định an toàn giao thông

1. Thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông

a) Đối với công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định dự án phải thẩm định an toàn giao thông. Chủ đầu tư quyết định lựa chọn giai đoạn của dự án phải thẩm định an toàn giao thông; tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông. Đối với dự án thực hiện theo hình thức BOT (Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), BT (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao), BTO (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh) thẩm quyền quyết định thẩm định an toàn giao thông theo quy định tại điểm b khoản này.

b) Đối với công trình đường bộ đang khai thác

Bộ Giao thông vận tải quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với quốc lộ, đường cao tốc;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện.

2. Việc thẩm định an toàn giao thông của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở Báo cáo thẩm tra an toàn giao thông của tổ chức tư vấn thẩm tra an toàn giao thông.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án không bằng vốn nhà nước hoặc có đường chuyên dùng phải tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông theo quy định của Nghị định này. Báo cáo thẩm định an toàn giao thông phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nêu tại khoản 1 Điều này chấp thuận.

4. Việc thẩm tra an toàn giao thông do một tổ chức có đủ năng lực theo quy định tại Điều 12 Nghị định này thực hiện; tổ chức thẩm tra an toàn giao thông hoạt động độc lập với tổ chức tư vấn thiết kế đã lập hồ sơ dự án, thiết kế công trình.

5. Tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ dự án, thiết kế công trình, kiểm tra hiện trường, phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn về tai nạn giao thông; lập báo cáo thẩm tra đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục.

6. Tư vấn thiết kế có trách nhiệm tiếp thu các đề xuất, kiến nghị nêu trong báo cáo thẩm tra an toàn giao thông đã được thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều này để chỉnh sửa hồ sơ dự án, thiết kế. Trường hợp không đồng ý với ý kiến của tổ chức thẩm tra an toàn giao thông thì tư vấn thiết kế báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định.

Đối với tuyến đường bộ đang khai thác, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm tiếp thu các đề xuất, kiến nghị nêu trong báo cáo thẩm tra an toàn giao thông đã được thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều này và có phương án sửa chữa, khắc phục. Trường hợp không đồng ý với báo cáo thẩm tra an toàn giao thông thì trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều này xem xét, quyết định.

7. Chi phí thẩm tra, lệ phí thẩm định an toàn giao thông được tính vào tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình đối với công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo; được sử dụng trong nguồn tài chính dành cho quản lý, bảo trì đường bộ đối với công trình đường bộ đang khai thác.

8. Chi phí thẩm tra, lệ phí thẩm định an toàn giao thông

a) Bộ Giao thông vận tải quy định chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ xây dựng mới; công trình nâng cấp, cải tạo;

b) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác;

c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về lệ phí thẩm định an toàn giao thông.

9. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông từng giai đoạn; quy định nội dung chương trình đào tạo về thẩm tra an toàn giao thông, tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông.

Điều 12. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông[5]

1. Cá nhân tham gia thẩm tra an toàn giao thông (sau đây gọi là thẩm tra viên) phải có chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ còn giá trị sử dụng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp.

2. Cá nhân đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông, ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, còn phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Đảm nhận chức danh Chủ nhiệm đồ án thiết kế ít nhất 03 công trình đường bộ;

b) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành công trình đường bộ, có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 07 năm;

c) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ (công trình đường bộ, vận tải đường bộ) và có thời gian ít nhất 10 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ; trong đó, đã tham gia xử lý an toàn giao thông từ 03 công trình đường bộ trở lên.

3.[6] Nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông phải đáp ứng điều kiện sau:

a) Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và nhóm B, phải có ít nhất 10 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 04 thẩm tra viên là kỹ sư công trình đường bộ, 01 thẩm tra viên là kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 thẩm tra viên là người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông;

b) Đối với dự án nhóm C và công trình đường bộ đang khai thác, phải có ít nhất 05 thẩm tra viên; trong đó, tối thiểu có 01 thẩm tra viên là kỹ sư công trình đường bộ, 01 thẩm tra viên là kỹ sư vận tải đường bộ và tối thiểu có 01 thẩm tra viên là người đủ điều kiện làm Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông.

Điều 12a. Điều kiện của cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ[7]

1. Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Về cơ sở vật chất

a) Bảo đảm phòng học có diện tích tối thiểu đạt 1,5 m2/chỗ học, có thiết bị âm thanh, nghe nhìn, gồm: Màn chiếu, máy chiếu, máy vi tính, bộ tăng âm, micro kèm loa;

b) Phương tiện, thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ngoài hiện trường, tối thiểu có: 50 áo phản quang, 01 máy đo độ phản quang của biển báo hoặc sơn kẻ đường.

3. Về đội ngũ giảng viên

a) Có số giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy ít nhất 40% số lượng chuyên đề của chương trình khung đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

b) Tiêu chuẩn của giảng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12c của Nghị định này.

Điều 12b. Trình tự, thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là cơ sở đào tạo)[8]

1.[9] Hồ sơ đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo được lập thành 01 bộ, bao gồm:

a) Công văn đề nghị chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

c) Kê khai về cơ sở vật chất;

d) Danh sách giảng viên, trong đó có kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp.

2. Trong trường hợp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được cấp bị mất hoặc bị hư hỏng, cơ sở đào tạo lập hồ sơ đề nghị cấp lại bao gồm:

a) Công văn đề nghị cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Nghị định này;

b) Giấy chấp thuận cũ (trường hợp bị hư hỏng).

3. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo, thủ tục cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo:

a) Tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho tổ chức (cá nhân đại diện cho tổ chức) hoàn thiện hồ sơ;

Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu điện: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức (đã nộp hồ sơ) hoàn thiện hồ sơ.

c) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp Giấy chấp thuận hoặc cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. Trường hợp không cấp Giấy chấp thuận hoặc không cấp lại Giấy chấp thuận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Thời hạn giải quyết thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Mẫu Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định này.

5. Danh sách cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Điều 12c. Giảng viên và học viên tham gia đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ[10]

1. Giảng viên tham gia giảng dạy đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn dưới đây:

a) Đủ điều kiện đảm nhận chức danh Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ;

b)[11] Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành giao thông đường bộ và có ít nhất 10 năm tham gia hoạt động một trong các lĩnh vực: Giảng dạy về an toàn giao thông đường bộ, quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ.

