BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI - BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một sổ điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
Điều 2. Bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa, tàu biển
1. Các phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là phương tiện), tàu biển hoạt động trên đường thủy nội địa phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường như sau:
a) Phương tiện phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngăn ngừa ô nhiễm, do phương tiện thủy nội địa;
b) Tàu biển phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu;
c) Phương tiện, tàu biển hoạt động trên đường thủy nội địa phải có thiết bị che chắn, không để rơi hàng hóa, bụi phát tán gây ô nhiễm môi trường;
d) Không đổ các chất thải ra đường thủy nội địa;
đ) Phương tiện, tàu biển phải có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất theo quy định của pháp luật hiện hành;
e) Phương tiện, tàu biển gây sự cố tràn dầu, chủ phương tiện, chủ tàu biển phải thực hiện việc ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, phương tiện, tàu biển chuyên dùng phải tuân thủ các quy định sau:
a) Phương tiện, tàu biển chở khách: không để hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ chung với hành khách;
b) Phương tiện, tàu biển chở khí hóa lỏng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép và bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường có liên quan;
c) Phương tiện thu gom, lưu giữ tạm thời, vận chuyển chất thải nguy hại phải thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải nguy hại;
d) Phương tiện, tàu biển chở vật liệu nổ công nghiệp, hàng nguy hiểm phải có giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm và bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, hàng nguy hiểm.
3. Phương tiện, tàu biển hoạt động trong khu vực cảng, bến phải:
a) Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến về bảo vệ môi trường của phương tiện, tàu biển khi làm thủ tục vào, rời cảng, bến;
b) Không để rò rỉ, tràn, thấm, phát tán chất thải, hàng hóa ra môi trường khi phương tiện, tàu biển xếp, dỡ hàng hóa, cọ rỉ, sơn lại vỏ tàu, rửa sàn máy, làm vệ sinh hàm chứa hàng hóa độc hại, nguy hiểm;
c) Chất thải, chất gây ô nhiễm phát sinh trên phương tiện, tàu biển phải được chủ phương tiện, tàu biển thu gom, chuyển giao cho tổ chức có chức năng tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Bảo vệ môi trường đối với cảng, bến thủy nội địa
1. Chủ đầu tư cảng, bến thủy nội địa hoặc người thuê khai thác cảng, bến thủy nội địa (gọi tắt là chủ cảng, bến thủy nội địa) trong quá trình hoạt động phải có một trong các văn bản sau:
a) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
c) Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường;
d) Giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
đ) Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết về bảo vệ môi trường.
2. Trách nhiệm của chủ cảng, bến thủy nội địa
a) Thực hiện các nội dung tại một trong các văn bản theo quy định, tại khoản 1 Điều này và các quy định của pháp luật hiện hành khác về bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức thu gom các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến và chất thải từ các phương tiện, tàu biển khi phương tiện, tàu biển neo đậu tại cảng, bến; phối hợp với tổ chức có chức năng chuyên môn để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Có cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường;
d) Đối với các cảng: Chủ cảng xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chủ cảng, bến thủy nội địa kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng ngoài việc thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải thực hiện:
a) Xây dựng phương án phòng chống và ứng phó sự cố từ nguồn trên bờ và từ các phương tiện, tàu biển đậu, đỗ, làm hàng tại cảng, bến, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Phương tiện, thiết bị chuyên dùng thu gom, lưu giữ tạm thời, vận chuyển chất thải nguy hại áp dụng theo quy định hiện hành về quản lý chất thải nguy hại.
Điều 4. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện
1. Chủ cơ sở phải thực hiện đầy đủ những yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch này.
2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của phương tiện trong quá trình đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi, nâng cấp phương tiện, kể cả việc chế tạo, lắp đặt kết cấu và các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của phương tiện.
3. Thu gom, xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sửa chữa, phục hồi, đóng mới phương tiện, tàu biển đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra môi trường hoặc phối hợp với tổ chức có chức năng chuyên môn để tiếp nhận, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Trong quá trình hoạt động phải bảo đảm tiếng ồn, độ rung nằm trong giới hạn của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và độ rung.
5. Có cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Tổ chức thực hiện công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Chủ dự án các công trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa căn cứ vào nội dung, quy mô của dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trong giai đoạn thi công và vận hành dự án, chủ dự án hoặc đơn vị quản lý, khai thác công trình thuộc dự án có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc Cam kết bảo vệ môi trường được chấp nhận;
b) Thu gom chất thải, phối hợp với tổ chức có chức năng chuyên môn để xử lý chất thải theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung của Thông tư liên tịch này.
2. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
3. Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
4. Tổ chức tập huấn, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong các đơn vị quản lý thuộc lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
5. Nghiên cứu thí điểm, nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
Điều 8. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành: theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường đối với hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát, tổng hợp danh mục và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
4. Tổng hợp kế hoạch và dự kiến kinh phí sự nghiệp môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo:
1. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ môi trường và xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường tại các cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải hướng dẫn về công tác bảo vệ môi trường cho các cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý; hàng năm tổng hợp danh mục các cơ sở cần hỗ trợ kinh phí bảo vệ môi trường từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giám sát, thống kê, đánh giá định kỳ hàng năm để có biện pháp kịp thời giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa
1. Thực hiện việc bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
2. Phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu và khắc phục hậu quả môi trường do cơ sở hoạt động giao thông đường thủy nội địa gây ra.
3. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
4. Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, về bảo vệ môi trường.
5. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2013.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét sửa đổi, bổ sung./.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
THE MINISTRY OF TRANSPORT - THE MINISTRY OF NATURAL
RESOURCES AND ENVIRONMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT |
Ha Noi, August 22, 2013 |
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE MANAGEMENT OF AND ENVIRONMENTAL PROTECTION IN INLAND WATERWAY NAVIGATION ACTIVITIES
Pursuant to the June 15, 2004 Law on Inland Waterway Navigation;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government’s Decree No. 80/2006/ND-CP of August 9, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Law on Environmental Protection, and Decree No. 21/2008/ND-CP of February 28, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 80/2006/ND-CP;
Pursuant to the Government’s Decree No. 29/2011/ND-CP of April 18, 2011, providing strategic environmental assessment, environmental impact assessment and environmental protection commitment;
Pursuant to the Government’s Decree No. 107/2012/ND-CP of December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;
Pursuant to the Government’s Decree No. 21/2013/ND-CP of March 4, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Joint Circular guides the management of and environmental protection in inland waterway navigation activities.
2. This Joint Circular applies to organizations and individuals involved in inland waterway navigation activities.
Article 2. Environmental protection applicable to inland waterway vehicles and seagoing vessels
1. Inland waterway vehicles (below referred to as vehicles) and seagoing vessels operating in inland waterways must comply with regulations on environmental protection as follows:
a/ Vehicles must comply with current provisions of the national technical regulations on prevention of pollution caused by inland waterway vehicles;
b/ Seagoing vessels must comply with current provisions of the national technical regulations on systems of prevention of marine pollution caused by vessels;
c/ Vehicles and seagoing vessels operating in inland waterways must have covering devices in order to prevent cargoes from dropping and dust from dispersing and causing environmental pollution;
d/ Vehicles and seagoing vessels must not discharge wastes into inland waterways;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
e/ Owners of vehicles and seagoing vessels must respond to oil spills caused by their vehicles or seagoing vessels in accordance with current laws.
2. In addition to provisions of Clause 1 of this Article, special-use vehicles and seagoing vessels must comply with the following provisions:
a/ Passenger vehicles and seagoing vessels must not load hazardous, flammable or explosive cargoes at the same space with passengers;
b/ Vehicles and seagoing vessels carrying liquefied gases must comply with current regulations on decentralization and building of steel-armored seagoing vessels, ensure safety, prevent and fight fires and explosion, and protect the surrounding environment;
c/ Vehicles for collection, temporary storage and transportation of hazardous wastes must comply with current regulations on management of hazardous wastes;
d/ Vehicles and seagoing vessels carrying industrial explosive materials and dangerous cargoes must have licenses for transportation of industrial explosive materials and dangerous cargoes, and ensure safety in preservation and transportation of industrial explosive materials and dangerous cargoes.
3. Vehicles and seagoing vessels operating in areas of ports or landing stages must:
a/ Be subject to examination and supervision by port authorities or landing stage management boards of environmental protection of vehicles and seagoing vessels upon carrying out procedures for entry to and departure from ports or landing stages;
b/ Let no waste and cargo leak, spill, penetrate or spread into the environment when vehicles or seagoing vessels load or unload cargoes, scrape rust, repaint ship hulls, cleanse engine floors or clean cargo holds containing hazardous and dangerous cargoes;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 3. Environmental protection in inland waterway ports and landing stages
1. Investors or operation lessees of inland waterway ports and landing stages (below referred to as owners of inland waterway ports or landing stages), in the course of their operation, must have one of the following documents:
a/ A decision approving the environmental impact assessment report;
b/ A decision approving the additional environmental impact assessment report;
c/ A decision approving the environmental protection scheme;
d/ A certificate of the registration for environmental standard conformity;
dd/ A written notice of acceptance of registration for environmental protection commitment.
2. Responsibilities of owners of inland waterway ports or landing stages
a/ To implement the contents in one of the documents specified in Clause 1 of this Article and other current regulations on environmental protection;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c/ To have officers to perform the environmental protection work;
d/ Port owners shall elaborate plans to respond to oil spills and submit them to competent agencies for approval.
