Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2018/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2018

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VÙNG HOA TIÊU HÀNG HẢI BẮT BUỘC CỦA VIỆT NAM

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 70/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải;

Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Chủ tàu hoặc người khai thác tàu, người quản lý, thuyền trưởng của tàu thuyền hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.

2. Tổ chức hoa tiêu hàng hải và hoa tiêu hàng hải.

3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng, công bố, giao vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc và tuyến dẫn tàu

1. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc được xây dựng trên cơ sở phạm vi hoạt động, năng lực hoạt động của tổ chức hoa tiêu hàng hải, đặc thù vùng nước cảng biển trong đó có vùng đón trả hoa tiêu, mật độ tàu thuyền, điều kiện khí tượng thủy văn trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

2. Một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc bao gồm một hoặc nhiều tuyến dẫn tàu.

3. Việc công bố tuyến dẫn tàu, tổ chức giao vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải bắt buộc hoặc tuyến dẫn tàu cho tổ chức hoa tiêu hàng hải bảo đảm ổn định, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, không xáo trộn các tuyến dẫn tàu hiện có đã giao cho các tổ chức hoa tiêu hàng hải.

Điều 4. Các vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc

1. Vùng 1: Vùng hoa tiêu hoa hàng hải bắt buộc từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Nam Định:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và thành phố Hải Phòng.

2. Vùng 2: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Quảng Trị:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.

3. Vùng 3: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến tỉnh Quảng Ngãi:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

4. Vùng 4: Vùng hoa hàng hải tiêu bắt buộc từ tỉnh Bình Định đến tỉnh Phú Yên:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Bình Định và Phú Yên.

5. Vùng 5: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Khánh Hòa đến tỉnh Ninh Thuận:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.

6. Vùng 6: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc thuộc địa phận các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh dọc theo sông Tiền:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh dọc theo sông Tiền.

7. Vùng 7. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc thuộc các tỉnh, thành phố dọc theo sông Hậu, các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh, thành phố dọc theo sông Hậu, các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.

8. Vùng 8: Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại các khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi trong vùng biển Việt Nam:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến vị trí tàu chứa dầu khí tại các cảng dầu khí ngoài khơi, các công trình dầu khí tại các mỏ khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam.

Điều 5. Hoạt động liên quan đến dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc

1. Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải trên tuyến dẫn tàu được giao, bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Trong một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có từ 02 (hai) tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trở lên, các tổ chức hoa tiêu hàng hải phải có Quy chế phối hợp hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì tổ chức xây dựng Quy chế phối hợp giữa các tổ chức hoa tiêu hàng hải để bảo đảm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải theo quy định pháp luật. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc, Quy chế phối hợp hoạt động dịch vụ hoa tiêu hàng hải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

a) Thông tin liên lạc của tổ chức hoa tiêu hàng hải phối hợp;

b) Kế hoạch dẫn tàu hàng ngày của tổ chức hoa tiêu hàng hải;

c) Việc phối hợp của các hoa tiêu hàng hải trong quá trình dẫn tàu, đặc biệt khi tàu hành trình qua luồng hẹp, khu quay trở, khu vực cấm tránh, vượt nhau, nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao;

d) Thông báo về tình hình dẫn tàu trong các trường hợp cần thiết như tai nạn, sự cố hoặc phát hiện chướng ngại vật nguy hiểm đến hoạt động hàng hải;

đ) Hỗ trợ bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu nếu một tổ chức hoa tiêu hàng hải không đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu trong một thời điểm nhất định; hoa tiêu được bố trí dẫn tàu phải có đủ điều kiện đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật;

e) Phân công bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu từ cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển khác trong vùng hoa tiêu bắt buộc;

g) Hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện;

h) Các nội dung khác (nếu có).

3. Hoa tiêu hàng hải có giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại 02 (hai) vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc trở lên và đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật được dẫn tàu tại các vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc này khi được sự đồng ý của tổ chức hoa tiêu hàng hải quản lý hoa tiêu hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải được giao hoạt động tại vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc đó.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018 và thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGTVT ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc, Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam, các Giám đốc Cảng vụ hàng hải, các Giám đốc tổ chức hoa tiêu hàng hải và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 7;
- Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, PC(05).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Công

 

 

 

MINISTRY OF TRANSPORT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 43/2018/TT-BGTVT

Hanoi, August 01, 2018

 

CIRCULAR

ON COMPULSORY MARITIME PILOTAGE AREAS OF VIETNAM

Pursuant to Vietnam Maritime Code dated November 25, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to the Government’s Decree No. 70/2016/ND-CP dated July 01, 2016 on conditions for provision of maritime safety services;

Pursuant to the Government’s Decree No. 58/2017/ND-CP dated May 10, 2017 on guidelines for certain articles of Vietnam Maritime Code;

At the requests of the Director General of Department of Legal Affairs and Director General of Vietnam Maritime Administration;

The Minister of Transport promulgates the Circular on compulsory maritime pilotage areas of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular provides regulations on compulsory maritime pilotage areas of Vietnam.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to:

1. Ship-owners or ship operators, managers, captains of vessels operating in compulsory maritime pilotage areas of Vietnam.

2. Pilotage service providers and maritime pilots.

3. Agencies, organizations or individuals related to the compulsory maritime pilotage areas of Vietnam.

Article 3. Principles of setting up, announcing and allocating the compulsory maritime pilotage areas and pilotage routes

1. Compulsory maritime pilotage areas shall be set up based on the scope of operation, operation capability of pilotage service providers, particularities of the port waters including boarding and landing areas, traffic density, hydrometeorological conditions in compulsory maritime pilotage areas, with the aim of ensuring maritime safety and security and preventing environmental pollution.