2. Học viên phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam;

b) Có năng lực hành vi dân sự; có đủ sức khỏe;

c) Có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành công trình đường bộ và có thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ ít nhất 03 năm; hoặc có trình độ từ đại học trở lên và có thời gian ít nhất 05 năm tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: Quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ.

Điều 12d. Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ[12]

1. Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi là chứng chỉ) được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp và quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước; mẫu chứng chỉ theo quy định tại Phụ lục 2 của Nghị định này. Chứng chỉ có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp, trừ trường hợp cấp lại.

2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo lập thành 01 bộ, bao gồm:

a) Tờ trình cấp chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Nghị định này;

b) Quyết định công nhận kết quả thi của học viên tham gia khóa đào tạo;

c) 02 ảnh màu của mỗi học viên đề nghị cấp chứng chỉ (ảnh cỡ 4 cm x 6 cm, nền màu xanh, kiểu thẻ căn cước, chụp trong thời gian không quá 06 tháng).

3. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ:

a) Cơ sở đào tạo có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho cơ sở đào tạo hoàn thiện hồ sơ;

Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu điện: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho cơ sở đào tạo hoàn thiện hồ sơ.

c) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp chứng chỉ cho từng học viên (có kết quả thi đạt yêu cầu) có tên trong Tờ trình của cơ sở đào tạo. Trường hợp không cấp chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp chứng chỉ trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Danh sách thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được cấp chứng chỉ được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Điều 12đ. Cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ[13]

1. Điều kiện để được cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ:

a) Trong thời hạn sử dụng của chứng chỉ, thẩm tra viên phải tham gia thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ hoặc tham gia thiết kế, thẩm định phê duyệt xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ít nhất 03 công trình;

b) Việc cấp đổi chứng chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 tháng trước khi chứng chỉ hết thời hạn sử dụng.

2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi chứng chỉ do cá nhân lập thành 01 bộ, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp đổi chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Nghị định này;

b) Bản khai kinh nghiệm thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ, thiết kế, thẩm định phê duyệt xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông (trong khoảng thời gian có hiệu lực của chứng chỉ xin cấp đổi); bản khai theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Nghị định này.

3. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục cấp đổi chứng chỉ:

a) Cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho người nộp hoàn thiện hồ sơ;

Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu điện: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ.

c) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp đổi chứng chỉ. Trường hợp không cấp đổi chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp đổi chứng chỉ trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Chứng chỉ cấp đổi có thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp đổi.

Điều 12e. Cấp lại chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ[14]

1. Trong thời hạn sử dụng của chứng chỉ, trừ các trường hợp bị thu hồi theo quy định tại Khoản 2 Điều 12g, thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ được cấp lại chứng chỉ khi chứng chỉ bị mất, bị hư hỏng.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ do cá nhân lập thành 01 bộ, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Nghị định này;

b) Chứng chỉ cũ (trường hợp bị hư hỏng).

3. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục cấp lại chứng chỉ:

a) Cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu điện đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

Đối với trường hợp nộp trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận ngay hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn trực tiếp cho người nộp hoàn thiện hồ sơ;

Đối với trường hợp nộp qua hệ thống bưu điện: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phải có văn bản hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ.

c) Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, cấp lại chứng chỉ. Trường hợp không cấp lại chứng chỉ, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

4. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp lại chứng chỉ trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Chứng chỉ cấp lại có thời hạn theo thời hạn của chứng chỉ đã cấp.

Điều 12g. Thu hồi Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo, thu hồi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ[15]

1. Thu hồi Giấy chấp thuận đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở đào tạo thực hiện đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ không theo chương trình khung do Bộ Giao thông vận tải ban hành;

b) Cơ sở đào tạo công nhận kết quả thi cho người không tham dự khóa đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

c)[16] Trong thời gian 03 năm liên tục, cơ sở đào tạo không thực hiện đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

2. Thu hồi chứng chỉ đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung chứng chỉ;

b) Cho thuê, mượn để sử dụng trái quy định;

c) Phát hiện có sự không trung thực (về điều kiện của học viên) trong hồ sơ đăng ký học của học viên;

d) Được cấp trong trường hợp cơ sở đào tạo vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chấp thuận, chứng chỉ thực hiện việc thu hồi Giấy chấp thuận, chứng chỉ.

Quyết định thu hồi Giấy chấp thuận được gửi đến: Cơ sở đào tạo, cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý cơ sở đào tạo (nếu có) và được công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp Giấy chấp thuận.

Quyết định thu hồi chứng chỉ được gửi đến: Cá nhân bị thu hồi chứng chỉ, cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý cá nhân bị thu hồi chứng chỉ (nếu có) và được công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp chứng chỉ.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phát hiện, thông báo về các trường hợp vi phạm.”.

3. Bổ sung Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5, Phụ lục 6Phụ lục 7 (kèm theo Nghị định này) vào Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ.

Điều 12h. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ[17]

1. Thực hiện đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo chương trình khung do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

2. Lưu trữ hồ sơ học viên, hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

3. Bố trí người phụ trách khóa học có kinh nghiệm trong việc tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn hoặc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực giao thông vận tải.

Điều 13. Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông

1. Đối với đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo

a) Thẩm định an toàn giao thông bắt buộc thực hiện ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công;

b) Ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền quyết định đầu tư lựa chọn thẩm định an toàn giao thông ở một trong các giai đoạn sau:

- Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;

- Trước khi đưa đường vào khai thác.

2. Đối với công trình đường bộ đang khai thác phải thực hiện thẩm định an toàn giao thông khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

a) Công trình đường bộ đã được nâng cấp, cải tạo nếu xảy ra số vụ tai nạn giao thông tăng đột biến so với trước khi nâng cấp, cải tạo;

b) Lưu lượng xe thực tế tăng trên 30% so với lưu lượng xe thiết kế của kỳ tính toán;

c) Tình trạng đô thị hóa tăng trên 20% so với thời điểm đưa công trình vào khai thác.

Chương V

BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 14. Phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

2. Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ (dưới đây gọi tắt phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ).

Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử dụng cho bảo trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất bẩn từ mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ.

Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau:

a) 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II;

b) 02 mét đối với đường cấp III;

c) 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.

3.[18] Đối với đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, chủ đầu tư phải xác định giới hạn đất dành cho đường bộ và thực hiện như sau:

Đối với đất của đường bộ, lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đối với đất hành lang an toàn đường bộ: Chủ đầu tư tiến hành cắm mốc giới hạn để bàn giao cho địa phương và cơ quan quản lý đường bộ quản lý theo quy định như đối với hành lang đường bộ đang khai thác. Trường hợp công trình và các tài sản khác nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ thì chủ đầu tư tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng, phối hợp cùng cơ quan quản lý đất đai của địa phương lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

4.[19] Đối với đường bộ đang khai thác, cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp cùng cơ quan quản lý đất đai của địa phương xác định giới hạn đất dành cho đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ và lập kế hoạch thực hiện các công việc dưới đây:

a) Rà soát, xác định giới hạn phần đất của đường bộ; lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Rà soát, xác định giới hạn phần đất hành lang an toàn đường bộ; tiến hành cắm mốc giới hạn để bàn giao cho địa phương và cơ quan quản lý đường bộ quản lý theo quy hoạch; lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 15. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ[20]

Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:

1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

b) 13 mét đối với đường cấp III;

c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

2. Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:

a) 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;

b) 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;

c) Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.

4. Đối với đường cao tốc trong đô thị:

a) Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn;

b) Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;

c) Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.

5. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.

Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.

6. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.

7. Xử lý hành lang an toàn đường cao tốc đã được xác định theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực:

a) Trường hợp dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã thực hiện xong hoặc đang thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phạm vi hành lang an toàn giữ nguyên theo phạm vi đã được phê duyệt;

b) Trường hợp dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, Chủ đầu tư dự án phê duyệt lại hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại phạm vi hành lang an theo quy định tại Nghị định này.

Điều 16. Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống

1. Hành lang an toàn đối với cầu trên đường ngoài đô thị

a) Theo chiều dọc cầu tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên:

- 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét trở lên;

- 30 mét đối với cầu có chiều dài dưới 60 mét.

b) Theo chiều ngang cầu tính từ mép ngoài cùng đất của đường bộ trở ra mỗi phía:

- 150 mét đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300 mét;

- 100 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét;

- 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét;

- 20 mét đối với cầu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét.

2. Hành lang an toàn đối với cầu trên đường trong đô thị

a) Theo chiều dọc cầu được xác định như đối với cầu trên đường ngoài đô thị;

b)[21] Theo chiều ngang cầu, đối với phần cầu chạy trên cạn kể cả phần cầu chạy trên phần đất không ngập nước thường xuyên và các cầu bắc qua sông, kênh, rạch không có hoạt động vận tải đường thủy được tính từ mép ngoài lan can ngoài cùng của cầu ra mỗi bên 07 mét, phần mố cầu lấy như hành lang đường đô thị; đối với phần cầu còn lại, quy định như Điểm b Khoản 1 Điều này;

c) Tại các nút giao thông đô thị, các cầu vượt, hầm chui và cầu dành cho người đi bộ qua đường theo thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hành lang an toàn đối với cống tương ứng với hành lang an toàn đường bộ nơi đặt cống.

Điều 17. Giới hạn hành lang an toàn đối với hầm đường bộ

1. Đối với hầm đường bộ ngoài đô thị là vùng đất, vùng nước xung quanh công trình được tính từ điểm ngoài cùng của công trình hầm trở ra là 100 mét.

2. Đối với hầm đường bộ trong đô thị do tư vấn thiết kế xác định trên cơ sở đảm bảo an toàn bền vững hầm trong hồ sơ thiết kế và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 18. Giới hạn hành lang an toàn đối với bến phà, cầu phao

1. Theo chiều dọc: bằng chiều dài đường xuống bến phà, cầu phao.

2. Theo chiều ngang: từ tim bến phà, cầu phao trở ra mỗi phía thượng lưu, hạ lưu là 150 mét.

Điều 19. Giới hạn hành lang an toàn đối với kè bảo vệ đường bộ

1. Kè chống xói để bảo vệ nền đường

a) Từ đầu kè và từ cuối kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 50 mét;

b) Từ chân kè trở ra sông 20 mét.

2. Kè chỉnh trị dòng nước

a) Từ chân kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 100 mét;

b) Từ gốc kè trở vào bờ 50 mét;

c) Từ chân đầu kè trở ra sông 20 mét.

3. Trường hợp hành lang an toàn của kè bảo vệ đường bộ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chồng lấn với hành lang an toàn của đê điều thì ranh giới là điểm giữa của khoảng cách giữa hai điểm ngoài cùng của hai công trình.

Điều 20. Phạm vi bảo vệ đối với một số công trình khác trên đường bộ

Phạm vi bảo vệ đối với bến xe, bãi đỗ xe, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí cầu đường, trạm dừng nghỉ và các công trình phục vụ quản lý đường bộ là phạm vi vùng đất, vùng nước thuộc diện tích của công trình; diện tích của công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Điều 21. Giới hạn bảo vệ trên không của công trình đường bộ xây dựng mới

Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ đối với phần trên không được quy định như sau:

1. Đối với đường là 4,75 mét tính từ điểm cao nhất của mặt đường trở lên theo phương thẳng đứng. Đối với đường cao tốc theo tiêu chuẩn quốc gia.

2. Đối với cầu là bộ phận kết cấu cao nhất của cầu, nhưng không thấp hơn 4,75 mét tính từ điểm cao nhất của mặt cầu (phần xe chạy) trở lên theo phương thẳng đứng.

3. Chiều cao đường dây thông tin đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu từ điểm cao nhất của mặt đường đến đường dây thông tin theo phương thẳng đứng là 5,50 mét.

4. Chiều cao đường dây tải điện đi phía trên đường bộ hoặc gắn trực tiếp trên kết cấu của cầu phải bảo đảm an toàn cho hoạt động giao thông vận tải và an toàn lưới điện tùy theo điện áp của đường dây điện.