3. In addition to the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article, owners of inland waterway ports or landing stages that trade in petrol, oil and liquefied petroleum gas shall:
a/ Elaborate plans on prevention of and response to incidents caused by sources on shore or from vehicles or seagoing vessels anchored, berthing or handling cargoes at ports or landing stages, and then submit them to competent agencies for approval in accordance with current laws;
b/ Have devices and equipment used exclusively for collection, temporary storage and transportation of hazardous wastes in accordance with current laws on hazardous waste management.
Article 4. Environmental protection by establishments that build, modify or repair vehicles
1. Establishment owners shall fulfill the requirements specified in Clause 1, Article 3 of this Joint Circular.
2. Establishments submit to examination and supervision by registry offices regarding quality standards and technical safety standards and environmental pollution prevention in the course of building, modification, repair and upgrading, including manufacture and installment of structures and equipment for pollution prevention.
3. Establishment owners shall collect and dispose of wastes arising in the course of repairing and building vehicles and seagoing vessels according to national technical standards on environment before the wastes are discharged into the environment, or coordinate with professional organizations in receiving, transporting and disposing of wastes in accordance with current laws.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Establishments must have officers in charge of environmental protection.
Article 5. Environmental protection in the planning of development of inland waterway navigation infrastructure
Organizations in charge of planning development of inland waterway navigation infrastructure shall elaborate strategic environmental assessment reports in accordance with current laws.
Article 6. Environmental protection in building, renovation and upgrading of inland waterway navigation infrastructure
1. Based on project contents and scale, owners of projects on building, renovation and upgrading of inland waterway navigation infrastructure shall elaborate environmental impact assessment reports or environmental protection commitments, and submit them to competent agencies for approval.
2. During construction and operation of projects, project owners or units in charge of management and operation of works in the projects shall:
a/ Strictly implement the contents of approved environmental impact assessment reports or accepted environmental protection commitments;
b/ Collect wastes and coordinate with professional organizations in disposing of wastes in accordance with current laws.
Article 7. Responsibilities of the Ministry of Transport
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. To examine and urge the implementation of law on environmental protection in inland waterway navigation activities.
3. To elaborate plans on environmental protection in inland waterway navigation activities.
4. To organize training and dissemination of the law on environmental protection among cadres, civil servants, public employees and staff members of management units in charge of inland waterway navigation.
5. To study the pilot application of and expand the model of environmental protection and treatment of environmental pollution at establishments engaged in inland waterway navigation activities.
Article 8. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, formulating and submitting to competent authorities for promulgation, or promulgating according to its competence, mechanisms, policies and legal documents on management of and environmental protection in inland waterway navigation activities.
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, reviewing and drawing up the list of, and measures for handling, establishments causing serious environmental pollution in inland waterway navigation activities, and submit to competent authorities for approval plans on handling seriously polluting establishments in accordance with current laws.
3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, inspecting and examining the management of and environmental protection in establishments engaged in inland waterway navigation activities.
4. To summarize up plans and estimate funding for environmental protection in inland waterway navigation activities as requested by the Ministry of Transport.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Provincial-level People’s Committees shall direct:
1. Provincial-level Departments of Transport to assume the prime responsibility for, coordinate with provincial-level Departments of Natural Resources and Environment in, advising provincial-level People’s Committees on directing, guiding and examining the management of, environmental protection of and handling of environmental protection at, establishments engaged in inland waterway navigation activities under their management; to organize propaganda among and training of their officers and staff members about environmental protection in inland waterway navigation activities.
2. Provincial-level Departments of Natural Resources and Environment to assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial-level Departments of Transport in, guiding environmental protection to establishments engaged in inland waterway navigation activities under their management; to annually draw up the list of establishments that need financial support for environmental protection from environmental non-business funding, and submit it to competent authorities for approval in accordance with law; conduct inspection, examination and supervision, make statistics and annual assessments in order to apply prompt measures for treating environmental pollution at establishments engaged in inland waterway navigation activities.
Article 10. Responsibilities of organizations and individuals involved in inland waterway navigation activities
1. To perform environmental protection under this Joint Circular.
2. To prevent, restrict, minimize and remedy environmental consequences caused by establishments engaged in inland waterway navigation activities.
3. To propagandize, educate and raise awareness about environmental protection in inland waterway navigation activities.
4. To submit examination and inspection by competent state agencies in charge of environmental protection.
5. To comply with other regulations on environmental protection.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. This Joint Circular takes effect on November 1, 2013.
2. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Transport and Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and modification.-
FOR THE MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
DEPUTY MINISTER
Bui Cach Tuyen
FOR THE MINISTER OF TRANSPORT
DEPUTY MINISTER
Truong Tan Vien
;
Thông tư liên tịch 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT Hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký: | Bùi Cách Tuyến, Trương Tấn Viên |
Ngày ban hành: | 22/08/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên tịch 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT Hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Chưa có Video