2. A compulsory maritime pilotage area may include one or multiple pilotage routes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Compulsory maritime pilotage areas

1. Area 1: Compulsory maritime pilotage area from Quang Ninh province to Nam Dinh province:

From boarding and landing areas to wharves, buoys, harbors, anchoring areas, transshipment areas, storm shelters, shipbuilding and repair plants within the port waters of Quang Ninh province, Thai Binh province, Nam Dinh province and Hai Phong City.

2. Area 2: Compulsory maritime pilotage area from Thanh Hoa province to Quang Tri province:

From boarding and landing areas to wharves, buoys, harbors, anchoring areas, transshipment areas, storm shelters, shipbuilding and repair plants within the port waters of Thanh Hoa province, Nghe An province, Ha Tinh province, Quang Binh province and Quang Tri province.

3. Area 3: Compulsory maritime pilotage area from Thua Thien Hue province to Quang Ngai province:

From boarding and landing areas to the wharves, buoys, harbors, anchoring areas, transshipment areas, storm shelters, shipbuilding and repair plants within the port waters of Da Nang City and Thua Thien Hue province, Quang Nam province and Quang Ngai province.

4. Area 4: Compulsory maritime pilotage area from Binh Dinh province to Phu Yen province:

From boarding and landing areas to the wharves, buoys, harbors, anchoring areas, transshipment areas, storm shelters, shipbuilding and repair plants within the port waters of Binh Dinh province and Phu Yen province.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

From boarding and landing areas to the wharves, buoys, harbors, anchoring areas, transshipment areas, storm shelters, shipbuilding and repair plants within the port waters of Khanh Hoa province and Ninh Thuan province.

6. Area 6: Compulsory maritime pilotage areas of Binh Thuan province, Ba Ria – Vung Tau province, Dong Nai province, Binh Duong province, Long An province and Ho Chi Minh City and other provinces alongside Tien River.

From boarding and landing areas to the wharves, buoys, harbors, anchoring areas, transshipment areas, storm shelters, shipbuilding and repair plants within the port waters of Binh Thuan province, Ba Ria – Vung Tau province, Dong Nai province, Binh Duong province, Long An province, Ho Chi Minh City and other provinces alongside Tien River.

7. Area 7: Compulsory maritime pilotage areas of provinces and cities alongside Hau River and Tra Vinh province, Bac Lieu province, Kien Giang province and Ca Mau province:

From boarding and landing areas to the wharves, buoys, harbors, anchoring areas, transshipment areas, storm shelters, shipbuilding and repair plants within the port waters of provinces and cities alongside Hau River, Tra Vinh province, Bac Lieu province, Kien Giang province and Ca Mau province.

8. Area 8: Compulsory maritime pilotage areas in offshore oil ports within Vietnam’s territorial waters:

From boarding and landing areas to the locations where petroleum tankers are located within offshore oil ports, petroleum works in oil ports within Vietnam’s territorial waters.

Article 5. Activities related to maritime pilotage services within compulsory maritime pilotage areas.

1. The pilotage service providers operating in compulsory maritime pilotage areas shall provide maritime pilotage services on pilotage routes which are allocated to them; ensure service quality, maritime safety and security, and prevent environmental pollution as prescribed by laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a. Contact information of each cooperating pilotage service provider.

b. Daily pilotage plan of each cooperating pilotage service provider.

c. Cooperation between the maritime pilots when they are on duty, especially when the vessels running through narrow channels, turning zone, areas where overtaking or crossing are prohibited, and areas with high traffic density.

d. Notification of the pilotage process in emergency cases such as accidents, incidents or detection of obstacles which are dangerous to maritime activities.

dd. Agreement on provision of maritime pilots if one pilotage service provider fails to provide maritime pilotage services within a specific time; the replaced maritime pilot shall satisfy the competent requirements specified in relevant regulations.

e. Agreement on arranging maritime pilots for steering vessels from a wharf, buoy, harbor, transshipment area, storm shelter, shipbuilding and repair plant to another within compulsory maritime pilotage areas.

g. Agreement on providing material facilities and means.

h. Other agreements (if any).

3. The maritime pilot who has a certificate for maritime pilotage operation in 02 (two) compulsory maritime pilotage areas or more and satisfy the relevant regulations of law shall be allowed to steer vessels within these compulsory pilotage areas if getting consent from the pilotage service provider for which he is working and the pilotage service provider in charge of these areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular shall come into effect from October 01, 2018 and replace the Circular No. 58/2011/TT-BGTVT dated November 28, 2011 of the Minister of Transport.

Article 7. Implementation

Chief of the Ministry Office, Chief of Ministry Inspectorate, General Directors, Director of Vietnam Maritime Administration, Director of Vietnam Inland Waterway Administration, Directors of Transport Departments, General Director of Northern Maritime Safety Corporation, General Director of Southern Maritime Safety Corporation, directors of maritime port administrations, directors of pilotage service providers and other relevant agencies, organizations and individuals shall implement this Circular.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Van Cong

 

 

;

Thông tư 43/2018/TT-BGTVT quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 43/2018/TT-BGTVT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Nguyễn Văn Công
Ngày ban hành: 01/08/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 43/2018/TT-BGTVT quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…