Điều 22. Khoảng cách các công trình đến công trình đường bộ

1. Các cơ sở sản xuất có vùng ảnh hưởng khói bụi, ô nhiễm không khí làm giảm tầm nhìn phải cách ranh giới ngoài của hành lang an toàn đường bộ một khoảng cách tương ứng vùng ảnh hưởng do cơ sở sản xuất gây ra.

2. Lò vôi, lò gạch hoặc các cơ sở sản xuất tương tự phải nằm ngoài và cách hành lang an toàn đường bộ 25 mét.

3. Chợ, điểm kinh doanh dịch vụ bố trí bãi dừng đỗ xe, nơi tập kết hàng hóa phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và tổ chức điểm đấu nối ra, vào đường bộ theo quy định.

4. Các kho chứa vật liệu nổ, vật liệu có nguy cơ cháy cao, hóa chất độc hại, các mỏ khai thác vật liệu có sử dụng mìn phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ một khoảng cách bảo đảm an toàn cho hoạt động giao thông vận tải do cháy, nổ và ô nhiễm theo quy định của pháp luật.

5. Các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các công trình khác, trừ các công trình đã quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ và cách hành lang an toàn đường bộ một khoảng cách theo không gian kiến trúc quy định về khoảng cách xây dựng công trình.

6. Các công trình khác ở ngoài hành lang an toàn đường bộ nhưng ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và an toàn giao thông đường bộ thì chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng phải khắc phục, sửa chữa kịp thời.

Điều 23. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang

Đối với công trình cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây tải điện, tính từ chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào đến chân cột tối thiểu bằng 1,3 lần chiều cao của cột và không được nhỏ hơn 05 mét. Các trường hợp khác, do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

Điều 24. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước

Phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước đối với công trình đường bộ do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền quyết định đối với từng công trình cụ thể, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình và không ảnh hưởng đến việc quản lý, bảo trì đường bộ.

Chương VI

SỬ DỤNG, KHAI THÁC TRONG PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƯỜNG BỘ

Điều 25. Sử dụng đường bộ vào các hoạt động văn hóa

1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành hoạt động văn hoá (thể thao, diễu hành, lễ hội) phải gửi văn bản đề nghị và phương án bảo đảm an toàn giao thông đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền trước ngày diễn ra hoạt động văn hoá ít nhất là 10 ngày làm việc. Nội dung văn bản đề nghị phải nêu rõ nội dung, chương trình, thời gian sử dụng đường bộ.

2. Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông phân cấp như sau:

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận đối với hoạt động văn hóa trên quốc lộ hoặc trên nhiều hệ thống đường bộ trong đó có quốc lộ;

b) Sở Giao thông vận tải chấp thuận đối với hoạt động văn hóa trên đường tỉnh, đường đô thị trong địa bàn tỉnh hoặc trên nhiều hệ thống đường bộ trong đó có đường tỉnh, đường đô thị, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quy định tại điểm a khoản này;

c) Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận đối với hoạt động văn hóa trên đường huyện trong địa bàn huyện hoặc đối với hoạt động văn hóa diễn ra đồng thời trên cả đường huyện và đường xã trong địa bàn huyện;

d) Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận đối với hoạt động văn hóa trên đường xã trong địa bàn quản lý.

3. Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền xem xét, thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm an toàn giao thông trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị. Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phương án phân luồng giao thông; cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để hoạt động văn hoá phải đăng tải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước 05 ngày diễn ra hoạt động văn hoá.

4. Cơ quan, tổ chức chủ trì hoạt động văn hóa chịu trách nhiệm thu dọn các phương tiện, thiết bị và hoàn trả hiện trạng đường bộ khi kết thúc hoạt động văn hóa; chịu trách nhiệm về việc mất an toàn giao thông do không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong phương án đã được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất.

Điều 25a. Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông[22]

1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.

2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:

a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;

b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;

c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;

d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;

đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

3. Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

a) Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét;

b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.

4. Đối với trường hợp sử dụng hè phố quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản

2 Điều này, hộ gia đình phải thông báo với Ủy ban nhân phường, xã sở tại trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố. Đối với các trường hợp quy định tại các Điểm a, d, đ Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố.

Điều 25b. Sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông[23]

1. Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.

2. Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:

a) Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;

b) Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

3. Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

a) Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;

b) Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi;

c) Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời lòng đường được quy định tại Điều này.

Điều 25c. Sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe[24]

1. Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe có thu phí không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.

2. Vị trí hè phố, lòng đường được phép sử dụng tạm thời có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời và phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

a) Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;

b) Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi;

c) Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.

3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đến năm 2023; quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường quy định tại Điều này.

4. Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, khai thác sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông giữ xe, việc thu phí và nộp ngân sách nhà nước.

Điều 25d. Xử lý các trường hợp đã được cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố[25]

1. Trường hợp đáp ứng quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 25a, Khoản 2, Khoản 3 Điều 25bKhoản 2 Điều 25c Nghị định này, được phép tiếp tục sử dụng, khi hết thời hạn được phép sử dụng phải thực hiện lại thủ tục xin cấp phép.

2. Trường hợp không đáp ứng quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 25a, Khoản 2, Khoản 3 Điều 25bKhoản 2 Điều 25c Nghị định này, được phép tiếp tục sử dụng không quá 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, sau đó phải hoàn trả đúng hiện trạng ban đầu của lòng đường, hè phố để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Điều 26. Sử dụng đất dành cho đường bộ

1. Đất dành cho đường bộ chỉ dành để xây dựng công trình đường bộ, sử dụng và khai thác để phục vụ cho mục đích an toàn giao thông vận tải đường bộ, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ.

2. Việc xây dựng một số công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải bảo đảm khai thác an toàn công trình đường bộ và chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:

a) Công trình phục vụ yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng;

b) Công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ.

3.[26] Dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ và các công trình khác phải xây dựng theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có hệ thống đường gom nằm ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ. Chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống đường gom, không được sử dụng đất dành cho đường bộ để làm công trình phụ trợ, đường đấu nối; trường hợp cần phải sử dụng đất dành cho đường bộ để làm đường đấu nối vào quốc lộ thì phải thực hiện đúng vị trí điểm đấu nối được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.

4. Không được sử dụng đất dành cho đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ; neo đậu tàu, thuyền và xây dựng các công trình làm thay đổi dòng chảy, gây xói lở mất an toàn công trình cầu, cầu phao, bến phà, kè chỉnh trị dòng nước và kè chống xói nền đường.

Điều 27. Xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Tổ chức, cá nhân xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Lập và duyệt dự án, thiết kế theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng;

b) Có văn bản chấp thuận ngay từ khi lập dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sau đây trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:

- Bộ Giao thông vận tải chấp thuận đối với công trình thiết yếu trên hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận đối với công trình thiết yếu trên các hệ thống đường bộ địa phương.

c) Có Giấy phép thi công bảo đảm an toàn giao thông của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

2. Bộ Giao thông vận tải quy định về việc cấp Giấy phép thi công công trình thiết yếu hoặc điểm đấu nối trên hệ thống quốc lộ, đường cao tốc. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về việc cấp Giấy phép thi công công trình thiết yếu hoặc điểm đấu nối đối với đường địa phương.

Điều 28. Khai thác, sử dụng trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ

Đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ và tuân theo quy định sau đây:

1. Các ao, hồ nuôi trồng thủy sản phải cách mép chân đường một khoảng tối thiểu bằng mức chênh lệch về độ cao giữa mép chân nền đường đắp và đáy ao, hồ. Mức nước trong ao, hồ không được cao hơn cao độ chân nền đường.

Không làm ao, hồ nuôi trồng thủy sản hoặc tích nước phía trên ta luy nền đường đào.

2. Trường hợp trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả thì chiều cao của cây không cao quá 0,9 mét (so với mặt đường) ở đoạn nền đường đắp trong khu vực đường cong, nơi giao nhau của đường bộ, giao cắt đường bộ với đường sắt, che khuất tầm nhìn; đối với đường đào thì phải trồng cách mép ngoài dải đất của đường bộ ít nhất là 06 mét.

3. Các mương phải cách mép ngoài đất của đường bộ một khoảng cách tối thiểu bằng chiều sâu của mương và mức nước thiết kế an toàn trong mương không được cao hơn cao độ chân nền đường.

4.[27] (được bãi bỏ)

5. Các biển quảng cáo lắp đặt tạm thời trong hành lang an toàn đường bộ, không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận.

Không được lắp đặt biển quảng cáo trong hành lang an toàn đường cao tốc.

Biển quảng cáo lắp đặt ngoài hành lang an toàn đường bộ không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

6. Việc sử dụng hành lang an toàn đường bộ liên quan đến công trình an ninh, quốc phòng liền kề phải có ý kiến thống nhất của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng.

7. Các công trình xây dựng trên đất hành lang an toàn đường bộ chỉ được thi công khi đã được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp Giấy phép thi công và đã tổ chức bảo đảm giao thông theo quy định.

8. Chủ đầu tư công trình sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện đầy đủ các thủ tục về thoả thuận, chấp thuận thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công - tùy theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, sau đây gọi chung là thiết kế), thẩm định thiết kế (nếu cần thiết) và cấp Giấy phép thi công theo quy định của Nghị định này và quy định liên quan khác của pháp luật;

b) Cam kết di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền;

c) Không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, kinh phí liên quan.

9. Trường hợp công trình trên đất hành lang an toàn đường bộ có trước khi quy định về quản lý hành lang an toàn đường bộ có hiệu lực, đúng với mục đích sử dụng trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền cấp, không ảnh hưởng đến an toàn giao thông thì được tiếp tục sử dụng.

Khi có yêu cầu thu hồi đất để nâng cấp, cải tạo công trình giao thông thì Chủ đầu tư tiến hành việc nâng cấp, cải tạo công trình giao thông phải bồi thường, hỗ trợ cho chủ công trình bị dỡ bỏ theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Đấu nối vào quốc lộ[28]

1. Các đường đấu nối vào quốc lộ bao gồm:

a) Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị;

b) Đường chuyên dùng;

c) Đường gom;

d) Đường từ các khu vực, công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt các điểm đấu nối vào quốc lộ phù hợp với các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu đấu nối theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; chịu trách nhiệm về việc thực hiện đấu nối bảo đảm giao thông an toàn và khả năng thông hành của tuyến đường.

Trường hợp điểm đấu nối nằm trong khu vực có địa hình khó khăn trong việc xây dựng đường gom do hành lang đường bộ bị chia cắt như núi cao, vực sâu, sông, suối, đường sắt và các chướng ngại vật khác khó khăn trong việc di dời hoặc điểm đấu nối từ các công trình phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình trọng điểm quốc gia, công trình quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đấu nối vào quốc lộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.

Trường hợp điểm đấu nối nằm trong phạm vi dự án quốc lộ đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan có thẩm quyền của dự án đối tác công tư.

3. Việc thiết kế, xây dựng nút giao điểm đấu nối phải tuân thủ theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành, bảo đảm khả năng thông hành và an toàn giao thông.

4. Đường từ nhà ở chỉ được đấu nối vào quốc lộ thông qua đường nhánh, đường gom. Khi hình thành hoặc mở rộng địa giới hành chính của đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải sử dụng hệ thống đường địa phương hiện có hoặc xây dựng đường gom dọc theo quốc lộ nhằm giảm thiểu tối đa việc đấu nối trực tiếp vào quốc lộ.

5. Đối với dự án quốc lộ được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh, ngay từ bước lập dự án, chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải căn cứ vào các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xác định vị trí và quy mô của nút giao của đường nhánh đấu nối vào quốc lộ.

6. Căn cứ quyết định phê duyệt điểm đấu nối vào quốc lộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng điểm đấu nối lập và gửi hồ sơ đến cơ quan đường bộ có thẩm quyền xem xét, chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào quốc lộ.

7. Việc quản lý, sử dụng đất để làm đường nhánh đấu nối vào quốc lộ quy định tại Điều này phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 30. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác

1. Khi thi công công trình trên đường bộ đang khai thác hoặc công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải bảo đảm cho người và phương tiện qua lại an toàn, thông suốt; công trình đường bộ đang khai thác được bền vững và bảo vệ môi trường.

2. Việc thi công công trình trên đường bộ đang khai thác phải tuân theo quy định về bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

1. Thống nhất quản lý nhà nước về đường bộ trong phạm vi cả nước; chịu trách nhiệm tổ chức quản lý xây dựng, bảo trì hệ thống quốc lộ, các đường tham gia vận tải quốc tế, đường cao tốc (bao gồm cả quốc lộ, cao tốc đi qua đô thị).

2. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn thực hiện.

3. Chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình đường bộ do Trung ương quản lý; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, bảo vệ công trình đường bộ do địa phương quản lý.

4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

4a.[29] Kiểm tra, xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền việc thực hiện quy định về đấu nối vào quốc lộ; yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: bãi bỏ các quyết định đấu nối không đúng quy định, đóng điểm đấu nối không đúng quy định và khắc phục, hoàn trả lại hiện trạng ban đầu của tuyến quốc lộ.

5. Tổ chức, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Thanh tra đường bộ trong phạm vi cả nước.

6. Xây dựng kế hoạch, tổ chức và kiểm tra thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hư hại của công trình đường quốc lộ do sự cố thiên tai, địch họa gây ra; đôn đốc, kiểm tra thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hư hại của đường địa phương do sự cố thiên tai, địch họa gây ra.

7. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Bộ, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

8. Phối hợp với Bộ Tài chính phân bổ kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ, giải toả hành lang an toàn đường bộ, phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai, địch họa gây ra đối với hệ thống quốc lộ.

9. Phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình an toàn giao thông quốc gia trình Chính phủ.

Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng trong ngành kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền.

2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xác định danh mục, lập phương án bảo vệ các công trình đường bộ quan trọng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức bảo vệ công trình quốc phòng kết hợp với công trình đường bộ.

Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống công trình thủy lợi liên quan đến công trình đường bộ; hướng dẫn việc sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ để canh tác nông nghiệp, bảo đảm kỹ thuật và an toàn công trình đường bộ.

Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc quy hoạch và sử dụng đất dành cho đường bộ; quy định về bảo vệ môi trường do tác động của giao thông đường bộ gây ra.

Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

Chỉ đạo, hướng dẫn quản lý xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác lập và thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.

Điều 37.[30] (được bãi bỏ)

Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, phân bổ kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kể cả kinh phí giải toả hành lang an toàn đường bộ được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp của ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Điều 39. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định, phê duyệt quy hoạch, xây dựng các công trình, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu liên quan đến đất dành cho đường bộ phải thực hiện theo quy định của Nghị định này; chịu trách nhiệm giám sát thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.

Điều 40. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương.

2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương.

2a.[31] Tổ chức thực hiện việc đấu nối vào quốc lộ đúng quy định; bãi bỏ các quyết định đấu nối không đúng quy định và chịu trách nhiệm về các thiệt hại liên quan đến việc quyết định đấu nối không đúng quy định.

3. Chỉ đạo và kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giao thông vận tải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi địa phương.

4. Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đối với Sở Giao thông vận tải trong các lĩnh vực sau đây:

a) Hoạt động của Thanh tra đường bộ;

b) Cấp, thu hồi Giấy phép thi công, đình chỉ hoạt động gây mất an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của địa phương;

c) Quản lý thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quản lý và bảo trì hệ thống đường địa phương.

5. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong các lĩnh vực sau đây:

a) Bảo vệ các công trình đường bộ trên địa bàn huyện;

b) Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ, đặc biệt là việc giao đất, cấp Giấy phép xây dựng dọc theo đường bộ;

c) Giải toả các công trình vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi của huyện.

6. Huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để khôi phục giao thông kịp thời khi bị thiên tai, địch họa.

7. Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm, giải toả hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi địa phương.

8. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch, xây dựng các công trình, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại dịch vụ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu liên quan đến đất dành cho đường bộ phải thực hiện theo quy định của Nghị định này; chịu trách nhiệm giám sát thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.

9. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ được giao trên địa bàn huyện quản lý.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.

4. Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ.

5. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm, cưỡng chế dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải toả hành lang an toàn đường bộ.

6. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa.

7. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Quản lý, bảo trì đường bộ được giao trên địa bàn xã quản lý.

2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ bao gồm cả việc giữ gìn các cột mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bằng của dự án.

4. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.

5. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch hoạ.

6. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.

Điều 43. Xác định mốc thời gian đối với công trình tồn tại trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Trước ngày 21 tháng 12 năm 1982: thời điểm chưa có quy định về công trình tồn tại trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

2. Từ ngày 21 tháng 12 năm 1982 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2000: thời điểm áp dụng Nghị định số 203/HĐBT ngày 21 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về Điều lệ bảo vệ đường bộ.

3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 đến trước ngày 30 tháng 11 năm 2004: thời điểm áp dụng Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ.

4. Từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực: thời điểm áp dụng Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Điều 44. Quy định về giải quyết các công trình tồn tại trong đất dành cho đường bộ

1. Dỡ bỏ ngay các công trình gây nguy hại đến sự ổn định của công trình đường bộ và an toàn hoạt động giao thông vận tải đường bộ.

2. Những công trình xét thấy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định của công trình đường bộ và an toàn giao thông đường bộ thì trước mắt cho phép giữ nguyên hiện trạng nhưng chủ công trình phải cam kết không cơi nới và thực hiện dỡ bỏ công trình khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Việc bồi thường, hỗ trợ cho chủ công trình bị dỡ bỏ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 45. Phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm ban hành hoặc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện sử dụng đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an có kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại các địa phương, đôn đốc các địa phương xử lý các tồn tại về vi phạm, xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ.

3. Các Bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định tại Luật Giao thông đường bộ và Nghị định này thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Giao thông vận tải lập phương án và phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xử lý các trường hợp vi phạm quy định sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ; chỉ đạo cơ quan chuyên môn theo dõi, tổng hợp việc sử dụng đất dành cho đường bộ và báo cáo về Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

5. Các Bộ, ngành khi quy hoạch hoặc thực hiện các dự án liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải có văn bản thống nhất của Bộ Giao thông vận tải ngay từ khi lập dự án và chỉ đạo, hướng dẫn các chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế, thi công thực hiện việc sử dụng đất dành cho đường bộ và bảo đảm an toàn giao thông khi thi công theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định này.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[32]

Điều 46. Hiệu lực thi hành và hướng dẫn thực hiện

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2010 và thay thế Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thi hành các Điều 4, 11, 27, 28, 29, 30 và hướng dẫn các nội dung cần thiết khác của Nghị định.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: Văn thư, PC (2).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

 

PHỤ LỤC I[33]

(Ban hành kèm theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ)

MẪU GIẤY CHẤP THUẬN CƠ SỞ ĐÀO TẠO THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /GCT-TCĐBVN

Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20…

 

GIẤY CHẤP THUẬN

CƠ SỞ ĐÀO TẠO THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số … /2016/NĐ-CP ngày ... tháng … năm 2016);

Căn cứ Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của (tên cơ sở đào tạo)......................................... tại Công văn số ............. ngày ...... tháng ....... năm ........ về việc chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ cho ……………….;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ...............................................................,

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

1. Chấp thuận (cơ sở đào tạo): .................................................................................... ;

Địa chỉ: ...................................................................................................................... ;

Số điện thoại: ……………………… Số Fax: ................................................................. ;

2. Người đại diện hợp pháp (của cơ sở đào tạo): ……………………., chức vụ ............... ;

Số CMND (hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu)….............…, do........................ cấp ngày…. tháng …. năm 20.....

Cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

3. Cơ sở đào tạo phải xuất trình Giấy chấp thuận và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ GTVT (để b/c);
- Cơ sở đào tạo;
- ………………...;
- Lưu: Văn thư, …….. (…b).

TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II[34]

(Ban hành kèm theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ)

MẪU CHỨNG CHỈ

THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Hình thức chứng chỉ:

1. Bìa cứng, một mặt, có kích thước 200 mm x 140 mm, có nền hoa văn chìm hình Quốc huy.

2. Số chứng chỉ bao gồm 02 nhóm số được phân chia bởi dấu “ - ”, cụ thể:

- Nhóm 1: có 02 chữ số ghi 02 số cuối của năm cấp chứng chỉ;

- Nhóm 2: có 09 chữ số ghi số thứ tự chứng chỉ.

 

PHỤ LỤC III[35]

(Ban hành kèm theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ)

MẪU TỜ TRÌNH CẤP CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN ATGT ĐƯỜNG BỘ

............... (2).................
............... (1).................

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /TTr-............

……………, ngày …… tháng …… năm 20…

 

TỜ TRÌNH

Cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ

Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Thực hiện Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số …/2016/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2016);

Thực hiện Kế hoạch đào tạo số ……/ ……. ngày … tháng …. năm 20…. của ….... (1)......

Căn cứ Quyết định số.…../QĐ-………. ngày … tháng …... năm 20..… của

…(1)… về việc công nhận kết quả thi thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ của lớp…, khóa...;(1)….. , đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét, cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ với các nội dung dưới đây:

1. Tên cơ sở đào tạo: ………………………(1) ............................................................... ;

Địa chỉ: ...................................................................................................................... ;

Điện thoại…………………………….; Fax: ..................................................................... ;

2. Tóm tắt quá trình đào tạo (chương trình, kế hoạch, số lượng học viên tham gia khóa học, kết quả thi, v.v…).

3. Số lượng chứng chỉ đề nghị cấp: …………chứng chỉ.

Danh sách học viên đề nghị cấp chứng chỉ theo Quyết định công nhận kết quả thi số …... /QĐ-….. ngày … tháng …. năm 20…. (học viên có kết quả thi đạt yêu cầu)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- ......(2)....... (để b/c);
- Lưu: VT, ...............

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1): Tên cơ sở đào tạo;

(2): Tên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo (nếu có).

 

PHỤ LỤC IV[36]

(Ban hành kèm theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ)

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI, CẤP LẠI CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI, CẤP LẠI CHỨNG CHỈ THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Ảnh màu 4 x 6cm (kiểu thẻ căn cước)

Tôi là:........................................................... Quốc tịch:...................................;

Sinh ngày:.............tháng.........năm ........;

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .....................................................................;

Nơi cư trú:.........................................................................................................;

                Số CMND (hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu):..................., do ............................... cấp ngày..........tháng ...... năm 20........

                Tôi đã tham gia khóa đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ do ……...(1) ……..… tổ chức tại:…………………………………………..…….....

                Tôi đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; thông tin về chứng chỉ:

                + Số chứng chỉ: …………………………...……………………………...…..;

                + Ngày cấp chứng chỉ: ……………………………………………...……....;

                + Có giá trị đến ngày …………………………………………………...........; Đề nghị cho tôi được đổi (hoặc cấp lại chứng chỉ)

                Lý do:.........................................(2)...................................................................

                Xin gửi kèm theo:

                - 02 (hai) ảnh màu kiểu thẻ căn cước cỡ 4cm x 6cm;

                - Bản khai kinh nghiệm thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ, thiết kế, thẩm định phê duyệt xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trong khoảng thời gian có hiệu lực của chứng chỉ xin cấp đổi (đối với trường hợp cấp đổi).

                Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

......, ngày.......tháng.......năm 20....
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Hướng dẫn ghi:

(1): Tên cơ sở đào tạo.

(2): Trường hợp cấp đổi chứng chỉ ghi lý do là chứng chỉ hết thời hạn sử dụng; trường hợp cấp lại chứng chỉ ghi lý do là chứng chỉ bị mất hoặc bị hư hỏng.

 

PHỤ LỤC V[37]

 (Ban hành kèm theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ)

MẪU BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC
(Xin cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày….. tháng….. năm……

BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC
(Xin cấp đổi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ)

1. Họ và tên: ...............................................................................................................

2. Quá trình hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đường bộ (khai rõ thời gian, đơn vị công tác, công việc đã thực hiện):

STT

Thời gian

Đơn vị công tác

Nội dung công việc hoạt động
(thẩm tra, thẩm định ATGT; thiết kế, thẩm định phê duyệt xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản tự khai này./.

 


Xác nhận của cơ quan, đơn vị
quản lý Thẩm tra viên
(Ký tên, đóng dấu)

.....……, ngày….. tháng….. năm……
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC VI[38]

(Ban hành kèm theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ)

MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CƠ SỞ ĐÀO TẠO THẨM TRA VIÊN ATGT ĐƯỜNG BỘ

............... (2).................
............... (1).................

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /…….......

……………, ngày …… tháng …… năm 20…

 

Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam

…......... (1)............ là ………………...… (3)…… ……....................................... ………………………………………………………………………..…………..;

Đối chiếu với quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số … /2016/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2016), ………. (1)…….. có đủ điều kiện để kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao đường bộ.

…......... (1)............ trân trọng đề nghị được chấp thuận là cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ với các thông tin chính như sau:

1. Tên cơ sở đào tạo: ………………… (1)..................................................................... ;

Địa chỉ: ...................................................................................................................... ;

Số điện thoại: ………………………Số Fax: .................................................................. ;

Mã số doanh nghiệp (nếu có): ..................................................................................... ;

2. Người đại diện hợp pháp của cơ sở đào tạo: ……..…., chức vụ .............................. ;

Số CMND (hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu)…..........…, do........................ cấp ngày…. tháng …. năm 20.....

Xin gửi kèm theo công văn này các tài liệu:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ hoặc Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật); (4)

- Kê khai về cơ sở vật chất;

- Danh sách giảng viên, cán bộ quản lý (có kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp) kèm theo bản sao hợp đồng giảng dạy hoặc hợp đồng lao động;

- Chương trình, tài liệu giảng dạy (dự thảo).

Trân trọng!

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- ......(2)....... (để b/c);
- Lưu: VT, ...............

THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ CÓ NHU CẦU
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1): Tên tổ chức, đơn vị có nhu cầu;

(2): Tên tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có) của tổ chức, đơn vị có nhu cầu;

(3): Tổ chức, đơn vị có nhu cầu tự giới thiệu ngắn gọn về mình;

(4): Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu điện phải là bản sao có chứng thực; trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng cơ quan Tổng cục ĐBVN nếu là bản sao phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.

 

PHỤ LỤC VII[39]

(Ban hành kèm theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ)

MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHẤP THUẬN CƠ SỞ ĐÀO TẠO THẨM TRA VIÊN ATGT ĐƯỜNG BỘ

............... (2).................
............... (1).................

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /…….......

……………, ngày …… tháng …… năm 20…

 

Kính gửi: Tổng cục Đường bộ Việt Nam

…......... (1)............ đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ số……./GCT-TCĐBVN ngày….. tháng …… năm 20…. ; các thông tin chính như sau:

1. Tên cơ sở đào tạo: ………………… (1)..................................................................... ;

Địa chỉ: ...................................................................................................................... ;

Số điện thoại: ………………………Số Fax: .................................................................. ;

Mã số doanh nghiệp (nếu có): ..................................................................................... ;

2. Người đại diện hợp pháp của cơ sở đào tạo: ……..…., chức vụ............................... ;

Số CMND (hoặc thẻ căn cước, hộ chiếu)…..........…, do........................ cấp ngày…. tháng …. năm 20.....

…......... (1)............ trân trọng đề nghị được cấp lại Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

Lý do……………….. (3)................................................................................................

Xin gửi kèm theo công văn này Giấy chấp thuận số……./GCT-TCĐBVN đã bị hư hỏng. (4)

Trân trọng!

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- ......(2)....... (để b/c);
- Lưu: VT, ...............

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1): Tên cơ sở đào tạo có nhu cầu cấp lại Giấy chấp thuận;

(2): Tên tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có) của cơ sở đào tạo;

(3): Ghi lý do: Giấy chấp thuận bị mất hoặc bị hư hỏng;

(4): Chỉ ghi dòng này trong trường hợp Giấy chấp thuận bị hư hỏng.

 



[1] Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ,”

Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.”

Nghị định số 125/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.”

Nghị định số 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.”

[2] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2022.

[3] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2022.

[4] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2022.

[5] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016

[6] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 125/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 9 năm 2018.

[7] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 và được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 125/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 9 năm 2018.

[8] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

[9] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 125/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 9 năm 2018.

[10] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

[11] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 125/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 9 năm 2018.

[12] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

[13] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

[14] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

[15] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

[16] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 125/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 9 năm 2018.

[17] Điều này được bổ sung theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 125/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 9 năm 2018.

[18] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2013.

[19] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2013.

[20] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2013.

[21] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2013.

[22] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2013.

[23] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2013.

[24] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2013.

[25] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2013.

[26] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2022.

[27] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2022.

[28] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2022.

[29] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2022.

[30] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2022.

[31] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2022.

[32] Điều 2 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2013 quy định như sau:

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2013.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”

Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định như sau: “

Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, được tiếp tục kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo thời hạn ghi trên Giấy chấp thuận. Khi hết thời hạn ghi trên Giấy chấp thuận, phải hoàn thiện các điều kiện và thực hiện thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Nghị định này.

2. Chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên chứng chỉ và được cấp đổi, cấp lại theo quy định của Nghị định này.

Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”

Điều 2 và Điều 3 của Nghị định số 125/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 9 năm 2018 quy định như sau:

“Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp

Các tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, được tiếp tục kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; đối với Giấy chấp thuận đã được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, khi hết thời hạn ghi trên Giấy chấp thuận, cơ sở kinh doanh có nhu cầu tiếp tục đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ phải hoàn thiện các điều kiện và thực hiện thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và của Nghị định này.

Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”

Điều 3 và Điều 4 của Nghị định số 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2022 quy định như sau:

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, ban hành quyết định phê duyệt các điểm đấu nối vào quốc lộ thay thế quy hoạch điểm đấu nối được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh theo Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ và các điểm đấu nối đã được Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận trước ngày Nghị định này có hiệu lực để tiếp tục triển khai thực hiện đấu nối vào quốc lộ.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.”

[33] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

[34] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

[35] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

[36] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

[37] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

[38] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

[39] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 64/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BGTVT năm 2022 hợp nhất Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 11/VBHN-BGTVT
Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Lê Đình Thọ
Ngày ban hành: 21/04/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [5]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BGTVT năm 2022 hợp nhất Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…